Wednesday, October 22, 2008

Xung quanh một số chỉ số

Xếp hạng tự do báo chí của Việt Nam theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (điểm càng thấp càng tốt).

Năm 2002: 131/139: 81,25

Năm 2003: 159/166: 89,17

Năm 2004: 161/167: 86,88

Năm 2005: 158/167: 73,25.

Năm 2006: 155/168: 67,25

Năm 2007: 162/169: 79,25

Năm 2008: 168/173: 86,17.

Như vậy, tính từ năm 2002, tự do báo chí Việt Nam tồi đi trong năm 2003, tiến bộ dần trong các năm 2004 tới 2006, nhưng lại tồi hẳn đi trong hai năm 2007 và 2008. Năm 2006 là năm báo chí Việt Nam tự do hơn cả, khi nền báo chí cách mạng được bọn tư bản thối tha cho là tự do hơn 13 nước trong tổng số 168 nước được khảo sát. Nhưng năm 2008, báo chí Việt Nam chỉ còn được đánh giá là tự do hơn 5 nước (trong 173 nước).

Trong năm 2008, báo chí Việt Nam tự do hơn những nước nào: Cuba, Miến Điện, Turkmenistan, Bắc Hàn và Eritrea. Ngoại trừ Việt Nam, tất cả các nước trên đều dưới sự cai trị của độc tài hay quân phiệt (Miến Điện). Ngoại trừ Miến Điện, những nước còn lại đều là những nước độc đảng (Miến Điện tuy chính quyền nằm trong tay một đảng và không có bầu cử tự do nhưng các đảng khác vẫn được phép hoạt động). Không ngoại trừ nước nào, tất cả các nước này đều nằm dưới sự lãnh đạo của các đảng Cộng sản hay XHCN, hoặc từng là Cộng sản hay XHCN.

Ở Turkmenistan chẳng hạn, khi Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản nước này đổi tên thành Đảng Dân chủ Turkmenistan và cấm tất cả các đảng khác hoạt động. Tổng thống nước này (mới chết cuối năm 2006), thành Tổng thống suốt đời, và tất cả các đại biểu Quốc hội do Tổng thống chỉ định. Ở Miến Điện, đảng lãnh đạo là đảng có khuynh hướng XHCN trong quá khứ, ở Eritrea cũng tình trạng tương tự. Còn Cuba và Bắc Hàn thì tất nhiên là Đảng Cộng sản lãnh đạo (giống Việt Nam).

Báo chí Việt Nam kém tự do hơn những nước nào: “người bạn lớn” Trung Quốc, nhà nước Hồi giáo cực đoan Iran, nước láng giềng cùng theo chế độ độc đảng Lào, các quốc gia độc tài Uzbekistan, Libya, Syria, Saudi Arabia…Vâng, báo chí Việt Nam còn ít tự do hơn báo chí các nước đó.

Một điều có vẻ như là nghịch lý nếu nhìn vào xếp hạng này là tự do báo chí của Việt Nam tồi hẳn đi trong hai năm 2007, 2008 là những năm mà những lãnh đạo được coi là cấp tiến (Minh Triết, Tấn Dũng) lên nắm quyền. Thậm chí cả TBT Nông Đức Mạnh cũng được coi là người trung dung chứ không hẳn là bảo thủ. Và tự do báo chí ngày càng bị bóp nghẹt dù giới lãnh đạo được coi là “cấp tiến”, trẻ trung, có học thức hơn trước.

Ngoài chỉ số tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, còn có chỉ số tự do báo chí của FreedomHouse. Theo chỉ số này thì năm 2007, Việt Nam đứng thứ 170/195 về tự do báo chí, một kết quả cũng tương tự so với chỉ số của Phóng viên ko biên giới.

Một chỉ số đáng quan tâm khác là chỉ số tham nhũng của Transparency. Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 121/178, với điểm 2,7/10 (càng cao, càng ít tham nhũng). Từ năm 2004 tới 2007, chỉ số tham nhũng của VN giữ nguyên là 2,6. Như vậy, có thể nói, bất chấp các quyết tâm (quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm!) chống tham nhũng của Chính phủ, tham nhũng ở Việt Nam không hề giảm.

Một chỉ số liên quan khác là Economic Freedom của Heritage. Năm 2008, Việt Nam đạt 49,8/100 (càng cao càng tự do kinh tế), xếp hạng 135/165 nước. Chỉ số này được xây dựng dựa trên các đánh giá về mức độ tự do kinh doanh, tự do thương mại, ít tham nhũng…., tức là các chỉ số liên quan tới độ tự do trong môi trường kinh doanh. Quan sát bảng dưới chúng ta thấy, tự do kinh tế Việt Nam cũng thụt lùi trong hai năm 2007 và 2008 so với 2006.




