Wednesday, May 28, 2008

Entry for May 28, 2008

Tin đáng lo ngại.
Bọn Morgan Stanley dự đoán Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng tiền tệ tương tự như Thái Lan năm 1997, do chính sách tỷ giá neo giữ lâu trong khi lạm phát cao và thâm hụt thương mại nặng nề. Hiện nay tỷ giá hối đoái kỳ hạn 1 năm đã lên tới 22,550 VND/dollar, tăng 22% trong tuần vừa qua, tức là bọn buôn bán tiền dự đoán VND sẽ mất giá chừng 38% trong vòng 1 năm tới, so với giá trị hiện nay.
Morgan Stanley cho rằng hiện nay tỷ giá đã trượt qua ngưỡng (tipping point) để có thể níu giữ, và có thể sẽ trượt dài, dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Và khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra trong nền kinh tế mở thì thường đi kèm là khủng hoảng ngân hàng.

Bài trên Bloomberg
Báo cáo của Morgan Stanley

"Price update: There is a run on the VND currency. The USD/VND’s NDF market gapped yesterday, with the 12m outright jumping 11% to VND20,700 and gapped further today to VND22,250. This implies that the market is now anticipating a VND devaluation of 38% against the USD (from current spot levels) over the next 12 months. When prices shift this much in emerging markets, it is rare that they recover – the market psychology changes irrevocably, in our opinion."

Nói chung tuần này nhiều tin xấu,
Merrill Lynch thì nói Việt Nam là bài học về sự điều hành kém đối với thành công. Morgan Stanley thì dự đoán khả năng khủng hoảng tiền tệ. Sau dự đoán này của Morgan Stanley, khả năng VND sẽ còn bị sức ép dữ dội nữa khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua USD. Chính phủ có lẽ nên làm việc với bọn WB, IMF, UNDP các thứ để bọn nó lên tiếng trấn an dư luận trong và ngoài nước.
Trong khi Merrill Lynch cho rằng tình trạng kinh tế khó khăn của Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều tới kinh tế khu vực thì Morgan Stanley cho rằng có thể xảy ra sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ-tài chính từ Việt Nam sang các nước khác trong khu vực như đã từng bắt đầu ở Thái Lan năm 1997.
Đáng chú ý là vai trò ngày càng cao của các nguồn vốn nóng có thể rút ra dễ dàng ở Việt Nam. Morgan Stanley cho biết FDI chỉ chiếm 32% nguồn vốn từ bên ngoài năm 2008, so với 70% năm 2007. Các dòng vốn ngắn hạn được rút ra ồ ạt chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tài chính ở châu Á trước kia, cho dù tình hình kinh tế vĩ mô của một số nước như Malaysia hay Hàn Quốc đều khá tốt (trong khi kinh tế Việt Nam, ngoài triển vọng tăng trưởng và xuất khẩu tốt ra thì đều có những đặc điểm tương tự như Thái Lan năm 1997). Morgan Stanley cũng cho rằng dự trữ ngoại tệ của NHNN (ước tính 27 tỷ USD) không đủ để đối phó với việc tháo chạy tiền tệ.

Về mặt cá nhân, tôi không nghĩ là tình hình xấu như Morgan Stanley hình dung. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là lòng tin của nhân dân vào năng lực điều hành và quyết tâm chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những tín hiệu khác nhau loạn chiều sự nhập nhằng lừng khừng và thiếu một quyết tâm và xác định rõ ràng trọng tâm chính sách khiến cho các chính sách của Chính phủ đều bị động, và không gây được lòng tin của nhân dân. Những náo loạn vừa rồi với giá gạo, giá vàng, giá USD là ví dụ. Và người dân cũng không biết ai là người chịu trách nhiệm chính về mặt chính sách đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô. Như trước kia, NHNN có ông Lê Đức Thúy là một gương mặt khá có tín nhiệm và tỏ ra có vai trò khá chủ động trong các chính sách vĩ mô. Trong khi hiện nay vai trò ông Nguyễn Văn Giàu khá mờ nhạt, và nhiều việc người ta cũng không biết thuộc phạm vi trả lời của ông Nguyễn Văn Giàu hay ông Vũ Văn Ninh, hay ông Nguyễn Sinh Hùng, hay ông Nguyễn Tấn Dũng?.

