Bọn Yahoo mất dạy.
Thử test xem nó có hiện ra không, vừa lấy mất 1 entry của mình, nhưng entry nội dung cũng không có gì nên cũng chẳng tiếc lắm. Chỉ là buồn cười bài viết của một bạn sống ở Mỹ, viết một bài phê phán dân chủ Mỹ, dẫn cả luật Mỹ lằng nhằng mà vẫn tin chắc rằng bang California là của đảng Cộng hòa, hơn thế nữa là đại cư tri cũng tương tự như đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, và đại cử tri của bang Cali luôn luôn bầu cho đảng Cộng hòa, bất chấp dân tình bỏ phiếu thế nào! Hehe.
"Những ai sống ở California (không kể nguồn gốc) đều biết rõ, đây là tiểu bang của Republicans. Tức là không cần biết bạn ủng hộ ai, những đại cử tri Cali (có đến 55 phiếu, nhiều nhất xứ Hoa Kỳ) cưa bao giờ bầu cho đại diện của đảng khác. Như vậy, lá phiếu của bạn (popular votes), vốn đã không có giá trị nhiều, lại càng mất giá trị hơn. "
Buồn cười ở chỗ chỉ cần Google vài nhát là bạn ấy có thể kiểm chứng xem những gì mình viết có đúng không, ví dụ như thông tin về đại cử tri ở đây, thông tin về việc bang Cali là bang xanh (Dân chủ) hay bang đỏ (Cộng hòa) hay swing state ở đây.
Nghe nói tiêu chuẩn để lái xe máy Việt Nam giờ còn là không mắc trĩ, viêm xoang, to gan, nứt hậu môn, sa sinh dục...Như vậy tức là khi lấy bằng lái xe máy, già trẻ lớn bé nam nữ gì cũng phải cởi quần ra để khám hậu môn, sinh dục?
Sợ thật, lấy bằng lái xe máy như thế thì còn hơn quân đội khám sức khỏe hay nhà tù kiểm tra tù nhân mới. Thế thì chỉ riêng việc này cũng khiến rất nhiều người, nhất là các cô gái trẻ tuổi sẽ không dám đi khám sức khỏe mất. Và sẽ béo các trung tâm y tế của Bộ Y Tế, ngoài số tiền thu được từ khám sức khỏe cho nhân dân còn có thể bán chứng nhận sức khỏe cho những người muốn có bằng lái nhưng ngại đi khám đủ thứ từ chiều cao, cân nặng cho tới gan, xoang, cho tới hậu môn, sinh dục. Tất cả chỉ để có một cái bằng chạy xe Hông đa.
Thật là một chính sách tiện lợi, hehe, sẽ làm giảm đi đáng kể lượng người đi xe gắn máy, bộ Giao thông có dịp ăn mừng giải quyết được vấn đề tắc nghẽn đường xá, bộ Y tế có thêm tiền dịch vụ khám cho vài triệu nhân dân, cuối năm các anh Triệu, anh Dũng có thể hùng hồn báo cáo về thành tích của mình trước Quốc hội. Và Quốc hội thì sau khi nghe các anh ấy báo cáo, sẽ họp tổ, phân công chất vấn mỗi anh vài câu cho có không khí dân chủ rồi đâu lại vào đấy. Các anh ấy sẽ chỉ cười vào mũi các đại biểu Quốc hội thôi. Đến một thằng dân phòng vớ vẩn nào đó, chỉ là giúp việc tẹp nhẹp cho công an phường, mà còn có thể nói với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là "già rồi mà còn ngu", với "Đại biểu cũng chả là cái gì".
Có khác nào nó cười vào mũi hàng chục triệu công dân cứ mấy năm một lần là lại được lùa đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và hẳn trong số đấy cũng không ít người vẫn tin tưởng rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, rằng các đại biểu Quốc hội là những người đại diện cho nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp...