2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

Điểm

49.8

49.4

50.1

47.6

46.1

46.2

45.6

Xếp hạng

135

140

137

141

141

142

140




Ngoài ra còn một số chỉ số khác như chỉ số chất lượng thể chế của WB. Chỉ số này tập hợp các dữ liệu về quyền tự do ngôn luận và quyền đại diện của người dân (voice and accountability), sự ổn định chính trị (political stability), hiệu quả chính quyền (government effectiveness), chất lượng chính sách (regulatory quality), hiệu lực pháp luật (rule of law) và kiểm soát tham nhũng (control of corruption) của hơn 200 nước và lãnh thổ trên thế giới. Trừ sự ổn định chính trị, tất cả các chỉ số trên của Việt Nam đều thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong đó nghiêm trọng nhất là quyền tự do ngôn luận và quyền đại diện của người dân, có sự tồi tệ hẳn từ năm 2005 tới 2007, và hiện nay Việt Nam ở trong số 7% tồi tệ nhất của thế giới về những quyền này. Cũng thụt lùi từ năm 2005 tới 2007 là hiệu lực của pháp luật và chất lượng của bộ máy chính quyền. Trong khi đó, theo đánh giá của WB thì Việt Nam có tiến bộ đôi chút trong việc kiểm soát tham nhũng trong cùng thời gian (tuy vẫn kém hơn 70% các nước về khả năng kiểm soát tham nhũng) và về chất lượng của chính sách (kém hơn 64% các nước).

Và đó là vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhìn chung tính theo mọi chỉ số (kể cả về thu nhập bình quân đầu người), Việt Nam thường xuyên kém hơn 70% các nước khác trên thế giới. Riêng trong lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử và quyền tự do báo chí thì chúng ta kém hơn ít nhất là 90% các nước trên thế giới. Nếu tính theo dân số, vì Việt Nam là một nước đông dân nên chắc hẳn chúng ta sẽ nằm trong số 10% nghèo nhất và 5% kém tự do, mất nhân quyền nhất trên thế giới.

Và đó là tính cả một tỷ người ở châu Phi nơi chịu sự hoành hành bởi bệnh tật, nội chiến và các chính quyền độc tài ngu dốt. Nếu chỉ so với các nước xung quanh ta thì vị thế còn tồi tệ hơn nhiều. Thử hỏi ở châu Á này, ngoài Miến Điện và Bắc Hàn, còn có nước nào vừa nghèo hơn Việt Nam, vừa ít tự do hơn Việt Nam không? Tôi nghĩ là không.

Chúng ta vẫn tự hào là người Việt thông minh, cần cù, hiếu học. Nhưng tại sao thông minh, cần cù, hiếu học như thế mà chúng ta lại kém hơn phần lớn nhân loại về mọi mặt, và ít tự do về mặt tinh thần hơn tuyệt đại đa số nhân loại? Không phải vì “Chung quy là tại vua Hùng. Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên”. 1000 năm trước, chúng ta đã áp dụng cách tuyển chọn người tài lãnh đạo đất nước qua con đường học vấn, đã có trường Quốc tử giám, trong khi ở phương Tây cùng thời gian, các vua chúa, quý tộc đều thất học. Nhưng thôi, không nói chuyện quá khứ vì lịch sử nhân loại luôn thăng trầm, những trung tâm văn minh nhân loại như Ấn Độ, Ba Tư hay Ai Cập ngày nay đều là những quốc gia kém phát triển trong khi con cháu bọn người ăn lông ở lỗ hồi cổ đại ở châu Âu giờ lại chiếm hầu hết tài sản vật chất và tinh thần của nhân loại.

Gần hơn, 60 năm trước, 80% nhân loại cũng nghèo khổ, bần cùng, dốt nát như chúng ta. Nhưng trong 60 năm vừa qua đó, hầu hết trong số 80% trên đều đã vượt chúng ta và Việt Nam rớt lại trên con tàu phát triển, trong khi vẫn ảo tưởng rằng mình là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, của tiến bộ xã hội và dân chủ, của tư tưởng vô địch không thể nào sai. Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực. Để rồi 50 sau, tới cuối thế kỷ 20 mới ngỡ ngàng nhận ra mình đang về bét, nằm trong số 10% nhân loại nghèo khổ nhất, trong số 5% nhân loại mất tự do nhất. 50 năm cũng là 2 thế hệ, và còn ít hơn tuổi thọ trung bình của một người. Cũng trong hai thế hệ ấy, người Hàn Quốc, người Đài Loan đã kịp leo lên tới gần đỉnh trong lúc chúng ta rơi xuống đáy.

