Saturday, October 18, 2008

Entry for October 18, 2008

- Tôi nói rõ thêm vài ý về quan điểm cá nhân mình qua những bàn luận hậu phiên tòa. Trong entry trước tôi có đề cập tới ý kiến của một số nhà báo quanh vụ việc. Entry đó được Tắc Kè đưa lên blog mình và để ngoặc là hai entry của Osin và Bố Cu Hưng. Việc đó ngoài dụng ý của tôi. Mặc dù các phát biểu của tôi ở entry đó có liên quan tới những gì đọc ở hai blog này (và cả những blog khác) nhưng tôi cũng muốn nói rõ rằng nội dung entry đó không phải là nhằm trả lời hai bài viết trên blog Osin và BCH.

- Xét về cá nhân, tôi vẫn đánh giá rất cao Osin. Tôi cho rằng Osin là nhà báo và blogger viết chính luận giỏi nhất hiện nay.
Không những thế, tôi còn nghĩ anh là một nhà báo dũng cảm và trung thực. Và tôi cũng thường đồng tình với chừng 90% (hoặc hơn) những ý kiến của anh. Tôi nghĩ quan điểm của anh trong bài vừa rồi (Hai nhà báo và một lời xin lỗi) cũng rất nhất quán với quan điểm của anh từ trước. Ngay trong entry đấy, tôi cũng thấy về mặt quan điểm, ý kiến của anh Osin chính xác. Thế nhưng, khi đọc entry đấy, tôi vẫn cảm giác gợn một cái gì đó hơi thiếu công bằng.

- Về Bố Cu Hưng, ấn tượng của tôi về anh là một người khôn ngoan, và biết cách lèo lái dư luận. Xin nói rõ, đây chỉ là ấn tượng cá nhân của tôi. Khác với blog Osin, điều tôi không thích ở blog Bố Cu Hưng là sự rào đón quá cẩn thận, và cảm giác có sự lèo lái khá rõ ràng.

Nhưng tổng hợp lại, tôi nghĩ, hai blog Osin và Bố Cu Hưng vẫn là hai blog của nhà báo có ảnh hưởng nhất trong thế giới Yahoo 360 hiện nay (về mảng chính trị- xã hội). Có thể gọi họ là những người "định hướng" dư luận (opinion maker). Còn có blog của một số nhà báo khác, cũng khá nổi và thú vị nhưng không đạt được mức độ ảnh hưởng đó như Mr. Do, Bút Lông, ngoc n, Huy Bom...

- Một blogger khác, không phải nhà báo, nhưng lại rất quan tâm tới vấn đề báo chí và hay phát biểu về mảng này là Dong A. Tôi rất hiếm khi tán thành các ý kiến của Dong A về các vấn đề chính trị- xã hội và luôn có ấn tượng về sự định kiến, nhiều khi tới mức cực đoan, của Dong A. Tôi ưa thích blog này trên phương diện văn học-nghệ thuật hơn là chính trị-xã hội. Nhưng dù vậy, Dong A cũng có những ý kiến sắc sảo và có những tìm hiểu chi tiết về vấn đề mỗi khi viết bài. Những ý kiến của Dong A, kể cả những định kiến của nó, còn đáng quan tâm ở chỗ chúng tiêu biểu cho suy nghĩ của nhiều người, nhất là những người ở lứa tuổi 30-40 ở Việt Nam.

-

38 comments:

  1. 2 nhà báo này có thể phân biệt rõ ràng, chú Osin chuyên bình luận sự việc trên bề mặt chính trị ''nhạy cảm'', không ''tình cảm''.

    BCH mang đầy ''tình cảm'' hơn, và có chút phần ''XHCN'', Ý KIẾN CÁ NHÂN.
    Ngòai lề, nhiều người nói, không ''thích'' bài viết của BCH nhiều, vì nó không ''thật lòng''.

    BH thích đọc bài của nhà báo Huy Đức hơn.

    (Đang chờ bài viết của bác Bùi Thanh)

    ReplyDelete
  2. Tôi thì cứ băn khoăn ko hiểu anh Linh làm sao có nhiều thời gian thế. Viết khỏe như anh thế này (phải đọc mới viết được), tôi bỏ hết việc chỉ ngồi viết cũng chả bằng số lượng, nói gì đến chất. Nể!

    ReplyDelete
  3. Tôi thì thấy blog của anh Linh đạt được cả sự cân bằng và sự sâu sắc, hài hước trong nhiều vấn đề, chính trị xả hơi cũng như văn chương thơ phú. Rất ít khi khen ai, nhưng tôi theo dõi blog này khớ lâu rồi, dù chỉ thập thò trong favourite của anh! keke. Thực sự đáng nể.

    ReplyDelete
  4. " Hai blog Osin và Bố Cu Hưng vẫn là hai blog của nhà báo có ảnh hưởng nhất trong thế giới Yahoo 360 hiện nay (về mảng chính trị- xã hội). Có thể gọi họ là những người "định hướng" dư luận..." CHính vì thế hai blog này cũng phải có trách nhiệm với dư luận khi đăng tin bài, tôi thất vọng với hai entry về vụ hai nhà báo của hai blog này

    ReplyDelete
  5. Nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu.
    Tôi rất nể phục Osin. Tôi theo dõi blog Osin từ lâu và tôi cho rằng Osin là một trong số ít những nhà báo chân chính dũng cảm mà làng báo có lúc này. Đặc biệt, Osin có tầm nhìn rộng, vượt ra khỏi lợi ích nhóm để bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Điều này rất quan trọng đối với một người có vai trò định hướng xã hội.