+ Báo cáo của Merrill Lynch có tác giả là một nhóm người, trong khi báo cáo của Morgan Stanley, tác giả chỉ là một nhà phân tích. Báo cáo này cũng có khiếm khuyết là không đề cập tới khả năng chuyển đổi ngoại tệ. Chính phủ Việt Nam hiện nay vẫn kiểm soát tài khoản vốn, nhất là với các dòng tiền ra, nên việc các nhà đầu tư nước ngoài rút đổ đồng hàng loạt cũng không dễ dàng (khác với Thái Lan năm 1997 vừa mới mở cửa tài khoản vốn không lâu). Thêm nữa với việc kiểm soát tài khoản vốn, chính phủ vẫn có được một sự chủ động nào đó trong chính sách tỷ giá (cái này trong kinh tế học gọi là bộ ba không tương hợp: không thể duy trì đồng thời chính sách tiền tệ độc lập (để chống lạm phát), tỷ giá cố định và tài khoản vốn tự do).

31 comments:

  1. Tớ nghĩ ông Dũng nên từ chức để cho đồng chí nào có kinh nghiệm và kiến thức kinh tế lên làm bộ trưởng, như đồng chí Vũ Khoan đã về vườn chăn gà cho vợ chẳng hạn. Xuất thân y tá, lại đẹp trai cao to, thì nên đi làm ca sĩ, quái nào lại đứng đầu chính phủ để điều hành kinh tế.

    Tóm lại, Dũng và Giàu nên từ chức trước khi buộc phải từ chức.

    ReplyDelete
  2. Nửa cuối tháng 6. Chậm thì tháng 7

    ReplyDelete
  3. :( thế này thì sống sao nổi ?

    ReplyDelete
  4. wa, wa, ra trường định vào làm ngân hàng, đọc entry này xong ỏai quá .Hic , đã nghèo lại mắc cái eo.

    ReplyDelete
  5. cho em mượn bài này của anh post lên blog , tình hình ktế thật đáng lo ngại , khó mà cứu vãn nổi .

    ReplyDelete
  6. 1. SBV VN chua bao gio co du quyen quyet dinh day du cho cac chinh sach vi mo, hoat dong doc lap nhu mot ngan hang trung uong dung nghia.

    2. Nhung gi xay ra hien nay thi cung co nhieu nguyen nhan tu thoi Le Duc Thuy.Em cho la Ong Giau len la phai hung ngay hau qua de lai do tang truong tin dung nong, "lam phat" ngan hang, khong kiem soat duoc nguon von dau tu v..v..Khong the noi ong Thuy da dieu hanh tot khi duong nhiem. (Tuy nhien thuc te thi ong Thuy cung chiu nhieu suc ep tu cac phia ((: chu ong cung co chu dong duoc dau)

    3. Cac dealer deu cho rang nhung gi dien ra tren thi truong kha giong trong cung thoi diem nam 2006 ( thang 5,6 luon la thang co nhu cau rat cao ve ngoai te)thi truong da nguoi lai nhanh chong khi co su can thiep cua SBV. SBC se phai can thiep vao thi truong trong 1,2 tuan toi. Neu gia dau van tiep tuc giam nhu hom nay thi se thuan loi cho viec binh on ty gia.

    4. Cac nha nhap khau se phai can nhac lai viec nhap khau o at.
    5. SBV co can thiep thi cung phai can nhac tranh tinh trang tiep suc cho viec rut von ra khoi thi truong (nghe noi thang 5 khoang 200trieu da rut ra khoi thi truong VN)

    hehe..thinh thoang boc phet ti


    ReplyDelete
  7. Ở VN. Các quan chứng chính phủ có thẩm quyền không chắc chắn. Do quyền ra lệnh không hẳn thuộc về họ. Do vậy, việc điều hành kinh tế đất nước khá hỗn loạn và khó tập trung. Trong khi sự tranh chấp về quyền lực đang cực kì gay gắt...?

    ReplyDelete
  8. Ma nha minh cung buon cuoi that...Moi nam ngoai ai cung ho hoi phan khoi lac quan mot cach kho ta...Bay gio thi di dau cung nghe keu than khong cuu van duoc, sap chet het ...That buon cuoi...Ro rang bat ke trong luc dang "thang" hay "thua" thi deu khong get duoc big picture.


