Vài ý nhỏ, ghi ra vì chưa rảnh để viết đầy đủ
-Không ít nhà báo không hiểu rằng chuyện hai nhà báo bị bắt không chỉ là chuyện trong nghề, một tai nạn nghề nghiệp hay là gì đó. Tự do báo chí có liên quan mật thiết tới tự do ngôn luận và báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong việc giám sát chính quyền. Tất nhiên, với những người coi báo chí không phải là chủ thể giám sát chính quyền mà là công cụ để chính quyền giáo dục, phổ biến chính sách cho nhân dân thì tôi không có ý kiến gì thêm. Ai cần thêm một cái loa tuyên truyền? Thật xấu hổ cho những người nào tự nhận mình là nhà báo khi nghĩ báo chí thực sự là công cụ của Đảng.
- Dù hai nhà báo có đúng hay sai, những tin tức của họ sai ở mức độ nào, bịa đặt tới đâu thì phiên tòa này là một trò hề không thể chối cãi mà bất kỳ ai chỉ để tâm theo dõi một chút là có thể thấy. Và trên blog của một số nhà báo danh tiếng, họ đều cố tình không nhắc tới tính chất "phường tuồng" của phiên tòa, trong khi phân tích đồng nghiệp của họ sai như thế nào, cần thông cảm, đoàn kết etc. ra sao. Tất cả những bài viết né tránh tính chất phường tuồng của phiên tòa, theo tôi, không thể gọi là khách quan và trung thực.
- Xin hỏi những nhà báo và những người không phải nhà báo: nếu một nhà báo đưa tin sai do vô tình phạm phải, do tin vào các phát ngôn của cơ quan điều tra thì theo các bạn, họ có nên chịu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi này là câu hỏi tự vấn về quan điểm của mỗi người, không liên quan tới pháp luật cụ thể.
Về pháp luật, cần thấy rằng Luật Báo chí và Luật Hình sự rất mập mờ về vụ này, và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tùy tiện của người cầm quyền. Có thể thấy rõ ngay trong vụ hai nhà báo, khi tội danh được thay đổi vào thời điểm cuối.
Note: Ở các nước dân chủ, nhà báo đưa tin sai không chịu trách nhiệm hình sự. Theo bạn, ở Việt Nam có nên như thế không?
- Quay trở về vụ việc cụ thể. Lấy gì đảm bảo rằng những người viết bài (trên báo và trên blog) rằng Chiến, Hải và các đồng nghiệp theo dõi PMU18 khi xưa viết sai, được Quắc/Huynh mớm tin, cũng đang viết sai và được những quan chức công an, chính quyền khác mớm tin, hay đơn giản là chép lại lời Trung tướng Vũ Hải Triều đọc chính tả *?
Nói cách khác, liệu công chúng có thể biết được rằng ai viết đúng, ai viết sai không? Hay kẻ ngã ngựa là kẻ sai, và kẻ sống sót là kẻ đúng. Tôi đọc blog của những người được coi là thạo tin nhất trong giới báo chí và không có một chi tiết nào chứng tỏ rằng Chiến, Hải viết sai. Nói cách khác, trong khi phê phán Chiến/Hải lấy tin thiếu tỉnh táo và kiểm chứng, họ cũng làm y như những bài báo của Chiến, Hải và những người khác trước kia: tức là nói như đinh đóng cột rằng người này sai, người kia sai. Trong khi nói chính xác thì anh Chiến còn có băng ghi âm làm bằng về nguồn tin, chỉ có điều những băng ghi âm của anh không được công bố, và chúng ta đành phải "tin" cơ quan bảo vệ pháp luật rằng các băng ghi âm này không có giá trị gì.
- Cái này là một comment có sửa trên blog V+, có thể có liên quan ở đây, có thể không:
"Ở trên tất cả các quốc gia dân chủ trên thế giới, không có chuyện nhà báo phải ngồi tù vì đưa thông tin sai lệch. Nhà báo có thể bị kiện, có thể phải bồi thường, có thể bị sa thải, có thể bị mất uy tín, có thể bị tẩy chay nhưng không thể bỏ tù nhà báo vì anh ta đưa tin không chính xác.
