Báo cáo nội bộ của chính quyền Mỹ về giáo dục Việt Nam.
Theo báo cáo này thì ông Dũng định nhờ Mỹ giúp đỡ thành lập trường Đại học Mỹ (American University) ở Việt Nam, trong đó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên đều do phía Mỹ cung cấp. Ông Dũng cũng đề nghị Mỹ giúp đào tạo ít nhất là 2500 tiến sĩ cho tới 2020, những người sẽ trở lại Việt Nam sau khi học ở Mỹ, một phần lớn kinh phí đào tạo này sẽ do chính phủ Việt Nam tài trợ.
Như vậy xem ra chương trình cải tổ giáo dục Đại học của ông Dũng tỏ ra mạnh bạo hơn hẳn so với trước kia. Thời ông Khải cũng từng định lập Đại học quốc tế ở Việt Nam với sự giúp đỡ của một vài trường Đại học Mỹ nhưng nhân lực do phía Việt Nam chủ động. Ông Nhân lên làm Bộ trưởng cũng đẩy mạnh chương trình đào tạo Tiến sĩ. Nhưng việc đào tạo ít nhất 2500 tiến sĩ ở Mỹ và thành lập trường Đại học Mỹ ở Việt Nam sẽ là một thay đổi khá mạnh mẽ so với trước kia. Hiện ở Việt Nam có trường đại học RMIT của Úc (không kể các khóa đào tạo quốc tế bậc cử nhân và thạc sĩ khác) nhưng đó là do một trường đại học tư thành lập. Còn ở đây trường Đại học Mỹ sẽ được thành lập với kinh phí của chính phủ Việt Nam (có thể dưới hình thức viện trợ giáo dục của Mỹ?) nhưng nhân lực và quản trị do phía Mỹ. Chú ý là mô hình American University ở các nước là khá phổ biến. Theo Wikipedia hiện có khoảng 20 trường mang tên American University ở các nước ngoài Mỹ. Ví dụ: American University in Cairo, American University of Paris, American University of Afghanistan, American University of Central Asia...
Trong việc thành lập American University in Vietnam, Việt Nam đề nghị Mỹ trả lương cho giáo viên trong 10 năm còn Việt Nam sẽ góp về cơ sở vật chất (chừng $100 triệu). Phía Mỹ dự tính sẽ cần $100 triệu trong 10 năm để trả lương cho 100 giáo sư và nhà quản lý giáo dục. Việc đào tạo 2500 tiến sĩ có thể được thực hiện bằng việc mở rộng chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam) (cả về số lượng và lĩnh vực) và chương trình Fullbright (trước chỉ dành cho thạc sĩ và các khóa ngắn hạn).
Nói tóm lại tôi ủng hộ Thủ tướng Dũng trong nỗ lực cải tổ giáo dục đại học khá mạnh bạo của ông.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nếu VN đồng ý thì dự án này hoàn toàn khả thi. American University không phải là chuyện lạ ở các nước, bản thân nhiều sinh viên VN từ trong nước sang nước khác (không phải Mỹ) du học thì cũng học tại các trường do Mỹ lập.
ReplyDeleteI support this too. Will you teach there, Linh? :D
ReplyDeleteCó lẽ phái bảo thủ sẽ không ủng hộ dự án này, do lo sợ "diễn biến hòa bình".
ReplyDeleteDự án này có khả thi không? Thôi thì đành hy vọng vậy.
ReplyDeleteDo you know who wrote this report? The "I" that's been used throughout this this report.
ReplyDelete@Tùng: Tôi không rõ, thấy trên Viet-studies.info. Nhưng đọc bên trong thì thấy xưng là Chief of Mission và "the Mission education strategy", tôi đoán chắc là phái viên của Chính phủ Mỹ nghiên cứu hiện trạng giáo dục ở Việt Nam. Đây là báo cáo nội bộ của một viên chức nên họ dùng "I"
ReplyDeleteHi Linh,
ReplyDeleteWhat is unrealistic is that anything can happen within any time frame that would be regarded as "soon." First of all, Bush will leave office soon, so he won't do anything. Then it will be up to the new administration to decide if they want to cooperate VN.