Nhưng ngẫm lại thấy thằng dân phòng đó nói đúng "Đại biểu cũng chả là cái gì".
+ Bài viết rất hay của Nguyễn Lâm. Bản đăng trên Tuổi Trẻ bị cắt đi khá nhiều chắc vì sợ các quan chức khó chịu. Bản gốc trên Viet-studies.
Có bệnh không nên làm quản lý.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Bạn Ken phải tự hỏi vì sao Đảng dân chủ luôn kiếm được hết phiếu đại cử tri của bang Cali rồi hẵng viết lách linh tinh chứ!
ReplyDeleteNhân tiện đang nói về bầu cử cho em bày tỏ ý kiến là em thấy hệ thống bầu cử Mỹ hơi bị banana. Cũng vì cái trò the winner-takes-it-all này mà dẫn đến chuyện nếu mình không ở swing state và không ủng hộ Đảng chính thống ở đó thì coi như là tiếng nói của mình là không, tệ hại hơn dù ở đâu cũng vậy mình mà không ủng hộ một trong hai Đảng đó thì coi như lá phiếu của mình cũng bằng không, thậm chí còn bị coi là spoiler. Hệ thống bầu cử như vậy hoàn toàn discourage third, fourth, fifth party, discourage real discussion...Trong khi số người tự coi mình là cử tri độc lập đâu có nhỏ mà kiểu gì cũng bị dồn về một trong 2 phía, năm nào cũng bị hai cái Đảng thối nát đó bắt chọn the lesser of the two evils, nhỡ có không thèm chọn thì lại nơm nớp lo sợ là cái thằng evil hơn nó sẽ thắng.
ReplyDeleteSao lại nền dân chủ Liên bang nên phải như vậy, nước Đức nó cũng là Liên bang nhưng nó đâu có vậy. Em nghĩ hai cái ĐẢng cầm quyền kia nó cố duy trì hệ thống này để dễ chia sẻ quyền lực, để luân phiên cầm quyền và dễ thao túng thì có. Làm gì có chuyện đại diện third party năm nào đó (Perot) có những 19% phiếu phổ thông mà không có một phiếu đại cử tri nào, không có tiếng nói gì. Ridiculous!
Phỏng vấn Chomsky về American election (thật ra không có gì mới mẻ, em chỉ ấn tượng nhất The intellectual world is deeply conformist, oops we don't like to hear that but let's face it!)
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,583454,00.html
Điên qúa bọn yahoo làm mất cái comment của em rồi :((
ReplyDeleteCó lẽ nước mình phải có quy định là thiểu năng trí tuệ ko được ngồi soạn quy định ở bộ Y Tế.
ReplyDeleteMình ko phê phán nền dân chủ Mỹ. Mình chỉ làm phép so sánh, kết luận là của bạn, nhưng bạn gán kết luận của bạn thành ra của mình. Liệu bạn có hiểu hết ý tứ bài viết của mình chưa?
ReplyDeleteVề dẫn chứng của bạn về blue state và red state, mình đồng ý với dẫn chứng đó. Tiếp thu ý của bạn, mình sẽ sửa bài có chú thích.
Chỉ muốn nhấn mạnh với bạn, kết luận là của bạn. Dường như bạn quá vội vàng.
lấy tiêu chuẩn lấy bằng lái ra áp dụng cho đại biểu Quốc Hội thì có khối người văng ghế ^^.
ReplyDeletedạo này blog anh Linh châm biếm gớm, hôm nay lại còn chửi bọn yahoo mất dạy cơ đấy ^^
Bác nóng với yahoo thì có nóng cả đời. Chỉ hi vọng 1 ngày nào đó nó thu phí nhè nhẹ cho những ai ghiền blog.
ReplyDeleteEntry bị mất: nếu thấy mất khi nhấn vào highlighted là không mất, đọc entry theo kiểu... từ tốn sẽ thấy còn.
