Thưởng 1.000USD/bài báo - không phải việc của Nhà nước
"...
3. Những ai đã có công trình được đăng trên các tạp chí hàng đầu thế giới đều biết rõ: họ không những không nhận được một xu nhuận bút mà thậm chí có thể họ hay cơ quan của họ còn được tạp chí đó yêu cầu “đóng góp” tiền (cỡ 50 đến vài trăm USD cho bột bài) để giúp duy trì hoạt động của tạp chí. Định kỳ, các bài thật xuất sắc có thể nhận được các giải thưởng danh giá có khi cũng chỉ có giá trị tượng trưng một vài ngàn USD, trừ các giải rất đặc biệt.
4. Vấn đề rắc rối tiếp theo của chủ trương này là: nếu cứ đăng được 1 bài báo trên 1 tạp chí khoa học nước ngoài là được Bộ GD-ĐT chi cho 1.000 USD thì ngân quỹ của Bộ sẽ chẳng mấy cạn kiệt. Chủ trương sẽ có thể tạo ra những khuyến khích ngược rất tai hại.
Thí dụ, nó sẽ khuyến khích nhiều “nhà khoa học” hám tiền, hám danh đăng “kết quả nghiên cứu” của mình trên các tạp chí quốc tế chẳng mấy nổi tiếng. Ai cũng biết các tạp chí được gọi là “khoa học quốc tế” cũng có cả ngàn lẻ một loại, từ thượng hạng đến “làng nhàng”. Và số lượng bài đăng trên các tạp chí không có chất lượng cao sẽ chẳng góp mấy cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà.
5. Vậy là phải phân loại các tạp chí mà các bài báo của các “nhà khoa học” Việt Nam có công trình đăng trong đó. Ai có thẩm quyền phân loại? Chắc chắn không phải là Bộ GD-ĐT Việt Nam. Có thể đưa ra các tiêu chí nhất định để phân loại, rồi phải tổ chức ra hàng trăm hội đồng chuyên ngành để đánh giá. Với cách làm như hiện nay ở ta chắc chắn sẽ có rất nhiều cãi cọ quanh các hội đồng “tư vấn” này và giữa họ với nhau. Để làm việc vô bổ đó sẽ rất tốn thời gian, công sức và tiền của của nhân dân."
Ý 3: Tùy tạp chí, có tạp chí sẽ yêu cầu nộp tiền submission hoặc theo số từ, nhưng đa số tạp chí không yêu cầu người gửi phải nộp tiền.Ý 4 và 5: Lo ngân sách của Bộ cạn kiệt vì "nhiều" bài đăng tạp chí quốc tế quá! Thật là hão. Nếu thế thì quá tốt. Nếu Việt Nam một năm có 1000 bài đăng báo quốc tế thì cũng chỉ hết có 1 triệu đô-la hay 15 tỷ. Ngân sách giáo dục đại học năm 2007 theo Vụ thống kê Bộ GD-ĐT là 297 tỷ. Như vậy, để có 1000 bài báo quốc tế thì cũng chỉ tương đương 5% ngân sách giáo dục đại học. Vấn đề không phải là thiếu tiền mà là làm sao có được nhiều bài báo quốc tế như thế, để mà "giải ngân" cho hết 1 triệu? Một so sánh khác, như tôi nhớ, chính phủ định đầu tư 100-200 triệu đô-la để xây dựng đại học Việt-Mỹ. Và vừa rồi, chính phủ quyết định đầu tư 100 triệu đô-la bằng vốn vay để xây dựng đại học Việt-Đức.
Thêm nữa, các tạp chí trong mỗi chuyên ngành đều có xếp hạng chỉ số, ví dụ chỉ số Thompson Scientific Citation Index. Dễ dàng có thể lên được 1 danh sách các tạp chí theo các hạng, của các ngành và có thể yêu cầu tối thiểu những tạp chí có thứ hạng như thế nào mới được trả tiền khi đăng chẳng hạn. Chẳng ai hơi đâu lại lập ra "hàng trăm hội đồng chuyên ngành để đánh giá." như bác A nghĩ tới.
