Sunday, August 31, 2008

Entry for August 31, 2008

Trong tuần gần đây có hai vụ kiểm duyệt văn hóa nhưng cả hai đều không được đề cập trên báo chí: Thứ nhất là bộ phim ngắn Khi tôi hai mươi của đạo diễn Phan Đăng Di được mời dự Liên hoan phim Venice nhưng bị kiểm duyệt văn hóa cấm không cho tham dự Liên hoan phim này. Lý do không rõ cụ thể, hình như vì có một số cảnh sex cận cảnh? Bộ phim này được Cục Điện ảnh cho phép lưu hành nội bộ nhưng không được chiếu rộng rãi (tức là những phim có các cảnh sex cận cảnh chỉ để các bác, các cô ở Cục Điện Ảnh xem với nhau thôi?).

Sự kiện thứ hai là tiểu thuyết Thời của Thánh thần của Hoàng Minh Tường bị thu hồi, lý do thì quả thực tôi không rõ.

Đáng chú ý là cả hai sự kiện cấm trên đều không thấy xuất hiện trên báo. Trên blog Nhị Linh, bạn Cát Khuê có comment về việc các báo không được phép đăng vụ cấm Khi tôi 20 "Nhị Linh, chưa kịp trở tay thì đã có ngay công văn của Ban xuống. Cấm nhắc phim Khi tôi 20 và Phan Đăng Di đến Venice! Thế là đủ, phải không? :) trước đó TT đã bị dính khi đưa nhầm tìn Khi tôi 20 đi Singapore! Ngay lập tức có công văn".

Về việc thu hồi Thời của thánh thần thì thông tin duy nhất tôi được biết chỉ là từ các trang web hay blog. Cụ thể là ở blog Nhị Linh và trên trang trannhuong.com. Không rõ có một lệnh cấm tương tự với các báo, không cho phép các báo đăng việc cấm tiểu thuyết này không?

Ngay cả tờ Vietimes từng xưng tụng cuốn này là "Tiếng nổ của văn chương 2008" (tất nhiên, có cẩn thận kèm một dấu hỏi ở cuối câu) cũng im re không dám nhắc tiếp về cuốn này. Nhưng việc đó còn hiểu được, cái không hiểu được (nhưng thực ra lại là dễ hiểu với tờ Vietimes) là việc tờ này dấm dúi xóa đi bài xưng tụng nói trên.

Đây là link cũ của bài trên Vietimes, và đây là bản cache bài này.

Cái này có thể gọi là nhân cách Vietimes? Ít nhất các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên tuy bị cấm đoán, bị trừng phạt vì các bài báo liên quan PMU18 cũng không xóa đi các bài cũ như cách mà Vietimes làm.

Nếu ngày mai, ngày kia, trên Vietimes có những bài bốc bùn ném Thời của thánh thần và Hoàng Minh Tường thì cũng không có gì lạ.

Không khí kiểm duyệt văn hóa năm 2008 ở Việt Nam hiện nay xem ra không thua gì so với thời điểm 50 năm trước- năm 1958- khi các tờ báo và cơ quan văn nghệ quốc doanh đồng loạt chặt chém phong trào Nhân văn giai phẩm. Vâng, và nửa thế kỷ trôi qua. Trong nửa thế kỷ ấy, nước Hàn Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn dưới chế độ độc tài quân sự đã thành một quốc gia công nghiệp giầu có và dân chủ. Còn chúng ta: vẫn xé sách, vẫn đốt phim, không những nghèo mà còn hèn.

2300 năm trước, Lý Tư tâu với Tần Thủy Hoàng: "
Thần xin đốt tất cả các sách sử,trừ những sách sử của nhà Tần."

2300 năm sau, Bộ trưởng bộ 4T Lê Doãn Hợp nói với báo chí "Báo chí được tự do nếu đi theo lề bên phải."


Xem ra Lý Tư vẫn là người thật thà. Lẽ ra ông có thể nói: "Tất cả sách sử được giữ lại, trừ những sách sử không phải của nhà Tần."

23 comments:

  1. Hờ, có lẽ người ta ghen tỵ không muốn PĐD trở thành Trương Nghệ Mưu của VN đấy!

    ReplyDelete
  2. xé sách,
    đốt phim,
    không những nghèo mà còn hèn

    Cai vu nay nghe quen qua la quen.
    "Nguoi ngo da di xa, nhung nguoi bong lai ve"

    ReplyDelete
  3. hụt tem! bạn thông cảm, chúng ta đã fí mấy chục năm bao cấp "cải cách ruộng đất" rồi còn jì

    ReplyDelete
  4. Vụ này hay đây. Sao vẫn chưa thấy mấy bác viết thư ngỏ hồi tập thơ Trần Dần lên tiếng nhỉ?

