Monday, October 20, 2008

Entry for October 20, 2008

+ Thật, tớ không hiểu tại sao người ta lại tặng hoa/quà, và chúc mừng phụ nữ nhân ngày thành lập "Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam". Nếu cần lấy một ngày phụ nữ Việt Nam riêng biệt với ngày phụ nữ Quốc tế để vinh danh hai lần thì cũng không nhất thiết phải lấy ngày thành lập một Hội nào đó.

Giả dụ bây giờ cần lấy một ngày để vinh danh nông dân, những người dân quê chân lấm tay bùn, chúng ta sẽ chọn ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam?

Tớ cũng thấy cả năm có một ngày dành cho phụ nữ là điều hay, nhưng có đến hai ngày, thì điều hay đó biến mất, lại thành cái gì đó cứ giả giả, hình thức.


+ Blog bác Nguyên đầu bạc đang có loạt bài dịch những suy nghĩ, hồi ức của thi sĩ Nga Evtushenko, người tự nhận là nhà thơ Xô Viết cuối cùng.

"Tôi thuộc lớp người những năm sáu mươi (thế kỉ XX - ND) bắt đầu đấu tranh với bóng ma Stalin nhờ bóng ma Lenin. Nhưng làm sao hồi đó chúng tôi biết được, khui được các tài liệu lưu trữ về một Lenin khác, chưa từng biết đến, được bảo quản rất chặt chẽ ? Làm sao chúng tôi có thể đọc được Quần đảo GULAK trước khi nó được viết ra ? Chúng tôi không biết rằng dưới sắc lệnh về việc xây dựng Solovkov – trại tập trung đầu tiên trước thời Hitler – là chữ kí của Lenin, rằng chính ông ta đã ban ra những mệnh lệnh tàn bạo đàn áp nông dân, chúng tôi không biết thái độ không khoan nhượng của ông ta đối với giới trí thức khác chính kiến. Nhiều thư từ của ông gửi Dzerzhinsky, Stalin, những công văn khẩn, những chỉ thị, đã bị giấu kín. Đối với tôi và nhiều người khác, từ bỏ sự lý tưởng hoá Lenin là một điều đau khổ. Khi quan niệm cách mạng như là "sự báo thù cho người anh" chính Lenin cũng không nhận biết là ông ta đã bắt đầu báo thù cả một dân tộc, chứ không chỉ chế độ Nga hoàng đã tử hình người anh của mình. Bi kịch của Lenin là ở chỗ Stalin, kẻ mà đến cuối đời ông ta hết sức căm thù, lại đã thực sự trở thành người học trò trung thành của ông ta. Nhưng tất cả những điều trên phải đến thập niên tám mươi, chứ không phải ở thập niên sáu mươi, tôi mới hiểu ra. Tôi yêu lá cờ đỏ mà đứng dưới nó chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít không chỉ có Vasili Terkin, mà còn có Viktor Nekrasov, Lev Kobelev, Bulat Okudzhava. Tôi yêu không phải một nước Liên Xô trên danh pháp, mà một nước Liên Xô của cá nhân tôi, nơi tôi có rất nhiều bạn bè ở tất cả các nước cộng hoà. Tôi thích và đến bây giờ vẫn thích bài Quốc tế ca – không phải như một bài đảng ca, mà như một bài hát thường.

Nhưng trong điệp khúc "Những người xưa chỉ tay không – Mai đây tất cả sẽ trong tay mình" có một sự mập mờ nguy hiểm. Nếu người thực sự tay trắng mà trở nên có tất cả thì đó là điều đáng ghê sợ."

....
Văn học Nga là gì ? Đó là tấm gương bị các cuộc chiến tranh và cách mạng đập vỡ nhưng các mảnh vỡ của nó vẫn lại lớn lên, giữ được trong bề sâu tất cả những gì đã phản chiếu trong nó.

Lenin từng gọi Tolstoy [Alexey?] là "tấm gương phản chiếu cuộc cách mạng Nga", định nghĩa này lập tức đã giới hạn nhà văn đến phiến diện què quặt. Văn học – đó là tấm gương phản chiếu cả cách mạng lẫn phản cách mạng.

....

Hãy tránh những bàn tay chỉ đường, ngay cả nếu chúng chỉ theo hướng ngược lại ngõ cụt cũ. Một ngõ cụt khác có thể vẫn đang chờ anh ở đấy với nụ cười khẩy của người anh em sinh đôi ranh mãnh. Ở đấy cũng có thể có những vũng bẩn và những vũng máu.