Ngay việc vu khống (tức là cố tình đưa tin sai để bôi nhọ) ở các nước dân chủ cũng không phải là tội hình sự. Người bị vu khống có thể khởi kiện người vu khống nhưng đó là quan hệ dân sự và trong quan hệ dân sự thì không có án tù. Ông Tiến có quyền kiện nhà báo Hải ra tòa vì tội vu khống, như trước kia chủ nhà hàng Phố Núi đã kiện VNN và thắng kiện (hoặc VNN dàn xếp bên ngoài tòa- chi tiết cụ thể tôi không rõ). Nhưng còn việc bắt nhà báo bỏ tù vì đưa tin sai thì lại là một việc khác, và thực chất yếu tố có đưa tin sai hay không trong vụ án này không thực sự là yếu tố quyết định cho việc khởi tố và cho mức án xử.
Cái tâm lý cứ thằng nào làm sai cái gì là tống nó vào tù hết sức phổ biến trong xã hội Việt Nam. Về cơ bản, điều đó thể hiện thái độ thiếu tôn trọng quyền con người, lẫn lộn giữa các mối quan hệ có tính dân sự và hình sự.
Lấy ví dụ, nếu có một vụ tai nạn xảy ra và có người chết vì tai nạn. Người nhà nạn nhân trong lúc phẫn uất có thể muốn kẻ gây tai nạn phải chết. Nhưng trong tất cả mọi luật pháp thì người gây ra tai nạn chết người sẽ không bị xử tử vì tai nạn đó. Đó là vì luật pháp dựa trên cơ sở phán xét xã hội của số đông, vì những lợi ích số đông, và tính tới quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Bởi vì luật pháp không phải là sự trả thù. Và nếu có một ông Thứ trưởng nào bị mất chức "oan", một ông tướng Công an không được vào TW "oan" thì đó cũng không phải là lý do hợp lý để khoác tấm áo "công lý" lên sự trả thù.
+ Về những dư luận quanh cá nhân hai anh Chiến/Hải thì cũng có nhiều điểm đáng bàn. Nhưng chắc để lúc khác. Theo tôi, nếu không kể việc tung tin hỏa mù cố ý của một số người thì việc này phản ánh cách tư duy, cách chấp nhận thực tế theo như mình mong muốn của người đọc hơn là cá nhân cụ thể hai anh này thế nào.
* Trong audio buổi nói chuyện của Trung tướng Vũ Hải Triều và Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa, có đoạn cử tọa (không rõ chính xác là những đối tượng nào, hình như là các báo cáo viên (?) của Ban Tuyên giáo) yêu cầu ông Triều nói chậm lại để có thể ghi chép. Ông Triều vừa cười vừa nói: tôi cứ nghĩ là đến đây để báo cáo nên không chuẩn bị tài liệu, chứ đọc thế này như đọc chính tả thì hay quá.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Rất hay!
ReplyDeleteCần phổ biến rộng rãi bài này bác ạ.
Oi gioi oi, khi 2 nha bao moi bi bat, cac nha bao khac xong vo blog viet ca ngoi, bao ve " dong nghiep " . Roi khi thay ban minh bi " ket toi " lai xoay ra ung ho chinh quyen de duoc yen than . " Trai qua mot cuoc be dau Nhung dieu trong thay ma dau don long " !!! ;-(
ReplyDeleteVừa ngắn, vừa sâu, vừa đâu ra đó - Tài thật. Cảm ơn bạn Linh.
ReplyDeletetính chất "phường tuồng" của phiên tòa.
ReplyDeleteNoi vay coi chung cac nghe si tuồng kien.
De co the bieu dien, ho fai gian kho luyen nghe va lam viec do mo hoi soi nuoc mat voi tat ca su tran trong khan gia, khan gia moi cho ho bat com.
Con phiên tòa nay thi khg tran trong bat cu dieu gi, ke ca chinh ho.
Ở một đất nước mà công lý thuộc về kẻ mạnh thì làm gì có cái khái niệm tự do dân chủ hả anh. Thực chất ra thì đây là một xã hội phong kiến kiểu mới :)
ReplyDeleteTôi là người thường xuyên ghé Blog này, từ một lần vô tình search một bài thơ!