ReplyDeleteNhưng thế còn đỡ, blog tôi bị "đình bản" luôn: post vài chữ thì được, còn 1 bài vài đoạn thôi thì cũng dứt khoát không!
@Ken: Bạn Ken vẫn không hiểu là không phải tất cả các đại cử tri của một bang đều bầu cho một đảng, dù là Dân chủ hay Cộng hòa bất chấp nguyện vọng dân chúng. Thứ nhất, hầu hết các bang theo công thức ai thắng thắng tất, tức là ví dụ Cali có 55 đại cử tri nhưng có 35 đại cử tri Dân chủ, 20 đại cử tri Cộng hòa thì cả 55 phiếu đại cử tri sẽ về tay đảng Dân chủ. Thứ hai, các đại cử tri khi đăng ký để dân chúng bầu đều tuyên thệ sẽ bầu cho đảng nào và trên thực tế cực kỳ hiếm những trường hợp bội tín, tức là bầu cho một người khác với việc đăng ký ban đầu (mới chỉ xảy ra vài trường hợp trong cả trăm năm nay). Hơn nữa, đa số các bang đều có luật cấm việc đại cử tri bội tín.
ReplyDeleteCái gây tranh cãi của hình thức bầu đại cử tri không phải như bạn nói mà ở tính đại diện giữa các bang khác nhau. Các bang có dân số ít sẽ có lợi thế tương đối cao hơn các bang dân số đông (vì tỷ lệ đại cử tri trên số dân cao hơn) do đó dẫn tới hiện tượng (cực kỳ hy hữu, nếu tôi không nhầm là lần đầu tiên) là Al Gore nhiều popular votes hơn Bush nhưng lại ít electoral votes hơn, do Bush thu thập từ nhiều bang nhỏ hơn Gore. Cái này là bởi vì nên dân chủ Mỹ là nền dân chủ Liên bang, bên cạnh tính đại diện của người dân, nó còn bảo vệ quyền lợi của các bang. Chính vì thế mới có hệ thống phiếu đại cử tri phức tạp này. Nguyên nhân tỷ lệ đại cử tri trên dân số của bang nhỏ cao hơn bang đông dân là vì nhiều nguyên nhân: 1. So với thời điểm ban đầu quy định số phiếu, tỷ lệ tăng dân số của các bang đông dân (ví dụ California) đều cao hơn các bang ít dân (ví dụ North Dakota); 2. Số phiếu đại cử tri bằng số hạ nghị sĩ+ thượng nghị sĩ mỗi bang. Trong khi số hạ nghị sĩ căn cứ vào tỷ lệ dân số thì số thượng nghị sĩ theo quy tắc phân bố đều, mỗi bang hai người. Do đó bang ít dân bao giờ cũng có tỷ lệ đại cử tri trên số dân cao hơn bang đông.
Nhưng Gore-Bush là trường hợp rất hy hữu, xảy ra do đặc điểm hệ thống đại cử tri phân bố chứ không phải như bạn viết vì đại cử tri ưa ông Bush hơn ông Gore.
Bạn thiếu những kiến thức cơ bản về chính trị Mỹ nên bài viết có rất nhiều lệch lạc. Rất may là bài đấy của bạn chỉ ở trên blog chứ không đăng báo (tôi thấy có bác nhà báo vào khen và để link trên blast nhưng hy vọng là bác ấy không lấy bài của bạn đăng báo) chứ nếu không thì sẽ gây ra những hiểu lầm tai hại về hệ thống chính trị Mỹ.
@hoaianh: Việc quy định winner takes it all là do luật của các bang tự quy định. Có lẽ nó từ nguồn gốc nước Mỹ như là một liên bang lỏng lẻo của các bang có quyền độc lập. Do đó khi chọn Tổng thống, mỗi bang sẽ "chọn" ra người mình cho xứng đáng làm Tổng thống (qua các đại cử tri). Nguyên nhân nữa là vì ngày xưa gặp nhiều hạn chế trong tính toán nên nếu bầu như thế sẽ đỡ phức tạp, trong việc tính toán số phiếu popular vote. Cách bầu cử qua đại cử tri này rắc rối, phức tạp và gây nhiều tranh cãi, nhưng nó là truyền thống chính trị của nước Mỹ từ mấy trăm năm nay, thậm chí từ trước khi người dân châu Âu được quyền bầu cử, do đó không dễ gì thay đổi.