    ReplyDelete
  6. Tôi cho rằng bản thân các "hot bloggers" trên nhiều khi cũng rất thèm muốn có được vị trí như anh Linh, có ít cái để mất hơn so với hiện tại, để thỏa sức tuôn trào những xúc cảm vẫn luôn phải ý thức chôn chặt sâu trong đáy lòng.

    Bản thân sự không rõ ràng của luật pháp có một ưu điểm lớn là nó luôn tạo cảm giác không an toàn, vì chẳng biết đâu là giới hạn cụ thể, cho những người ý thức được là mình đang có xu hướng đi chệch "lề phải", và từ đó hình thành một ý thức khác là tự kiểm duyệt bản thân. Càng có nhiều cái để mất trong xã hội hiện tại thì sự tự kiểm duyệt này càng phải gắt gao và nghiêm khắc hơn, để đảm bảo mức độ an toàn cao hơn.

    Tôi cho rằng nếu được lựa chọn, các hot bloggers trên sẽ không hề muốn viết về các vấn để nhạy cảm như vụ xét xử hai nhà báo, vụ toà khâm sứ hoặc sẽ đưa chúng vào private. Viết mà phải đắn đo từng con chữ để đảm bảo quan điểm được chuyển tải nhiều nhất trong một giới hạn lề phải nghiêm khắc, có lẽ là khổ lắm. Nhưng có lẽ khổ hơn nữa là phải "em chỉ biết câm nín nghe các anh trách" khi bài viết không đáp ứng được kỳ vọng của những người muốn nhìn thấy sự lý tưởng. Than ôi, vì đã là "người của công chúng", hay nói như anh Linh là những opnion makers, họ không thể từ chối đáp lại sự mong mỏi của công chúng, trong vòng xoay mờ mịt của thông tin, đang muốn bám víu vào những ý tưởng kim chỉ nam của họ.

    Tôi thích đọc blog anh Linh và Oshin hơn blog của Bố cu Hưng, vì những lý do như anh Linh đã bình luận trong entry. Nhưng tôi cũng biết vị trí của Bố cu Hưng không giống Oshin, và càng không giống với anh Linh.

    Chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ những anh hùng, nhưng cũng không vì thế mà thất vọng với những người "bình thường" khác, như Bố cu Hưng, như anh Hải, nhất là khi nếu ở trong hoàn cảnh của họ, chúng ta cũng không thể "phi thường" hơn được.

    Nếu có thể trách một điều gì đó, thì có lẽ chỉ là một số hot bloggers thích xông pha sóng gió, nhưng đã không đủ dũng cảm cần thiết để đương đầu khi sóng gió thật sự ập đến. Có lẽ họ nên chọn lựa cách trở thành nổi tiếng trong những lĩnh vực an toàn như thể thao, âm nhạc, văn học ... thì hơn. Nhưng nói như thế thì cái giá trị cơ bản nhất của blog là tự do cá nhân, tự do viết những gì mình thích (tất nhiên là trong "khuôn khổ" cho phép!) dã không còn nữa rồi.

    ReplyDelete
  7. Về blogger Dong A thì tôi hoàn toàn tán thành những nhận định của anh Linh. Không phủ nhận blogger này có một kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực và một cái đầu lạnh gần như thuần lý trí khi tranh luận. Nhưng có lẽ Dong A chỉ nên dừng lại ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, vì lẽ thường khi bước chân qua những lĩnh vực khác mà mình đã có sẵn thành kiến thì dù cố gắng khách quan đến mấy cũng không thể tránh khỏi những suy nghĩ cực đoan thiên lệch. Ví dụ như entry "một số tình hình đặc biệt của giáo hội Công giáo" được viết theo kiểu ngồi lê đôi mách với đầy dẫy những "giai thoại" xuyên tạc hoàn toàn không được kiểm chứng và việc trích dẫn nội dung của nó chỉ có một mục đích duy nhất là hạ thấp uy tín của giáo hội Công giáo VN. Chính những entry như thế và nhiều dẫn chứng và lập luận theo kiểu bới lông tìm vết "từ một chiếc lá khô suy ra cả cánh rừng chết" (lỗi cơ bản mà tất cả những ai có thành kiến về một vấn đề nào đó đều mắc phải, vì họ chỉ muốn tìm kiếm những gì ủng hộ cho thành kiến đã ăn sâu vào đầu họ) đã làm những lý luận đòi hỏi sự logic, chứng cứ chặt chẽ ... thường thấy trong các tranh luận của DongA trở nên thiếu thuyết phục và, theo quan điểm của tôi, làm giảm uy tín của blog này đi.

    Đấy là tôi giả sử một trong những tiêu chí của blog DongA là sự khách quan trong nhận định vấn đề. Còn nếu nó cũng được định hướng đơn giản là nơi để chủ blog viết những gì mình thích và tuỳ ý thể hiện quan điểm yêu ghét thì ... xin miễn bình luận.

    ReplyDelete
  8. LƯỢC THUẬT CUỘC TRAO ĐỔI GIỮA THIẾU TƯỚNG PHẠM QUÝ NGỌ, PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CẢNH SÁT VÀ PHÓNG VIÊN BÁO THANH NIÊN VỀ VỤ ÁN PMU 18





    -Phóng viên (PV): Xin ông cho biết những thông tin mới về việc điều tra vụ PMU 18 và sự thực về việc thiếu tướng Phạm Xuân Quắc vừa cho rằng bị can Phạm Tiến Dũng viết thư tố giác ông đã nhận tiền chạy án của gia đình Dũng thông qua đối tượng Trần Văn Thuyết.

    - Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ:Tình cảm anh em tôi xin nói thật, tôi xác định lãnh đạo Bộ rất tin tưởng nên mới giao cho tôi nhiệm vụ nặng nề này nên sự việc xảy ra ngày hôm nay là chuyện đương nhiên. Tôi có quan điểm, vụ án này (PMU 18) lùng nhùng từ lâu rồi, ngay từ trước thềm Đại hội xảy ra mà bao nhiêu các đồng chí lãnh đạo, có đồng chí lãnh đạo nằm trong dự kiến nhân sự của trung ương nhưng bị truợt bởi vì vụ việc này, nhưng đến bây giờ không kết luận được. Như đồng chí Cao Ngọc Oánh, vừa rồi chúng tôi làm rõ mối quan hệ chỉ dừng ở Tôn Anh Dũng mà Tôn Anh Dũng đã 3 lần gặp ông Oánh để thuyết phục mà vẫn không được, mặc dù Dũng đã mang tiền để trong túi rồi.

    -Tôn Anh Dũng đã 3 lần mang tiền đến nhà tướng Oánh để định hối lộ mà không thuyết phục được ông này và cả 3 lần đều phải mang tiền về, thưa ông?

    - Đúng thế, để thẩm tra việc này, tôi đã dùng một tổ công tác khác điều tra lại, nhưng tới giờ, bác kia ( chỉ thiếu tướng Phạm Xuân Quắc) vẫn cứ buộc rằng Tôn Anh Dũng đã chạy tiền cho ông Oánh rồi. Thế nhưng án tại hồ sơ rồi, người cầm tiền khai chưa đưa thì làm sao được. Thứ 2 là vụ Nguyễn Việt Tiến, bây giờ tôi khẳng định với đồng chí là có mấy việc. Đầu tiên là ngôi nhà biệt thự ở Khu đô thị Trung Hoà- Nhân Chính, trước đó thì cho rằng Phạm Tiến Dũng đã hối lộ ông Nguyễn Việt Tiến, nhưng đến bây giờ thì làm rõ nguồn tiền mua ngôi nhà ấy do vợ ông Tiến nộp và con ông Tiến đứng tên. Vậy thì tại sao lại buộc tội cho nó nhận hối lộ ngôi nhà ấy. 29.11 vừa rồi đã kết luận được mấy việc là việc Tiến điều chuyển 5 cái xe, trong đó có 4 xe lẽ ra phải đóng thuế nhập khẩu nhưng chưa nộp, nên làm nhà nước thất thoát 2,2 tỉ đồng. Nhưng tôi thử hỏi đồng chí, là thứ trưởng thường trực thì Nguyễn Việt Tiến yêu cầu đơn vị cấp dưới điều chuyển xe thừa về cho văn phòng Bộ sử dụng, còn nguồn gốc cái xe ấy như thế nào thì cái ấy thuộc về của Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 là người đi mua xe về thì phải chịu trách nhiệm hoàn thuế chứ sao lại để Nguyễn Việt Tiến phải nộp. Thứ ba là việc chi phí văn phòng của các gói thầu dự án PMU 18 thì có làm rõ việc thuê nhà và cho thuê nhà (gây thất thoát tài sản nhà nước) việc này là do các “tiểu yêu” dưới làm chứ Nguyễn Việt Tiến có nói gì đâu, vậy thì làm sao lại kết luận Tiến là thiếu trách nhiệm để cho cấp dưới tham ô.

    - Việc cho thuê nhà là việc của đơn vị cấp dưới làm, nếu cơ quan điều tra có kết luận được thì phải làm rõ chuyện ông Tiến khi duyệt chi tiền cho các dự án này, ông ta đã “ăn” bao nhiêu tiền.Nhưng hình như việc này cơ quan điều tra chưa có bằng chứng, phải không ông?

    - Hiện không làm rõ được chuyện này nên không thể kết tội cho Tiến được. Thứ tư là khoản tiền 257 triệu đồng làm chợ cho xã Văn An (nơi có khu trang trại 19 héc ta rừng thông của con rể ông Tiến và một số người) thì hiện nay tay giám đốc Công ty TNHH ở đó vẫn xác định UBND xã ở đây đã đưa số tiền này vào làm dự án. Việc này 8 tháng nay chưa kết luận được, thế thì làm sao kết tội được việc Tiến tham ô 257 triệu đồng đưa tiền cho xã Văn An để mua trang trại cho con rể. Việc thứ năm là quy trách nhiệm Nguyễn Việt Tiến duyệt cho Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh mua một xe ô tô Toyata Camry 2.4 trị giá hơn 600 triệu đồng là không nằm trong danh mục được duyệt. Tôi thử hỏi ông, tiền ODA của dự án cầu Bãi Cháy- Quảng Ninh rất lớn, khi Sở GTVT là đơn vị sát sườn với công trình này mà thứá trưởng thường trực Bộ GTVT không duyệt nổi cho đơn vị này mua được một chiếc xe hay sao mà lại kết tội cho Tiến làm thất thoát cho nhà nước hơn 600 triệu đồng, theo tôi, việc này mà đưa Toà, các luật sư giỏi cãi sẽ bác ngay. Việc sau

    ReplyDelete
  9. Chắc là có rất nhiều blog thú vị, nhưng mình thường đọc blog của một số bác như Linh, Hoang Linh, Nhị Linh. Nói chung là đọc cho vui, thư giãn, giải trí, bắng nhắng cho đời thêm đẹp (hoặc đỡ chán) :D Mình xin cảm ơn các bác.

