Vụ Plame (còn gọi vụ rò rỉ thông tin CIA hay vụ Plamegate).
Nhân vật chính của vụ việc này là Valerie Plame, vợ của cựu đại sứ Joseph C.Wilson, IV. Ông Wilson được CIA cử tới Niger tháng 2/2002 để điều tra về khả năng Saddam Hussein tìm cách mua nguyên liệu uranium đã làm giàu ở nước này. Ông không tìm thấy gì cả, và sau đó viết một bài báo trên New York Times vào tháng 7/2003 với tựa đề “Thứ tôi không tìm thấy ở châu Phi”. Trong bài báo ông phê phán chính sách của Tổng thống Bush và phó Tổng thống Cheney.
Sau bài báo trên 4 tháng, 7/2003, nhà báo Robert Novak, người phụ trách mục Novak’s Column trên tờ Chicago Sun Times tiết lộ Valerie Plame, vợ ông Wilson là điệp viên mật của CIA. Thông tin này sau đó cũng được phóng viên Matthew Cooper đưa trên tờ Time. Vì việc tiết lộ danh tính điệp viên mật của CIA là hành vi phạm tội nên tòa án quyết định gọi năm phóng viên có liên quan ra để lấy lời khai và yêu cầu họ tiết lộ tên nguồn cung cấp thông tin trong chính quyền Mỹ. Có hai phóng viên ban đầu không chịu tiết lộ là Matthew Cooper của Time và Judith Miller của New York Times. Tòa án dọa nếu họ không tiết lộ, sẽ bỏ tù họ vì tội khinh thị tòa án (contempt of court). Matthew Cooper nhận được sự đồng ý của nguồn tin cho phép tiết lộ để tránh khỏi bị xử tù nên quyết định tiết lộ. Trong khi đó dù nguồn tin – chính là Lewis Libby, chánh văn phòng phó Tổng thống Dick Cheney- đã cho phép Judith Miller khai trước tòa nhưng Miller vẫn nhất quyết không khai để bảo vệ đạo đức nghề nghiệp. Bà bị xử 18 tháng tù giam vì tội khinh thị tòa án (tội này bao gồm cả những hành vi như phá rối tòa án, xô xát, chửi mắng tòa án…) nhưng thực tế chỉ ở trong tù 11 tuần trước khi được phóng thích do đồng ý khai ra nhân thân của nguồn tin (lúc này đã được rõ ràng).
Còn về phía nguồn tin, tháng 3/2007 Lewis Libby bị xử kết án 30 tháng tù giam và phát 250.000 USD cho các tội: làm chứng gian (perjury), cản trở công lý (obstruction of justice), phát ngôn sai lệch (making false statements). Nhưng chỉ sau 4 tháng, tổng thống Bush quyết định giảm án, xóa hết án tù 30 tháng của Libby.
Trong khi đó vẫn đang diễn ra vụ kiện dân sự của nhà Wilson với Libby, phó tổng thống Dick Cheney và cố vấn Karl Rove.
Từ vụ việc này có thể thấy, các nhà báo Mỹ hoàn toàn vô can trong việc tiết lộ thông tin bí mật trên báo chí. Nhà báo duy nhất bị kết án trong vụ này, Judith Miller, chỉ vì bà không chịu cung khai trước tòa án (chứ không phải trước cơ quan điều tra) về nguồn tin trong chính phủ cung cấp tin tức cho bà. Tội của bà do đó là tội khinh thị tòa án (trường hợp này là bất tuân lệnh tòa án)- một tội áp dụng cho mọi công dân không phân biệt. Tất cả các nhà báo trong vụ việc đều không bị khởi tố, bắt giam mà chỉ bị gọi ra lấy lời khai trước tòa án. Trách nhiệm hình sự trong vụ việc này chỉ ở viên công chức Lewis Libby đã tiết lộ bí mật, nhưng cuối cùng Libby bị kết án là vì các tội khác.
Nếu so sánh với cách xử lý của cơ quan công quyền đối với báo chí ở Việt Nam: khởi tố tống giam các nhà báo về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" thì có thể thấy Việt Nam “nặng tay” với báo chí như thế nào.
Điều 281 Bộ luật Hình sự quy định về “tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như sau:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm...”
Như vậy, ở đây Bộ Công An phải chứng minh được rằng thứ nhất, động cơ của các nhà báo là vụ lợi hay động cơ cá nhân khác. Thứ hai, phải chứng minh là nhà báo “làm trái công vụ” và họ biết rõ ràng họ đang làm trái (trong trường hợp này là đưa tin sai lệch, gây thiệt hại quyền lợi của một số công dân).
Cụm từ động cơ cá nhân khác rất chung chung- tức là tất cả những cái gì không phải là động cơ tập thể?. Thế nếu nhà báo viết bài để lĩnh nhuận bút thì có coi là “động cơ cá nhân khác” không? Nhưng ví dụ nếu nhà báo viết sai (và biết rõ ràng mình đưa thông tin sai) nhưng vì động cơ quốc tế, quốc gia, tập thể, đoàn thể... thì sẽ thành vô tội, phải không nhỉ? Hay tương tự, một ông quan lợi dụng chức vụ đòi của hối lộ nhưng để " làm từ thiện" (tức là không phải động cơ cá nhân và phi vụ lợi) thì sẽ không phạm tội này?