ReplyDeleteNhưng những năm gần đây, ngày càng có nhiều người muốn thay đổi hệ thống này, cũng như nhiều người tẩy chay không đi bầu vì cho rằng hệ thống này chỉ chọn lựa có hai đảng, không có chỗ đứng cho đảng thứ ba. Anh cũng nghĩ là hệ thống này nên thay đổi nhưng nói chung nước Mỹ nhiều thứ bảo thủ lắm, việc bỏ electoral vote chắc là còn xa. Nhưng trước mắt có lẽ nên cải tổ, bỏ quy tắc the winner takes it all trong electoral vote mà phân chia theo tỷ lệ của popular vote trong bang. Việc như thế cũng rất đơn giản, nhưng lại cũng khó thực hiện vì đòi hỏi các bang phải sửa luật lại.
Cũng nói thêm là không so sánh Liên bang Mỹ với Liên bang Đức hay liên bang nào khác được vì đặc thù rất khác, Liên bang Mỹ được xây dựng trên nền tảng các bang độc lập tự nguyện sát nhập với nhau và với nguyên tắc đảm bảo quyền tự chủ cho các bang. Vai trò chính quyền bang ở Mỹ cao hơn nhiều so với chính quyền bang ở các nước khác. Nếu so sánh thì phải giả sử như giờ EU quyết định thành lập chính phủ chung EU, bầu Tổng thống EU, thành lập quân đội EU thì sẽ có nhiều đặc điểm giống như nước Mỹ thời mới giành độc lập.
Ca?m ti`nh vo*'i ngu*o*`i vie^'t bi. bie^'n ma^'t, chi? vi` mo^.t ca^u chu*?i. Tie^'c tha^.t!
ReplyDeleteBổ sung thêm một chút về "winner-take-all popular vote rule ":
ReplyDelete"The Constitution allows each state legislature to designate a method of choosing electors. Forty-eight states and the District of Columbia have adopted a winner-take-all popular vote rule where voters choose between statewide slates of electors pledged to vote for a specific presidential and vice presidential candidate. The candidate that wins the most votes in the state wins the support of all of that state’s electors."
Như vậy vai trò của popular vote ở đây rất quan trọng chứ không fải như bạn Ken nói là "không có giá trị gì". "the candidate that wins the most votes in the state wins the support of all that state's electors"--- hay là electors chính họ phụ thuộc rất lớn vào sự bầu cử/chọn lựa của popular vote (chọn lựa của dân chúng).
Trường hợp cá biệt xảy ra đó là vào năm 2000 khi Bush con thắng Al Gore vì Bush có tới 271 electoral votes so với 266 electoral votes của Al Gore mặc dù về populat vote thì Gore hơn Bush tới gần 550 000 phiếu. Lý do thì bạn Linh đã giải thích quá rõ ;)) Tóm lại, In the American system of presidential elections, the electoral vote determines the winner, and Bush won this count, although Gore received the most votes (called the "popular vote"):)) - tuy nhiên vai trò của popular vote đối với electors cũng rất lớn.