    ReplyDelete
  9. @Ana: Em nói cũng đúng, nhưng anh nghĩ việc ông Giàu không cương quyết chống lạm phát và kiểm soát nhập siêu từ cuối năm 2007, cho dù đã có những cảnh báo của nhiều nhà kinh tế là một sai lầm lớn. Ở đây có thể có phần liên quan tới chính trị, vì thế của ông Giàu yếu do mới lên nên ông không dám có ý kiến mạnh mẽ. Trong khi đó ông Thúy dù sao cũng là Thống đốc nhiều năm, có đủ uy tín để chịu trách nhiệm trước các quyết sách lớn. Đó cũng là một lý do ở Mỹ, nhiệm kỳ chủ tịch FED dài hơn nhiệm kỳ tổng thống, hơn nữa chủ tịch Fed thường giữ vài nhiệm kỳ, để đảm bảo sự ổn định trong chính sách tiền tệ.

    Tất nhiên SBV chưa bao giờ độc lập thực sự cả, vì nó chỉ là một cơ quan cấp bộ, nhưng có lẽ nên trao nhiều quyền hơn cho nó để nó có thể chủ động ứng phó trong nền kinh tế mở, có nhiều yếu tố bất ổn ngày nay. Nhưng cùng với thể chế SBV như cũ thì uy tín của người đứng đầu cũng rất quan trọng.

    Các dealer hẳn có sự nhạy cảm về thị trường hơn các nhà quan sát, nhưng đôi khi họ nhạy cảm quá, và dễ có động thái kiểu đám đông. Anh nghĩ là kịch bản currency crisis của bọn Morgan hơi quá lời (nói chung bọn diều hâu đầu tư tài chính còn hay tìm cách tạo khủng hoảng để kiếm lợi) và SBV hoàn toàn có thể tránh được nếu có biện pháp can thiệp để tạo lòng tin của thị trường vào việc SBV sẽ bảo kê, không để thả nổi tỷ giá. Nhưng nếu so với 2006 thì anh nghĩ ko hẳn vì năm nay tình hình thế giới cũng khó khăn hơn 2006 nhiều, nên rủi ro về khủng hoảng càng dễ xảy ra.

    4. Cái này không thể đòi các nhà nhập khẩu xem xét, mà phải qua chính sách kinh tế, tăng thuế nhập khẩu và yêu cầu các Tập đoàn giảm nhập khẩu (biện pháp hành chính là bất đắc dĩ nhưng có lẽ vẫn phải làm).

    5. Anh chưa hiểu 200 triệu rút đó là từ nguồn vốn nào, anh vẫn nghĩ VN có cơ chế kiểm soát dòng vốn đi ra khá kỹ đấy chứ? Em có thể nói thêm về việc này không, cũng như cơ chế quản lý outflow của Việt Nam?

    ReplyDelete
  10. ò em nghĩ tình hình mình còn tệ hơn Thái Lan hồi 1997
    1 Em ko biết độ minh bạch tài chính của Thái Lan hồi đó đến đâu nhưng chắc là đỡ tệ hơn ta hiện nay
    2 Tâm lí đám đông đang hủy hoại gián tiếp thị trường đang hỗn loạn
    3 Ko biết thế nào chứ nguồn vốn ở Vn chủ yếu là ngắn hạn với nhu cầu chụp giật chứ ko xuất phát từ kinh doanh
    4 Quan trọng nhất là chúng ta ko có 1 cái gì thực sự là "thị trường" nên khi vừa tiếp xúc với bên ngoài chúng ta ăn đủ đòn :-ss
    Em gà chỉ bít có thế :D