Đại hội Đảng lần thứ mấy có đặt ra mục tiêu năm 2020 đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp. Tôi không rõ định nghĩa nước công nghiệp theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng như thế nào nhưng điều đó không quan trọng. Ngay hiện nay, tỷ lệ đóng góp trong GDP của công nghiệp và dịch vụ đều lớn hơn của nông nghiệp. Rất có thể năm 2020, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp sẽ thấp hơn trong công nghiệp và dịch vụ. Nhưng điều đó không giúp Việt Nam trở thành một nước công nghiệp thực sự, như Hàn Quốc đã làm và đạt được.

Điều quan trọng hơn là làm sao để Việt Nam không nằm trong số 10% hay 20% kém cỏi nhất của loài người, và vươn lên thành một nước trung bình. Đó cũng là làm sao để một công dân Việt Nam thực sự trở thành một công dân trung bình của thế giới. Hiện nay, chúng ta đang là những công dân hạng bét của thế giới. Và nếu như có ai đó trong chúng ta cảm thấy nhục nhã vì mình là công dân hạng bét của thế giới thì nỗi nhục nhã đó hoàn toàn có thể hiểu được. Nếu bạn là học sinh đội sổ trong lớp, bạn có thể cảm thấy nhục nhã hay xấu hổ, hay bình thường, thản nhiên, hay thậm chí còn vui vẻ sung sướng và tự hào. Cảm giác đó là quyền ở bạn, tùy quan niệm của bạn, hệ thống giá trị của bạn và s
ự giáo dục của bạn. Tôi không phán xét.

Chỉ có điều hãy bỏ đi những mặc cảm và sự ganh tị, những phỉnh phờ hay ru ngủ lẫn nhau. Hãy nhận thức rằng chúng ta đang dưới đáy. Chúng ta đã mất 2 thế hệ để cùng kéo nhau tụt xuống đáy (và trong cùng thời gian ấy, 4 triệu người đồng bào chết bất đắc kỳ tử, 2 triệu người biệt xứ ly hương). Liệu trong 2 thế hệ nữa, chúng ta có thể vươn ra khỏi đáy sâu ấy để ít nhất cũng trở thành những công dân trung bình của thế giới hay không?.

Hay một câu hỏi giản dị và dễ nhận thấy hơn, đến bao giờ chúng ta mới đuổi kịp Thái Lan, một nước trung bình trên gần như trên tất cả mọi khía cạnh (ngoại lệ có thể là về số lượng và chất lượng gái điếm) của thế giới. Thay vì thắc mắc tại sao nước Việt không giàu, tại sao Việt Nam chưa có giải Nobel…hãy thắc mắc tại sao Thái Lan lại giàu hơn Việt Nam, tại sao trường đại học Chulalongkorn bên Thái lại có số bài báo nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu quốc tế nhiều gấp hàng chục lần trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tại sao người dân Thái có thể biểu tình phản đối chính phủ mà không bị đàn áp…

Tất nhiên, tôi hoàn toàn không cho rằng Thái Lan là một hình mẫu để Việt Nam học tập. Trái lại, tôi nghĩ nước này trong quá khứ có quá nhiều yếu kém trong cách điều hành đất nước cả về chính trị lẫn kinh tế, khiến cho những nước có khả năng điều hành tốt như Đài Loan, Hàn Quốc, hay Malaysia vượt xa. Nhưng một quốc gia trung bình của thế giới như Thái Lan mà còn vượt xa Việt Nam đến thế thì trình độ phát triển thực sự của chúng ta là gì? Hãy nhìn vào đấy.

Bao giờ trên báo chí Việt Nam, câu hỏi đặt ra không phải là tới khi nào Việt Nam có giải Nobel hay đến khi nào người đẹp Việt Nam trở thành hoa hậu thế giới mà là tại sao nông dân Thái sống tốt hơn nông dân Việt, trường đại học Thái Lan lại có nhiều nghiên cứu tốt hơn đại học Việt Nam, tại sao gái Việt Nam lại phải sang Thái làm điếm, sang Trung Quốc lấy chồng chứ không phải là gái Thái sang Việt Nam làm điếm, gái Trung Quốc sang Việt Nam lấy chồng…Lúc đó thì mới gọi là biết nhìn vào mình hơn.

10 năm nữa, liệu có gái Tàu nào sang Nghệ An lấy chồng?

50 comments:

  1. Viết blog cũng thuộc quyền tự do dân chủ đấy bác Linh. Take care! :P

    J chả dám comment, nhỡ bị dính cả chùm theo điều 258 BLHS thì toi. Chỉ bổ sung ý nhỏ là hiện giờ tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của VN là hơn 70%, đến năm 2020 hay 2120 chắc vẫn còn chiếm đa số.

