Sunday, May 4, 2008

taxi to the dark side

Taxi to the Dark Side (2007) -phim được giải Oscar cho phim tài liệu năm 2007, và cũng là phim nằm trong chương trình Why Democracy của BBC- là phim tài liệu hết sức chân thực về việc chính quyền Mỹ bắt giữ, giam cầm và tra tấn những người bị tình nghi khủng bố mà không hề xét xử. Bắt đầu phim là câu chuyện về một người lái xe taxi bị một thủ lĩnh quân sự ở Afghanistan bắt và giao cho quân đội Mỹ để lấy tiền thưởng. Năm ngày sau anh ta chết, sau khi đã bị các hình thức tra tấn như đá vào người, bắt đứng hàng chục tiếng trong trạng thái tay bị còng cao quá đâu và các hình thức tra tấn khác. Điều đáng kể là sau này khi được phỏng vấn, những người tra tấn anh ta- các nhân viên tình báo quân sự Mỹ- thậm chí còn tin rằng anh ta vô tội. Nhưng những gì họ làm với anh ta vẫn là cách thức thông thường họ làm với các tù nhân khi bị tra khảo.

Từ số phận người lái xe taxi, bộ phim mở rộng sang cách thức người Mỹ đối xử với những người bị bắt giữ, mà hơn 90% số này không phải do Mỹ bắt mà là do các lực lượng của Pakistan, Afghanistan, và Iraq bắt rồi giao cho người Mỹ để lấy tiền thưởng và trong đó hẳn có không ít người vô tội. Việc chính quyền Bush không công nhận quy chế Geneve với các tù nhân bắt được mà người Mỹ gọi là enemy combatants (chiến binh địch) khiến họ áp dụng các biện pháp có thể được coi là tra tấn và làm nhục đối phương, và giam giữ vô thời hạn. Tác giả của chính sách đó là Bush (nhà lãnh tụ tồi tệ), Cheney (kẻ cứng rắn nhất đứng đằng sau), bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld, cố vấn tư pháp Nhà Trắng và sau này trở thành bộ trưởng tư pháp Alberto Gonzales...Người trực tiếp biện hộ về mặt pháp lý là cố vấn tư pháp Bộ tư pháp và là giáo sư luật trường Berkeley John Yoo (người gốc Hàn Quốc, cùng với giáo sư Viet Dinh, gốc Việt là tác giả chính của đạo luật PATRIOT).

Trên tờ New York Times hôm nay, columnist
Nicholas D. Kristof cũng có bài viết về Guantanamo Bay, trong đó ông so sánh việc chính quyền Zimbabwe bắt giam phóng viên New York Times và mang ra xét xử sau bốn ngày rồi thả với việc chính quyền Mỹ bắt giam một nhà quay phim của kênh truyền hình Al Jazeera và thả sau hơn 6 năm không hề xét xử và không một lời giải thích.

A Prison of Shame, and It’s Ours

"My Times colleague Barry Bearak was imprisoned by the brutal regime in Zimbabwe last month. Barry was not beaten, but he was infected with scabies while in a bug-infested jail. He was finally brought before a court after four nights in jail and then released.

Alas, we don’t treat our own inmates in Guantánamo with even that much respect for law. On Thursday, America released Sami al-Hajj, a cameraman for Al Jazeera who had been held without charges for more than six years. Mr. Hajj has credibly alleged that he was beaten, and that he was punished for a hunger strike by having feeding tubes forcibly inserted in his nose and throat without lubricant, so as to rub tissue raw.

No comments:

Post a Comment