Thực ra tôi cũng cho là chính sách $1000 một bài báo của ông Nhân mang tính thi đua, bề nổi (và nói chung hầu hết các chính sách khác của ông Nhân cũng vậy) nhưng phản biện của ông Quang A không được thuyết phục. Thay vì đầu tư $1000 một bài báo nên đặt điều kiện đăng tạp chí quốc tế để xét lên phó giáo sư, giáo sư chẳng hạn, và nên thay đổi cơ chế để các trường tự chọn giáo sư thay vì giáo sư là do nhà nước phong như hiện nay. Và một việc nên làm hơn nhiều là các trường đại học cần có một khoản ngân sách để có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu như JSTOR, Sciencedirect...để giáo viên và sinh viên có thể download các bài báo trên các tạp chí thế giới. Thư viện trường cũng có thể đặt cả hardcopy một số tạp chí quốc tế quan trọng. Điều đó là quan trọng hơn nhiều so với việc đặt phần thưởng $1000 cho một bài báo quốc tế. Thay vì đặt phần thưởng thì Bộ Giáo dục có thể khuyến khích các trường, các khoa đặt phần thưởng hay ít nhất là hỗ trợ chi phí đăng tải, in ấn này nọ. Một việc nữa là có thể đầu tư vốn ngân sách tập trung vào một số tạp chí tương đối mạnh của Việt Nam, ví dụ trong ngành Toán, tôi nghe một số bạn học Ph.D. Toán nói có một số tạp chí trong nước khá tốt, có thể đầu tư cho các tạp chí này, yêu cầu bài báo trên đó viết bằng tiếng Anh và kêu gọi các cộng tác viên trong và ngoài nước gửi bài đăng..., để đưa những tạp chí này trở thành tạp chí quốc tế.
Mình thấy giải pháp trả tiền trên đầu bài tạp chí quốc tế cũng là một giải pháp khá thực tế và có tính khuyến khích cao. Tuy nó không thay đổi được toàn bộ hệ thống, nhưng lại kiểm soát được chất lượng đầu ra và giải quyết được một phần chuyện "cơm áo gạo tiền". Chứ chỉ làm tiêu chuẩn phấn đấu giáo sư, phó giáo sư thì e rằng ít người phấn đấu, hoặc khi muốn phấn đấu thì tuổi cũng già, viết báo chẳng được -- đây là nói về hoàn cảnh VN chứ ko phải thế giới! :-D
ReplyDeleteCó một khâu quan trọng mà hay bị bỏ qua là đi dự hội thảo. Hội thảo tuy nói chung ko cao bằng tạp chí, nhưng lại là nơi nảy sinh phần lớn các ý tưởng mới và sự hợp tác giữa các nhà khoa học trên nhiều nước. Phần lớn các bài đăng trên tạp chí là sự tổng hợp một cách có hệ thống các công trình đã có từ các kỳ hội thảo trước đó. Do vậy, tài trợ ngân sách đi hội thảo (tiền đi lại, visa, ăn ở) cũng là một thứ cần thiết không kém gì trả tiền cho bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Tuy nhiên có một vấn đề hơi khó là đánh giá chất lượng hội thảo lại không rõ ràng và hệ thống được như đối với tạp chí.