    Phim, truyện tôi chưa xem, chưa đọc nên không bình luận được. Nhưng hồi phim Realm of the Senses của Oshima cũng bị ngăn chiếu ở Mỹ. Việt Nam chắc chưa có phim cỡ như vậy, nhưng văn hóa Việt Nam chưa thích ứng nhanh như các nước khác trên thế giới, nên chắc phải có độ trễ nhất định.

    ReplyDelete
  5. Đây là bài viết khá đầy đủ về việc này (cô phóng viên này của AFP), có ý kiến của anh Trần Anh Hùng và Cục phó Cục Điện ảnh Lê Ngọc Minh.

    http://www.europe1.fr/Decouverte/Talents-et-personnalite/Cinema/Censure-a-Hanoi-et-prive-de-Mostra/(gid)/160395

    Các bạn xem Khi tôi 20 ở đây:

    http://homepage.mac.com/WebObjects/FileSharing.woa/61/wo/HQZ6j0VDOVL5n2Qt.1/0.2.1.2.26.31.97.0.35.0.1.1.1?user=tbn1977&fpath=DI&templatefn=FileSharing2.html

    Bonus: Có người buổi sáng trả lời phỏng vấn rằng Khi tôi 20 đi ngược lại Thuần phong mỹ tục của VN (đây là bài phản ứng của bạn Hoàng Hường xinh đẹp: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/08/800814/) thì đến tối bị vợ đánh ghen tơi bời, cầm guốc phang rách cả mặt.

    Chả hiểu ai thuần phong mỹ tục hơn ai!

    ReplyDelete
  6. mẹ nó cái lề đường bên phải.

    ReplyDelete
  7. các bác cứ chửi, nhưng về VN đi lề trái xem các anh cá vàng lại chả chặn lại xin vài trăm,haizz. "...những phim có các cảnh sex cận cảnh chỉ để các bác, các cô ở Cục Điện Ảnh xem với nhau thôi"- câu này hay ^_^

    ReplyDelete
  8. Phan Đăng Di đã chia tay công việc của một viên chức Phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh để trở thành nhà làm phim tự do: chắc là bức xúc rồi nên muốn ra ngoài đây

    ReplyDelete
  9. chả biết môi trường giao thông và môi trường văn hóa/ngôn luận cái nào ngột ngạt hơn. Nhưng chắc chắn là rất ngộp. Những người vẫn hay xem TV-đọc báo VN hàng ngày có bao giờ tự hỏi những gì họ đang đọc chỉ là những nội dung đã được cắt gọt theo một sự đong đếm rõ ràng? Và những cái cần đọc thì chẳng bao giờ được đăng tải :((

    không chỉ nghèo, hèn mà còn là quá mất thời gian :P

    ReplyDelete
  10. cái này tôi không nghĩ là hèn, nó nằm ở cái gì ngoài tầm hiểu biết ta nên ....cấm cho chắc ăn :)) ( ac ac tôi còn không bit tôi có nên là người ...thông minh hay không ??)

    ReplyDelete
  11. Ông Lê Doãn Hợp cũng có thể được xem là người khôn ngoan, nếu ông ta phát biểu: "Chúng tôi để báo chí được tự do, chúng tôi đã dành hẳn 1 lề đường bên phải cho họ".

    ReplyDelete
  12. không những nghèo mà còn hèn.. ouch... sad but true eh?

    ReplyDelete
  13. "Khi biết bộ phim ''Khi ta hai mươi'' bị cấm dự liên hoan Venise, đạo diện Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng, tác giả các bộ phim ''Xích lô'' và ''Mùi đu đủ xanh'', đã chỉ trích quyết định đó. Trả lời hãng tin AFP tuần trước ở Hà Nội. đạo diễn Trần Anh Hùng đã nói thẳng thừng rằng : ''Có một điều tôi lấy làm tiếc là, trước khi thật sự được sống trong điện ảnh, các đạo diễn trẻ của Việt Nam đã phải sống trong sợ hãi''. Theo đạo diễn Trần Anh Hùng, nền điện ảnh Việt Nam có nhiều tương lai, với điều kiện là sự kiểm duyệt đừng kềm hãm sự sáng tạo, bởi vì Việt Nam có một thế hệ đạo diễn trẻ đầy tài năng và chỉ chờ cơ hội để phát triển".