ReplyDeleteĐiều tôi muốn nói không phải là chính kiến của tôi thế nào - chính kiến của một trí thức trẻ trong nước, rất trẻ vừa bước vào cuộc sống vài năm. Điều tôi muốn chia sẻ là nỗi buồn, hay nỗi lo lắng, khi mà lớp trẻ bây giờ, cụ thể là giới sinh viên, học sinh hoàn toàn lãnh cảm với những vấn đề chính trị, hay nhức nhối xã hội xung quanh họ. Nếu không có những nỗi đau về thời cuộc của số đông những thanh niên trí thức thời Pháp thuộc, hay xa hơn là thời Bắc thuộc, liệu có còn một dân tộc Việt Nam? Xã hội luôn phát triển, nhưng thế lực thống trị lãnh đạo luôn muốn níu kéo sự tiến triển đó vì tư lợi cũng như bảo thủ!
Xã hội Việt Nam đang diễn ra điều đó, và thật đáng hổ thẹn khi cả một thế hệ trẻ hầu như ngủ say trong mụ mẫm của mưu sinh, của sự tăm tối, hay là câm lặng không thể mở miệng.
Không ai có thể bịt mồm ai cả, chỉ có chúng ta sợ, hoặc chúng ta không dám dãy dụa khỏi những sự kìm cặp vô hình.
Xin cảm ơn đã chịu khó đọc đến đây, dòng suy nghĩ của tôi!
Rất mong đc Blogger Linh ghé thăm!
Cũng phải thông cảm với họ vì họ chỉ là những công cụ (blog BCH, blog Osin.. đã thừa nhận) nên họ "ăn cây nào, rào cây ấy" thôi.
ReplyDeleteTôi nghĩ rằng cần phải phân biệt hai vấn đề độc lập: một vấn đề là tòa xét xử như vậy có công minh hay không theo khuôn khổ của pháp luật hiện hành và vấn đề thứ hai là pháp luật hiện hành có vấn đề gì không. Cứ trộn lẫn hai vấn đề với nhau không thể tìm ra được luận điểm gì ngoài cảm tính. Tôi có thể nói rẳng ở các quốc gia tiên tiến người ta bỏ án tử hình, ở các quốc gia văn minh người ta không cho phép cá nhân dùng súng. Vậy các quốc gia còn án tử hình có phải là quốc gia chậm tiến không? các quốc gia cho phép dùng súng có phải là quốc gia kém văn minh không? Luật pháp của mỗi quốc gia được xây dựng trên nền tảng lịch sử, văn hóa và truyền thống của quốc gia đấy, nên khi so sánh luật pháp quốc gia này với luật pháp quốc gia khác cần phải chỉ ra những tiêu chí nền tảng để so sánh, và cần phải biết dựa vào gì để so sánh.
ReplyDeleteVề đúng sai của tin tức: tôi nghĩ không ai lại lẩm cẩm quan niệm đúng sai theo kiểu chân lý bất kể là tuyệt đối hay tương đối. Đúng hay sai là có hay không có bằng chứng, chứng cứ. ví dụ nói có 40 người được chạy án thì phải chỉ ra bằng chứng, chứng cứ. Không chỉ ra được có nghĩa là sai. Một bà bán cá ở chợ nói có 40 người được chạy án có thể coi là bằng chứng được không? Đơn giản vậy thôi.
Linh cho mình xin địa chỉ email liên lạc. NVP
ReplyDeleteGóp ý nhỏ với comment của bạn nào mà Linh trích trong entry.
ReplyDeletePháp luật các nước dân chủ có phạt hình sự với tội làm nhục, bôi nhọ người khác. Luật Hình sự Đức (chắc cũng được coi là dân chủ nhỉ) còn quy định tội nói xấu người khác (section 186).
Bai viet rat hay. Cam on anh.