P.S: Ặc,nói như bạn Ken "Như vậy, lá phiếu của bạn (popular votes), vốn đã không có giá trị nhiều, lại càng mất giá trị hơn. " thì mấy đứa thường dân hoặc là đầu óc có vấn đề hoặc là rảnh wớ mới đi bỏ phiếu bầu cử (popular vote) - đi bầu cử mà biết trước lá phiếu của mình không có giá trị gì nhiều mà còn đi thì chỉ có đứa điên hay wuởn quá mới đi. Bạn Ken nói cứ như việc bầu cử này là ở Việt Nam vậy hehehe :))
ReplyDeleteP.S 2: và cũng chính vì coi tiếng nói của người dân không ra gì nên cái mô hình lãnh đạo kiểu Top - down đó nó cứ ngang nhiên ra lệnh, rót lệnh thẳng từ trên xuống dưới mà dek cần nghe ý kiến phản hồi như bài viết của bạn Nguyễn Lâm có link trên phần cuối entry này :P
ReplyDeleteBọn Yahoo mất dạy sao bằng Bộ Y Tế VN =))
ReplyDeleteChắc bạn Ken nghĩ việc cha nội Arnold bên Cộng Hòa làm Thống đốc bang Cali nên tưởng nhầm Cali là của Đảng Cộng Hòa? Mấy chục năm nay ai không biết Cali là thành trì của Đảng Dân chủ. Cha nội Arnold lên làm thống đốc thì bên Dân chủ ở Cali cũng còn cay cú đến giờ á.
ReplyDeleteHàng made in XHCN Vietnam mới qua Mỹ, chưa được kiểm nghiệm chất lượng nên thế. Coi trời bằng vung viết bậy ... thiệt đọc là thấy nó "đần độn" gì đâu á Linh.
ReplyDeleteSorry, em rất ít quan tâm chính trị nên rất dốt. NHờ anh chỉ bảo. NHư vậy là popular vote hông có ảnh hưởng gì hết hả? Theo anh nói đa phần đại cử tri không bội tín thì có nghĩa là những blue or red state là coi như có kết quả từ đầu hả? Chỉ còn phụ thuộc vào swing state?
ReplyDeleteCàng sống càng phục nhiều bác. Hehe...Ví dụ như bác Linh đây. Viết cả một comment dài để trả lời cho cái entry như vậy á? Em tưởng bác dẫn link qua báo nước nhà (Vietimes chẳng hạn) thời em còn (ráng) đọc.
ReplyDeleteLàm mất (mịa) của em 5 phút coi báo ảnh. ;))
@Getover: Coi như là thế, tất nhiên nếu có quá nhiều người ở các bang red hay blue nghĩ rằng mọi sự đã định rồi mà ko đi bỏ phiếu nữa thì có thể sẽ thay đổi nhưng nói chung là thế, kết quả chỉ phụ thuộc vào các bang swing.
ReplyDelete@Khuê Việt: comments còn cho nhiều người khác đọc nữa mà :P
@Linh: di nhien la minh biet luat "winner takes all". Tuy nhien, nhu 1 comment da noi thay, luat nay ko co y nghia gi neu nguoi dan bau cho 1 nguoi ko thuoc CH lan DC. Popular votes trong truong nay co y nghia gi sao?
ReplyDelete@Dzu kon: toi viet bai co y' tu cua rieng minh. Chac gi ban da hieu duoc. Chua ke, tu cach gi ban cho rang nguoi khac "dan don". Xin loi, hay coi trinh do minh toi dau. Chu ko thi ten nick cua ban cung nhu tinh cach cua ban ma thoi.
ReplyDeleteThôi bi giờ thử đọc câu nói của bạn Ken theo một cách khác, thay chữ Cộng Hòa thành Dân chủ cho nó hợp với thực tế:
ReplyDelete"Những ai sống ở California (không kể nguồn gốc) đều biết rõ, đây là tiểu bang của Democratic. Tức là không cần biết bạn ủng hộ ai, những đại cử tri Cali (có đến 55 phiếu, nhiều nhất xứ Hoa Kỳ) chưa bao giờ bầu cho đại diện của đảng khác. Như vậy, lá phiếu của bạn (popular votes), vốn đã không có giá trị nhiều, lại càng mất giá trị hơn. "
Bỏ qua luôn câu khẳng định khá arrogant là 'Những đại cử tri cali chưa bao giờ bầu cho đại diện của đảng khác", có thể hiểu nôm na ý của bạn Ken là: ở Cali, vùng đất của Đảng Dân chủ, thì nếu bạn bỏ phiếu cho 1 đảng nào khác ngoài đảng Dân chủ, thì lá phiếu của bạn coi như không có giá trị gì. Bất kể là bạn ủng hộ ai, nếu dó không fải là đảng Dân chủ, lá phiếu của bạn coi như vô giá trị, không giúp bạn đạt được điều bạn mong muốn.