Về chuyện phân loại và trả tiền, thì ở trường mình (TU Delft) cũng có một hệ thống phân loại tạp chí / hội thảo theo các mức cao thấp khác nhau (tất nhiên là cũng dựa trên tiêu chuẩn chung của thế giới). Và cứ tới cuối năm, mỗi bộ môn sẽ tổng kết các bài báo đăng tạp chí, các bài dự hội thảo, các luận văn TS để cộng điểm. Rồi cứ thế qui điểm ra đánh giá thi đua, ra tiền. Tiền này được sử dụng chính xác thế nào mình cũng không chắc chắn 100%, nhưng hình như được dùng để tái đầu tư vào nghiên cứu, mua sắm thiết bị, v.v. chứ không phải để trả trực tiếp cho người làm. Có lẽ tại bọn Tây có lương đủ sống rồi, lại có thêm nhiều nguồn thu từ project nữa nên ... không cần, hehe. Việt Nam chắc vẫn phải "tiền tươi thóc thật" thôi :D
ReplyDeleteSpam tiếp vậy, tầm vĩ mô hơn tí :))
ReplyDeleteCái khác nhau của VN và nước ngoài là ở chỗ bọn Tây nó nghiên cứu theo projects (funded of course), tức là nó được trả khá nhiều tiền để nghiên cứu (thường xuất phát từ các công ty, đấy là đối với ngành của mình). Do vậy, khi đăng bài báo trên tạp chí ko mất tiền hay phải nộp tiền thì cũng chẳng quan trọng (vì tiền đó rất nhỏ, lấy từ quĩ của project). Đăng trên tạp chí khi đó lại mang ý nghĩa đánh giá chất lượng thực hiện project nhiều hơn là tiền bạc. Nhưng VN thì khác, nghiên cứu kiểu ... tự phát, vì chả công ty nào yêu cầu (toàn mua máy về khai thác dịch vụ, cần qué giề nghiên cbn cứu). Như thế nếu chính phủ ko đứng ra thì chẳng có ai trả tiền, ko bỏ tiền thì cũng chẳng ai cần thẩm định chất lượng công việc. Người nghiên cứu chẳng được gì thì cũng chẳng viết báo nghiêm chỉnh cho mệt óc, đá đưa sao chép vớ vẩn rồi đăng chỗ vớ vẩn là xong. Mà như thế thì mãi chẳng làm ra được cái gì, rồi lại mua thiết bị, lại khai thác dịch vụ, lại giả dối nghiên cứu rồi giả dối giải ngân.
Một vòng luẩn quẩn bế tắc một cách có hệ thống!
Thế nên mình nghĩ cái giải pháp 1000USD kia cũng là 1 bước tiến rồi. Nhưng vẫn chưa đủ. Gà vịt tầm VN thì không nên đú quá nhiều khi phải "nghĩ ra cái gì mới" ở tầm bài báo đăng tạp chí (tất nhiên là một ít cũng được). Thêm vào đó là cho tiền để học và đánh cắp công nghệ đang/đã được phát triển ở tầm cao (chứ ko phải là đi học master / PhD nọ kia) để đem về sử dụng luôn trên thực tế. Cứ cắp sách đi học / ăn cắp như vậy khoảng chục năm thì lúc đó vênh váo nhà nhà đi đăng tạp chí là vừa :))
"Thay vì đầu tư $1000 một bài báo nên đặt điều kiện đăng tạp chí quốc tế để xét lên phó giáo sư, giáo sư chẳng hạn, và nên thay đổi cơ chế để các trường tự chọn giáo sư thay vì giáo sư là do nhà nước phong như hiện nay."
ReplyDeleteHiện nay mới có chủ trương bắt buộc có bài trên tạp chí quốc tế khi làm tiến sỹ thôi.
@Linh:
ReplyDelete- Nói về PSG/GS như bác chỉ thích hợp với nước ngoài. Chứ ở VN tiêu chuẩn khác nhiều, và có những cái lắt léo khác, thường phải là đảng viên và già lên lão làng, đại loại thế. Ví dụ ở khoa tớ (ở BK) có lèo tèo vài vị PGS, và chỉ lên được mấy chức đó khi đã trên dưới 50. Thế nên không thể hy vọng vào việc lấy tiêu chuẩn này để làm động lực nghiên cứu khoa học được.
- Về tài liệu tạp chí chuyên ngành thì mình nghĩ hiện giờ không thiếu. Ra ngoài hàng phần mềm thì vác về cả đống DVD những bài báo cũ / hơi cũ. Còn bài báo mới thì bà con vẫn luôn nhờ nhau download (người trong nước nhờ người ngoài nước). Rồi e-books lên emule, bit torrent hoặc quen mấy bạn Tàu thì quyển nào cũng có. Nhưng vẫn chẳng có ai nghiên cứu khoa học!
