Monday, May 19, 2008

Entry for May 18, 2008

Bài này của ông Võ Văn Sung, cựu đại sứ VNDCCH tại Pháp thật lạ lùng. Tất cả các sách vở tớ biết, của cả Tây lẫn ta đều nói De Gaulle có vai trò tích cực trong việc Pháp trở lại Việt Nam sau 1945.

Ví dụ ở đây
"
On entering the Rue Saint-Dominique in 1944, de Gaulle already had an lndo-Chinese past. By the time of the appeal of June 1940, he had in a sense put Indo-China in brackets as he suggests in the Memoires tie guerre: "To me, sailing a very small boat on the ocean of war, Indo-China then seemed to me like a big disabled ship that I could not help until at last I had gathered together all the means of rescue. Seeing it disappear in the mist, I swore to myself to bring it back one day."

Hay nhận định trên Britannia
"
...The colonial peoples, therefore, now felt justified in demanding a new relationship with France, and French leaders recognized the need to grant concessions. But most of these leaders, including de Gaulle, were not prepared to permit any infringement on French sovereignty, either immediately or in the foreseeable future"


Chính việc Roosevelt có ý để Đông Dương được độc lập hay ít ra là tự trị phần nào là lý do khiến De Gaulle có thái độ không tin cậy với Mỹ, và thái độ này chỉ giảm đi khi Truman lên cầm quyền, cam kết để mặc Pháp làm gì ở Đông Dương tùy thích.

Chả nhẽ một nhà ngoại giao như ông Sung lại ngây thơ khi cho rằng De Gaulle và chính phủ Pháp lâm thời lúc đó lại "chỉ vì" bị bọn thực dân báo cáo láo nên quyết định đưa quân Pháp sang "tiêu diệt tàn quân phát xít Nhật", chứ không phải để lấy lại Đông Dương từ tay Nhật?

De Gaulle chưa bao giờ ủng hộ Việt Nam độc lập, cũng như Churchill chưa bao giờ ủng hộ Ấn Độ độc lập. Lúc đó chính quyền Việt Minh sang Pháp đàm phán chỉ hy vọng vào các bộ trưởng phe Xã hội, phe cộng sản (một hy vọng cũng viển vông vì lúc đó quan điểm chung của chính giới nước Pháp là muốn lấy lại Đông Dương) chứ chả có ai hy vọng vào những người phe De Gaulle như ông Sung giả sử rằng nếu De Gaulle còn nắm quyền!. Ngay cả việc giao trả Algeria cũng là việc bất đắc dĩ, trước đó De Gaulle từng cho rằng phải giữ Algeria bằng mọi giá, cho tới lúc ông ta thấy không thể giữ được nữa. Ông được phe quân sự cứng rắn ủng hộ làm Tổng thống năm 1958 cũng vì lập trường ban đầu cứng rắn của ông với vấn đề Algeria (sau đó ông thay đổi lập trường vào khoảng 1961-62 và suýt bị phe cực đoan ám sát).

Còn sau này, thời năm 63, De Gaulle muốn đóng vai trò trung gian đàm phán Bắc- Nam, ủng hộ miền Nam trung lập thì đơn giản chỉ là muốn tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Đại Pháp ở Đông Dương, hoàn toàn chẳng phải vì ủng hộ một nước Việt Nam độc lập.

Dù quan điểm của De Gaulle có lúc thế này, lúc thế khác nhưng gọi kẻ cử quân viễn chinh Pháp xâm lược lại Việt Nam năm 1945 là "người bạn lớn của Việt Nam" thì thật là trớ trêu. Mấy bữa nữa có khi sẽ có một nhà ngoại giao khác khẳng định Johnson cũng là "người bạn lớn của Việt Nam" (vì thời ông này bắt đầu đàm phán rút quân khỏi Việt Nam), Nixon lại càng là bạn lớn (vì đã ký hiệp định Paris) và Johnson đưa quân Mỹ vào Việt Nam chỉ là do nghe "báo cáo lầm". Ông Sung là một nhà ngoại giao mà khi đưa ra một giả thuyết khác với quan điểm chung lại không đưa ra một bằng chứng gì ngoài câu khẳng định: De Gaulle đưa quân sang Đông Dương là để tiêu diệt tàn quân phát xít Nhật là Việt Minh do nhận được báo cáo láo!. De Gaulle và cả chính phủ Pháp đâu phải là trẻ con! Bài viết của ông Sung đã rũ bỏ trách nhiệm của kẻ chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong việc gây ra chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất (kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp tất nhiên là đô đốc d'Argenlieu) và gọi ông ta là "người bạn lớn của Việt Nam".
Bài viết cũng ngớ ngẩn ở đoạn này "
Ngày 21/1/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho 66 vị đứng đầu trên thế giới kêu gọi ủng hộ Việt Nam kháng chiến giành độc lập"

Năm 1966 thì Việt Nam chẳng độc lập từ lâu rồi? Sao lại còn kháng chiến giành độc lập ?




Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh



"Tổng thống De Gaulle là một người bạn lớn của Việt Nam

Trước kia dư luận Việt Nam tưởng rằng Tổng thống De Gaulle năm 1945 đã đưa đội quân viễn chinh Pháp sang xâm lược Việt Nam. Sự thật không phải như vậy.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt và nước ta tuyên bố độc lập thì bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đã báo cáo láo về Pháp rằng: Lực lượng của Hồ Chí Minh là tàn quân của phát xít Nhật, do đó chính phủ Pháp lúc đó do tướng De Gaulle làm Chủ tịch đã ra quyết định đưa quân Pháp sang tiêu diệt tàn quân phát xít Nhật.

Quyết định này được tất cả các chính đảng đồng ý, trong đó có Phó Chủ tịch Chính phủ lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp, Maurice Thorez cùng ký vào quyết định.

Sau này, giữa năm 1946, khi Hồ Chủ Tịch sang thăm chính thức nÆ°á»›c Pháp, các nhà lãnh đạo Đảng Cá»™ng sản Pháp má»›i nhận ra Hồ Chí Minh chính là Nguyá»…n Ái Quốc, má»™t sáng lập viên của Đảng Cá»™ng sản Pháp, và bọn thá»±c dân cá»±c Ä‘oan Pháp đã đánh lừa Chính phá
»§ Pháp lúc bấy giờ.

Thời gian Hồ Chủ Tịch thăm chính thức nước Pháp, tướng De Gaulle đã không còn đảm nhiệm nhiệm vụ lãnh đạo nước Pháp, do đó những người theo chủ nghĩa De Gaulle đều lấy làm tiếc rằng, nếu khi Hồ Chủ Tịch ở Paris mà tướng De Gaulle còn cầm quyền thì có nhiều khả năng hai vị có thể tìm ra giải pháp tránh được cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp.

Theo tôi điều này là có cơ sở, vì từ năm 1958 sau khi trở lại cầm quyền và giải quyết xong việc trao trả độc lập cho Algérie, Tổng thống De Gaulle đã liên tục có những chủ trương cải thiện quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời liên tục đưa ra các tuyên bố chống lại chính sách của Mỹ ở Việt Nam.

Điều nổi bật là ngày 1/9/1966 Tổng thống De Gaulle đã sang Phnôm Pênh và đọc bài diễn văn nổi tiếng chống chính sách chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đề ra giải pháp cho vấn đề Việt Nam rất phù hợp với lập trường của ta và đặc biệt hơn nữa là trong dịp này Tổng thống De Gaulle đã tiếp xúc bí mật với đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam.

Ngày 21/1/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho 66 vị đứng đầu trên thế giới kêu gọi ủng hộ Việt Nam kháng chiến giành độc lập; trong số 8 nước phương tây trả lời thư của Hồ Chủ Tịch chỉ có thư của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Thụy Điển là có đề cập "vấn đề độc lập của Việt Nam".

Riêng Tổng thống De Gaulle trong thư đã ba lần nhắc đến vấn đề độc lập của Việt Nam và ông nhấn mạnh: "Chúng tôi gạt bỏ bất kỳ giải pháp quân sự nào và không tán thành người ta lấy cớ giành thắng lợi cho giải pháp đó để kéo dài hoặc mở rộng chiến sự.... Nhân dân Miền Nam Việt Nam phải thành lập được một chính phủ có tính chất đại diện không có sự can thiệp của bên ngoài, mà điều đó dù sao cũng không thể thực hiện được chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn". (Toàn văn thư của Tổng thống De Gaulle gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 19/2/1966).

Về mặt quan hệ ngoại giao, tổng thống De Gaulle đã quyết định nâng phái đoàn thương mại của ta tại Pháp thành cơ quan Tổng đại diện, ngang với cơ quan Tổng đại diện Pháp ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 7/1966.

Năm 1968, chính phủ ta đã đề nghị chọn Paris làm địa điểm đàm phán giữa ta và Mỹ một phần quan trọng là do đường lối chính sách của tổng thống De Gaulle đối với vấn đề Việt Nam.

Đường lối chính sách này đã làm cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu "điên đầu" và họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp. Do đó đại sứ quán của Thiệu tại Paris đã bị hạ xuống chỉ còn là Tổng lãnh sự quán, thấp hơn vị trí cơ quan Tổng đại diện của ta.

Sự kiện trên đây một phần xác định rằng Tổng thống De Gaulle là một người bạn lớn của Việt Nam chứ không phải là người đã đưa quân xâm lược Việt Nam như dư luận có lúc đã hiểu lầm."

Thế không phải De Gaulle thì là ai?





2 comments:

  1. Ông Sung giờ già cả lắm và lẫn rồi anh ạ ...
    Dù sao thì em cũng sẽ mang bài này về cho ông đọc, xem ông reply thế nào nhé =)

    ReplyDelete
  2. Bài này làm tôi nhớ đến một trường hợp khác. Họa sĩ Lê Bá Đảng ở Pháp nhiều lần về VN. Trong một lần như vậy, báo đăng tin, có nói thân sinh họa sĩ là Tổng đốc Lê Hoan, "một người cộng tác với Pháp". Kẻ mà trước nay sách giáo khoa định danh rõ ràng là "tên Việt gian đàn áp phong trào Cần Vương" thì nay được gọi nhẹ nhàng là "cộng tác với Pháp".

    ReplyDelete