    ReplyDelete

  11. "Các dealer hẳn có sự nhạy cảm về thị trường hơn các nhà quan sát, nhưng đôi khi họ nhạy cảm quá, và dễ có động thái kiểu đám đông. Anh nghĩ là kịch bản currency crisis của bọn Morgan hơi quá lời (nói chung bọn diều hâu đầu tư tài chính còn hay tìm cách tạo khủng hoảng để kiếm lợi) và SBV hoàn toàn có thể tránh được nếu có biện pháp can thiệp để tạo lòng tin của thị trường vào việc SBV sẽ bảo kê, không để thả nổi tỷ giá. Nhưng nếu so với 2006 thì anh nghĩ ko hẳn vì năm nay tình hình thế giới"
    Em ko nghĩ ;ạc quan thế SVB làm sao đủ sức làm những điều như anh nói, cứ nhìn khủng hoảng tiền tệ hồi đầu năm thì biết

    4. Cái này không thể đòi các nhà nhập khẩu xem xét, mà phải qua chính sách kinh tế, tăng thuế nhập khẩu và yêu cầu các Tập đoàn giảm nhập khẩu (biện pháp hành chính là bất đắc dĩ nhưng có lẽ vẫn phải làm).

    Cái gọi là "hành chính" về ngắn hạn rất ok nhưng anh nghĩ tác dụng của nó trong lâu dài thì sao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 5 là minh chứng cho sự thất bại của của "hành chính thắt chặt tiền tệ"

    ReplyDelete
  12. 1. Ong Giau khong phai la nguoi cua Nguyen Tan Dung dua len, va chinh vi ong Giau "khong phai la nguoi cua ai" nen ong moi len duoc chuc thong doc.( ah truoc kia ong la nguoi cua canh mien Nam, nhung bi bo roi tai HN) Tat nhien khi moi nhan chuc khong the lam gi duoc. Ong Giau cung khong phai la nguoi chinh tri chinh em so far. Nen viec dau tien khi len chuc la phai lam quen voi chuyen lam chinh tri vi thong doc khong the chi lam chuyen mon, dong thoi get along voi Thu Tuong. Em van cho la khong cong bang khi chi trich ong Giau gay hau qua nghiem trong. Ngan hang chi co the can thiep mot phan, con lai tong the con phu thuoc qua nhieu vao cac yeu to khac nhu kiem soat dau tu cong v..v..

    2. Dong y voi anh nam nay khac 2006. Nhung co mot yeu to luon giong la tam ly cua nguoi Viet Nam luon luon van the, khong co gi thay doi.

    3. Em khong dong y voi bon MS nhung cung cong nhan la trong long co lo lang ve kha nang xay ra khung hoang

    4. SBV nghe noi hien dang du mua so voi chi tieu la 7tiUSD (cai nay co gop phan them vao viec lam phat khong vi luong tien VND bom vao thi truong do mua USD//) Nhu vay..neu SBV ban ra lien ngan hang se kiem loi kha kha..hehe

    5. Cai anh hoi cuoi cung thi em chua nghien cuu ki,,khong dam boc phet..hehe De se nghien cuu lai roi boc phet tiep ..



    ReplyDelete
  13. @Thiên Minh: Thực ra triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn tốt, nhưng các cân đối vĩ mô bị mất cân đối và điều hành kinh tế vĩ mô gặp nhiều vấn đề. Nếu NHNN khéo léo và quyết tâm thì sẽ vượt qua được thôi. Cái này khác với Thái Lan năm 1997, vì năm đó tăng trưởng và xuất khẩu của Thái Lan đều gặp nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán ở VN cũng khá nhỏ.
    Các biện pháp hành chính tất nhiên không tốt nhưng giờ muốn giảm nhập siêu thì cũng không còn mấy cách. Chủ yếu là để giảm đà thâm hụt thương mại kỷ lục này.
    @ANa:
    1. Em chưa hiểu ý anh. Chữ "chính trị" ở đây anh dùng để chỉ vị thế, kiểu tiếng Anh gọi là the politics of his job, chứ không phải ý anh là ông Giàu có tham vọng chính trị. Vì ông Giàu được ông Dũng đưa lên, lại có vị thế mới mẻ, nên ông Giàu cũng sẽ có xu hướng dễ nghe lời ông Dũng hơn ông Thúy. Tất nhiên đây chỉ là anh đoán thôi, chứ anh không biết nội tình.
    2. Anh nghĩ quan trọng là đầu tư nước ngoài, nếu tụi nó đồng loạt rút thì nghiêm trọng. Tâm lý dân Việt thì dễ nháo nhác nhưng cũng dễ làm yên thôi.
    4. SBV tăng cường 7 tỷ là để đối phó với nguy cơ crisis, đó cũng là biện pháp cần thiết lúc này. Mà em giờ làm trader rồi hay sao thế :P.