- Về tài trợ đi hội thảo, e rằng với cơ chế hiện nay thì trường hoặc là ko có tiền, hoặc là ko được phép. Nếu có thể đánh giá phân loại được hội thảo thì có thể dùng ngân sách NN để trả tiền đi một số hội thảo lớn (ví dụ ở IEEE, mỗi society có ít nhất 1 hội thảo rất lớn, và mỗi ngành hẹp có ít nhất 1 hội thảo lớn hàng năm). Nói chung thì hội thảo là bước đệm rất lớn để ra được bài báo đăng tạp chí, nó còn là networking nữa. Xét về mặt lợi ích thu được cho người nghiên cứu còn đáng kể hơn tạp chí (vốn mang ý nghĩa trưng bày sản phẩm cuối cùng nhiều hơn).
- Chuyện trường tự phong GS thì hơi lạc đề nhưng mình nghĩ chính phủ VN chưa đủ thoáng để chấp nhận được điều này. Ngoài ra, xã hội mình quá trọng bằng cấp và học hàm/học vị nên cùng với việc mở đại học đại trà, lại còn tự phong GS đại trà nữa thì e rằng hơi quá sức.
Nói chung thì mình thấy nghiên cứu khoa học ko thể tự hô hào hoặc rót nhiều ngân sách là có. Nó có mối quan hệ 2 chiều với nền công nghiệp. Hai thứ đó phải phát triển song song thì mới bổ sung, hỗ trợ vốn và giám sát lẫn nhau được. Ngoài ra, nền tảng của khoa học VN (ít nhất trong ngành mình) vẫn còn rất thấp. Nếu đặt mục tiêu bài báo tạp chí quốc tế có thứ hạng cao thì có khi tăng lên $5000 hay $10.000 tớ nghĩ cũng chả có nhiều -- kiến thức rỗng từ đại học, thiếu thiết bị và những đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, thiếu những GS đầu ngành có trình độ, tầm nhìn và quan hệ quốc tế. Thế nên cách khả thi nhất vẫn là làm thế nào động viên bà con đi sao chép công nghệ của Tây chứ ko phải là đi sáng tạo ra công nghệ mới cho thế giới.
lo bo` trang rang!
ReplyDeletesao kh lo di chong tham nhung va an hoi lo quoc te day?
Cung nen quy dinh loai tap chi nao thi duoc 1000 USD.
ReplyDeleteThuong la nen lam. Giang vien, can bo nghien cuu ngheo moinghien cuu duoc. Nhung nguoi giau thi lai chang co hung thu nghien cuu cho lam.
Noi chung la cac chinh sach cua Bo GDDT minh thay cu luan qua luan quan the day. Toan lo chuyen linh tinh (thuong phat may bai nghien cuu). Cai goc la ca he thong co che chinh sach, giao trinh giao an, phuong phap tu duy thi chang dong den, chang thay doi duoc gi tu may nhiem ky nay. Tu khi ong Nhan len, bao chi, dien dan rung beng len la se co doi moi nay, doi moi kia, xem ra toan thay hop hanh, ke hoach nay no, con dau chang thay phat trien duoc gi. Sinh vien dai hoc thi van the, hoc sinh trung hoc thi gio coi nhu vut roi, toan xem sex voi thuc hanh sex thoi.
1. Hiện tại thì không rõ, nhưng em nghĩ nếu có phần thưởng như thế thì con số 1000 bài/năm là quá ít, vì người ta có thể gửi lên 1 tạp chí không xếp hạng nào cũng được, miễn là ngoài VN. Chỉ tính số ngành nghiên cứu chắc cũng đã có đến hàng trăm rồi.
ReplyDelete2. Nếu thực hiện thì cũng không nhất thiết phải lập 1 hội đồng mà có thể căn cứ vào 1 số hệ thống xếp hạng uy tín có sẵn.
3. Hình như ở VN cũng có căn cứ theo số bài báo để xét PGS, GS, nhưng ko biết cụ thể thế nào, có quy định báo quốc tế hay ko, và cần bao nhiêu bài/năm.