    :)

    ReplyDelete
  14. Có những người chui ra khỏi nhà nước, dù biết trước sẽ gặp rắc rối khi duyệt film.
    Vẫn đáng ca ngợi hơn những người cố chui vào đó để mình duyệt kinh phí cho mình làm, đồng thời làm những viên thư lại kiêm gia bộc tự nguyện vừa kiếm lợi, kiếm danh lẫn kiếm công.

    Lần đầu tiên tôi được thấy một công văn chính thức cấm film cách đây có hơn 10 năm. Ðó chỉ là film chiếu TV mang tên “Tiếng Ðàn Kìm” do anh Mường Mán chuyển từ truyện cùng tên và Trần Mỹ Hà đạo diễn, TFS sản xuất.
    Không còn nhớ người ký tên, chỉ nhớ hình như là Bộ Trưởng Văn Hóa Thông Tin đương thời.
    Trong đó có ghi cấm fổ biến film nầy ra công chúng vì có cái nhìn về xã hội đen tối quá.

    Trần Mỹ Hà xuống tinh thần một thời gian, y như anh Vinh Sơn sau khi phải ngưng làm film “Truyện tình kể trước rạng đông” của Dương Thu Hương dù đã có giấy phép của bộ Văn Hoá và Bộ Nội Vụ. Lý do lần nầy là thiếu giấy phép của bộ Quốc Phòng.
    Nghe nói có vài anh trong nam gọi ra chất vấn ngoài Hà Nội sao lại cho tiến hành thực hiện một tác phẩm của một văn sĩ như chị Hương.

    Sau đó, TFS đề nghị Hà cắt sửa “Tiếng Ðàn Kìm”, đổi tên thành “Chuyện Ngã Bảy” và được giải cao trong festival TV toàn quốc.

    Cảnh bị cắt chỉ là:
    - Ðoạn mở đầu film, ông già chăn vịt ghếch chân trên mạn thuyền ngâm thơ
    (Trong kịch bản của anh Mường Mán không có lời thơ buồn thế sự của Nguyễn Trãi, nhưng tôi đề nghị Hà cho ông ngâm.)
    - Khi ông chết, cây đàn kìm được thắt khăn tang trắng kéo rút trên ngọn tre, bên dưới là đàn vịt trắng thắt tang đen.
    - Ðoạn anh người yêu (Quang Hải đóng) gặp lại người yêu (Ngọc Hiệp đóng) thì cái bầu (do bị hảm hiếp) của cô ta đã lớn. Ðó là một người vô tội, bị bắt oan vì vào các động kiếm em gái, lại bị hảm hiếp.

    ReplyDelete
  15. nghĩ lại cái phim Sống trong sợ hãi (tựa phim này ko phải của đạo diễn mà do chỉ đạo ở trên đưa xuống) nó đã mang thông điệp hết rồi!!!

    ReplyDelete
  16. Vụ của Phan Đăng Di có mầu sắc trù úm cá nhân (cái tội bỏ việc) và ghen tức hơn là tính nhân văn giai phẩm :)) , ai cũng thấy là với kỳ cục và ngớ ngẩn như vậy thì chỉ có thể là lý do ấy thôi , nên phân tích vụ này theo hướng phê phán văn hoá trù úm ở VN chứ rõ ràng "hệ thống kiểm duyệt" ở đây là một nạn nhân bị các bác Cục ĐA lợi dụng mà không biết kêu ai :)). Mà cũng tại cái tội làm phim nghệ thuật là có làm tình nên mới dính , đáng tiếc cho anh Phan Đăng Di .

    Đằng nào thì phim cũng không đi được rồi, ta nên chuyển sang bình luận về Khi ta 20 thì hơn. Phim tốt, được Venise chọn là bảo chứng tất nhiên, với phim ngắn VN là đứng ở hàng top, hình ảnh tốt, kịch bản nhiều chi tiết tinh tế, diễn viên tròn vai, tức là đạo diễn chắc tay và xây dựng kịch bản có nghề. Thế nhưng cái chưa hay là ở tổng thể, plotless với phim feature-length có thể trở thành phim rất hay khi có đủ tình tiết và khán giả có thời gian để sống trong nội tâm nhân vật, nhưng phim ngắn thì lại dở vì khán giả chưa thể tiếp xúc đầy đủ với nhân vật , xem xong Khi tôi 20 sẽ có cảm giác là đây mới chỉ là bắt đầu một câu chuyện, vài nhân vật thú vị xuất hiện, giữa họ có một vài vấn đề ,một sự kiện nhỏ xảy ra và hết, thiếu sự giải quyết và quan trọng nhất là thiếu kết thúc . Dù phim có là plotless thì vẫn luôn có đầy đủ bắt đầu - tiến trình - kết thúc , cái hay của phim plotless (tất nhiên là plotless hay) là sau rất nhiều những tình tiết lặt vặt, rất là trivial thì khi câu chuyện đi đến một kết thúc có sức nặng thích hợp, khán giả nhận ra là hoá ra tất cả những cái đó có sự liên quan ngầm, tất cả đều có ý nghĩa và cái đẹp dung dị của toàn bộ câu chuyện làm họ cảm động , Khi tôi 20 mới đi được một nửa cho nên mặc dù xem thì thấy rất có cảm tình nhưng về mặt thưởng thức lại chưa được thoả mãn . Cuối cùng là không khí và hình ảnh có nhiều ảnh hưởng của phim Thế hệ thứ 6 đời đầu và Hầu Hiếu Hiền , phong cách này ít có xử lý đặc biệt, ít điểm nhấn , thành ra phim tốt nhưng không gây được ấn tượng sâu sắc để cứu lại câu chuyện chưa hoàn hảo.