ReplyDeleteEm cũng thấy có tí buồn cười là sau khi các quan bẩu đưa tin sai thì ngay lập tức một số người nghĩ rằng đúng là sai. Quan điểm của em là các bác làm vụ này có bơm tin ra nhưng cũng ko (thể/dám) bịa đặt ra những cái tin ấy mà bơm ra được. Tuy nhiên bác Dong A phân tích cũng rất có lý, và đúng sai thực sự là điều chỉ có người trong cuộc mới biết, chúng ta chỉ có thể hóng hớt mà tự cảm nhận mà thôi :-<
ReplyDelete@DongA: phiên tòa này dù có nói là xử dựa theo tiêu chí nào: pháp luật hiện hành hay theo tiêu chuẩn công lý chung của nhân loại đều lộ rõ tính chất hài kịch của nó. Mà nói chung thì công lý là công lý, mấy cái lịch sử truyền thống vớ vẩn gì đó, nếu có, chỉ tác động nhỏ vào tiến trìnhc ủa vụ án thôi, còn lại thì cái cơ bản mà một phiên tòa nhắm tới : đúng -sai, có tội- vô tội, cái chuẩn mực luân lý chung của nhân loại ở đâu cũng như ở đâu.
ReplyDeleteMà đúng là chẳng ai lẩm cẩm quan niệm đúng sai theo kiểu chân lý như bác nói. Hình như mấy hôm nay chúng ta tranh cãi về phiên tòa này, ít thấy ai kêu ca r8àng hai cha nội nhà báo đưa tin 40 thằng tham nhũng là sai, mà phải nhiều hơn nữa, phải 50, 60 cả trăm thằng trong đường dây ấy. Hay ngược lại cả. Cái chúng ta băn khoăn hổm rày rõ ràng là băn khoăn về chứng cứ đấy chứ. Nên những diều bác nói hình như không mới lắm!
+"Cái đúng nó thuộc về số đông nhưng thành công nó thuộc về số ít ".
ReplyDelete+Vụ " Văn Nhân Giai Phẩm" ngày xưa chỉ vì lên báo phê bình thơ của bác Tố Hữu là đã đi tù rồi,vì sao thế vì thời đó đụng tới TH là đụng tới abc TW, đi là phải.
+Vụ án lần này cũng xảy ra trứoc thềm ĐH Đảng, có lẻ huynh đệ muốn tương tàn...
+ Cũng may bây giờ có net, ngoài luồng thông tin chính thống bị kiểm duyệt triệt để chúng ta còn blog, forum đê những ngươi xa lạ có thể đàm đạo
+ " những lời nói của bạn ở đây có thể dùng làm bằng chứng chống lại bạn trứơc tòa"..
Cám ơn anh đã viết bài này, TK xin phép được đăng lại bài này cùng với bài của nhà báo Nguyễn Quang Vinh.
ReplyDeleteĐã đọc bài của Linh
ReplyDeleteTính nói lần ntry trước nhưng không kịp. Các bạn so sánh anh Chiến với Roark, tôi nói thật, Roark còn may mắn, sáng sủa hơn anh Chiến nhiều!
ReplyDelete1. Roark có một pháp luật rõ ràng và minh bạch.
2. Trong vụ xét xử của Roark, cán cân không có lệch hẳn một bên như vậy. (chuyện này ai cũng thấy, Linh cũng nói rồi)
3. Roark có nói "Đối với tổ quốc tôi, nếu nó không còn tồn tại (như nó phải tồn tại!), thì tôi sẽ xin được vào tù 10 năm. Tôi sẽ sống mười năm đó để tưởng nhớ và biết ơn vì những gì tổ quốc này đã từng có trong quá khứ. Đó sẽ là hành vi thể hiện lòng trung thành của tôi, thể hiện rằng tôi từ chối sống và làm việc cho cái xã hội đã thế chỗ vào tổ quốc cũ của tôi ". Anh Chiến của chúng ta không có quyền phát biểu, không có cơ may nào phát biểu như thế, như thế là mang tội "báng bổ Chúa". Và hậu quả là ở tù vô thời hạn !!
Nên đừng so sánh Roark với anh ấy, Roark còn may mắn hơn nhiều !!
Cám ơn bác Linh.
ReplyDeleteBác đã nói họ là ''công cụ'' rồi mà, ''ghi chép chính tả'' nếu trong bài đọc chính tả không có ''thông tin'' đó, thì bài ''chính tả'' cũng sẽ không có!