4. Thực ra việc so sánh GS giữa VN với nước ngoài rất khập khiễng về nhiều mặt. Ví dụ GS nước ngoài được trả lương rất cao, GS ở VN cũng muốn thế nhưng rồi nhiều người lại bảo GS ở VN có nghiên cứu được như người ta đâu mà đòi, GS VN lại phản bác rằng tiền ko đủ ăn lấy đâu mà nghiên cứu, nói chung là luẩn quẩn. Những cách làm như thế này chỉ là một trong những cách "bít lỗ hổng", còn về lâu dài không phải là giải pháp.
Việc đăng ký với các hệ thống như IEEExplore, Sciencedirect ... theo tôi là rất quan trọng. Khi giáo viên và sinh viên có thể tiếp cận với các nguồn tài liệu khoa học mới nhất, họ mới có thể tính đến chuyện gửi paper tham dự international conference hay đăng SCI/SCIE
ReplyDeleteRanking của trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào số lượng paper SCI/SCIE. Không rõ có thống kê cụ thể nào về những số lượng đó của các trường đại học VN không?
Thực ra tôi cũng cho là chính sách $1000 một bài báo của ông Nhân mang tính thi đua, bề nổi (và nói chung hầu hết các chính sách khác của ông Nhân cũng vậy)
ReplyDeletecực kỳ chính xác ...
từ khi lên bộ trưởng rồi phó thủ tướng, chưa thấy làm gì đươc ở tầm quôc gia ngoài phong trào 2-3 không, 2 vạn tiến sĩ, giải quyêt mấy em ngồi nhầm lớp .v.v...
Thứ nhất: danh tiếng của trường là rất quan trọng. Người ta đáng giá chất lượng giáo dục của dựa một phần rất lớn vào số lượng báo cáo khoa học của trường đó. Danh tiếng trường đã lên thì kiểu gì cũng có những người giỏi từ các nơi khác về và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn phát triển trường (từ nước ngoài hay các alumni). Các trường trong khu vực như NUS bỏ rất nhiều tiền để mua danh tiếng bằng các chương trình như SMA chẳng hạn.
ReplyDeleteThứ 2: $1000 không phải là số tiền lớn so với giá trị của một bài báo. Lương prof ở Mĩ khoảng 20-30k/tháng (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy trường). Bọn Sing hay nhật bọn nó cũng trả ít nhất là 10k trở lên. Mà số lượng người có bài báo ở các conference lớn như ACM SIG không phải là nhiều. Vì vậy trả $1000 cho 1 bài báo KH ở một tạp chí lớn không phải là nhiều nhặn gì.
Thứ 3: theo ý em thì việc làm của bác Nhân chỉ là một cú hích cho việc phát triển KH. Em không nghĩ việc này chỉ mang tính phong trào vì để có những bài báo khoa học tốt thì các trường cũng phải có một môi trường học tập và nghiên cứu tương ứng. Thêm nữa là để lọt vào top rank conference thì các trường cũng phải tiếp xúc nhiều hơn với nước ngoài để biết KH thế giới nó tiến tới đâu chứ không phải chỉ ngồi nhà, vẽ ra mấy cái dự án rồi tự tung hô được. Việc submit các conference lớn trải qua một quá trình xét duyệt và phản biện kĩ càng nên không phải lo chuyện tiêu cực hoặc những bài báo thiếu chất lượng lọt vào conference này.
Việc thưởng $1000 chung quy là động lực để các trưởng phải tự cải thiện chính mình. Khi đã có động lực thì họ sẽ tự động tìm cách xin vốn để tiếp cận với những journal lớn như JSTOR hay ACM. Ít nhất thì đây còn là 1 cái chính sách rõ ràng và cụ thể chứ không thể kêu gọi chung chung được.
