Sunday, October 12, 2008

Entry for October 12, 2008

Cái bạn Xuân Anh viết bài này thật không biết cách phân biệt văn học chính ngạch (mainstream) với các thể loại á văn học như tiểu thuyết vụ án, khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết diễm tình (romance)...Tất nhiên cũng có những trường hợp giao thoa giữa văn học chính ngạch và á văn học, ví dụ như Murakami hay Paul Auster, nhưng đó không phải là trường hợp của Marc Levy hay Stephen King hay Nicholas Sparks chẳng hạn.

Marc Levy là tác giả tiểu thuyết diễm tình, và người ta đánh giá một nền văn học không phải bằng các tác giả tiểu thuyết best-seller. Cũng như nhìn vào văn học Mỹ, người ta sẽ không căn cứ vào số bản in sách của Stephen King, Nicholas Sparks...để rồi "thất vọng, đau đớn, nuối tiếc"...rồi than vãn Hemingway, Faulkner... hẳn sẽ phải ê chề!

Mỗi thể loại có những quy chuẩn, đặc điểm và những vị chủ soái của nó và phải đánh giá trên thể loại đó.

Ngôn từ xủng xoảng nhưng kiến thức hạn chế.

Trích vài đoạn.

"Một hiện tượng, hai phản ứng trái ngược: truyền thông và những người hâm mộ bám gót từng xăng ti mét theo Marc Levy. Trong khi, giới phê bình và những người biết đọc thật sự đứng khoanh tay im lặng. Đó là phản ứng của một sự thờ ơ hay bất lực? Bao nhiêu người trong số họ từng say mê văn học Pháp cảm thấy thất vọng, đau đớn và nuối tiếc?

Nếu Victor Hugo, Albert Camus, Marcel Proust, Honoré de Balzac, Marguerite Duras… sống lại, chắc hẳn họ sẽ ê chề lắm vì điều này. Nước Pháp đã vô tình, hay cố tình chấp nhận những giá trị không đại diện cho văn hóa của họ, thậm chí họ còn tôn vinh, hô hào và đem đi khoe khắp thế giới. Một dòng dõi quý tộc kiêu hãnh với gu thưởng thức sang trọng và tinh tế, nay đến đời con cháu lại xuất hiện những kẻ chỉ biết đem dây chuyền bằng xích vàng đi khoe xóm giềng.

Đôi mắt xanh của người Pháp. Trái tim sâu sắc của người Pháp. Sự đam mê sáng tạo của người Pháp. Nhiệt huyết của người Pháp. Họ đã để đâu mất rồi? Hay họ đã trở thành những kẻ khinh miệt chính tâm hồn mình?"


13 comments:

  1. Công nhận xủng xoảng sấm đùng chớp giật ầm ầm, đọc mệt thật. Nhưng ngay đầu bài bác Linh đã làm phát "cái bạn" như thế nên phần sau ko cần đọc cũng biết ý :D

    ReplyDelete
  2. hehe, Nhất Linh, Nhị Linh lại cho Vietimes lên thớt. Nhưng mà công nhận cái em XA này viết gớm thật.

    ReplyDelete
  3. Giọng văn có vẻ hằn học buồn cười nhỉ? :) Mỗi một thể loại đều có độc giả riêng của mình, đâu đến nỗi "nắm được đám đông là nắm cả thể giới!".

    ReplyDelete
  4. Em đồ rằng bạn Xuân Anh này là con giai, do quá bất lực trước việc chị em phụ nữ từ già đến trẻ nô nức đến với bạn Marc Levy đẹp trai nên đã giận dữ về nhà đâm đầu vào màn hình máy tính rồi gõ một bài cho bõ tức =)

    Mà nói chung, với em, các bạn Vietimes cũng có công khá lớn khi tạo ra được những trận cười mỗi lúc mình đọc bài viết của các bạn í

    P/S : Trong trường hợp Xuân Anh là con gái, chắc bạn í ghen tỵ với bạn Pauline nên đã mù quáng GATO mà quên đi những điều cơ bản nhất khi đánh giá các thể loại văn học.

    ReplyDelete
  5. À à, bạn này còn viết là Humburger nữa chứ haha ... may mà bạn chưa viết nhầm Marc Levy thành Marc Levi's hịhị =)

    ReplyDelete
  6. Biết ngay mà. Bác Linh không thể để thoái bài này được. Khéo còn phần 3 nữa đấy. Hehe. Bạn XA này được cái đại ngôn thôi mà. Đọc để vui cười tý xíu.

    ReplyDelete
  7. Hí. Nếu mà xét cả đến professional ethics (là cái tất nhiên Vietimes chưa bao giờ có) thì bài này còn phạm một lỗi là nói láo (lừa dối, bịa đặt, liều lĩnh etc. gọi cách gì cũng đúng): tách riêng từng quyển thì sách của Marc Levy chắc không hơn được "Hạt cơ bản" ở VN. Số liệu thì không thể biết được nhưng đã có thời "Hạt cơ bản" là quyển sách văn học bán chạy nhất, tương đương với một quyển xuất bản ngang ngang thời điểm là "Nhóc Nicolas". Báo chí VN cũng dành cho "Hạt cơ bản" nhiều bài viết (trong đó rất nhiều chửi rủa) hơn nhiều so với tổng thể Marc Levy. Ngay cả các báo chưa bao giờ viết về sách vở cũng có bài, trong khi ML có khi đến loạt này của Vietimes mới là lần đầu tiên được "chính thức công nhận" hehe.