....

Tình trạng không cầm máu – bệnh hemophilie – là căn bệnh dân tộc của nước Nga. Nó khởi nguồn từ thời thống trị của quân Tarta-Mongolia, khi các vị bá tước Nga cứ đánh nhau liên miên thay vì thống nhất với nhau. Chính khi đó đã sinh ra thảm kịch dân tộc chẳng hề đáng tự hào –thói quen người Nga làm đổ máu Nga*.

Chủ nghÄ©a xã há»™i chẳng bao giờ có ở chúng ta. DÆ°á»›i cái tên giả chủ nghÄ©a xã há»™i chúng ta đã tạo ra má»™t chế Ä‘á»™ phong kiến - quân chủ che đậy. Chẳng phải Stalin là Nga hoàng, còn các vị bí thÆ° đảng là những lãnh chúa đó sao ? Chủ nghÄ©a xã há»™i phong kiến sau khi giết chết Nga hoàng Aleksey đã thay ông ta thừa kế ngai vàng, thừa kế bệnh hemophilie. Nền dân chủ của chúng ta hiện thời cÅ©ng là nền dân chủ phong kiến, nền dân chủ hemophilie. Máu vẫn tiếp tục đổ không ngừng – cả ở quanh nÆ°á»›c Nga, cả ở bên trong – máu của các cuá»™c xung Ä‘á»™t dân tá»™c trên những lãnh địa cÅ© của đế chế, máu ở Chechnya, máu của cuá»™c huynh đệ tÆ°Æ¡ng tàn giữa nghị viện và tổng thống, máu của những vụ giết người được thuê sẵn. NÆ°á»›c Nga luôn là đất nÆ°á»›c của nền văn hoá cao cả, nhÆ°ng đồng thời là đất nÆ°á»›c của sá»± vô văn hoá chính trị. Chúng ta đối xá»­ vá»›i sá»± tá»± do của mình má»™t cách vô văn hoá. Tá»± do của những người không đáng được tá»± do là nguy hiểm cho chính họ. Gertsen từng viết : "Không thể giải phóng cho mọi người nhiều hÆ¡n họ tá»± giải phóng từ bên trong".** Chẳng hề mong muốn má»™t nhà thÆ¡ nào đó của thế kỉ XXI sẽ lại giống nhÆ° Aleksander Blok lang thang quanh đống đổ nát, tay cầm má»™t mảnh gÆ°Æ¡ng phản chiếu chỉ những xác chết và tro tàn. Tôi những muốn chúng ta nhìn vào tấm gÆ°Æ¡ng của lịch sá»­ và thấy ở đấy chỉ khuôn mặt mình và khuôn mặt con cái chúng ta mà khi nhìn vào khÃ
´ng thấy xấu hổ.

....

Tôi không thương xót chính quyền xô viết, bởi vì nó đã không hề thương xót hàng triệu người bị nó giết chết. Nó tất phải sụp đổ giống như chế độ sa hoàng là chế độ cũng không thương xót mọi người. Thiếu lòng thương xót đối với những con người của một hệ thống nhà nước rốt cuộc sẽ quay ra thành sự không thương xót của mọi người đối với hệ thống đó. Hãy để hệ thống hôm nay nhớ lấy điều đó như một lời cảnh báo, hệ thống này vẫn chưa đáng được gọi là dân chủ bởi vì đáng tiếc là nó vẫn thừa kế của chính quyền xô viết sự không thương xót mọi người. Sự không thương xót đó tự gọi mình là gì đi nữa – chủ nghĩa xã hội, hay chủ nghĩa tư bản, hay một cái gì khác, thì cũng có khác gì nhau. Thế kỉ hai mốt đã ngấp nghé ngưỡng cửa. Tôi mong muốn gì ở nó ? Tôi muốn sao cho nó học được cách thương xót mọi người.

...