ReplyDeleteĐa số nhà báo nói ''tình cảm sướt mướt'' là nhiều. Chứ có ai dám nói ''Tòa hành án sai với 2 nhà báo'' đâu. Bảo vệ 50%
Nếu muốn có 1 bản bình luận đúng nhất, thì cần nói về LUẬT PHÁP và cách hành xử của tòa. Như bác Linh đây nè
Còn ''đừng làm cho đồng nghiệp mình thêm đau'' ...
và ''Chúng tôi luôn bên bạn'' ...
ReplyDelete" Quay trở về vụ việc cụ thể. Lấy gì đảm bảo rằng những người viết bài (trên báo và trên blog) rằng Chiến, Hải và các đồng nghiệp theo dõi PMU18 khi xưa viết sai, được Quắc/Huynh mớm tin, cũng đang viết sai và được những quan chức công an, chính quyền khác mớm tin, hay đơn giản là chép lại lời Trung tướng Vũ Hải Triều đọc chính tả *?"
ReplyDeletesau vụ việc này có lẽ các bài báo về tiêu cực, chông tham nhũng ( nếu còn viết) hay nói rộng hơn là các bài viết về chính trị, xã hội trong nước của báo chí có còn đáng tin nữa hay không.
"Không ít nhà báo không hiểu rằng chuyện hai nhà báo bị bắt không chỉ là chuyện trong nghề, một tai nạn nghề nghiệp hay là gì đó. Tự do báo chí có liên quan mật thiết tới tự do ngôn luận và báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong việc giám sát chính quyền."
ReplyDeleteCó lẽ đây là đoạn đắt giá nhất trong entry này :). Cám ơn bác Linh :D
Anh viết hay lắm. Chọn chữ Phưởng tuồng cho vụ này thì quá đỉnh rồi. Phường tuồng 5 sao.
ReplyDelete"Ở các nước dân chủ, nhà báo đưa tin sai không chịu trách nhiệm hình sự. Theo bạn, ở Việt Nam có nên như thế không? "
ReplyDeleteTôi cho rằng cần phải như thế . Nhà báo phải có quyền được có một cơ chế bảo vệ mình . Dù thông tin nhà báo đưa ra có thể làm chệch hướng dư luận nhưng những người mang trách nhiệm xét xử trước kia xử sai không thể bao biện là do áp lực dư luận, họ phải có trách nhiệm trong phán quyết của họ , không thể lấy yếu tố dư luận để phủi tay trách nhiệm trong phán quyết sai lầm trước kia của họ và đổ tất cả lên đầu nhà báo như thế được .
Ở phổ thông học trò được học tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc . Giờ đây chúng ta được tận mắt chứng kiến "Những trò lố hay là nhà cầm quyền và Nguyễn Việt Chiến" .
"Ở các nước dân chủ, nhà báo đưa tin sai không chịu trách nhiệm hình sự. Theo bạn, ở Việt Nam có nên như thế không? "
ReplyDeleteTôi cho rằng cần phải như thế . Nhà báo phải có quyền được có một cơ chế bảo vệ mình . Dù thông tin nhà báo đưa ra có thể làm chệch hướng dư luận nhưng những người mang trách nhiệm xét xử trước kia xử sai không thể bao biện là do áp lực dư luận, họ phải có trách nhiệm trong phán quyết của họ , không thể lấy yếu tố dư luận để phủi tay trách nhiệm trong phán quyết sai lầm trước kia của họ và đổ tất cả lên đầu nhà báo như thế được .
Ở phổ thông học trò được học tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc . Giờ đây chúng ta được tận mắt chứng kiến "Những trò lố hay là nhà cầm quyền và Nguyễn Việt Chiến" .
Yahoo lởm quá , anh Linh xóa comment này và 2 comment lặp lại ở trên giùm .
ReplyDelete""Xin hỏi những nhà báo và những người không phải nhà báo: nếu một nhà báo đưa tin sai do vô tình phạm phải, do tin vào các phát ngôn của cơ quan điều tra thì theo các bạn, họ có nên chịu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi này là câu hỏi tự vấn về quan điểm của mỗi người, không liên quan tới pháp luật cụ thể.......