    ReplyDelete
  8. Cái này giống giống trò chửi bới Kim dung khoôg phải là nhà văn, suốt ngày đi viết kiếm hiệp nhăng nhít vậy.

    ReplyDelete
  9. In literature, particularly in literary criticism, "mainstream" is used to designate traditional realistic or mimetic fiction, as opposed to genre fictions such as science fiction, romance novels and mysteries, as well as to experimental fiction.
    [ http://en.wikipedia.org/wiki/Mainstream ]

    Phân biệt giữa mainstream literature và không phải mainstream literature là phân biệt về thể loại, chứ không phải trình độ. Mainstream literature là văn học truyền thống, hiện thực. Auster không phải là tác giả mainstream vì văn của ông không hiện thực, chứ giao thoa giữa hiện thực (mainstream) và á văn học là cái gì?

    Rẩt nhiều tác phẩm giả/viễn tưởng, như của Lem, Atwood, nghĩa là không mainstream, nhưng vẫn là serious literature chứ không vì vậy mà là á văn học.

    Cũng khó tưởng tượng Proust là mainstream.

    ReplyDelete
  10. Chị 246: Em chưa từng nói phân biệt ở đây là về trình độ, cả bài hoàn toàn không có ý đó, thậm chí là ngược lại.
    Đoạn giao thoa giữa mainstream và á văn học em muốn nói tới sự đánh giá của giới phê bình và độc giả. Thể loại mainstream vẫn có độc giả và giới phê bình riêng của mình, nhưng những các tác phẩm như của Auster, Atwood không hẳn là mainstream nhưng vẫn được đưa vào trong chương trình cho sinh viên văn học, nhận các giải thưởng văn học chính thống và được giới phê bình văn học chính thống nhận xét, và em gọi đó là giao thoa. Ví dụ Atwood từng nhận được hay được đề cử vài giải Booker. Thêm nữa, tính giao thoa còn thể hiện trong sáng tác. Sáng tác của các tác giả này không nằm hoàn toàn theo một genre nào mà có sự trộn lẫn giữa tiểu thuyết hiện thực và genre novel. Ví dụ như sách của Atwood hay của Kazuo Ishiguro có những tác phẩm hiện thực, lại có những tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng ngay trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng cũng có nhiều ảnh hưởng của văn học chính ngạch (ví dụ cuốn Never Let Me Go của Ishiguro). Trong khi cùng viết về viễn tưởng thì nhiều tác giả khác lại thuần túy được coi là các tác giả của genre novels, dù họ có là chủ soái của dòng này như Aisimov hay Arthur Clark.

    Tất nhiên, mọi sự phân biệt chỉ là tương đối, không có một công thức cụ thể nào để chỉ ra tác giả/tác phẩm nào là mainstream, là genre novel, hay là cả hai.

    ReplyDelete
  11. Chời, lần này cám ơn a Linh nhiều lắm. Mấy hôm trước đọc bài đó của bạn XA mà tức phát điên, tính viết 1 entry chửi xả rồi mà chưa đủ quởn. Đọc hết bài chưa thấy Marc Levy cáo ở chỗ nào đã thấy tởm cái nhỏ nhen, đố kỵ đến hèn mọn của bạn này. Cũng phải khen 1 câu là bạn này viết rất khá, thành công trong việc khiến người ta khinh bỉ, chỉ có điều ko phải khinh đối tượng bạn nhắm tới thôi.

    Theo e tác phẩm của Marc Levy xứng đáng ở tầm best-seller(chỉ ở mức đó), vì phần đông con người vẫn thường mong muốn sự lãng mạn (hay bị gọi là sến) ,mà thực tế thì nhiều trần trụi thô thiển quá nên những sản phẩm tưởng tượng sẽ được hoan nghênh.

    ReplyDelete
  12. Sến nhiều khi cũng tất Nhân văn, em hét mãi vậy rồi, có đúng không ạ?!

    ReplyDelete
  13. Mình cũng đồng ý với 246, mình không cho có sự phân biệt rạch ròi giữa cái gọi là văn học hay á văn học (cận văn học), mà cũng không đồng ý bạn xếp văn học viễn tưởng, trinh thám vào á văn học đâu, chỉ có 2 loại vănhọc và không Vh thôi. Thế Juyn Verne, hay E.Poe là á văn học à? tóm lại mình chỉ đồng ý mỗi chuyện là Marc Levy là nhà văn thị trường kiểu như Dan Brown hay S.King bên Mỹ. Mà này, đọc blog bạn, thấy sao mà bạn "sắc" quá đấy!

    ReplyDelete