Friday, May 30, 2008

Entry for May 30, 2008

Nước mình cũng hay. Mở rộng thủ đô thì không thèm hỏi ý kiến nhân dân trong khi đó là việc có ảnh hưởng tới hàng triệu người dân. Nhưng thay đổi thuế lại đi hỏi ý kiến nhân dân. Chính sách thuế là chính sách kinh tế, những nhà hoạch định chính sách phải nắm quyền chủ động chứ sao lại trưng cầu nhân dân và nhân dân biết gì mà bỏ phiếu (với việc tăng thuế cho ô tô thì nhân dân nào mua ô tô tất nhiên phản đối, nhân dân nào không mua ô tô thì kệ xác, hay đồng ý). Kiểu này khéo mai kia, NHNN quyết định tăng/giảm lãi suất cũng lấy ý kiến nhân dân mất?
Nhưng không biết có tổ chức vận động nhân dân bầu theo đáp án nào đó không?

Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hơi

Bộ Tài chính bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu bia, thuốc lá, xe máy phân khối lớn và ôtô nhập khẩu.
Việc lấy ý kiến nhân dân về phương án thuế mới sẽ được Bộ Tài chính kết thúc trước ngày 25/6 để kịp trình Chính phủ.

2. Kinh tế Việt Nam: Còn vô vàn khó khăn phía trước


Bài tổng hợp này hơi lẫn lộn trong khái niệm Output gap: Output Gap là mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của kinh tế. Nếu output gap dương là dấu hiệu nền kinh tế quá nóng và âm là dấu hiệu nền kinh tế trì trệ. Và cả hai hiện tượng đó nói chung đều có tính tiêu cực. Do đó biểu 1 có ý là từ 2005 tới nay, kinh tế VN có dấu hiệu nóng. Câu trong bài "Bởi thế, từ năm 2005, tổng sản lượng giữ vững ở mức dương." không có ý nghĩa gì vì tất nhiên tổng sản lượng luôn dương, làm sao có thể âm được!

PS: Vào lại đã thấy các bạn chỉnh, bỏ câu trên. Không biết có phải do các bạn đọc blog này hay nhận được ý kiến khác?

3 comments:

  1. Thế bác có nghĩ rằng BTC sẽ điều chỉnh dự luật theo ý kiến nhân dân không?

    ReplyDelete
  2. Hóa ra là tóm tắt lại báo cáo của GS. Câu đấy viết nhầm, lẽ ra là "từ năm 2005 output gap luôn luôn ở mức dương". Không hiểu NHNN mình có tính toán output gap như bọn này không nhỉ? Em hơi băn khoăn về cái này vì hình như ngay cả số liệu về vấn đề trung hòa vốn đến đâu cũng không được rõ ràng thì phải.

    ReplyDelete
  3. Xin đề cập ý thứ 1 của bác.

    Đúng là các bác này đang chơi trò mị dân đây. Làm như có vẻ quan tâm đến dân chúng lắm, nhưng thật ra đưa ra toàn những nominal given rights thôi. Dân chúng chọn gì thì chọn, chứ thật ra mấy bác có chủ kiến hết rồi.

    Nếu xét trên khía cạnh quyền lực thì Thủ tướng Việt Nam có quyền lực lớn hơn Tổng thống của Mỹ nhiều. Trong khi Tổng thống Mỹ ký duyệt dự thảo ngân sách do Quốc hội trình, thì ở VN chính phủ làm mọi thứ; anh chàng Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ rubber stamps thôi. Quốc hội Việt Nam có mà như không, không có tính phản biện như Quốc hội các nước khác. Chỉ cần nhìn vào kiến trúc, cách bố trí ghế ngồi trong Quốc hội Anh thành 2 phần riêng rẽ: cho chính phủ và phe đối lập phản biện. Mới thấy nguời ta chú trọng tới thesis và antithesis của phương pháp biện chứng như bác Karl Marx nói thế nào.

    Chính do quyền lực của chính phủ VN quá lớn mà thiếu sự check và balance hợp lý nên tình trạng abuse of power là không tránh khỏi. Xét cho cùng, về mặt quản lý thì tất cả thành viên chính phủ đều dưới quyền 1 người??? Cho nên khó mà tạo ra đựơc tính khách quan khoa học trong mọi hành động.

    ReplyDelete