    ReplyDelete
  2. Ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi đáng kể về hình thái kinh tế thì thường có sự đột biến về mức sống, sản lượng. Bắc Hàn những năm 60s thậm chí còn viện trợ lương thực cho Nam Hàn. Việt Nam thì có giai đoạn 1986-1996. Nhưng giai đoạn đó đã qua đối với Bắc Hàn cũng như với Việt Nam. Tình hình Việt Nam trông có vẻ giống Bắc Hàn ngày xưa là đang thoái hóa, chỉ khác là Việt Nam có sự phân hóa lớn trong dân chúng (giàu - nghèo), còn Bắc Hàn thì không.

    Tóm lại là giai đoạn "hưng phấn" của Việt Nam đã qua và con đường trước mắt của Việt Nam chẳng có gì sáng sủa. Những cải cách, thay đổi đáng kể thì cũng đã làm từ những năm 1990-s rồi, từ giờ trở đi sẽ không có những thay đổi bước ngoặt nào nữa, trừ khi các thay đổi ấy có liên quan tới tính chính danh cũng như sự tồn vong của chế độ.

    Hiện trạng Việt Nam là một bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả, hoạt động tồi, tính hiệu năng của luật pháp thấp, phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh, đánh thẳng vào lực lượng công, nông - vốn là lực lượng đảm bảo cho tính chính danh của Đảng và là lực lượng đã từng đưa Đảng lên thế nắm quyền. Bộ máy tồi, tính hiệu năng của luật pháp thấp khiến tham nhũng phát triển mạnh, làm tiêu hao vốn và nguồn lực của xã hội. Việt Nam mà được như Philippines thì cũng đã kỳ tích chứ mong gì được như Thái Lan, dù Phi và Thái đều là hai nước phọt phẹt của Đông Nam Á.

    Mình hoàn toàn không phải là người bi quan, nhưng mình là người thực tế. Nhận thức được thực tế và bình thản trước nó cũng chỉ là một thái độ. Nói chung kệ thôi, nói phét mà nghe chứ mình là mình sẽ lấy vợ sinh con và chúng mình hy vọng sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thôi.

    À còn cụ thể tương lai Việt Lam quê bọ thế nào thì kiếp sau sẽ rõ.

    ReplyDelete
  3. Rõ đẹp mặt, lại còn bị xếp cả sau TQ nữa chứ!

    ReplyDelete
  4. Như bác nói, biết tỉnh giấc lúc này, nhìn nhận mình đang ở vị trí nào, so với tiền nhân thì ta có thấy mặc cảm không (chứ đừng nói là so với nước nào khác ở đây) mới là quan trọng chứ không phải lúc nào cũng hỏi những câu kiểu "Khi nào thì ta có giải Nobel, khi nào thì phim của ta được như phim independent của Mỹ như Little Miss Sunshine hay Juno, khi nào thì ta có trường đại học đẳng cấp quốc tế??...vân vân và vân vân".

    ReplyDelete
  5. Bạn viết hay lắm: nhưng tôi không đồng ý hoàn toàn với câu vè :-)
    “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên”, xin chỉnh lại là:
    “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa hùng vừa ...gian”. Người Việt thực ra là một lũ ...ích kỷ bạn ạ. Người không đi kéo bè đảng để ăn hiếp kẻ khác thì cũng không dám lên tiếng bênh vực kẻ yếu, ngược lại có kẻ nhận được tý quyền lợi nhỏ bé của kẻ mạnh thì ra sức phục vụ nó, bất chấp sự vô lý và bất chấp quyền lợi của kẻ yếu. Nói tóm lại người Việt xứng đáng ở nấc thang ấy trong thế giới về sự văn minh, đó chính là vì sự vị kỷ, gian tà ...nhất thế giới. Xin copy bài này của bạn như một thứ echo ...cho đông đảo người cùng nghe. !!! Cảm ơn bạn.

    ReplyDelete
  6. Bạn viết hay lắm: nhưng tôi không đồng ý hoàn toàn với câu vè :-)
    “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên”, xin chỉnh lại là:
    “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa hùng vừa ...gian”. Người Việt thực ra là một lũ ...ích kỷ bạn ạ. Người không đi kéo bè đảng để ăn hiếp kẻ khác thì cũng không dám lên tiếng bênh vực kẻ yếu, ngược lại có kẻ nhận được tý quyền lợi nhỏ bé của kẻ mạnh thì ra sức phục vụ nó, bất chấp sự vô lý và bất chấp quyền lợi của kẻ yếu. Nói tóm lại người Việt xứng đáng ở nấc thang ấy trong thế giới về sự văn minh, đó chính là vì sự vị kỷ, gian tà ...nhất thế giới. Xin copy bài này của bạn như một thứ echo ...cho đông đảo người cùng nghe. !!! Cảm ơn bạn.

