Nên hay không nên kiểm duyệt văn học?
"TS. Đoàn Cầm Thi: Như ở Pháp này cũng có kiểm duyệt chứ. Chỉ có điều mức độ kiểm duyệt đặt ra như thế nào. Tôi biết rằng ở Pháp cũng có những tác giả đã viết và sách của họ bị cấm hàng chục năm trước khi được in. Cuốn tiểu thuyết ''Eden Eden Eden'' của Pierre Guyotat là một thí dụ. Xuất bản năm 1970, nó bị cấm phát hành trong vòng 11 năm. Kiểm duyệt ở nước nào cũng có nhưng chỉ có điều là khác nhau ở độ kín đáo nhiều hay ít mà thôi. Ở Pháp, nếu người ta cố tránh cái ''pensée unique'', thì lại có cái mà người ta gọi là ''pensée politiquement correcte'', tức là thứ tư tưởng ''phải đạo''. "
"Eden, Eden, Eden came out in 1971 with a preface by Michel Leiris, Roland Barthes and Philippe Sollers (Michel Foucault's text was received late and therefore didn't appear as a preface[1]). This book was banned from being publicized or sold to under-18s"
Như vậy cuốn sách không hề bị cấm phát hành, mà chỉ chỉ cấm phát hành tới đối tượng trẻ em, vì nội dung của nó được đánh giá là "khiêu dâm". Cái này cũng như một bộ phim được xếp loại chỉ cho người xem trên 18 tuổi, nó rất khác với việc cấm hoàn toàn sự xuất bản của một cuốn sách. Ví dụ của Đoàn Cầm Thi không chính xác.Hiện nay ở các nước phương Tây chỉ có rất ít sách bị cấm, ví dụ như cuốn Mein Kampf của Hitler bị cấm ở một số nước như Áo, bị hạn chế ở Đức... Các cuốn sách ít ỏi bị cấm là do quyết định của tòa án trên cơ sở việc nó vi phạm luật pháp (ví dụ một số cuốn sách phủ nhận Holocaust bị cấm xuất bản ở Áo vì nước này có luật cho việc phủ nhận Holocaust là tội hình sự). Không nước phát triển nào có một hội đồng thẩm định nội dung cuốn sách để quyết định cấm nó cả.
Có 1 lỗi logic nhỏ nhỏ trong suy luận của bác Linh về ví dụ của Đoàn Cầm Thi đấy :)
ReplyDeleteChẳng biết nói gì, chỉ thấy cái lý luận "chỉ khác về qui mô [nhiều-ít] chứ không khác về tính chất [kiểm duyệt-không kiểm duyệt]" của bà Thi thật thảm hại.
ReplyDeleteKhông phải là giàu nhất nhưng Pháp là quốc gia đứng đầu về tự do. Lôi Pháp ra so sánh với VN thì bà tiến sĩ quả là không xem độc giả [BBC] ra gì.
Cac dao dien Faf cho biet kich ban san khau Faf khg co kiem duyet.
ReplyDeleteNeu khg thuyet fuc duoc nha san xuat la vo hay, se khg ai rot $ cho lam.
Va khi da dung ra san fam roi, khg co khan gia, nha san xuat cung dep ngay.
Thứ nhất, cấm phát hành đến trẻ em cũng là một dạng kiểm duyệt. Nếu "I am đàn bà" bị cấm phát hành đến người dưới 18 tuổi bác có gọi đó là kiểm duyệt không? Có chứ. Vấn đề là ở VN càng cấm thì người ta càng tìm đọc. Bởi vậy không thể trách người kiểm duyệt tìm đến một giải pháp chung chung.
ReplyDeleteThứ hai, Wiki có đáng tin không?
Tóm lại bài này bác chỉ trích Đoàn Cầm Thi là chưa thấu tình đạt lý.
@Tanlangtu: Tôi không nói như thế là không kiểm duyệt. Tôi nói là Đoàn Cẩm Thi nói không chính xác. Còn việc bạn không tin Wiki thì bạn có thể google với tên tác giả đó sẽ ra các thông tin khác. Nếu bạn phản bác tôi thì nên đọc kỹ những gì tôi viết, và nếu không tin Wiki thì nên đưa ra dẫn chứng khác để chứng tỏ thông tin trên Wiki là không chính xác. Cái đó mới gọi là thấu tình đạt lý.
ReplyDeleteUH hồi gì thấy có cu cậu học lớp 1 ng VN, tham gia wiki, đâm ra mình băn khoăn, đã ít vào wiki rồi, nhưng hơn nữa, cũng có nhõn 1 lần thấy wiki viết sai,đâm ra càng băn khoăn.
ReplyDeleteKo nhằm TS Đoàn Cầm Thi, phát biểu theo cảm tính mấy câu vậy.
ReplyDelete- Hiểu kiểm duyệt như thế nào nhỉ? Nếu kiểm duyệt là, trước khi in ấn, phát hành 1 cuốn sách, có một hội đồng thẩm định gì đó, để xem nó có phù hợp với "chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước"... hay không, thì bên này (nơi tui ở) tuyệt nhiên ko có. Bạn có tiền, thích in gì thì in, chẳng ai kiểm tra trước cả. Đối với các NXB cũng đại loại vậy: chỉ phụ thuộc vào sự suy xét (về thị trường, khả năng bán ra, v.v...) của NXB. Chả ai can thiệp cả.
Khi sách in ra rồi, và đã phát hành, dĩ nhiên nếu có gì vi phạm Luật Hình sự hoặc các luật này nọ (ví dụ: tán dương holocaust, tán tụng Gulag của ông Liên Xô, khuyến khích... làm tình với trẻ em vị thành niên...), thì sách có thể bị xử lý. Tuy nhiên, việc "vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng & Nhà nước" (là lý do được hiểu cho đa số các vụ cấm sách ở Việt Nam) thì ko bao giờ được đặt ra.
Như vậy, theo định nghĩa của tui, tui hiểu là bên tui ko có kiểm duyệt. Có sao ko nhỉ?
- Nói thêm, việc cấm đoán ở bên này, nói chung rất họa hoằn mới xảy ra, chứ ko phải cứ khơi khơi như ở ta. Vì nó dễ đụng đến quyền tự do ngôn luận. Ấn hành các "tác phẩm" của Hitler, chỉ cần thêm phần bình luận, chỉ dẫn... là có thể được coi là "tài liệu tham khảo, nghiên cứu", mà rất khó cấm. Việc tụng ca các thể chế cộng sản Xít-ta-lin-nít cũng vậy: in ấn những cuốn kiểu đó, chỉ bõ gây cười cho thiên hạ, chứ trong thực tế hình như chưa cuốn nào bị thu hồi cả ;)
- wiki đúng hay sai: cái gì cũng có thể sai được, các bộ bách khoa toàn thư, đại tự điển... cũng có thể sai như thường, nhất là đối với sách vở là thể loại ít có khả năng cập nhật hơn mạng Internet.
wiki lắm người làm, ít "kiểm duyệt", nên có thể sai, nhưng theo "luật số lớn", những cái sai của wiki cũng dễ bị phát hiện và chỉnh sửa.
Do đó, nói chung, tui tin vào wiki (nếu thêm phần kiểm chứng nữa, thì wiki có thể cập nhật và chính xác hơn bất cứ loại sách in nào ;))
Phát biểu cảm tính chút, các bác đừng ném đá nhé :)