Không chỉ khoa học xã hội, cả khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật cũng chịu những ảnh hưởng tương tự, dù có ở mức độ ít hơn. Ông Đàm cũng nhắc tới chủ nghĩa Lysenko trong khoa học (mà ông gọi là vụ án Lưxenkô), một ví dụ điển hình của việc khoa học phục vụ chính trị, và đã kéo lùi ngành sinh học của Liên Xô chậm đi ít nhất là nửa thế kỷ. Nếu ai từng đọc sách giáo khoa thời trước cải cách giáo dục hồi những năm 80 có thể sẽ nhớ được tên Lysenko. Khóa tôi có lẽ là khóa đầu tiên học sinh học Mendel trong nhà trường phổ thông.
Và bây giờ, cái "dân chủ" nhất có thể được phép mà Đảng (với đại diện là GS. Nguyễn Đức Bình, nhà lý luận chủ chốt của ĐCS Việt Nam) cho phép là gì: Là việc ra đời một tạp chí có tên "Tranh Luận" lưu hành nội bộ (!) "để các nhà nghiên cứu khoa học xã hội thảo luận thẳng thắn những vấn đề đặt trước nhu cầu phát triển của đất nước."
Một tờ tạp chí "lưu hành nội bộ"? Tức là sự "thảo luận thẳng thắn" của các vị chỉ được coi như là trí thức hiến kế "nội bộ" cho Đảng. Đấy là trường hợp tốt nhất, nhưng tôi ngờ rằng đó chỉ là cái van Đảng mở ra để các vị trí thức xả bớt khí tức đi, kiểu như giờ không viết trên Tia Sáng hay Talawas nữa mà chuyển sang viết cho tạp chí Tranh Luận của giáo sư Bình chẳng hạn. Còn trường hợp xấu nhất, có thể nó còn là một "cái bẫy chuột", một cái sàng để sàng bớt những "anh trí thức" nào cứng đầu, thích "thảo luận thẳng thắn" những vấn đề của đất nước. Trong lịch sử Đảng ta và các đảng anh em, không thiếu gì những bẫy chuột như thế, từ Trăm hoa đua nở bên Bạn, tới Nhân văn Giai phẩm bên ta, hay gần đây là Góp ý cho Đại hội X.
Khoa học và chính trị
"Chương trình của VTV1 còn giới thiệu bản dự thảo quy chế dân chủ trong khoa học xã hội, theo giới thiệu, đó là bản dự thảo đã được thảo luận suốt 18 năm, nay đã đến lúc đủ điều kiện chín muồi để công bố....
Tôi nhớ, khi đến dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, tôi được tặng một quyển sổ, trang đầu tiên ghi mấy dòng như lời đề tựa: “Khoa học xã hội phải có nhiệm vụ giải thích cho đường lối chính trị…” Hèn nào, trong buổi truyền hình đêm 6 tháng 10 vừa qua, các vị giáo sư khả kính của chúng ta bộc bạch ý nghĩ của mình… Nghiên cứu giải thích “đường lối quan điểm” là an toàn nhất (!)"
Giáo sư Việt Nam đã là một lẽ rồi, đằng này lại là giáo sư chính trị Mác Lênin nữa :D :D
ReplyDeleteTớ có anh bạn (hơn tớ đâu 5 tuổi), là học trò của ba tớ hồi phổ thông, hồi bé là hàng xóm với nhau. Sau này anh ấy thi đỗ đại học trong Sài Gòn và trở thành giảng viên ở học viện hành chính quốc gia thành phố Hồ Chủ tịch, tức là đào tạo lý luận Mác Lênin này nọ cho các lãnh đạo nhà mình và anh í bảo lãnh đạo nhà mình toàn dốt như heo, tới lúc thi cử hơi bị béo thầy.
Học kỹ sư bác sĩ gì cho mệt. Cứ thi vào khoa Mác Lê, không phải đóng học phí, học cũng nhẹ nhàng mà sau này tương lai rạng rỡ.
hi hi.
ReplyDeletekhong biet binh luan gi them, chi xin cuoi mot phat.
Tổng vệ sinh tất cả các khoản nhuận bút cho những cái tranh luận rồi ngâm cứu kiểu này không phải là ít đâu, cũng là tiền thuế của dân cả đấy. Nếu tiền bỏ ra mà không có tác dụng gì ngoài việc chảy vào túi cá nhân của các nhà nghiên cứu thì cũng là một thứ tham nhũng đấy, chưa nói đến những tác hại, kiểu như ô nhiễm môi trường như cái vụ Vê đan ấy, thì không thể đo đếm được.
ReplyDeletebẫy chuột đấy. Lưu hành nội bộ hoạt động bí mật thì lại càng dễ bịt mồm chuột trong câm lặng :PPP
ReplyDeleteghê nhất là có người bạn của tớ còn cho rằng một vài blogger thẳng thắn, cứng cựa hiện nay cũng có thể là một dạng "bẫy chuột" giương ra cho những chuột nhắt ngờ nghệch đâm đầu vào thiêu thân. Vàng thau lẫn lộn trong một nỗi nghi hoặc rất sickening :((
vì đó không phải là dân chủ thật sự. Hoặc cho là không fải bẫy chuột, thì việc chuyển kênh tranh luận từ công khai rộng rãi nhiều đối tương nghe sang hoạt động bí mật, chật hẹp, quanh quẩn mấy ổng nói qua nói lại với nhau, ai to mồm một chút coi chừng bị vô tù/ra tòa/đuổi việc v.v Đằng nào cũng tiêu cả :))
option 3: cho là đạt được mục tiêu cao đẹp ("no more bẫy chuột")lưu hành nội bộ để hiến kế, hiến kế mà chỉ cho một mình ĐCS nghe, còn quần chúng nhân dân hông biết gì hết là seo? Vấn đề gì mà phải ĐCS nghe trước (thay vì đưa ra bàn bạc/tranh luận công khai), trong khi nó ảnh hưởng tới đời sống của tàn bộ nhân dân và nhiều người đang phải trả giá? Làm gì có chữ trinh một nửa. Dân chủ kiểu này còn quá độc tài :P
ReplyDeleteVớ vẩn!
option 4: haha, cái này nghe có lý hơn, là chỉ có ĐCS mới đủ trình độ để hiểu khoa học xã hội, còn đám quần chúng ngu dốt thì không biết gì hết nên tốt nhất là đừng chõ mũi vào :P
ReplyDeleteỐi giời ơi ông Đàm này đang dạy em, chán thì thôi rồi =))
ReplyDeleteBiết rồi, khổ lắm, nói mãi.
ReplyDeletebạn nói "lãnh đạo nhà mình dốt như heo" coi chừng bị ..heo kiện vì tội phỉ báng đẩy !!
ReplyDeletetôi có ông anh họ, cũng dạy lý luạn chính trị cho các bác lãnh đạo ....anh cho biêt các bác ko biêt là lý luận hay chính tri cả ... chỉ biết ù ù cạc cac theo chỉ thỉ cấp trên thôi ... mà ăn hối lộ tham nhũng đến gãy răng sứt cả lợi ..
Khoa học để giải thích cho dường lối chính trị ...haha ... chưa thấy ơ đâu có ý tưởng đần độn như thế ...
thế nên VN mới cần 20 năm phát triển bền vững để theo kịp Thái lan cuả ngày hôm nay ..buôn !!
Theo kinh nghiệm của sách vở mà em đọc thì khả thi là mấy cái đó là bẫy chuột. Tốt nhứt là viết lên Talawas cho zui :D
ReplyDelete