Friday, October 3, 2008

Entry for October 03, 2008

Hehe, hóa ra các nghị sĩ Đài Loan vẫn hay đánh nhau như hồi trước. Nhưng cũng còn có người bị "đánh" vì sữa bẩn, chứ ở Việt Nam thì chưa có ai bị rụng sợi lông nào cả.

Lãnh đạo y tế Đài Loan bị đánh vì sữa bẩn

"Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan, hôm nay (3/10), phải nhập viện sau khi bị một nhóm nghị sĩ tức giận tấn công vì phản ứng của chính phủ trước vụ bê bối sữa nhiễm độc Trung Quốc.

...
Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan sau đó đã nhập viện vì loạn nhịp tim và bị hoa mắt chóng mặt, trích lời một phát ngôn viên của Bệnh viện Đại học Đài Loan."

1 comment:

  1. Tạp chất trong các sản phẩm như thực phẩm hoặc dược phẩm thường đến từ các nguồn:

    - Do nguyên liệu ban đầu không sạch, lẫn tạp chất.
    - Hiệu suất phản ứng thực tế không khi nào đạt 100%, cho nên tạp chất cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên liệu không tham gia phản ứng hóa học.
    - Tạp chất sinh ra do các phản ứng phụ trong quá trình sản xuất.
    - Tạp chất được pha thêm vào (phụ gia) để tăng cường một số tính năng tích cực đã có của sản phẩm hoặc tạo ra các tính năng tích cực mới.

    Tạp chất ở một nồng độ nhất định có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhưng cũng có những tạp chất vô hại.

    Về trường hợp melamine trong sữa thì mình không rõ lắm là nguồn của nó là phụ gia thêm vào hay là rơi vào các trường hợp khác đã nêu trên kia. Tuy nhiên điều mà mình chắc là VN không có tiêu chuẩn giới hạn liên quan đến nồng độ chất ấy trong sữa, hạn là bao nhiêu ppm (mg/kg) hay ppb (mg/t), tức là mức không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chứ còn bảo "có" hay "không" thì rất chuối, vì kiểu gì cũng có. Ví dụ bảo "xăng không chì" thì chỉ tương đối, vì xăng nào cũng có chì cả, chỉ có cái là nồng độ thấp thôi, ví dụ xăng 95 của châu Âu cũng gọi là xăng không chì nhưng thực tế vẫn có hợp chất chì với nồng độ cho phép là 5 mg/l (trong 1 lít xăng có nhiều nhất là 5 mg hợp chất chì). (Hợp chất chì là phụ gia làm tăng chỉ số chống kích nổ của xăng).

    Vừa qua theo dõi báo chí thấy trẻ em ở VN tiêm vắc-xin bị biến chứng, sau hóa ra biến dạng tàn phế... Bộ Y tế bác bỏ khả năng thuốc giả và khẳng định hiệu suất thuốc đạt chất lượng trong quá trình sản xuất là 99.99%. Tuy nhiên, theo tớ, vấn đề không phải là ở khâu sản xuất mà là bảo quản. Nếu bảo quản tồi thì thuốc sẽ biến chất bởi các quá trình hóa lý (do các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... không phù hợp). Thuốc biến chất được tiêm thẳng vào máu (đường nhanh nhất để chất độc xâm nhập vào cơ thể), sống được như thực vật là còn may. Thường thì quá trình bảo quản khá tốn kém, nên nếu ông bà nào tham nhũng xén tiền của quá trình này thì khối trẻ em sau khi tiêm vắc-xin sẽ đi đời.

    ReplyDelete