    Ngoài ra thì mình cũng có rình rập blog của một số gái như là người yêu cũ/củ hoặc các gái mình sắp tán, chủ yếu là theo dõi diễn biến tâm sinh lý phức tạp của các chị này. Tỏ tình vào lúc người ta đang rối loạn tiền kinh nguyệt là vỡ mặt.



    ReplyDelete
  10. "Nhưng tổng hợp lại, tôi nghĩ, hai blog Osin và Bố Cu Hưng vẫn là hai blog của nhà báo có ảnh hưởng nhất trong thế giới Yahoo 360 hiện nay (về mảng chính trị- xã hội). Có thể gọi họ là những người "định hướng" dư luận (opinion maker)."

    Ông bạn mình là nhà báo nói rằng dân báo chí biết hết những thứ này và chấp nhận, chẳng vào đọc những thứ vốn đã biết, đã coi là đương nhiên, vậy thì ai là người tham gia thảo luận trong các blog.

    Xin lỗi là đa số các bạn ở nước ngoài, nhà báo trẻ mới vào nghề, dân PR hay lên mạng làm quen với nhà báo.

    Tôi thấy nghi ngờ cái gọi là "dư luận" như Linh nói. Dư luận xã hội hay dư luận trong một nhóm người không thể làm gì, không thể chuyển dư luận trên diễn đàn thành dư luận báo chí chính thống của 80 triệu người.

    ReplyDelete
  11. @Long: Dư luận không đồng nghĩa với nhà báo. Dư luận ở đây cụ thể là dư luận blogger, và hiện nay ở VN có vài triệu blogger, con số đó không nhỏ.
    Khái niệm dư luận luôn gắn với một cộng đồng cụ thể, không có khái niệm "dư luận" chung chung.

    ReplyDelete
  12. Quả thật rất thất vọng với những ông nhà báo nào to miệng trên diễn đàn. Thà im mẹ miệng đi cho đỡ bực, đéo làm gì được cứ cho là mình quan trọng. Những ông nhà báo nào thà rằng biết điều, hiểu xã hội, im lặng còn đáng được kính trọng.

    Chúng ta rồi chẳng đi đến đâu với những loại nhà báo thế. 20 năm nữa vẫn vậy.

    ReplyDelete
  13. To Linh: thế hệ tầm 30-40 rồi sẽ ra sao trong thời gian tới? Linh nghĩ sao 5 năm tới, 10 năm tới, và 20 năm tới.
    Tầm 30-40 là thế hệ quyết định cho vận mệnh tư tưởng VN.
    Tôi nghi ngờ về 8x quay cuồng với kiếm tiền.
    Lại không trông mong vào mấy bác 50 như bác Chiến .
    Thất vọng nhỉ.

    ReplyDelete
  14. @Long: Vấn đề tôi nghĩ không phải là có làm được gì không, có thay đổi dư luận không. Vấn đề là quyền được nói và quyền được nghe những ý kiến khác, không được đăng tải trên báo chí chính thống. Nếu cậu thấy ai cũng "im lặng là hơn" thì cậu đọc blog làm gì, ví dụ thế, đọc báo chính thống thôi.

    Những nhà báo cũng là con người, họ cũng có nhu cầu phát biểu chính kiến của họ về các vấn đề. Tại sao người không phải là nhà báo thì có thể phát biểu, còn nhà báo thì không nên? Trong trường hợp này, nhu cầu ấy lại càng nhiều hơn bởi vì sự kiện này gắn với nghề nghiệp của họ.

    Ngay việc cậu nói "dân báo chí biết hết những thứ này và chấp nhận, chẳng vào đọc những thứ vốn đã biết," tôi nghĩ không chính xác, nếu cậu dạo một vòng quanh các blog sẽ thấy tỷ lệ dân báo chí rất nhiều, thậm chí các blog nổi nổi đa phần đều là của dân báo chí.

    ReplyDelete
  15. Chi tiết hơn một chút, vai trò opinion maker của Osin và Bố Cu Hưng lại càng quan trọng bởi vì họ không chỉ make opinion cho những blogger bình thường mà còn có ảnh hưởng lớn tới những người trong nghề, nhất là những người mới vào nghề.

    Nhân tố để thay đổi dần dần nền báo chí, theo tôi là những nhà báo trẻ, chứ không phải là những người tự coi mình quá hiểu hệ thống, và chấp nhận tất cả các constraints hệ thống đó tạo ra với sự tự kiểm duyệt đã trở thành thói quen. Tất nhiên nhà báo nào cũng có sự tự kiểm duyệt cả nhưng một khi việc tự kiểm duyệt đã thành một thói quen, một nếp nghĩ, một cái "lề bên phải" trong tư duy nhà báo và anh ta không dám vượt qua, dù rón rén, thì sẽ chẳng thể thay đổi gì.

    Về câu hỏi của cậu: thế hệ 30-40 chính là thế hệ của cậu và tôi. Cậu nhìn nhận thế hệ đó thế nào? Tôi lại nghĩ ngược cậu, thế hệ 30-40 là thế hệ vô dụng. Thế hệ này là thế hệ vấp ngã giá trị, với các giá trị thay đổi từ yêu nước, yêu CNXH sang quay cuồng vì tiền và tiền (một phần vì từng nếm trải sự đói kém nghèo khổ), mà không có một điểm bám nào cả. Thế hệ này quá sợ sệt, quá cầu an và thiếu niềm tin vào bất cứ cái gì. Sự sùng bái vật chất, theo tôi chính là di sản thế hệ này để cho thế hệ 8x.