Về một mặt nào dó, ý này có thể đúng, so với thực tế thường xảy ra. Nhưng không phải vì thế mà những người ủng hộ Republican ở Cali không đi bỏ phiếu. Vd Orange county vẫn có rất nhiều người bầu cho John McCain của Republican dù họ biết rằng thực tế Cal là đất của Democratic. Bởi vì votes are voices. Hãy cất lên tiếng nói của bạn, bởi vì tất cả đều được thống kê và mọi người đều biết điều đó. Bush thắng cử tổng thống nhưng ông ta dư biết là thắng không phải là cả nước Mỹ đều khoái và ủng hộ ông ta. Ông ta biết chỉ có bao nhiêu phần trăm ủng hộ mình và bao nhiêu phần trăm ủng hộ phe đối thủ.
Và ngay cả đối với tiểu bang vốn có truyền thống bầu chọn cho 1 đảng nào đó, đảng đó cũng phải vận động bở hơi tai để tiếp tục được ủng hộ. Không phải mặc nhiên cho là vì tiểu bang đó luôn luôn bầu cho mình mà bỏ lơ việc vận động hay thả lỏng không chạy campaigns :))
trích đoạn: " toi viet bai co y' tu cua rieng minh. Chac gi ban da hieu duoc "
ReplyDeletehahaha thì ra bác ấy viết bài cho bác ấy đọc thôi, bác Linh với bác Dzu kon chả hiểu gì cả, nhào vô bình loạn entry của người ta, để bác ấy bảo là dốt, chả biết gì. Bác ấy là cao nhân đấy, tương lai sẽ được tuyển vào Bộ Y tế, lúc đó các bác đừng có mà ganh tị nhá
Nói đến giao thông nguời ta nghĩ đến cảnh sát giao thông, bộ giao thông, uỷ ban quốc gia về an toàn giao thông, ( rồi sẽ có lúc xã hội hoá an toàn giao thông )... nay thêm bộ y tế cũng tham gia vào công tác ra luật cho giao thông, mấy hôm nữa bộ thương binh xã hội, tài nguyên môi trường, ngân hàng nhà nước... cũng ra luật để đảm bảo an toàn giao thông. Được làm lãnh đạo ở Việt Nam sướng thật, cứ tha hồ thi nhau mà đè đầu cưỡi cổ dân đen.
ReplyDeleteĐọc cái hệ thống của Mỹ mà cứ tức anh ách, đúng là nước Mỹ cần thay đổi, không phải chuyện đổi hình thức từ trắng qua đen chứ vẫn kiểu này thì bị chửi là dân chủ giả hiệu là phải quá. Em cũng đồng ý là nước Mỹ bảo thủ thật, chả biết bao giờ mới gọi là nhúc nhích.
ReplyDeleteKể ra thì tư bản Mỹ cũng thâm độc, có mỗi tăng từ 1 lên 2 Đảng thôi mà dân nói chung cũng comfortable hết rồi, đọc comment ở đây cũng đủ thấy, nói chung cứ 4 năm lại bị chúng nó cho lên cơn ectasy một lần, cũng make choice, be liberal be conservative đủ cả xong rồi đâu lại vào đấy, mình mà ở Mỹ thôi cứ bầu lung tung, hoặc không thèm đi vì đằng nào cũng không có effect gì.
