Thursday, October 2, 2008

Entry for October 02, 2008

Rất hoan nghênh việc giáo xứ Thái Hà khởi kiện (nếu xảy ra). Thay vì sử dụng những biện pháp gây nhiều tranh luận như vừa qua, giáo xứ Thái Hà nên khởi kiện, để có thể giải quyết vụ việc trên cơ sở pháp luật, ngay cả khi biết phán quyết của tòa án có thể bất lợi cho họ- bởi vì bản thân việc này sẽ đưa sự việc ra công luận và tòa án sẽ phải có câu trả lời dứt khoát, rõ ràng, tạo tiền lệ cho việc giải quyết các tranh chấp trong tương lai.

Giáo xứ Thái Hà có thể sẽ khởi kiện

"Đại diện giáo xứ Thái Hà nói sẽ tiếp tục khiếu nại đòi đất và ‘nếu không được sẽ đệ đơn lên tòa án’ trong khi chính quyền tiếp tục xây công viên.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải từ Thái Hà nói với BBC sáng thứ Ba 30/9: “Chúng tôi tiếp tục khiếu nại và nếu không được chúng tôi sẽ đệ đơn lên tòa án”."


(Chưa rõ chủ thể mà giáo xứ Thái Hà định kiện: là chính quyền Hà Nội hay là công ty may Chiến Thắng?).

Trong Quyền lực cuả Không quyền lực, Vaclav Havel có đề cập tới việc những nhóm dân sự sử dụng pháp luật để đấu tranh trong xã hội hậu toàn trị:

"Kêu gọi pháp luật kiên định và liên diễn - không chỉ các luật liên quan đến quyền con người, mà tất cả các luật - không hề có nghĩa là những người đang làm việc ấy đã quỳ gối trước ảo tưởng rằng trong hệ thống của chúng ta luật pháp là cái gì có giá hơn thế. Họ thừa biết vai trò mà nó đang đóng. Nhưng chính là vì họ hiểu hệ thống phụ thuộc một cách tuyệt vọng đến mức nào vào nó - vào phiên bản "cao quý" của pháp luật, tức là - họ cũng biết ý nghĩa của những đòi hỏi như thế to lớn đến nhường nào. Vì hệ thống không thể vận hành nếu thiếu luật pháp, bởi vì nó bị trói chặt đến mức tuyệt vọng bởi sự cần thiết phải giả bộ là luật pháp vẫn đang được tuân thủ, nó bị buộc phải phản ứng với những đòi hỏi ấy theo một cách nào đó. Do đó, đòi hỏi rằng pháp luật phải được tôn trọng chính là một hành động của sống trong sự thật, cái đe dọa toàn bộ cấu trúc dối trá ở chính cái cực điểm giả dối của nó. Cứ lặp đi lặp lại, những đòi hỏi như vậy vạch trần bản chất giáo điều thuần túy của luật pháp cho toàn xã hội, và cho những người sống trong các cấu trúc quyền lực của nó. Họ thu hút sự chú ý tới cái căn bản vật chất thực sự của nó, và vì thế, một cách gián tiếp đã buộc những người lẩn tránh sau luật pháp phải xác nhận và làm cho cái công cụ biện minh này, cái phương tiện giao tiếp này, cái củng cố động mạch xã hội này (thiếu nó, ý nguyện của họ sẽ không thể lưu chuyển trong xã hội) trở nên khả tín, Họ buộc phải làm thế vì lợi ích trong chính lương tâm họ, vì cái ấn tượng mà họ muốn tạo ra trong con mắt của người quan sát ngoài cuộc, để duy trì quyền lực của chính họ (với tư cách là một phần của của bộ máy tự bảo tồn của hệ thống và các nguyên tắc kết dính của nó), hoặc đơn giản vì họ sợ bị kết tội là “vụng về” trong việc vận dụng tín điều. Họ chẳng có lựa chọn nào khác: vì họ không thể vứt bỏ luật chơi của chính trò chơi của mình, họ chỉ có thể cẩn thận hơn với những luật này mà thôi. Không phản ứng với những thách thức có nghĩa là làm xói mòn chính biện minh của họ và đánh mất quyền kiểm soát hệ thống thông tin hai chiều của họ. Giả sử rằng luật pháp chỉ là cái hình thức, rằng nó chẳng có tý hiệu lực nào (và rằng vì thế chẳng có lý do gì phải kháng nghị tới nó) sẽ có nghĩa là tiếp tục củng cố những mặt này của luật (những mặt hình thức và mang tính nghi thức). Nó cũng có nghĩa là xác nhận luật pháp là một mặt của thế giới hình thức và cho phép những kẻ khai thác nó thản nhiên dựa vào những hình thức biện minh rẻ rúng nhất (và vì thế, giả dối nhất).

Tôi thường xuyên thấy những người cảnh sát, công tố viên hay quan tòa - nếu họ đang phải đương đầu với một nhà Hiến chương dày dạn hay một luật sư dũng cảm, và nếu họ bị phơi ra trước công luận (như là các cá nhân với tên tuổi rõ ràng, không còn được bao che bởi tính vô danh của bộ máy) - bỗng chốc trở nên rất cẩn thận và rất lo lắng để khỏi lộ ra những vết nứt của giáo điều. Điều này không thể thay đổi được sự thật là một quyền lực chuyên chế đang ẩn đằng sau giáo điều ấy, nhưng chính sự lúng túng của các viên chức đã cản trở, làm chậm lại sự vận hành của nền chuyên chế ấy."

7 comments:

  1. dung voi mung. giao xua thai ha da khoi kien suot 12 nam roi

    kh ai them ngo toi dau

    ReplyDelete
  2. Câu trả lời của chính quyền cho những lá đơn kiện này sẽ là: "Không có đủ cơ sở pháp lý để xem xét". Chứ nếu vụ việc này được mang ra toà xử (chưa cần biết thắng thua) thì cũng có thể coi là một thành công lớn đối với giáo xứ Thái Hà rồi.

    ReplyDelete
  3. tu nhien nho toi vu. cha Ly' bi bit mieng truoc toa an :((

    ReplyDelete
  4. Theo tôi thì việc kiện cáo này cũng chỉ mang tính thủ tục với mục đích gây chú ý của dư luận quốc tế (còn trong nước thì không phải nói nữa) đối với vấn đề đòi đất của giáo hội mà thôi. Hai mảnh đất giáo hội muốn đòi đã bị biến thành công viên, là công trình phục vụ lợi ích cộng đồng rồi thì giáo hội còn đòi thế nào được nữa.
    Cuối cùng vẫn là "ăn không được phá cho hôi".

    ReplyDelete
  5. em thích cách làm này của giáo sứ Thái Hà. Dù thắng hay thua, nó sẽ có cách làm mọi chuyện rõ ràng hơn dưới con mắt của công luận và ko đẩy những người Thiên Chúa Giáo vào tình trạng bị cô lập ngay cả trong dân tộc. Đồng thời, việc đi kiện này sẽ đưa hai bên về một cuộc đối chất mang tính pháp luật, thay vì là cầu nguyện hay xịt hơi cay :D

    ReplyDelete
  6. @Vang Anh: Khieu nai khac voi khie^'u kie^.n ba.n ah. Giao xu Thai Ha khieu nai 12 nam chu chua tu*`ng kie^.n ra toa`.

    ReplyDelete
  7. tôi cũng ủng hộ kiện ra toà, văn minh hơn, bài bản hơn cái chuyện phá làng phá xóm hì hì , phải bài bản và chuyên nghiệp mới thể hiện đủ trình độ !!

    ReplyDelete