    Tôi nghĩ về thế hệ 8x tích cực hơn 7x. Nói chung, tôi nghĩ họ dũng cảm hơn và có niềm tin hơn. Dù niềm tin vào giá trị vật chất thì đó cũng là một niềm tin tốt, miễn sao đừng để mình biến thành con tin cho niềm tin đó.

    Nhưng cái thiếu ở mọi thế hệ Việt Nam là thiếu niềm tin vào con người. Con người là thứ rẻ rúng nhất. Và một khi anh không tin vào con người thì anh cũng không có lòng tự trọng nữa. Và không có lòng tự trọng thì anh có thể làm bất kỳ việc gì mà lương tâm không bao giờ dằn vặt.

    ReplyDelete
  16. comment của tớ trên blogOsin:


    Như 2 entry khác trước đây về vụ Nguyễn Việt Tiến "Revenge of the Sith" và vũ trường Century, một lần nữa anh vẫn nhắc lại ý kiến nhất quán của mình về vai trò kiểm định nguồn tin của phóng viên/nhà báo để tránh không trở thành thư ký hay loa phát thanh của những thế lực (công an) nào đó, để trau dồi cho tay nghề nhà báo sắc bén và vững vàng hơn.

    Bỏ qua chuyện quan tòa "cả vú lấp miệng em" không cho anh Nguyễn Việt Chiến tự bào chữa cho mình, phủ nhận các bằng chứng, việc cho là 2 nhà báo đưa tin sai sẽ = việc chứng minh là Nguyễn Việt Tiến vô tội. Và chưa có ai chứng minh được điều đó.

    Khi đúng sai còn nằm trong một vùng xám xịt, dưới một bàn tay 5 ngón em vẫn kiêu sa che kín bầu trời, anh lại làm chuyện "đi đánh con ngựa chết" (to beat the dead horse). Là 1 nhà báo kỳ cựu, bao nhiêu năm lăn lộn trên chính trường, anh thừa hiểu bản chất của chế độ mà anh đang phục vụ cũng như những hành động chống lại hay chỉ nói đụng chạm tới họ sẽ đem lại hậu quả như thế nào. Không nói đâu xa, chính một người gần gũi của anh là chị Kim Hạnh, cũng đã nếm trải sự "nắn bóp" của bàn tay sắt vì một "tai nạn nghề nghiệp" trong nghề báo.

    Anh thừa biết nghề báo và nhà báo ở VN nó bất lực và bạc nhược đến thế nào.The horse had already died. Một cái nghề vốn được xem như là công cụ của chính quyền, chuyên nghề tẩy não và lừa bịp dân chúng, làm sao có thể kiểm định bằng cách tự điều tra, để rồi cái sự thật họ tìm thấy sẽ ma quỷ nghiền nát dưới bánh xe khổng lồ? Khi 2 anh Chiến và Hải bị truy tố và phải ngồi tù, việc anh ghi nhận sai lầm của họ để rồi rút ra bài học chung cho giới báo chí về nhưng kỹ năng nghiệp vụ, đúng là cần thiết, nhưng liệu trong thời gian sắp tới, có mấy nhà báo nhờ đúc kết kinh nghiệm đó mà sống sót và phát triển nghề nghiệp như một nhà báo đúng nghĩa?

    Vậy nên em mới nói bài viết của anh là "to beat the dead horse". Có đánh thêm nữa thì con ngựa chết cũng đâu có cảm giác gì, hay đòn roi đó nó cũng chả làm cho con ngựa hay ho phi thường vượt lên trên thân phận tôi đòi của nó được. So với quá khứ bị kìm kẹp đến xanh tái của báo chí VN sau 1975, vụ việc 2 nhà báo bị bắt giữ và rồi phải nhận tội hay bị kết án một cách thô bạo này rồi sẽ đi vào lịch sử VN như một bước lùi, anh Huy Đức ạ. Đó là bước lùi của lòng quả cảm, của những hoạt động mang tính "cấp tiến" của báo chí VN so với giai đoạn đớn hèn trước đó.

    Trước sự kiện "xé rào" rất progressive của báo chí VN, em đã phần nào thất vọng khi đọc mấy entry liên quan đến vụ này của anh. Tất nhiên, là một nhà báo chuyên viết về các vấn đề nhạy cảm, anh hẳn sẽ luôn cẩn trọng để không bị vi phạm pháp luật hay bị rơi vào hoàn cảnh như 2 anh Hải - Chiến. Nhưng trước một vụ án với mức độ tham nhũng rất lớn, có tính chất phức tạp, khuất tất và mờ ám, mà entry của anh chỉ dừng lại trong góc độ trau dồi nghề nghiệp của nhà báo mà không tính tới các yếu tố khác thì đúng là 1 góc nhìn hẹp.

    Anh sẽ không vì comment này mà nói "Ờ, anh đang đánh con ngựa chết đây. mai anh sẽ chuyển ngòi bút của mình sang những con thú ăn thịt đồng loại khác nhé". Vì anh là 1 nhà báo, anh cần giữ gìn vững chắc vị trí của mình. Bài học nghiệp vụ báo chí mà anh đưa ra, có thể nó sẽ có lợi cho riêng cánh nhà báo, chứ trong vụ này, dù nhà báo có giỏi - sắc -vững đến mấy, thì người thua cuộc cũng chỉ là nhân dân mà thôi. và nhân danh 1 trong số nhân dân, em xin nói anh Chiến chẳng việc gì phải xin lỗi. Người nên xin lỗi nhân dân, chính là những nhà báo hăm hở trong vai trò tuyên truyền tẩy não, dối lừa bạn đọc, những người ngậm miệng ăn tiền hay do bị đe nẹt mà ngậm miệng quay lưng với những vấn đề cấp thiết hay thối nát liên quan tới đời sống nhân dân như sông Thị Vải, PMU 18, những cây bút lá cải chuyên nghề khai thác chuyện tình dục hay giật gân rẻ tiền nhằm thỏa mãn thị hiếu thấp kém của người đọc và ru ngủ họ trong sự suy đồi, quên đi những vấn đề chính yếu, những nhà báo chuyên viết bài tán tụng cấp trên hay sủa theo lệnh chủ chỉ để để nhằm mang lại lợi ích cho riêng mình...