Điểm cuối cùng: chúng ta không nên ngạc nhiên cho những khoản chi như thế này nếu chúng ta có muốn có một nền giáo dục tốt và có ĐH lọt vào top XX trường tốt nhất thế giới. Ai cũng mơ ta có một trường ĐH lọt vào top đầu nhưng hễ cứ nói chuyện đầu tư là nhiều người lại lo ngại hoặc phản ứng mạnh. Thằng harvard mỗi năm sử dụng 37 tỉ, Stanford và Princeton 17 tỉ; gần hơn là thằng NUS 978 triệu, NTU 914 triệu. Vậy nếu chúng ta muốn có một trường gọi là tốt thì mỗi cần ít nhất 100tr. Nếu 100tr vẫn là quá cao thì chúng ta có thể xuất phát với 50tr. Số tiền này lấy từ đâu? Một phần từ nhà nước, phần lớn từ alumni với việc đầu tư lấy vốn của các công ty ngoài. Việc tự chủ tài chính ĐH ở nước ngoài là khá phổ biến và các trường nên dần thích nghi với việc tự tìm vốn cho mình. Còn chuyện tiền được dùng thế nào là chuyện khác và xin miễn bàn tại đây.
Muốn phát triển KH thì không thể dựa trên lòng yêu nước bình hay niềm tin vào KH được. Con người ta đâu phải cái máy. Tại sao nhiều bác học tiến sĩ ở Nga hồi trước lại phải ngậm ngùi đi buôn vậy? Tại sao nhiều nhà KH không muốn về VN bây giờ? Tại vì người ta không thể làm KH nếu như cái bụng của họ đình công.
@Hiếu: Tài trợ hội thảo thì e hơi quá sức với Việt Nam, vì đi dự một hội thảo bất kỳ ở nước ngoài cũng tối thiểu $1500 rồi. Tớ nghĩ có thể tài trợ một phần dưới dạng nhà nước góp 1 phần, các trường góp 1 phần...Việc kiểm tra chất lượng hội thảo như thế nào sẽ do đơn vị khoa/trường thực hiện (người trong ngành là biết ngay).
ReplyDeleteTớ nghĩ cái quan trọng hơn việc đặt phần thưởng như thế là tăng khả năng tiếp cận tạp chí chuyên ngành. Tớ không biết hiện nay ở VN thế nào, giáo viên và sinh viên có thể download các tạp chí chuyên ngành không? Ví dụ trường Bách khoa chỗ bác thì như thế nào?
Yêu cầu NCS tiến sĩ phải có bài đăng tạp chí quốc tế, tôi e không hợp lý. Không biết các nước khác thế nào nhưng ở Anh-Mỹ, tôi không thấy họ có yêu cầu này. Chỉ có điều nếu muốn xin được việc tốt thì khi ra trường, các tiến sĩ thường phải có một số bài đăng các tạp chí quan trọng. Đó cũng là lý do nhiều người học xong TS làm tiếp post-doc để có nhiều điều kiện viết bài hơn.
@Hiếu: Nếu để các trường tự phong phó giáo sư/giáo sư thì đây sẽ là một động lực để các giảng viên viết báo quốc tế. Ví dụ ở Mỹ chỉ có phó giáo sư (associate professor) trở lên mới là tenured track tức là đã vào rồi thì không ai đuổi được kể cả dạy kém, nghiên cứu kém đến mấy chỉ trừ khi có sai phạm cực kỳ nghiêm trọng, còn nếu chỉ là giảng viên (assistant professor) thì vẫn có thể bị đuổi nếu không đạt yêu cầu. Và thường điều kiện để tenured track ở các trường đại học mạnh về nghiên cứu (research university) là phải có publication tốt.