If the help is given, it will take a long time to choose the President of the University, choose the site, get it built, fix the infrastructure, hire the staff, etc. There will not only be huge amounts of Vnese who will want to either rake in money from shoddy construction or get cushy, high-paying jobs at the school, but there will be many Americans who will be vying for positions. How will they be selected? Will they immediately be given work permits (which take more than a year to issue)? Where will the money come to pay them? US professors get $100,000-$350,000 salary per year. Can the Vnese pay these salaries after then? No? So where will the teachers come from? Backpackers? Or do using the US names and hiring Filipino, Thai and Malay teachers? Will it then be an "American" university?
Who can answer those questions?
Neither me nor you.
Sincerely,
Bạn Cú Mèo: Những vấn đề bạn đặt ra ai cũng hiểu nhưng không phải không thể giải quyết. Ở những nước như Afghanistan hay Trung Á người ta vẫn lập được American University cơ mà, và trong một thời gian rất ngắn. Tôi tin rằng nếu việc này được Chính phủ 2 nước thông qua thì sẽ nhanh thôi: các vấn đề như thủ tục etc. Còn việc tổ chức không phải quá khó khăn nhất là với các nhà giáo dục Mỹ đã có kinh nghiệm việc này.
ReplyDeleteVề lương các GS Mỹ tôi nghĩ là bạn nói hơi quá. Chỉ lương của full professor mới trên 100k còn các assistant prof chỉ 50-60, các asssociate prof thì 70-80, hơn nữa phía Mỹ sẽ trả lương trong 10 năm đầu thành lập trường cơ mà. Sau khi trường ổn định thì tôi nghĩ khoản thu học phí cũng không nhỏ, trên thực tế hiện nay rất nhiều gia đình Việt Nam giàu có và có tiền cho con em du học.
Còn việc người dạy có phải công dân Mỹ hay không thì bạn không đọc kỹ. Phía VN yêu cầu là ban đầu 80% giáo viên sẽ là người Mỹ, số này sẽ giảm dần xuống 20% trong năm thứ 10. Việc các giáo viên không phải là người Mỹ cũng có sao đâu, miễn là chất lượng được bảo đảm, ở các American University khác, tỷ lệ các giáo viên không phải là người Mỹ cũng rất cao. Ngay tại các trường ĐH Mỹ, tỷ lệ giáo viên không phải người Mỹ cũng rất cao, nhiều khi chiếm tới 50%-70% ở một số chuyên ngành.
Tất nhiên việc gì cũng có những cái khó khăn nhưng chưa bắt đầu đã nghĩ là không làm được thì chẳng bao giờ làm được gì.
À tôi cũng không nói là việc này sẽ xảy ra trong thời gian trước mắt và tôi cũng không nghĩ là phải quá gấp rút cho nó. Nhưng một khoảng thời gian 3 năm kể từ lúc được thông qua là thừa đủ cho trường này đi vào hoạt động. Như vậy nếu trong năm 2009 mà dự án này được thông qua thì chừng năm 2012 là có thể bắt đầu hoạt động rồi.
ReplyDelete@Linh: Dieu ma Cu Meo ban khoan o day la so tinh trang "treo dau de, ban thit cho". Neu du an nay duoc thong qua va dua vao hoat dong, chac chan se la mot dieu kien tot cho cac ban duoc hoc theo tieu chuan quoc te tai Vietnam. Nhung neu chi mo truong ra, roi de day mac ai lam thi lam thi co phai la phung phi cong suc khong? Giong nhu minh lam duoc o luc bat dau roi, lam rat tot, nhung con qua trinh duy tri no cho tot thi ra sao? Va duy tri nhu the nao trong hien trang "hon loan" cua nen giao duc, lan han che viec tham nhung hay truc loi co the trong cac khoan tien dau tu cho nhung du an hop tac quoc te nhu the nay.