Tôi chỉ là người của thế kỉ hai mươi. Một nhà thơ "đầy xung khắc trong mình", ở đó những ảo tưởng lãng mạn cách mạng bện kết với sự bác bỏ những ảo tưởng đó, một nhà thơ như thế chỉ có thể xuất hiện vào nửa sau thế kỉ hai mươi và chỉ ở nước Nga – không phải nước Nga trước cách mạng, mà chỉ ở nước Nga xô viết với hệ thống một đảng, kiểm duyệt, khó đi lại. Tôi cám ơn thế kỉ hai mươi, bởi vì tôi không có thế kỉ nào khác. Tôi mang trong mình những căn bệnh của thế kỉ này, những hi vọng, lầm lạc, sợ hãi của nó, sự hạn chế, sự điên cuồng của nó, những cơn hoài nghi, cơn hoang tưởng tự đại, và lạy Chúa, cả niềm tin ngây thơ nhưng không sao chữa nổi là tình bác ái của mọi người dẫu sao vẫn có thể có được."




Notes:
* Còn người Việt Nam, thói quen người Việt làm đổ máu người Việt bắt đầu từ thời Mạc-Lê, Trịnh- Nguyễn phân tranh và tiếp tục trong 400 năm sau đấy. Trừ những khi có giặc ngoại xâm còn lịch sử Việt Nam từ thời Mạc- Lê thế kỷ 17, Trịnh -Nguyễn thế kỷ 18, Tây Sơn- Nguyễn Ánh, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cho tới Bắc Viêt- Nam Việt trong thế kỷ 20, luôn là thời kỳ người Việt làm đổ máu Việt. Hơn thế, hầu hết các trường hợp "ngoại xâm" xảy ra đều do một bên người Việt "mời" vào để giúp đánh bên kia: Lê Chiêu Thống cầu Thanh, Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm, Lê Văn Khôi cầu viện Xiêm.. Và cuộc chiến Quốc- Cộng thế kỷ 20 với hơn 4 triệu người chết!


** Câu này làm tôi nhắc tới ý của Pushkin mà Solzhenitsyn nhắc tới: "Với loài bò, tự do thật vô ích. Ách và roi là những gì đời đời chúng biết"

+ Evtushenko chính là tác giả bài thơ "Nói". Khi nghe Nguyễn Việt Chiến nói tại phiên tòa báo chí, bất giác, tôi nhớ đến bài thơ này. Tôi nghĩ Evtushenko là một nhà thơ "chính trực bình thường", ông không có sự ngạo nghễ như Brodsky hay niềm tin vững chắc của Solzhenitsyn. Trong phiên tòa xử Brodsky về tội lang thang, viên thẩm phán hỏi ông: "Ai thừa nhận anh là nhà thơ? Ai đưa tên anh vào hàng ngũ các nhà thơ" Brodsky nói: "Không ai. Ai có thể đưa tôi vào hàng ngũ nhân loại". Evtushenko không có sự ngạo nghễ như vậy, có lẽ cũng vì thế mà ông bị Brodsky ghét, cho rằng Evtushenko chỉ dám nói những gì được phép nói. Nhưng giữ được sự chính trực thông thường trong một xã hội yêu cầu tất cả phải tuân thủ dối trá, đó lại là can đảm.

Nói

Evtushenko

Anh là người can đảm, họ bảo tôi.
Không phải.
Can đảm chưa bao giờ là phẩm chất của tôi
Chỉ có điều tôi nghĩ
Thật bất công nếu tự hạ mình như nhiều kẻ khác.
Có những nền móng chẳng được phép lung lay.
Và giọng của tôi không làm gì hơn là
Cười nhạo những dối lừa rỗng tuếch;
Tôi không làm gì hơn là viết, tôi không tố giác ai,
Không tự gạch bỏ những gì tôi nghĩ,
Tôi bảo vệ những người xứng đáng,
Và gọi đúng tên những kẻ bất tài
(làm điều dù sao cũng phải làm).
Và giờ đây họ bảo tôi rằng tôi can đảm.
Con cái chúng ta sẽ phải xấu hổ nhường nào
Khi cuối cùng chúng được báo đáp cho những nỗi khiếp sợ này
Chúng sẽ nhớ về cái thời kỳ lạ
Khi sự chính trực bình thường cũng giống như lòng can đảm

16 comments:

  1. Em thấy cả hai ngày phụ nữ đều dở hơi :)). Em nói chung phát ốm với các ngày lễ lạt (trừ các ngày được nghỉ :D).

    ReplyDelete
  2. Lenin nói về Lev Tolstoy.
    Tớ ko được đọc hết những gì Evtushenko viết nên ko hiểu lắm câu chỉ trích: "...định nghĩa này lập tức đã giới hạn nhà văn đến phiến diện què quặt. Văn học – đó là tấm gương phản chiếu cả cách mạng lẫn phản cách mạng.". Nhưng tớ có cảm giác ông ý hiểu sai ý của Lenin. Lenin đánh giá cao các tác phẩm của L.T. không phải ở tính cách mạng, mà vì T. như một họa sĩ, khắc họa được bản chất nông dân và địa chủ thời ấy, (nhất là giai đoạn trước cách mạng Nga 1905). Những hình tượng nhân vật trong tác phẩm của L.T. phản ánh rõ nét thế giới quan của người nông dân, những người sau này là thành phần chính trong cuộc cách mạng...
    Mà ko hiểu sao, tớ ko thích Evtushenko.

    ReplyDelete
  3. [Nhưng giữ được sự chính trực thông thường trong một xã hội yêu cầu tất cả phải tuân thủ dối trá, đó lại là can đảm.]

    Đoạn này em không đồng ý với anh lắm. Xã hội mà anh nhắc đến nhiều khi ko yêu cầu tất cả tuân thủ dối trá (nói dối), mà chỉ yêu cầu người ta không nói lên sự thật.

    ReplyDelete
  4. Ngày 8/3 gắn liền với cái gọi là "Phong trào phụ nữ dân chủ thế giới" , 1 di sản của chiến tranh lạnh, và những nước dân chủ nhất thế giới hiện nay phụ nữ cũng không biết ngày đó có ý nghĩa gì.

    Ngày 20/10 là ngày thành lập Hội LHPN VN, chắc nhiều người biết.

    Ở VN này hệ thống chính trị lấy 2 ngày đó làm "ngày chị em". Các bác nhà ta thì cái gì cũng phải gắn với chính trị. Đó là chuyện của các bác.

    Tôi cũng chẳng thích cứ gắn chị em yêu quý của chúng ta với chuyện chính trị nhưng vẫn cứ chúc tụng tặng hoa các chị các em vào 2 cái ngày này vì chị em nhà ta quen với việc là họ có 2 ngày này rồi. Mà bây giờ đa số chị em cũng chẳng quan tâm đến ý nghĩa chính trị gì của 2 cái ngày đó. Họ chỉ nghĩ đơn giản là vào những ngày đó họ được anh em quan tâm hơn, chiều chuộng hơn. Thế thì tội gì mà chỉ vì dị ứng với ba cái chuyện chính trị vớ vẩn mà làm phật lòng chị em, nhất là lại làm người yêu giận dỗi nữa thì rất mệt.

    Đúng là vẫn còn nhiều người hay quá quan trọng hóa vấn đề. Chắc là khi yêu họ cũng phải chọn người yêu có cùng quan điểm chính trị. Thế kỷ 21 rồi mà còn thế thì chán! Tôi chỉ ước ao đến ngày chung quanh mâm cơm gia đình Việt Nam là bố theo đảng A, mẹ theo đảng B, vợ chồng con cái mỗi người 1 đảng mà vẫn đầy ắp nụ cười hạnh phúc. Bao giờ đến ngày đó thì chúng ta mới mở mày mở mặt được.

    ReplyDelete
  5. Xin phép anh cho chép lại bài thơ Nói. Cảm ơn anh.

    ReplyDelete
  6. Nhất trí cả bác Hiền H, thực ra ko chỉ (8-3 và) 20-10 mà còn 14-2, 24-12.. nói chúng thì em thấy mấy cái ngày của nợ mọc từ đâu ra xong bắt anh em phải tặng quà chiều chuộng abc chị em cũng chuối, cơ mà nếu chỉ nghĩ đến chiện có 1 vài ngày để chị em được quan tâm chiều chuộng hơn 1 chút thì cũng ok :D Mí lại anh Linh chắc chưa có người yêu để bị mè nheo giận dỗi (ấy là em đoán thế, ko phải bác đừng giận) nên mới nói thế, chứ mấy ngày này anh em ko quan tâm kiểu gì mấy ngày tiếp theo cũng ăn đòn :P

    ReplyDelete
  7. Hien H nói không đúng rồi, ở Pháp ngày 8/3 vẫn được nhắc đến đấy, nhưng média chỉ đề cập sự kiện này hết sức nhẹ nhàng chứ không linh đình như ở Việt nam.