Thế tại sao people ở red or blue state vẫn phải đi bầu nếu không có ảnh hưởng gì? SAo lại phải có register for vote and vote? Cũng có tổ chức chổ để vote và count. Chỉ có ý nghĩa tượng trưng thôi SAO? (Thanks!)
ReplyDeleteTheo như em biết thì ngồi (máy tính) nhiều sẽ bị trĩ, mà sắp tới thì trĩ sẽ ko được tham gia giao thông. Các bác cứ ngồi mà cmt loạn cào cào như này là dễ bị cấm túc lắm đới, bảo trọng.
ReplyDeleteTheo như em biết thì ngồi (máy tính) nhiều sẽ bị trĩ, mà sắp tới thì trĩ sẽ ko được tham gia giao thông. Các bác cứ ngồi mà cmt loạn cào cào như này là dễ bị cấm túc lắm đới, bảo trọng.
ReplyDeleteTHam khao them mot so bai bao va thong tin tren mang, em hieu van de roi. Tks anh!
ReplyDelete@ anh Linh: em tưởng là em dốt cả tiếng Việt lẫn chính trị nên hiểu linh tinh, hóa ra là đúng như vậy ạ? Nếu thế thì nước Mỹ đâu có "dân chủ" như nó hay quảng cáo??
ReplyDelete@Linh: tôi đợi cái entry này cũ đi, mới góp ý với bạn vài lời. Chứ sớm quá, kẻo bạn lại bảo tôi ngại dư luận thế này thế kia (chỉ là phỏng đoán).
ReplyDeleteOk, khi bạn đọc bài viết trên một blog người khác, không đồng ý với người ta, bạn hoàn toàn có quyền để lại phản hồi trên blog người đó. Đằng này, khi bạn chưa hiểu hết câu chuyện (đơn cử như ko phân biệt đâu là câu hỏi, đâu là câu châm biếm), bạn đã làm một entry nói lên suy nghĩ của bạn về bài viết đó trên blog của bạn.
Cái sai của bài viết, tôi ghi nhận đóng góp và cảm ơn. Nhưng thái độ và cách thức viết entry, thiết nghĩ bạn nên xem lại. Tôi thấy có mỗi bạn làm việc này, dường như bạn muốn làm blog hot hơn nữa thì phải.
@PVNH: Ý em là sao? Nước Mỹ vẫn dân chủ đấy chứ, nhưng đó là một nền dân chủ dựa trên cơ sở sức mạnh hai đảng. Mô hình này là từ nước Anh với truyền thống hai đảng Tory/Whigs rồi tới Liberal/Conservative và ngày nay là Conservative/Labour.
ReplyDeleteNước Mỹ cũng tương tự, từ thời của Hamilton và Jefferson đã chia thành hai đảng: Federalist và Jeffersonian, rồi sau này là Dân chủ và Cộng hòa. Đó là mô hình tổ chức chính quyền dựa trên hai đảng. Thực chất mô hình này có nguồn gốc từ nhà nước Cộng hòa La Mã.
@Ken: Việc tôi viết gì trên blog của tôi đó là việc của tôi chứ nhỉ. Tôi thấy bài viết của bạn buồn cười thì tôi mang về để link thôi. Cũng như khi tôi đọc thấy các bài báo buồn cười hay ngớ ngẩn khác, tôi cũng thường để link trên blog mình, cũng như những bài báo/bài trên blog tôi thấy thú vị, đáng quan tâm.
Vì blog bạn để public nên tôi mới lấy link mang về, chứ không biết rằng những gì bạn viết trên blog bạn chỉ nên được bàn luận trên blog bạn mà thôi. Lẽ ra bạn có thể để một cái khuyến cáo kiểu như những gì Ken viết chỉ được bàn luận trên blog Ken thì chắc chắn là tôi sẽ không bàn luận tới bài của bạn trong entry của tôi.
Anyway, tôi thấy việc châm biếm nhưng cứ phải giải thích rằng đây là tôi châm biếm, nó cũng đầy tính...châm biếm!