    Nhìn lại mình ... đời đã xanh rêu !

    ReplyDelete
  7. “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa hùng vừa ...gian”. Người Việt thực ra là một lũ ...ích kỷ --> có trời chứng giám tui không muốn tin cái này chút nào hết..:((

    ReplyDelete
  8. “chung quy chỉ tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa hùng vừa ...gian”. Người Việt thực ra là một lũ ...ích kỷ -->có trời chứng giám tui không muốn tin cái này chút nào hết..:((

    ReplyDelete
  9. Cu tuong la VN minh kem hoa ra la ... rat kem, chan that day.

    ReplyDelete
  10. Em nhớ cái hồi xưa xem chương trình thời sự, các bạn Đài Loan cứ họp Quốc hội là oánh nhau, hay mình chưa tiến bộ là vì mình chưa oánh nhau? :-?

    ReplyDelete
  11. Thử dự đoán màn kịch này nhé!
    Về đối ngoại, Lê Dũng sẽ lại giở bài cũ: "Chúng tôi cực lực phản đối kết quả xếp hạng TDBC của tổ chức Phóng viên không biên giới; Điều này đi ngược lại nỗ lực xây dựng công cuộc XHCN của chúng tôi, làm ảnh hưởng đến thành quả dân chủ mà chúng tôi tạo được ở VN từ trước đến nay".
    Về đối nội, sẽ có vài tay bồi bút được lệnh viết bài đại khái thế này: 1. chỉ rõ tổ chức Phóng viên không biên giới là tổ chức phi chính phủ, hoạt động kiểu "cò con"... do vậy kết quả trên là không chính xác, không đáng tin. 2. Vạch ra những sai sót của tổ chức trên trong việc thực hiện cuộc điều tra này. 3. nâng bi hết mức những kết quả "lắt nhắt" đã có được của CPVN. 4. 700 cái loa còn lại lập tức copy ý tưởng và phát rào rào.
    Thế là ổn! Bà con cứ vui vẻ, ngày lo 3 bữa ăn, tối xoa chân đi ngủ. Tự do báo chí là chuyện ở trời Tây, do bọn rởm đời ấy bày ra chứ VN vẫn có tự do BC đấy thôi: cứ cầm đủ tiền ra sạp thì mua báo gì cũng được cả, có ai cấm đoán bắt bớ gì đâu! Tự do quá trời rồi còn gì!

    ReplyDelete
  12. À trên blog chị Tần (CL&ST) có nói về cái vụ học tại chức, đại khái là các bác cán bộ vô học (ko có bằng cấp) cứ dung dăng dung dẻ đi học tại chức, về bằng cấp cả rổ. Đấy chính là bộ mặt của "người dẫn đường" của chúng ta.

    ReplyDelete
  13. Bao giờ thì báo chí Việt Nam dám đăng tải những bài như entry này của bạn Linh???

    ReplyDelete
  14. hi` hi`...nuoc VN doi so vay sao ta...hihihi...

    ReplyDelete
  15. Điều quan trọng hơn là làm sao để Việt Nam không nằm trong số 10% hay 20% kém cỏi nhất của loài người, và vươn lên thành một nước trung bình <<< muốn làm vậy chắc phải giảm thời gian blog để làm chuyện có ích hơn nhỉ :)). Kiểu làm việc của người Việt mình nói chung là toàn thấy VNExpress, Yahoo Messenger và 360 trong màn hình máy tính cơ quan. Haha. :))

    ReplyDelete
  16. bạn Linh nói bậy nhé, làm gì có chuyện gái V sang thái làm gái, sang tàu lấy chồng? Không hề! Không nhớ hồi phim Sài Gòn Nhật Thực chiếu àh,c ác báo cùng các diễn viên nổi tiếng ở Vn đồng loạt cực lực phản đối bộ phim bôi nhọ hiện thực VN

    ReplyDelete
  17. Đáng để suy ngẫm. Bác gửi bài này cho đồng chí Trần chí Hiển nhé ! để bác ấy huy động VTV đánh hội đồng cho vui.
    Cho tui copy bài này nhé.