    ReplyDelete
  8. Ơ anh Linh này hi hi Thêm một ngày để các em chúc mừng chị Phụ nữ cố lên :D

    ReplyDelete
  9. hí hí em đã tẩy chay cái ngày dở hơi này lâu lắm rồi. Người yêu hay chồng mà chúc chiếc + tặng quà có khi lại bị mắng cho ấy chứ hehe ~

    ReplyDelete
  10. Cũng không cùng suy nghĩ về ý thứ nhất.Hiện giờ người ta chỉ coi 20/10 như một ngày để thể hiện tình cảm và sự trân trọng với các bà,các mẹ và các chị em thôi chứ ít ai quan tâm đó là ngày thành lập abc hay giải phóng xyz.Không nói đến mấy buổi mit-tinh hay họp mặt của Đoàn hội gì đó thì "Gỉa giả" hay "hình thức" thức phụ thuộc vào phần lớn mỗi cá nhân anh ạ!

    Còn đoạn về Evtushenko,từ quá khứ đến hiện tại,có lẽ rất cần suy nghĩ...

    ReplyDelete
  11. Một ngày như mọi ngày
    Em trả lại đời tôi


    Những sông trôi âm thầm
    Đám rong rêu xếp hàng
    Những mặt đường nằm câm
    Những mặt người buồn tênh
    Sóng đong đưa linh hồn
    Có mưa quanh chỗ nằm
    Mãi một đời về không
    Trong chập chùng thác nguồn

    hehe, đọc entry này thì nhớ năm ngoái bạn Linh có làm 1 entry chống đối ngày 20/10 rồi pà con nhảy vô hùa theo đả đảo khá xôm tụ. Quan tâm ngày này ngày khác làm gì cho mệt các bác nhỉ. Cứ sống để ngày nào cũng là happy day or the last day of your life là vui lắm rồi ;)) Riêng tớ thì rất sợ các ngày có tính kỷ niệm - hoành tráng- tôn vinh v.v mà chỉ thích những ngày bình thường mà thôi, càng ít cảm xúc càng tốt :))

    ReplyDelete
  12. P.S: à wên, nhân 2 entry có ý tưởng nhất quán với nhau về ngày 20/10 dù cách xa nhau cả năm trời của bạn Linh, có thể thấy rằng Linh là 1 con người chân thật,trước sau như một, tóm lại là 1 người đáng tin cậy trong 1 số vấn đề :))

    ReplyDelete
  13. hằng năm, cứ đến ngày 20/10, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những tiếng thở dài cứ thườn thượt trôi đi từ đám đàn ông đang loay hoay hì hục bên dưới, cố nghĩ ra những trò tình tứ rúng động từ bi bất ngờ để xoa dịu các ả mèo cái đang cong đuôi dằn dỗi của mình, hòng bù đắp lại những tháng ngày các ả đã bị các anh đối xử thô lỗ tệ bạc hay lạnh nhạt vô tình, là Linh lại cảm thấy bức bối, cáu kỉnh :((

    ReplyDelete
  14. Cứ đối xử với đàn bà phụ nữ sao cho ngày nào cũng dễ thương như ngày nấy là được. Chứ tung hê chi cho nhiều vào rùi cuối cùng cả năm bạc bẽo thì cũng gớm òm!

    ReplyDelete
  15. Ô lạ nhỉ, bạn chủ topic này, cứ như là chủ nghĩa phát xít với hàng triệu người chết trong các trại tập trung đã tự nhiên sinh ra và mất đi ấy nhỉ... Cứ như là đời sống thời nông dân lấy chiếu che thân, trí thức hết chào cờ và hát quốc ca Pháp rồi đến phục vụ lý tưởng của "nữ thần tự do" Mỹ là sung sướng hơn bây giờ ấy nhỉ... "Với loài bò, tự do thật vô ích. Ách và roi là những gì đời đời chúng biết" - một số chủ các nông trại bên kia đại dương chắc thích bò Việt tự nói câu này.

    ReplyDelete
  16. Hehe, người Việt làm đổ máu Việt từ ngày lập quốc cơ. Chẳng phải Thục Phán vẫn đánh hoài Hùng Vương đấy thôi. Kiều Công Tiễn vẫn đánh Ngô Quyền, giết Dương Đình Nghệ. Rồi loạn thập nhị sứ quân. Kể sao cho hết. Nói túm lại người làm đổ máu người là hiện tượng phổ biến.

    ReplyDelete