    ReplyDelete
  14. anh doc nham roi..Ong Giau KHONG PHAI la nguoi cua ong Dung ..ong Dung muon dua ong TUAN len co..

    ReplyDelete
  15. Sorry, anh đọc nhầm ;)). But anyway, that point is not so important.

    ReplyDelete
  16. À mà em Ana hay bạn nào hiểu rõ về quản lý vốn ngắn hạn của Việt Nam có thể cho biết VN quản lý capital outflow như thế nào với các vốn đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?

    ReplyDelete
  17. Chậc, thế này chắc lại phải đi mua vàng mua đô về tích trữ thôi ... Mà ko biết có phải vì mấy bài này mà dân tình đổ xô đi mua đô đợt vừa rồi ko nhỉ? :P

    ReplyDelete
  18. Khong biet cac bac dung dau co bac nao la chuyen gia kinh te khong nhi, van de tai chinh kinh te vi mo hoc bua nhu the nay thi phai co cac tien si kinh te co van giai quyet. Chu may bac lam quan ngay xua biet danh giac, ngay nay biet dau da thoi chu lam sao co du kien thuc kinh te chuyen sau ma giai quyet van de. May chau di hoc o My, co kien thuc hien dai thi cha chau nao chiu ve. De tai nay cung dang lam de tai luan an cho ban nao dang lam luan an tien si kinh te day nhi. Lam the nao de giai quyet van de lam phat va khung hoang tai chinh trong tinh hinh Viet Nam hien nay? Hay ban Linh phat dong phong trao thi de ra giai phap tu cac du hoc sinh kinh te va tai chinh, biet dau lai tim duoc y kien hay.

    ReplyDelete
  19. Nền kinh tế về lâu dài thì để tự nó điều chỉnh thôi chứ đâu có giải pháp gì. Tiền bạc đem đầu tư tràn lan vào bất động sản, chứng khoán, xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi sản xuất hàng hóa thì ko tăng trưởng tương ứng, cho nên tiền tăng nhanh hơn hàng ---> lạm phát. Nếu để nền kinh tế tự điều chỉnh thì lãi suất tín dụng sẽ tự động tăng đều đặn. Đằng này lại cố kìm cho lãi suất thấp hòng đạt chỉ tiêu tăng trưởng không tưởng ---> lạm phát càng nặng. Hiện giờ để cho lãi suất tín dụng tăng, như vậy là hợp lý rồi. Nhưng việc đầu tư sản xuất bị vạ lây, nên chắc chắn nền kinh tế sẽ chịu một vài năm thắt lưng buộc bụng, phát triển thấp hơn cả mức tăng trưởng tự nhiên.

    Việc đồng USD tăng giá thì thứ nhất do lạm phát của VND khiến người ta mất lòng tin. Thứ hai là do nhập siêu tích lũy qua nhiều năm. Nhập khẩu nhiều thì phải mua USD nhiều để trả cho người bán. Muốn cân bằng lại thì chỉ còn cách tăng cường xuất khẩu. Mà về lâu dài thì cần tăng cường chất lượng và chủng loại hàng xuất khẩu. USD tăng giá là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho người xuất khẩu chứ nhà nước cũng ko nhất thiết phải định huớng hay khuyến khích gì. Còn việc nhà nước bán dự trữ ngoại tệ chủ yếu chỉ có tác dụng tâm lý nhất thời. Nếu đồng tiền của VN tiếp tục lạm phát ùn ùn thì dù bán sạch dự trữ ngoại tệ vẫn chẳng ăn thua.

    Điều tích cực duy nhất hiện nay người làm chính sách có thể làm là hạn chế tổn hại từ lạm phát tới người sản xuất hàng hóa. Lạm phát tăng khiến lãi suất tăng, như thế thì cần có chính sách để ưu đãi nhằm tránh tổn hại tối đa cho sản xuất hàng hóa. Nếu sản xuất hàng hóa tăng trưởng đều đặn tích cực thì sẽ ko ai mất việc, mất thu nhập. Chuyện mua bán sẽ vẫn diễn ra như bình thường, và mọi giá cả sẽ được cung cầu tự điều chỉnh cho cân bằng. Đây là nói trường hợp lý tưởng, chứ thực tế thì chắc chắn là sản xuất của nhiều các doanh nghiệp sẽ thiệt hại vì lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực là ko thể tránh được.