ReplyDeleteNói chung yêu cầu NCS tiến sĩ phải có bài đăng tạp chí quốc tế cũng chỉ là giải pháp "củ chuối" nhằm hạn chế bớt các tiến sỹ giấy ở trong nước thôi mà. Nói thật, tôi nghĩ rằng biện pháp đó chưa chắc đã nâng cao chất lượng tiến sỹ nhưng cũng hạn chế bớt những đề tài dở hơi đi. Thủ trưởng cơ quan tôi làm tiến sỹ, chẳng viết chữ nào, giao hết cho các trợ lý viết. Đến ngày cũng đi bảo vệ như thật, rồi cũng thành ông tiến sỹ. Nếu bắt buộc phải có bài đăng báo quốc tế (nhưng phải đúng chuyên ngành hẹp đang làm luận án) thì chắc cũng chặn được một số ông kiểu này. Phản biện ý kiến này, và đặc biệt bài trên Vietnamnet về "60% tiến sỹ Mỹ không hơn tiến sỹ Việt Nam?", tôi thích nhất ý kiến của bạn Đức Dương ở đây:
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-g3vM3u81bqWYxag5sCtC?p=33
@Linh: Ý kiến của bạn rất hay. Nhưng theo tôi, nếu để các trường tự phong phó giáo sư/giáo sư thì cần phải có một cơ chế quản lý các trường đại học khác bây giờ. Giảng viên trong các trường đại học hiện nay có tỷ lệ không ít là con ông cháu cha. Con cháu trong trường, giáo viên nhấm nháy nhau cho điểm thật cao, ra trường được giữ lại làm giảng viên. Đó chưa phải người đủ phẩm chất làm giảng viên đại học.Giờ lại cho các trường tự phong giáo sư, chắc loạn mất. Như kiểu phong tướng trong lực lượng vũ trang vừa qua, chay loạn lên, đâu cũng thấy tướng. Các báo đưa tin sắp tới Thủ tướng phải làm việc với Bộ Quốc phòng về các chức danh được lên tướng. Giáo sư cũng vậy thôi.
ReplyDeleteTôi nghĩ 1000usd cũng chẳng nhiều nhặn gì. Đôi khi tính kỹ quá thành ra keo bẩn. Người nghiên cứu trung thực có thêm động viên thì quá tốt. Kẻ lợi dụng, lắt léo cũng chẳng quan tâm lắm đâu.
ReplyDeleteMọi sự bàn luận trên vấn đề này, ở góc độ nào cũng cần thiết, để đặt giá trị của tri thức về đúng chỗ đứng của nó.
@patton: vâng, đúng là cơ chế quản lý các trường đại học hiện nay rất có nhiều vấn đề, để lúc nào rảnh tôi sẽ viết thêm về các khía cạnh này.
ReplyDeleteBác Linh ơi, trong ngành kinh tế tôi thấy rất rất nhiều tạp chí yêu cầu nộp tiền submission đấy chứ (thành viên của hội thì thường được miễn, nhưng lệ phí thành viên còn cao hơn tiền submission).
ReplyDeleteÀ bác viết về tenure track, nhưng tenure track khác với tenure, cũng không phải cứ associate prof ở đâu cũng là tenured.
@Tề Phi: Tề Phi giải thích rõ hơn về tenure track được không?
ReplyDeleteTề Phi đã/sắp có bài nào trên tạp chí chưa?
@Hieu: "cách khả thi nhất vẫn là làm thế nào động viên bà con đi sao chép công nghệ của Tây chứ ko phải là đi sáng tạo ra công nghệ mới cho thế giới" nghĩa là bắt chước người Tàu ăn cắp công nghệ người Mĩ rồi . Mà người Mĩ đâu để yên, họ cũng tung hỏa mù,lừa thành công những kẻ ăn cáp người Tàu rồi đấy chứ . Mà mỗi lần bị lừa đậm như Tàu ,cũng mất hơn vài chục triệu đô ấy chứ . Tuy nhiên, đánh cắp bí mật công nghệ vẫn là cách hay nhưng phải song song với phát triển nội lực nghiên cứu .
ReplyDeleteCòn chuyện tài liệu thì đúng là không thiếu với mảng công nghệ nếu chịu khó tìm hay nhờ bạn bè có điều kiện ở nước ngoài tìm . Tuy nhiên tôi thấy người Việt hăm hở sưu tầm tài liệu nhiều hơn hẳn ham muốn nghiên cứu . Theo tôi , 1 nguyên nhân là do điều kiện tài liệu ở VN quá thiếu thốn nên người học cứ chăm bẵm tìm tài liệu mãi . Chừng nào việc lấy bài báo dễ như ăn cơm vậy thì sẽ giảm được thời gian đi sưu tầm tư liệu mà tập trung vào nội dung thực sự . Sưu tầm tư liệu nhiều thì dễ dẫn đến nhất là sự xào nấu hay sao chép thôi .