    ReplyDelete
  18. Bài "xã luận" này của Linh hùng hồn lắm, có điều cứ nói tọa móng heo ra thế này nhé:

    Đảng Cộng sản vẫn tự hào là đội ngũ tiên phong và người dẫn đường cho dân tộc Việt, và dân tộc này đã "tự nguyện" rồi "phải" theo sự dẫn dắt này hơn 60 năm qua. Kết quả là chúng ta đang ở dưới đáy hoặc gần như vậy, do đó người dẫn đường đã sai lầm. Nếu dân tộc Việt không thay được người dẫn đường thì chỉ còn cách "cầu trời khấn phật" người dẫn đường hiện tại nhìn nhận ra sai lầm của mình và đổi hướng.

    Có điều người dẫn đường này có vẻ vẫn kiên trì với cái "kim chỉ nam" của 60 năm trước, dân tộc Việt hi vọng gì vào sự đổi hướng đây?

    ReplyDelete
  19. Bài nhiều thông tin. Cách hành văn và khẩu khí có tính chất hùng biện rất cao, hehe. Đọc sướng :-)))

    - Thử hỏi ở châu Á này, ngoài Miến Điện và Bắc Hàn, còn có nước nào vừa nghèo hơn Việt Nam, vừa ít tự do hơn Việt Nam không? Tôi nghĩ là không.

    - Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực.

    - Liệu trong 2 thế hệ nữa, chúng ta có thể vươn ra khỏi đáy sâu ấy để ít nhất cũng trở thành những công dân trung bình của thế giới hay không?

    ===> Đọc cái tóm lược khái quát này, thấy buồn cho nước mình quá cơ. Lúc trước cũng biết là nó ko tiến bộ, phát triển gì cho lắm, nhưng ko tự ý thức được là lại bi đát đến thế. Huhu..

    Mình chắc là 1 điển hình của việc bị nhồi sọ và thẩm du về dân tộc, 1 phần bởi ảo tưởng dân tộc và 1 phần bởi cái sự tự do báo chí ít ỏi.

    Có lẽ vẫn còn nhiều người Việt bị ngu dân như mình --> dân trí thấp kém cũng là nguyên nhân làm đất nước trì trệ, tệ hại như vậy.

    ReplyDelete
  20. Phân tích rất xác đáng. Buồn...

    ReplyDelete
  21. Đúng là trước giờ em vẫn biết VN mình kém hơn nhiều nhiều lần so với thế giới mà ko ngờ còn gần bét nhất thế giới như vậy!

    ReplyDelete
  22. Bài viết này thống thiết quá. Cho em xin cái copy nhé.

    ReplyDelete
  23. Tớ mới có một cuộc thảo luận rất vui với cha nội Eugene Mater - International Program Manager của Freedom Forum - ở Newseum, D.C. Phải nói là bọn Mỹ tự do quá trớn, hehehehe!

    ReplyDelete
  24. Mỗi Quốc Gia có 1 nên chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hoá, truyền thống ... khác nhau vì thế chuyện tự do báo chí ở cấp độ khác nhau cũng đúng thôi.

    ReplyDelete
  25. Hic bun qua! Tai sao dan Vit minh it nguoi biet the nhi???

    ReplyDelete
  26. Mỗi Quốc Gia có 1 nên Văn Hoá, truyền thống, chính trị, lịch sử... khác nhau vì thế việc tự do báo chí ở các cấp độ khác nhau cũng là dễ hiểu và nên chấp nhận.

    ReplyDelete
  27. Vâng bác nói đúng, Thái Lan có vua trị vì nên báo chí chúng nó phải tuân lệnh vua nên không có tự do, còn ở ta nền dân chủ xã hội chủ nghĩa quá ưu việt, nên ta phải chấp nhận tự do báo chí ta phải như thế. Nền dân chủ của chúng ta ưu việt quá nên chắc không cần báo chí, vậy dẹp 600 tờ báo luôn, chứ in làm gì cho tốn gỗ tốn rừng; và mọi người khỏi phải bức xúc mấy chuyện vớ vẩn như đo vòng ngực để "được phép" lái xe.

    ReplyDelete
  28. dẫu biết là nước mình tệ nhưng kh6ng ngờ theo thống kê lại tệ đến vậy...cái la bàn mà Đảng đang sử dụng chỉ sai hướng anh ạ.
    cho em copy nhé :D

    ReplyDelete
  29. @con tằm: sự thật thường phũ phàng, nhưng ko có gì tuyệt đối đâu ^^

    ReplyDelete
  30. Cho em xin về blog nhé anh Linh! Bài hay wá!

    ReplyDelete
  31. Em xin về làm cái link vào blast.
    Nhưng mà nói nhiều làm gì, ko cần bọn tư bản thống kê thì ai cũng biết rùi mà, hì hì . . .

    ReplyDelete
  32. Ui đại ca, sao mà em yêu anh quá. Bài viết hay tuyệt. Phân tích kiểu này thật là đáng để cho em học hỏi

    ReplyDelete
  33. Đây là sự phân loại của bọn tư bản thối nát.