    ReplyDelete
  20. Bạn Linh cho tớ hỏi, tó hiện tích đc trăm triệu tiền Bác Hồ để 1-2 năm nữa lấy vợ . Thời điểm này phải đàu tư vào đâu ( đô, ơ, vàng, chứng khoán ... ) để cứu vãn giá trị thực của 1 trăm đấy sau 1-2 năm nữa ?????????????a

    ReplyDelete
  21. "Chính phủ Việt Nam hiện nay vẫn kiểm soát tài khoản vốn, nhất là với các dòng tiền ra, nên việc các nhà đầu tư nước ngoài rút đổ đồng hàng loạt cũng không dễ dàng (khác với Thái Lan năm 1997 vừa mới mở cửa tài khoản vốn không lâu). Thêm nữa với việc kiểm soát tài khoản vốn, chính phủ vẫn có được một sự chủ động nào đó trong chính sách tỷ giá (cái này trong kinh tế học gọi là bộ ba không tương hợp: không thể duy trì đồng thời chính sách tiền tệ độc lập (để chống lạm phát), tỷ giá cố định và tài khoản vốn tự do)."

    Ban oi, minh khogn dong y voi ban roi, da la tai khoan tu do cua cac nha dau tu thi nha nuoc khong nen dong vao. Khi nha nuoc can thiep vao co che rut tien dau tu ra cua cac nha dau tu, thi chac chan se khong con 1 cong ty nao dam do them von vao Vietnam nua dau. Lam vay se giet nen kinh te mat. Nguoi ta dau tu vao nuoc minh, vi nguoi ta mong co loi nhuan ma nguoi ta co the rut ra duoc, con neu dua tien vao va khong cho dua ra nua ai con dam lam gi o VN?

    Theo toi co cach duy nhat nha nuoc co the can thiep la phai hy sinh xu phat trien cua nen kinh te trong nam nay. Co the la ngung phan lon cac du an va dong kenh nhap khau di de tam thoi on dinh tinh hinh tien te va kinh te vi mo. Nha nuoc minh dang lam vay roi, nhung van chua du manh tay...

    ReplyDelete
  22. Khủng hoảng tiền tệ năm 1997 ở Thái Lan & lan sang các nước Đông Nam Á, Đông Á được châm ngòi bởi chính nhân tố này, các ngân hàng bị rút ruột nhanh chóng thông qua thị trường chứng khoán & thị trường tài chính do áp lực từ các khoản vay ngắn hạn phải trả & do khả năng thanh khoản nhanh chóng ở nền kinh tế mở.

    _Thị trường chứng khoán nhà mình đâu đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế.

    _Nợ tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam đối với các ngân hàng & định chế tài chính nước ngoài vẫn ở mức nhỏ so với nền kinh tế, chưa đến mức đáng lo ngại trong vòng 5 năm nữa.

    Việc tiền Đồng mất giá, thâm hụt cán cân thương mại & tỷ giá Việt Nam Đồng / USD bị kiềm chế dưới mức giá trị thực của Việt Nam Đồng không phải là những nhân tố then chốt, đến mức đáng lo ngại để có thể làm ngòi nổ cho khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam trong quãng 5 năm nữa.

    Điều tích cực là lòng tin của người dân & nhà đầu tư nước ngoài vào khả năng tăng trưởng kinh tế vẫn rất lạc quan. 5 đến 10 năm nữa, Việt Nam vẫn rất an toàn, bong bóng kinh tế nhỏ như bong bóng cá rô, yên tâm đi các bác.

    Chỉ e bác Hoàng Linh bắn một phát làm hàng trăm người giật mình sờ vào ví tiền thôi.

    ReplyDelete
  23. @Nam Hy...: ban nay lac quan ghe co.