    ReplyDelete
  17. Em nghĩ rằng anh Linh và bác Đức (Osin) khá giống nhau, về trình độ và tính khách quan khi nhìn nhận vấn đề. Tuy nhiên vị trí của 2 người khác nhau nên dù sao blog Osin vẫn có tí "đi nhẹ nói khẽ cười tủm tỉm" hơn là blog anh Linh.

    Có một điều khá buồn cười nhưng nghe lại có vẻ đúng, ấy là kiểu "không làm được thì nói làm cái đéo gì" hay là "mày có làm được thế đéo đâu mà bảo tao, mà lên mặt dậy đời". Nói và làm là 2 chiện khác nhau, anh có thể không (thực sự) kính trọng người khác (vì người đó ko làm được) nhưng anh có thể rút ra một điều gì đó từ điều mà người ta nói. Thêm nữa, không lẽ một người từng là đạo tặc thì không được dạy con là đừng có làm đạo tặc? Những kẻ phản ứng kiểu tiêu cực như vậy thì mãi mãi giam mình trong cái hố sâu tăm tối.

    ReplyDelete
  18. em cũng theo dõi một số blog anh Linh nói ở trên, cảm nhận cũng tương tự: blog của Osin có tầm nhìn, không cảm tính, dung hoà được nhiều yếu tố; blog của Bố cu Hưng thì viết thiếu phân tích khách quan hơn, chiều hướng 'lôi kéo'; blog của bác Đông A thì chủ kiến rõ ràng, có thể vì bác take stand sẵn rồi; blog anh Linh thì neutral hơn, nhưng không phải là không định kiến, và cũng ít nhiều cảm tính (my personal point!).

    ReplyDelete
  19. @ anh Linh và bạn Long: em lại nghĩ thế thệ 7x tích cực hơn 8x (xin lỗi vì em bàn vấn đề ngoài lề entry này).
    Thế hệ 7x ít ra còn trải nghiệm qua một vài "giá trị", còn 8x và đặc biệt là 9x thì không. Em là một 8x và cái khủng khiếp nhất em phải đối mặt là không biết tin vào cái gì, không được trải nghiệm một giá trị nào, tất cả "giá trị" đều có sẵn và được vứt bừa ra không khác gì một đống rác. Di sản khủng khiếp nhất của 7x để lại cho bọn em không phải là niềm tin vật chất như anh nói mà là sự khủng hoảng niềm tin. họ chạy theo tiền chỉ vì ngoài tiền ra họ không nhìn thấy gì cả, khi mà mọi thứ được giao giảng, phô bày ngoài đường đều là tiền tiền và tiền.
    Không biết được từ đâu, nguyên nhân cội rễ nào, mà hầu hết trong đầu sĩ tử trên cái đất Việt này đều có suy nghĩ tôi thi vào trường này để sau này làm việc XYZ với lương ABC, chứ không ai nghĩ đến việc tôi sẽ thu nhận được kiến thức gì, giúp ích gì cho xã hội; và việc quan tâm đến xã hội trong mắt họ là việc gì đó đáng kinh sợ vì nó ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của họ sau này. Có lẽ chế độ chúng ta rất thành công trong việc ngu hoá, tầm thường hoá con người để họ mất hết đi ý thức phản kháng, trở thành nô lệ của niềm tin vật chất. chế độ này nhìn thấy sự khủng hoảng của 7x nên họ đã nghĩ ra cách mới để nô lệ tinh thần con người mà 8x là đợt đầu tiên và 9x là đợt hoàn thiện kế hoạch đó chăng, hay tự chúng ta đang trở nên "tha hoá", tự huỷ tính người của mình khi chạy theo đám đông đang quay cuồng vì tiền một cách vô ý thức

    ReplyDelete
  20. Blog Linh trung dung và duy lí nhất , ít khi gặp một lỗi fallacy nào của blog Linh .

    ReplyDelete
  21. Hichic, em đã từng dạo qua hết các blog được liệt kê trên đây mà không có chút ấn tượng nào cả :((. Cảm giác khi đọc các bài về cùng chủ đề trên các blog đó là ồn ào thì có ồn ào, nhưng cứ nhàn nhạt sao sao đó, chính kiến nhiều khi không rõ ràng, không sắc sảo & toàn diện được như anh Linh :)

    ReplyDelete
  22. híc híc đồng ý với anh Linh là thế hệ 7x là thế hệ chán nhất, nửa ông nửa thằng, nửa lý tưởng nửa tiền nong. Em chỉ còn tí nữa là thoát được 7x mới đau. Tí nữa thì được làm 8x trẻ trung :-P
    Em dạo dạo qua các blog thấy một số blog chê anh Hải. Không quen nhưng thấy khổ thân anh ấy. Mình vào vị trí anh ấy chắc gì đã làm được việc phi thường như chú Chiến. Nhà báo thì cũng là người bình thường thôi, chứ đâu cứ nhất thiết phải là anh hùng. Nhưng trong những xã hội bất bình thường thì cứ phải được làm vua thua làm giặc như thế này.
    Em ước mơ nhỏ mọn, cứ kiếm tiền vừa vừa đủ sống low profile thôi, chả ham hố gì nữa rồi :-P (hi hi chả liên quan gì đến entry của anh Linh nhể)