    Thêm một thống ke:
    98% nhà báo có blog trên yahoo có tư tưởng phản động hoặc sẵn sàng ngả theo tư bản thối nát

    ReplyDelete
  34. Uh thì đội sổ, ừ thì hạng bét, có sao đâu... Chả ảnh hưởng gì tới "ghế", tới "quyền" cả nhé. Sống trong XH này thì phải "kứng" phải "lạnh", XH ta không có chỗ dành cho sự "ủy mỵ", sự "tự trọng không cần thiết"... Thử hỏi ngoài mấy ngàn ông,bà blogger rảnh rỗi ngồi viết và đọc blog ra, mấy chục triệu "chủ nhân của đất nước" đâu có thèm quan tâm(hay ko đủ đk để quan tâm... cũng như nhau cả). Vì thế nói nhỏ cho các ông,bà Blogger, các ông các bà cứ viết cứ đọc "tự do" nhé... (cứ chờ cho tới ngày bọn tớ thò được tay vào nhé). Sau mỗi cuộc khủng hoảng là một cơ số "cơ hội mới", xin thưa sau cuộc khủng hoảng báo chí ở VN thì nghề Hot nhất trong tương lai sẽ là "an ninh mạng"...

    ReplyDelete
  35. Viet Nam cung co tu do bao chi ma:

    ReplyDelete
  36. Bang chung day ne:

    http://farm4.static.flickr.com/3237/2953539088_179712013a.jpg

    ReplyDelete
  37. Bức ảnh của Chú Kim đúng là "biết nói".

    Rất cảm ơn entry của bác Linh. Với khả năng của bác, những bài dài và sâu như thế này, nếu xuất hiện dày hơn thì quả là quý hóa lắm.

    Bác hãy tin là nhiều người không dám/không thể/không muốn lên tiếng vì lý do này hay ký do khác vẫn đang dõi theo và ủng hộ bác.

    ReplyDelete
  38. Anh Linh viết hay quá ạ. Nhưng đáng tiếc là số người có điều kiện để đọc đc bài này của anh vẫn là quá ít, mà thường thì lại đều là những người cũng hiểu vấn đề...

    ReplyDelete
  39. hehehe thế thì phải đọc bác Thy Nga của CAND viết gì ở đây:
    http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2007/11/64606.cand

    XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN, RSF tiếp tục công bố cái gọi là "Báo cáo về tự do báo chí thế giới 2007", trắng trợn xuyên tạc ở Việt Nam "tự do báo chí đang bị bóp nghẹt" và "xếp hạng" Việt Nam đứng thứ 162/169 quốc gia về "tự do báo chí".

    rồi bây giờ thằng CA TP HCM nó lại tuyên duong RSF vì chắc RSF đã xuyên tạc sự thật, để đánh thằng Mỹ tư bản thối nát đây.

    ReplyDelete
  40. @ Nguoi Tre

    Đâu cần tới chú Lê Dũng xuất trận, chị Thy Nga là đủ để che mặt người dân trong nước rồi!

    Phải xài tới ông Lê Dũng làm chi, cho ''nổi đình nổi đám'' ra? "Khuôn mặt Việt Nam" đã vãm vỡ lắm rồi sau 2 nhà báo. Bây giờ ông LD chạy xe ra hùng hồn hô hào ''RSF vu khống chính quyền VN'' như NTrẻ đề nghị, thì có mà thối cả mặt tập thể Đảng nói riêng và toàn dân Việt nói chung ra.
    Đảng CS làm gì ''kém thông minh'' như vậy.

    ReplyDelete
  41. Bài viết bác hay quá, choa cháu copyright :)

    ReplyDelete
  42. Một bài viết thật tuyệt!

    ReplyDelete
  43. Việt Nam vẫn thế thôi. Có lẽ các chỉ số xấu đi vào những năm 07-08 chính là do những người "năng động" và "cấp tiến". Ai cũng tưởng là Minh Triết, Tấn Dũng là như thế, dân chúng tưởng là như thế, nhà báo tưởng là như thế, đến cả Minh Triết và Tấn Dũng cũng tưởng là mình như thế.

    Cho nên mới bắt đầu đứng ra "thì hành" "quyền" của mình.

    Nhưng khi làm rồi mới nhận ra là vẫn bị ăn đòn. Mới vỡ ra là tất cả đều là "tưởng".

    Giống như bao "chính sách" khác, làm rồi mới vỡ lẽ ra là tưởng, là đời nó không như thế (ít nhất ở Việt Nam).