ReplyDeleteNote: Ở các nước dân chủ, nhà báo đưa tin sai không chịu trách nhiệm hình sự. Theo bạn, ở Việt Nam có nên như thế không?""
http://docbao.com.vn/view/68/default.dec
Xin lỗi đã đạp đổ niềm tin của bạn, nếu như bạn đọc bài báo này, nếu bạn kô có time tui xin trích ngang nhe'.
Tại Peru, Ngôi sao của hãng truyền hình ATV, nhà báo nữ 45 tuổi Magaly Medina bị kết án 5 tháng tù và bồi thường 19k euro vì có tình đưa sai sự thật, bôi nhọ thanh danh Guerrero.
@ i'm BI: tôi không coi Peru là quốc gia dân chủ thực sự. Ý tôi ở đây có lẽ không rõ ràng, thôi có thể hiểu chữ "dân chủ" ở đây hàm ý "dân chủ phương Tây" chứ không bao gồm các nước đang phát triển. Chứ như Peru cách đây mấy năm còn là chế độ độc tài. Nếu lấy ví dụ Peru thì thà bạn lấy ví dụ nước Nga hiện nay, sẽ càng có nhiều ví dụ về thể chế "dân chủ" đàn áp báo chí.
ReplyDeleteCũng xem thêm rằng việc cố tình đưa tin sai và vô tình đưa tin sai là khác nhau. Ở đây, tôi nói tới việc vô tình đưa tin sai, nếu bạn đọc câu trên thì rõ.
Còn cố tình đưa tin sai là phạm trù của tội "vu khống", tôi có đề cập tới vu khống trong phần dưới rồi.
Theo tôi, cả 4 người bị xử vừa rồi đều không vô tội, dù cho phiên toà có được xếp đặt đi chăng nữa. Ngoài bị xử theo luật pháp, họ còn nên bị toà án lương tâm phán xét. Cảm ơn chủ blog đã rất dân chủ khi hỏi ý kiến chúng tôi. Xin thưa, cần phải có hình phạt nghiêm khắc thì kể cả cơ quan pháp luật lẫn báo chí mới nghiêm túc hơn. Xưa nay họ đã quá xem thường tính mạng, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp và danh dự của doanh nghiệp và công dân. Họ đã quá quen với quyền lực trời cho khi phán xét vô tội vạ, kết án bất cứ ai mà chưa cần toà án xét xử. Khi có vụ việc gì xảy ra thì hùa nhau vào đánh, chưa cần biết sự thật sâu xa thế nào, những con người mà mình bêu riếu có nhân thân ra sao... (vì cũng chả có thời gian nào để tìm hiểu sự thật, lo mà ra báo nhanh để bán). Nhà báo nắm trong tay phương tiện lẫn đội ngũ đông đảo để biện hộ cho mình, thậm chí còn để phản pháo, còn dân đen và doanh nghiệp chúng tôi thì ai bảo vệ?
ReplyDeleteBạn Daniel N đã phạm phải một lỗi logic rất cơ bản : vơ đũa cả nắm . Bạn ko chứng minh 2 nhà báo trong tình huống này ở vào cái bạn gọi là "quá xem thường tính mạng, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp và danh dự của doanh nghiệp và công dân.." lại còn lôi tình cảm cá nhân vào nữa .
ReplyDelete@ Minh Triet PT: Nếu tôi vơ đũa cả nắm thì chắc chắn tôi sai. Bạn thử xin tài trợ của Tổ chức nhà báo thế giới, sau đó thuê 1 tổ chức nghiên cứu độc lập, lấy ý kiến NẶC DANH của 100 doanh nghiệp, 100 công chức nhà nước, 100 công dân thì sẽ có câu trả lời định lượng rõ hơn tôi. Còn tình cảm cá nhân thì tôi đâu biết 2 anh nhà báo hay 2 anh CA là ai, tôi chỉ biết họ đại diện cho ai. Thử hỏi ai đang viết những entry và com trong này không có tình cảm cá nhân?
ReplyDelete