    ReplyDelete
  23. @xin phép lạc đề:
    tui nghĩ thế hệ cuối 7x đầu 8x (78 - 81) là lý tưởng nhất, vì thế hệ này chứng kiến sự chuyển biến và thay đổi của xã hội, vẫn còn chút niềm tin và lý tưởng khi mới vào đời và cũng đủ tự tin để tiếp tục đi mà không bị hoang mang trước những giá trị xã hội mới.
    Đó là do tui tự lấy tui và mấy bạn bè tui quen biết ra làm ví dụ điển hình thôi, mấy cái này nên có nghiên cứu cụ thể.

    Trở lại với các blogger nhà báo. Tui nghĩ, tự kiểm duyệt chính là vòng kim cô đáng sợ nhất mà hầu hết những ai sống ở VN muốn đứng lên phát biểu chính kiến đều ý thức được. Khi đã ý thức được, thì không còn khách quan.

    ReplyDelete
  24. Em khong dong y voi y kien cua anh Linh ve blogger BCH.

    Em thay day la nhung entry nong can va co hoi!

    Chi the thoi.

    @Phanxine: 77 cung ngon nhu 78 ve nhung gi ban noi o tren.
    To cung lay vi du tu chinh to ma ra!

    ReplyDelete
  25. EM dang noi den cai vai tro opinion maker ma anh Linh de cap o tren voi BCH.

    Sao cang ngay em cang thay khinh khi nhung entries tren blog nay.

    Ngay xua BCH hay co tro xoa di nhung comment ma anh ta khong vua long, khong noi lai duoc. Du anh ta thua hieu luat choi la khi public nhung gi minh viet thi chap nhan nhung feedback cua moi nguoi!

    Chang biet bay gio benh cu con tai phat khong vi sau khi bi xoa chung gan 10 comment tren blog cua anh ta, em da ngung viet nhung van thinh thoang doc, va luon thay lom giong!

    ReplyDelete
  26. Hướng dẫn dư luận có tác dụng gì khi có kẻ ngồi xổm trên dư luận ?

    ReplyDelete
  27. Bố Cu Hưng đã lộ mặt cũng là một nhà báo hèn nhát chẳng dám đụng vào những vấn đề cốt lõi, anh ta chỉ dám lên tiếng với những vụ lẻ tẻ kiểu bão mẫu đánh trẻ con, bắt trẻ đi ăn xin, cơm tù, vv và vv (thế cũng đã hơn nhiều nhà báo chỉ biết “tụng ca”) tuy nhiên cái cốt lõi của mọi vấn đề là ở cái nền tảng pháp luật, (đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân), ba cái vụ hình sự mà BCH hăng hái làm nó sẽ tự khỏi như bệnh ngoài da nếu cơ thể nhà nước khỏe khoắn lành mạnh, nói chung BCH “hướng dẫn” hay đánh lạc hướng dư luận vào ba vụ lẻ tẻ, cái cốt lõi lại ... tảng lờ. Chán.

    ReplyDelete
  28. Mình cũng thích cái kiểu cực đoan của bác Đông A, tuy cũng thấy nó cực đoan, bác ấy hay khẳng định một cách gây sốc (đừng làm nhà báo nữa nếu ...!) như kiểu đốt của Ruồi Trâu, xứ mình đang ù lỳ quá mà...:))
    Blog bạn Cavenui cũng rất hay về bình luận chính trị xã hội, ôn hòa nhưng không hề trung dung.

    ReplyDelete
  29. @Phan Xi Ne: Em nghe bác nói về lứa 78-81 mà cứ mát hết cả duột ;))

    À nhân tiện một cái cmt, em cũng xin nói thêm là có cái blog hình như cũng trong FL của anh Linh nhưng ko thấy anh nói, ấy là blog bác "Nghe chửa". Có lẽ là vì blog này ko hay nói năng nghiêm túc phân tích abc nhưng em thấy thích vì cách viết hài hước, đôi khi hơi thô nhưng nghe thấy bình dân thân thuộc, và phải nói là rất thâm thúy sâu sắc :D

    ReplyDelete
  30. @Phan Xi Ne: Em nghe bác nói về lứa 78-81 mà cứ mát hết cả duột ;))

    À nhân tiện một cái cmt, em cũng xin nói thêm là có cái blog hình như cũng trong FL của anh Linh nhưng ko thấy anh nói, ấy là blog bác "Nghe chửa". Có lẽ là vì blog này ko hay nói năng nghiêm túc phân tích abc nhưng em thấy thích vì cách viết hài hước, đôi khi hơi thô nhưng nghe thấy bình dân thân thuộc, và phải nói là rất thâm thúy sâu sắc :D

    ReplyDelete
  31. Cái entrry trước viết chưa rõ nên em cũng ko tin cái ni là cái bổ sung. Chuyện định hướng... blog về CT-XH có thì có nhưng khi nói về chuyện tranh cãi thì cái bầu sữa thông tin không phải ai cũng có (và nếu có, mục đích cũng chẳng giống nhau). Tỉ như chuyện 2 nhà báo thì các entrry chủ yếu mang màu sắc lợi dụng!

    ReplyDelete
  32. @Linh: Bạn thử làm riêng 1 cái entry về 7x và 8x nhỉ? Tớ nghĩ vấn đề đó hay hơn 2 nhà báo nhiều!