    Muốn "đổi mới" không có nghĩa là được. Có cảm giác như các nhà báo lẫn lãnh đạo đều không hiểu được những hậu quả của tự do nọ tự do kia. Nên nhớ Quyền Lợi đi đôi với Trách Nhiệm. Bây giờ giả sử, nước Việt Nam đùng một cái biến thành nước tự do dân chủ hết sức, liệu có bao nhiêu phần trăm dân số nhận ra Quyền Lợi VÀ CẢ Nghĩa Vụ (rights and responsibilities) của mình? Hay ai ai cũng ồ ạt thực thi Quyền (phát ngôn tự do), chẳng đếm xỉa đến hậu quả của những hành động của mình? Ai đảm bảo là dân trí sẽ khá lên nếu có tự do cá nhân? Ai đảm bảo nền kinh tế Việt Nam và đời sống con người Việt Nam sẽ khá lên? Ai đảm bảo Việt Nam sẽ không bị chảy máu tài nguyên (vật chất lẫn trí tuệ)?

    Thêm nữa, tôi dám nói rằng Liberty (quyền tự do?) va nhau choang choác với Intergrity của bất kỳ một xã hội nào (nói một cách khác, Liberal đi ngược lại với Socialist). Một xã hội mà tôi thấy ích kỷ như Việt Nam mà có quyền tự do nữa thì không hiểu nước Việt Nam tồn tại đến được 1 thế kỷ nữa không? Tự hào dân tộc về quá khứ bị vắt kiệt đến mức mất hết giá trị rồi! (cảm ơn Đảng!) Ai suy nghĩ một chút mà nhắc đến "ngày xưa" bao giờ cũng nói là "nhưng mà đấy là ngày xưa".

    Người dân Việt Nam (và cả lãnh đạo nữa) đã sẵn sàng cho tự do dân chủ chưa? Tôi sợ là chưa. Với một ông Bộ trưởng Giáo Dục đuổi học sinh xong rồi không có dự định cho họ cả, rồi đổ tiền ra xây Công viên Văn Miếu thì tôi chưa thấy người dân (khi tôi nói người dân, tôi muốn nói khoảng 90% dân số từ 18 tuổi trở lên) sẽ sẵn sàng cho những đổi mới về xã hội trong tương lai gần.

    ReplyDelete
  44. Nước có nghèo, dân có ngu cũng không sao, miễn là ta có "ổn định chính trị" :D

    ReplyDelete
  45. Ban Linh a, VN se con kem coi neu nhung nguoi tai tri duoc dao tao van minh nhu ban cu o tuot nuoc ngoai, khong ve tim cach xay dung dat nuoc.
    Ban ngoi o nuoc ngoai viet the nay do toi cho ai chu, cho nhung nguoi suot doi di danh giac, khong co co hoi hoc hanh dang hoang, khong co co hoi tiep xuc voi van minh cua the gioi, khong co co hoi theo kip su phat trien cua loai nguoi. Sao khong tu hoi minh da dong gop duoc gi chua mac du minh co nhung loi the ve tri tue va hoc van hon ho?

    ReplyDelete
  46. Hehe, sao bạn Oops giỏi thế lại có thể biết được rằng tớ "cu o tuot nuoc ngoai, khong ve tim cach xay dung dat nuoc." Tớ tâm sự với bạn như thế hồi nào à?

    Anyway, dù tớ ở nước ngoài hay trong nước thì việc tớ nói gì, nghĩ gì hoàn toàn là quyền của tớ, bạn có thể thích hay không thích những phát biểu của tớ nhưng đừng lên giọng với những câu như "Sao khong tu hoi minh da dong gop duoc gi chua mac du minh co nhung loi the ve tri tue va hoc van hon ho?"

    Tớ đóng góp được gì, hay không đóng góp được gì hoàn toàn là việc của tớ. Cũng như bạn đi làm ở Mỹ rồi gửi tiền về cho nhà ở Việt Nam thì cũng là đóng góp phải không nhỉ? Tớ có bao giờ hỏi bạn đã đóng góp được gì cho đất nước chưa?

    Tớ viết thế này cũng như bạn viết truyện Tìm chồng thôi, tớ không bảo bạn vứt bút đi, không viết tiểu thuyết diễm tình nữa thì cớ gì bạn lại khuyên tớ thế này, thế kia như thế nhỉ? Bạn ở nước ngoài cũng đã lâu, tớ tưởng cũng biết tôn trọng chính kiến, quan điểm và phát biểu của người khác, kể cả khi khác mình chứ?

    ReplyDelete
  47. Bài viết hay lắm bác Linh ơi!

    ReplyDelete
  48. rất tuyệt,

    xin phép copy nhé bạn !

    ReplyDelete