    ReplyDelete
  17. Em là Nguyên Thủy làm bên báo KHoa học và Đời sống. Em xin phép được copy một ít nội dung entry của bác về blog của em để mọi người đọc. Em không theo mảng văn hóa cho nên không biết gì về nội tình của vụ việc này. Tuy nhiên em là phóng viên chuyên viết điều tra đánh đấm cho nên em hiểu những bức xúc của việc bị "bắt đi lề bên phải"

    ReplyDelete
  18. Vietimes đâu phải là người, không có 'nhân cách' chỉ có 'báo điện tử cách' thôi.

    ReplyDelete
  19. em tưởng chỉ có phim có dính tới chính trị mới bị kiểm duyệt dữ dội thôi chứ? Oh Ye, bây giờ biết thêm một kiểu cấm khác. Làm nghệ thuật mà như thế thì nghệ sĩ phải sáng tạo theo kiểu gì?

    ReplyDelete
  20. ừm, xem film xong thì tôi nghĩ film không được duyệt là vì cách thể hiện về con người.

    Cục điện ảnh vẫn muốn film ra nước ngòai là phải diễn tả người Việt Nam trong ánh sáng tốt cơ, tại vì trong film Khi tôi 20: kể cả "bà" - chắc là hình tượng cho "truyền thống" - cũng là một người khó tính khó nết chứ không phải là mẫu "người bà hiền từ".

    Film này plot không quan trọng tại vì nó là sự thật trong đời sống. Quan trọng là cái diễn đạt con người Việt Nam hiện đại bây giờ. Cái này thì đây là lần đầu tôi nhìn thấy được diễn tả đơn giản và tôi thấy rất thuyết phục (trong gái nhảy chẳng hạn, các nhân vật rất là drama, không thật sự thuyết phục bằng khi tôi 20, đơn giản là đấy là các nhân vật khá là xa vời, họ là "hội tụ" - arch-type character - của các nét của nhiều nhân vật khác nhau hơn là những nhân vật thật sự).

    Nhưng cũng như các lĩnh vực khác, cái sự thật trần trụi và rất con người này lại một lần nữa bị che lấp bởi các kiểu kiểm duyệt của Chính phủ Việt Nam.

    Lại nhớ đến các hài kịch, quả thật kiểu chỉ trích của hài kịch (cả film nữa) may ra mới thoát mấy cái kiểm duyệt. Còn nhưng cái sự thật đập thẳng vào mặt như thế này thì không thoát nổi.

    ReplyDelete
  21. chi la them mot bang chung cho kha nang tu duy "mau thuan ma phi mau thuan" thu vi cua chung ta thoi ma: "Hon trong nha, te giua duong." Cu the la the nay:
    Chu tich nuoc ta sang My nhay nhay mat noi voi cac bac My bung bu: "gai VN dep lam cac bac oi", con o trong nuoc thi cam lam phim co vai canh chung to cai dep cua gai VN.

    ReplyDelete
  22. "Trần Mỹ Hà xuống tinh thần một thời gian, y như anh Vinh Sơn sau khi phải ngưng làm film “Truyện tình kể trước rạng đông” của Dương Thu Hương dù đã có giấy phép của bộ Văn Hoá và Bộ Nội Vụ. Lý do lần nầy là thiếu giấy phép của bộ Quốc Phòng"

    nhờ chị 8phiêu mà giờ iem mới bít: làm phin phải có giấy phép của bộ cuốc phòng!!!

    ReplyDelete
  23. Phim có sử dụng thiết bị nổ, thuốc nổ, vũ khí quân dụng ... thì phải có bộ quốc phòng

    ReplyDelete