    @Linh: theo em hieu thi hien tai minh kha thoai mai trong viec kiem soat cac luong tien ra vao cua cac quy offshore. Cac bon qui dau tu nuoc ngoai quan ly may offshore funds se co mot tai khoan von o nuoc ngoai, roi chuyen tien ve VN dau tu. Bon nay phai co mot tai khoan gop von bang tien Viet tai ngan hang giam sat o VN (thuong la cac ngan hang nuoc ngoai lon nhu HSBC, Citi, Deutsche ). Moi giao dich ve dau tu tai VN cua quy deu phai qua tai khoan nay. Khi quy ban di phan dau tu cua minh, co day du giay to chung minh nguon goc giao dich thi hoan toan duoc convert ra USD de chuyen sang nuoc ngoai. Tuy nhien ngoai tai khoan day ra thi cac quy nuoc ngoai con co offshore account dat tai mot ngan hang nuoc ngoai danh cho cac giao dich vang lai. Tai khoan nay thi kho quan ly, ma cung thuong chi la danh cho viec dieu hanh hoat dong cua cty quan ly quy.


    Luu y la hoat dong cua mot offshore fund se duoc chieu theo 1 luat khac han voi cac onshore fund. Va mot cong ty quan ly quy nuoc ngoai co the quan ly nhieu loai qui khac nhau voi hinh thuc khac nhau.

    Hai ba nam nay cac cty quan ly quy nuoc ngoai thuong la nguon cung cap USD lon cua cac bank nuoc ngoai tai VN.

    ReplyDelete
  24. ah..clarify lai de tranh confused la la moi mot offshore fund se co 1 tai khoan von cua no o nuoc ngoai..Chu khong phai cong ty quan ly quy co 1 tai khoan von o nuoc ngoai dung chung cho tat cac funds

    ReplyDelete
  25. Sorry vừa click phải delete comment cuối của Anaconda
    Post lại:
    Anaconda: Ve mat ly thuyet thi VN hoan toan co the dua ra cac quy dinh se kiem soat ( hinh nhu bon Tau co nhung qui dinh gi do chat che hon minh) ..Nhung ma thoi gian qua nha minh cung muon thu hut dau tu nuoc ngoai, dau the chảnh chọe..Thi truong CK vietnam be teo, cung can coi mo de lon manh len.

    ReplyDelete
  26. thuong thi khi nguoi ta leo len cao, nguoi ta gioi ve quan he^. va ngoai giao, noi giao hon la gioi chuyen mon. cac ban cung dung co noi wa chuyen cac nha cam dau quoc gia hoc truong lang, neu can tu van thi ko thieu gi cac chuyen gia, to chuc trong ngoai nuoc co kien thuc chuyen mon.

    neu ma nhin theo goc do dau co thi thi truong di len xuong 2 cuc nhanh nhu vay dung la noi ly tuong de lam giau tat

    ReplyDelete
  27. kha bat gio ve viec cac tri thuc vietnam da so hoat dong theo kieu renaissance men, tu tho* tha^?n mo^ng dit' toi thong ke, bao cao tai chanh, ngoai hoi noi hoi, von ngan von dai deu co the di may ve gio ko can doi mu bao hiem duoc.

    cac tri thuc lam vay co khac nao ba ban bun rieu choi chung khoan thanh trieu phu' do la dau.

    ReplyDelete
  28. @Beo: hinh nhu o day cung da so la ban bun rieu hoac cùng lắm là bán bánh mì có xe đẩy thôi...((:

    Ma ban bun rieu choi chung khoan thanh trieu phu USD thi co gi la khong hay dau nhi.

    Ma nghi cho cung thi khi ma da so cong dan cua mot dat nuoc ngheo nhu VN deu co suy nghi la muon treo cao thi phai "..." (nhu ban nay noi) thi chac chan dat nuoc nay mai mai cung chi the.

    Dao nay minh noi phet lam the nhi...heh


    ReplyDelete
  29. ban biet ba bun rieu nao choi chung khoan thanh trieu phu chi cho minh gap voi?

    ReplyDelete
  30. Chào bạn.
    Chúng tôi đã lựa chọn & xin phép bạn đc đưa lên http://XemBlog.com - Website tổng hợp, tìm kiếm các bài viết hay từ blog Việt!
    ( XemBlog.com - xem & sống cùng blog Việt! )

    ReplyDelete