ReplyDeleteXin loi vi may tinh khong co dau nen doi khi phai viet lon xon vua tieng Viet va Anh. Nhung nhung thong tin ban dua ra lam Cu Meo muon dong gop vai loi trao doi.
Sincerely,
Chua ke la viec "những người sẽ trở lại Việt Nam sau khi học ở Mỹ" hay "một phần lớn kinh phí đào tạo này sẽ do chính phủ Việt Nam tài trợ".
ReplyDelete1. Kinh phi dao tao do chinh phu VN tai tro se lay tu dau? phai chang tu cac nguon thue?
2. Nhung nguoi duoc dao tao o My se quay tro lai Vietnam, lieu phia Vietnam co tao dieu kien cho ho phat trien de khong uong phi so tien da tai tro cho ho?
3. Nhung ai se la nguoi duoc chinh phu tai tro cho di hoc? Co phai lai la con cai cua cac quan chuc?
Linh co the se noi la Cu Meo co phan bi quan trong cach nhin nhan van de giong nhu viec "chưa bắt đầu đã nghĩ là không làm được thì chẳng bao giờ làm được gì" hay qua di sau vao chi tiet. Nhung noi that, chinh ban than Cu Meo cang nghi cang kho tin rang VM se mot giai phap tot de vua thiet lap lan duy tri du an nay.
Bạn Cú Mèo: Tất nhiên những vấn đề bạn nói tôi không đủ thông tin hay thẩm quyền để trả lời. Nhưng cũng thử trao đổi vài ý.
ReplyDelete1. Tất nhiên là từ các nguồn thuế. Hiện nay ngân sách nhà nước cho giáo dục của Việt Nam là 3,4% GDP, một tỷ lệ không nhỏ so với các nước trong khu vực. Cái chính hiện nay là sự thiếu hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục.
2. Cái này tất nhiên là vấn đề nhưng trường American Univ cũng là một nguồn đầu ra cho những người đi học ở Mỹ trở về. Hiện nay mỗi năm cũng có không ít hơn 100 người sang Mỹ học Ph.D theo diện VEF hay do Chính phủ VN tài trợ. Những người này đều phải về nước sau khi học xong theo thỏa thuẫn giữa hai nước.
3. Nếu mở rộng VEF và Fullbright thì phía tuyển chọn sẽ là phía Mỹ (Fullbright) hoặc kết hợp giữa Mỹ và Việt Nam nhưng quyết định là phía Mỹ (VEF) nên những tiêu cực cũng không phải là quá nhiều. Bạn quên là việc này chỉ mở rộng thêm (bổ sung chừng hơn 100 người mỗi năm so với trước kia) chứ trong 5-6 năm gần đây, năm nào cũng có khoảng 100 người từ VN sang Mỹ học PhD từ nguồn ngân sách của chính phủ VN hay chính phủ Mỹ. Và nói chung, tôi cũng chưa nghe thấy nhiều điều tiếng về tiêu cực trong việc này lắm (dù tất nhiên là có). Đối tượng được thi học bổng ngân sách là các trường Đh, các viện nghiên cứu. Còn đối tượng của VEF thì rộng rãi, ai cũng có thể thi, và phía Mỹ chấm điểm, phỏng vấn. Đề án trên chỉ mở rộng VEF và Fullbright chứ không đề cập tới việc cử người sang học nước ngoài bằng tiền Chính phủ cho dù cũng có khả năng là Chính phủ sẽ ghép đề án tự cử người đi học bằng vốn ngân sách của mình với hai chương trình trên.
xin lỗi anh,Em đã lang thang trên blog của anh hơn 16 lần trong 2tuần.Em thích bài này anh cho em mưọnnhé!
ReplyDelete