Wednesday, May 14, 2008

Entry for May 14, 2008

Bài này của ông Vũ Quang Việt hay. Đúng là đọc báo cứ thấy các đại biểu quốc hội phê phán công tác dự báo kém chính xác này nọ mới thấy Việt Nam vẫn quá coi trọng việc dự báo cũng như việc đặt chỉ tiêu. Cái cần thiết là công bố rộng rãi, minh bạch các thông tin và tăng khả năng tiếp cận của người dân với các thông tin đó.

Bài 1: Dự báo hay thực thi nghiêm chỉnh việc công bố thông tin?


"Tôi chưa thấy trong lịch sử điều hành kinh tế trên thế giới có ai đó lại đánh giá khủng hoảng kinh tế là do yếu kém về dự báo của Chính phủ, và là nguyên nhân của những nguyên nhân đưa đến khủng hoảng. Điều này ám chỉ rằng nếu ta làm dự báo tốt (hay nói trắng ra ý ngầm là kế hoạch tốt) thì ta tránh được khủng hoảng?

Điểm thứ nhất cần nói là cho đến nay ở những nước tư bản phát triển, không ai lại đánh giá tầm quan trọng của dự báo đến như thế. Tất nhiên cũng có thời, cũng như những nhà kinh tế kế hoạch, người ta đã tin rằng có thể dùng các mô hình kinh tế với các lý thuyết đã được tìm ra để làm dự báo, qua đó có thể xoá bỏ khả năng xảy ra khủng hoảng. Họ tin rằng, họ đã nắm được quy luật điều hành kinh tế.

Nhiều mô hình to lớn như Chase Econometrics, Wharton Econometrics, DRI, cũng như các mô hình ở Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, v.v... đã ra đời, nhưng rồi những mô hình tốn kém này đã bị xoá bỏ chỉ vì chưa bao giờ chúng tiên đoán đúng được những bước ngoặt của nền kinh tế.

Thực chất, nó còn sai lầm hơn cả các tiên đoán của các nhà kinh tế có hiểu biết thực tế và theo dõi sâu sát tình hình với cái bút chì và những hình vẽ đơn giản mô tả thống kê các chỉ số, số liệu thống kê theo thời gian.

Sai lầm thường không phải từ phương pháp dùng trong mô hình mà từ chính việc không nắm đầy đủ để cảm nhận được sự phát triển của thực tế, và đặc biệt là không có đầy đủ thông tin. Những phát biểu này dựa trên chính kinh nghiệm của tác giả khi sử dụng các mô hình lớn vào những năm 1980.
...


Nếu cần nhìn lại thì không phải là xem xét khả năng dự báo, mà Quốc hội cần xem xét trách nhiệm của toàn bộ hệ thống trong việc công bố thông tin, và cần đặt ra yêu cầu xử lý những cơ quan thiếu trách nhiệm.

Thử hỏi cho đến nay, ai đã đứng lên đòi hỏi áp dụng kỷ luật đối với tuyệt đại đa số các Cty, đặc biệt là tập đoàn DN quốc doanh không cung cấp thông tin đầy đủ và đúng kỳ các báo cáo tài chính? Ai được phép biết tài chính điện lực như thế nào và điện được sử dụng ra sao với giá cả ra sao?

Tình hình thông tin về kinh tế-xã hội vẫn chưa thực sự chuyển đổi. Vì vậy, Quốc hội cần có biện pháp thích hợp, như đưa vào chương trình nghị sự việc lập một uỷ ban xem xét các thông tin cần thiết cho xã hội và dựa vào đó ra nghị quyết yêu cầu Chính phủ công bố thông tin này theo chi tiết và lịch trình Quốc hội quy định. Uỷ ban này sẽ tiếp tục theo dõi và báo cáo việc thực hiện nghị quyết này, và có quyền yêu cầu luật pháp trừng trị những đơn vị nhà nước hoặc tư nhân không tuân thủ."

1 comment:

  1. Nên bỏ hẳn việc dự báo quá nhiều chỉ số kinh tế theo kiểu lập hoạch định cứng nhắc bắt buộc phải thực hiện được, từ chỉ cố tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP đến cả lượng vốn đầu tư nước ngoài hay vốn ODA hằng năm.

    Có chăng nên duy trì giữ lại một vài chỉ số then chốt như chỉ số lạm phát CPI.

    ReplyDelete