Tôi cũng không hiểu làm sao mà mấy anh cảnh sát biết người ta bị trĩ được nhỉ. Chắc sẽ vạch quần người ta ra, chổng mông lên còn các anh sẽ lom khom quỳ xuống nhìn lên rồi thò tay vào "may ngón tóc". Người đi đường nhiều lắm, chắc các anh sẽ phải giữ tư thế đó cả ngày mất. Bộ Y tế quả có lòng với Bộ công an quá mà.
ReplyDeleteNói thêm là có thời gian Tổng thống Mỹ là người của đảng Whig, nhưng sau đó vài chục năm thì đảng này suy yếu và biến mất khỏi chính trường nhưng cũng đóng góp cho Mỹ 3-4 Tổng thống gì đó. Dường như chính trị Mỹ là cuộc chơi của những đảng mạnh về tài và lực. Nếu anh chịu chơi anh lập đảng thì có thể tham gia chính trường nhưng để tham gia ứng cử Tổng thống thì anh và đảng của anh cần có đầy đủ tiền bạc và uy tín cộng thêm muôn vàn thứ luật rắc rối khác kèm theo nữa. Do đó đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thi nhau ứng cử Tổng thống là do 2 đảng này có số người ủng hộ cao nhất, quyên góp nhiều tiền bạc nhất và có uy tín hơn cũng như nổi tiếng hơn những đảng còn lại. Hình như trong Quốc hội cũng có Đại biểu từ đảng Xanh và đảng Tự Do thì phải? Còn ngoại lệ duy nhất là đảng Cộng Sản không hề có mặt trong chính trường nước Mỹ, khác với Pháp vẫn có đảng Cộng sản hoạt động.
ReplyDelete@Linh: chinh vi ko giai thich nen moi co nhung suy nghi "cao sieu" nhu cua nhieu nguoi. Con viec toi gop y ban, cu suy ngam di vay. Dung sai, nguoi doc, toi va ban at co cau tra loi.
ReplyDelete@Ken: Cảm ơn bạn đã góp ý. Nhưng mà nói thật, nếu tôi mà phải "suy ngẫm" về những ý bạn góp thì có lẽ tôi cũng hơi tự coi thường mình quá.
ReplyDeleteKhổng tử có nói "trong 3 người đi trên đường ta gặp thì có một người là thầy ta". Tức là với hai người còn lại trên đường thì đừng có dại mà tìm cách học hỏi họ.
@ anh Linh:
ReplyDeleteEm thấy trên kia anh bảo là dân bầu thế nào cũng khong ăn thua, nếu đại cử tri bầu ngược lại. Vậy thì chỉ có những swing states mới có dân chủ thật sự, chứ còn những states kia nếu có lúc dân muốn khác đi thì cũng chả đc...
Hic, đại cử tri làm sao bầu trái ý dân được. Ở mỗi đơn vị bầu cử, họ phải tuyên thệ sẽ bầu cho ứng cử viên nào. Lấy ví dụ giả sử ở quận Cam có một phiếu đại cử tri, sẽ có hai ông đại cử tri ra ứng cử, một ông tuyên thệ bầu cho Dân chủ, một ông tuyên thệ bầu cho Cộng hòa, và ông nào được bầu sẽ phụ thuộc ý nguyện của dân. Tức là thực chất đại cử tri chỉ là công cụ gián tiếp của dân chúng, chứ không phải là tiếng nói độc lập. Họ cũng chỉ có nhiệm vụ trong kỳ bầu cử đó thôi, xong là xong. Thậm chí cũng không cần họ cast phiếu. Ví dụ quận Cam bầu cho ông đại cử tri tuyên thệ ủng hộ Obama thế tức là phiếu đại cử tri đó là của Obama.
ReplyDeleteÀ à, hóa ra là thé ạ. Giờ thì em hiểu rồi ạ, em cám ơn anh đã kiên trì giải thích cho em ạ, hihi.
ReplyDelete