Có lẽ Bộ luật Hình sự của Việt Nam cũng phải cải tổ. Bộ luật Hình sự giờ chi chít những điều luật mà nếu cơ quan điều tra thích thì có thể bắt bất cứ ai họ muốn, và giam giữ thoải mái. Còn nếu không kết được án, thì lại thả thôi, và lại khôi phục những cái xyz gì đó.
Việc khởi tố bắt giam các nhà báo đã HÌNH SỰ HOÁ QUAN HỆ DÂN SỰ.
ReplyDeleteĐáng lẽ ra nếu ông Tiến bị thiệt hại khi nhà báo đưa thông tin sai thì ông Tiến chỉ có thể kiện ra tòa dân sự để đòi bồi thường thiệt hại (như vụ Trà Chanh vậy).
http://news.yahoo.com/s/afp/20080513/wl_asia_afp/vietnamcorruptionjusticemedia%3b_ylt=As6WrundAhzNNzui4ReBkHEBxg8
ReplyDeletekhông kết được án thì có bài tủ là kết án bằng với số ngày/tháng/năm bị tạm giam thế là hòa cả làng :))
ReplyDeleteđúng là mọi chuyện cứ rối tinh cả lên nhỉ. Mong 2 nhà báo kia được minh oan sớm
ReplyDeleteThế xin hỏi ý bạn Linh là chúng ta đang sống ở chế độ độc tài à ?:).Pháp luật kiểu gì mà cứ thích thì làm vậy nhỉ !Biết thế khi đỗ trường An ninh mình học quách cho xong , cầm cái quyền sinh quyền sát cho nó oách .
ReplyDeleteNapoleon B. có nói đại ý là luật pháp cần phải càng mù mờ càng tốt để nhà cầm quyền có thể vận dụng theo ý của mình.
ReplyDeleteMình thì thấy các nhà báo Mỹ tiết lộ đúng sự thực ( con mụ ấy là CIA ) còn nhà báo VN thì nghe đồn "có những thông tin đưa lên báo không đúng sự thực, trong đó có tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án" ( trích dẫn http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2008/05/3BA02327/ )
ReplyDeleteVì thế mà khác nhau chăng ? :D
Tôi nghĩ việc so sánh của Linh giữa trường hợp nhà báo VN và nhà báo USA không...cân cho lắm bởi khác báo chí USA, "báo chí VN là cơ quan ngôn luận của Đảng,cơ quan NN và tổ chức XH" (Luật Báo Chí).
ReplyDeleteKhông đủ cơ sở thông tin để bàn đến những vấn đề lớn lao như chuyện đúng hay sai, riêng về phần đề nghị khởi tố các nhà báo tội phạm về chức vụ tôi cho là cơ quan điều tra đã vận dụng tốt bộ luật hình sự VN (BLHS) theo quan điểm của họ. "Chức vụ" theo khái niệm của BLHS là người được giao thực hiện công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định. Thực tế, đâu phải bất kỳ phóng viên nào có trình độ cũng có thể ngồi mà viết bài về mãng nội chính. Hoặc như, việc cất nhắc bổ nhiệm ô.Hải cũng phải theo quy định của NN chứ đâu như thể như một doanh nghiệp tư nhân nào đó. Do đó vấn đề ở đây là cơ quan điều tra và các nhà báo có những bằng chứng thuyết phục để bảo vệ luận điểm có tội hoặc vô tội của họ.
Như Linh, tôi cũng nghĩ nhiều về BLHS và cả Bộ luật Tố Tụng HS, Tôi nghĩ về vai trò của cơ quan điều tra, vai trò của luật sư trong gian đoạn điều tra, vai trò của các phóng viên khí viết tin, bài. Cái khó là đôi khi giới hạn của vai trò khá mông lung trong luật nên cũng đã có không ít những bài báo không đơn thuần chỉ là thông tin mà đã biến người bị tình nghi thành tội phạm trước khi tòa tuyên án ( không ám chỉ đến các nhà báo đang đề cập).
Như thế nào là có tội và khi nào thì có tội đôi khi oái oăm thay là câu hỏi không dễ trả lời! Vài dòng lạm bàn.
Plumegate hay Plamegate nhỉ?
ReplyDeleteCó bao nhiêu điểm khác biệt giữa Việt nam và Mỹ về hệ thống chính trị và luật pháp, thì cách hành xử với báo chí liên quan đến những vấn đề chính trị như thế này là dễ hiểu thôi. Tác động của báo chí đến xã hội là rất lớn nên đúng như bạn midup nói "có không ít những bài báo không đơn thuần chỉ là thông tin mà đã biến người bị tình nghi thành tội phạm trước khi tòa tuyên án". Còn với 2 nhà báo này, cá nhân tôi chỉ nghĩ rằng nếu họ có phạm lỗi nào đó, thì cũng chỉ do vô tình mà thôi.