    ReplyDelete
  33. Đọc qua, đọc lại. Vẫn thích Linh'style nhất.
    Mọi người nói "một người dám nêu chính kiến " vì không có nhiều để mất nhiều như người khác. Lubu nghĩ quan trọng là ai đạt đến cái "tầm" nhận thấy những thứ ấy trở thành tầm thường, để sống đúng với chính mình.
    Anh Linh đâu có neutral. Phải có "cảm xúc thật" với cái đúng/cái tình mới viết được như vậy..

    ReplyDelete
  34. Em ko đọc nhiều hiểu nhiều như các anh chị ở đây, đọc blog anh Linh vì cũng có quan tâm và muốn quan tâm tới những vấn đề thời sự nước nhà, đọc để biết để hiểu thôi chứ ko dám ý kiến gì. Chưa bao giờ comment trong blog anh Linh thì phải, nhưng hôm nay đọc được câu này "Nhưng cái thiếu ở mọi thế hệ Việt Nam là thiếu niềm tin vào con người. Con người là thứ rẻ rúng nhất. Và một khi anh không tin vào con người thì anh cũng không có lòng tự trọng nữa. Và không có lòng tự trọng thì anh có thể làm bất kỳ việc gì mà lương tâm không bao giờ dằn vặt." thì thật sự thấy buồn quá ạ!


    ReplyDelete
  35. [Linh: Offline Chính ra tôi định không comment, nhưng tình cờ đọc lại cái tên bài thấy hơi tréo ngoe nên lại phải comment. Bác Bố Cu Hưng đặt tên bài "Sao làm đồng nghiệp mình thêm đau", nhưng tôi tin là đồng nghiệp Việt Chiến của bác (người được bác post ảnh và thơ trong entry dưới), nếu đọc bài này hẳn sẽ rất đau (bên cạnh cái đau đã sẵn từ phiên tòa) khi đọc những câu như:
    "Nếu vào tù và phản kháng tòa án là anh hùng, vậy thì bị cáo là người đối đầu với chế độ hay sao?"
    "Anh Chiến cãi rất hùng hồn. Điều đó đáng quý, vì anh tin rằng anh đúng"
    và "Và mức án cách biệt chính là đánh giá của Hội đồng Xét xử về nhận thức của bị cáo"

    Về nội dung bài viết thì tôi không có ý kiến, nhưng tôi nghĩ bác đặt tên bài như thế hơi thiếu tôn trọng đồng nghiệp Chiến.

    Ngoài ra còn một số câu tôi thấy khá hàm hồ, ví dụ như "Họ cũng đã khẳng định trước tòa là họ tin vào chế độ. Ai đó tung hô thái độ phản kháng của họ như anh hùng, là vu cáo và xúc phạm họ." Cả câu về ý thức hệ nữa, bác có ở trong đầu họ đâu mà biết ý thức hệ của họ thế nào?

    Nếu có thể bác nhà báo được đào tạo chính quy ngành cán bộ tòa án có thể cung cấp cho bạn đọc biết họ khẳng định trước tòa niềm tin vào chế độ như thế nào không? Có ai hỏi họ có tin vào chế độ không và họ trả lời là có? hay là họ tự khẳng định thế? Có thể bác có thông tin cụ thể hơn những người khác trong vụ này. Thêm nữa, như một số bạn phân tích, bác cố tình lập lời giữa khái niệm "chế độ" với "tòa án", và sự "phản kháng" tòa án được bác cho là tương đương với phản kháng chế độ.

    Nếu đó là những gì nhà trường dạy cho cán bộ ngành tòa án hệ chính quy thì tôi thật sự không ngạc nhiên về phiên tòa vừa qua (và nhiều phiên tòa khác).

    Thêm nữa bác định nghĩa thế nào là "phản kháng" tòa án, bác hay đánh tráo khái niệm quá khiến người đọc phải mệt mỏi trong việc theo đuổi các khái niệm được sử dụng tùy lúc, tùy hứng. Hầu hết mọi người đều không cho rằng nhà báo Chiến "phản kháng" tòa án (khác với Linh mục Lý), mà chỉ bác bỏ bản cáo trạng kết tội ông, do đó việc lôi chữ "phản kháng" ra ở đây không phù hợp và chỉ có tác dụng duy nhất như một trò chơi ngôn từ để dẫn người đọc tới những gì bác định nói, như anh Chiến cãi rất hùng hồn vì anh tin là anh đúng (nhưng thực ra, theo Bố Cu Hưng, thì anh sai)!]

    -> Troi da sinh Bo cu Hung sao con sinh Linh !!!

    @Linh: BCH dang co gang tap viet van giong bac Huy Duc, e con lau moi du trinh do thanh opinion maker.

    ReplyDelete
  36. Anh ko nên đánh giá quá cao BCH là "opinion maker", một người viết như dở hơi thế sao mà là opinion maker đc, hồi trước vụ Vàng Anh bác ấy còn khóc lóc thảm thiết cho em Vàng Anh :D

    ReplyDelete
  37. @Linh: lần đầu vào blog của bạn sau khi đọc comment của bạn trên blog BCH, dễ thấy sự thuyết phục của bạn đối với những người comment.
    @Kyoko: BCH vẫn vậy, trong entry vừa rồi xoá còm của ít nhất 3 blogger: Korolbo, Sogno, Trau..
    @Linh: Tôi thích comment của Linh trên blog BCH nhưng không đồng tình với nhận định của Linh về BCH trong entry này, không xếp chung BCH với Osin được.
    Đồng ý với nhiều bạn về BCH và Đông A.

    ReplyDelete