Hài không tin được. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đề nghị chính phủ Nhật Bản hạn chế việc báo chí nước này đưa tin về việc công ty Nhật hối lộ quan chức Việt Nam. Không biết phía Việt Nam có phổ biến cho phía Nhật tham khảo một số nghiệp vụ trong chấn chỉnh hoạt động của báo chí như bắt giam nhà báo, cách chức Tổng biên tập hay Phó Tổng biên tập, thu hồi thẻ nhà báo...?
Trước kia mới chỉ nghe thấy việc Trung Quốc cấm Việt Nam đưa một số tin bài trên báo chí bất lợi cho họ, và với thân phận nước nhỏ, chính phủ Việt Nam đành chịu. Nhưng Trung Quốc đã là gì, Việt Nam còn đề nghị Nhật Bản hạn chế tự do báo chí của nước họ, cho dù Nhật Bản là cường quốc kinh tế số 2 thế giới và Việt Nam vẫn đang là nước ngửa tay xin viện trợ. Năm 2008, số vốn ODA Việt Nam xin được là 5,4 tỷ USD, trong đó riêng từ Nhật Bản là 1,1 tỷ USD. Vài con số khác: tỷ lệ thất thoát trong các công trình cơ bản ước khoảng 50-60% theo một báo cáo chính thức trước Quốc hội, tỷ lệ "lại quả" mà các nhà thầu Nhật Bản phải trả cho các quan chức Việt Nam theo thông lệ vào khoảng 10-15%, trong đó cá biệt có thể lên tới 30%-theo báo chí Nhật Bản. Cứ lấy theo tỷ lệ 10% thì ước tính mỗi năm, sẽ có vài trăm triệu đô-la tiền vay của Việt Nam sẽ được đổ vào ví, biệt thự, tài khoản ngân hàng, đồ lót của chân dài, thịt thú rừng, viagra....của các quan chức Việt Nam. Và 10% đó mới chỉ là tỷ lệ "lại quả" đối với nhà thầu Nhật Bản, còn các nhà thầu phụ Việt Nam cũng sẽ phải "lại quả" cho quan chức theo những tỷ lệ khác, có tính thuần Việt hơn. Như vậy trong 10 năm qua, ắt hẳn cũng phải có vài tỷ USD lọt vào túi các quan chức do tham nhũng từ vốn ODA (thế nên một tay giám đốc Ban quản lý dự án (PMU) cũng có thể đánh bạc hàng triệu đô-la).
Số tiền đó là tiền thuế của người Nhật Bản và cũng là tiền nợ của người Việt Nam mà người dân Việt Nam sẽ phải trả. Về phía Việt Nam thì chính phủ Việt Nam đã hạn chế "diễn đàn nhân dân" "mặt trận hàng đầu chống tham nhũng" của hơn 600 tờ báo trong việc đưa tin về việc tiền nợ của nhân dân bị tham nhũng ra sao? Nhưng như thế vẫn chưa đủ nên Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cần phải "dạy" cho phía Nhật nên hạn chế đưa tin về việc tiền thuế của nhân dân Nhật Bản bị tiêu pha thế nào!
Chẳng nhẽ ông Thứ trưởng (và lại là Thứ trưởng Ngoại giao) Hồ Xuân Sơn nghĩ rằng Chính phủ Nhật có thể thô bạo hạn chế báo chí nước này đưa tin? Và với phát biểu như thế này thì có nghĩa là báo chí không nên đưa tin về tất cả các vụ án khi chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Nếu thế người ta còn nói tới việc báo chí chống tham nhũng làm gì, ngoài việc đăng tải tóm tắt kết luận của cơ quan điều tra hay của tòa án?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: "Việt Nam đặc biệt coi trọng chống thất thoát, chống tham nhũng trong sử dụng vốn ODA"
"Việt Nam cũng đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, bài về việc này; nếu có đưa tin thì phải khách quan, theo đúng quy định pháp luật của mỗi nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam lấy làm tiếc vì đến nay, thông tin mà các cơ quan chức năng Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam vẫn còn sơ sài và chưa phù hợp với các thủ tục pháp lý của Việt Nam; trong khi đó, báo chí Nhật Bản lại có một số bài viết không thật khách quan, thậm chí cá biệt có thông tin không đúng sự thật, gây nghi ngờ về chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam, về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. “Cách viết như vậy không có lợi cho hai nước Việt Nam, Nhật Bản cũng như mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước hiện đang phát triển rất thuận lợi”, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh."
Về cách xử lý của Việt Nam thì hoàn toàn chưa thấy cơ quan điều tra của Việt Nam động tĩnh gì. Ông Sơn chỉ nhắc "Phía Nhật Bản có thể lập hồ sơ uỷ thác tư pháp với nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam năm 2007 để các cơ quan chức năng Việt Nam có cơ sở pháp lý triển khai phối hợp tác với các cơ quan tương ứng của phía Nhật Bản." Vâng, tức là vụ việc này là của Nhật Bản, nếu Nhật Bản muốn điều tra làm rõ thì cần phải đề nghị Việt Nam tương trợ tư pháp, chứ Việt Nam không (hay chưa) có ý định tự mình điều tra, khởi tố vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan chức Việt Nam trên cơ sở những thông tin mà được phía Nhật Bản cung cấp.
Ông Sơn cũng khẳng định là theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và Ban Quản lý dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây (chính là cái Ban có ông Trưởng ban bị phía Nhật cáo buộc là nhận hối lộ hơn 800.000 USD đó) thì "việc đấu thầu, chọn thầu đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và chịu sự giám sát rất chặt chẽ của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Ban Quản lý dự án nói là không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa." Ô hay thật, trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hùng hồn thông báo cho cơ quan hữu trách Nhật Bản và báo chí trong ngoài nước biết một tin hết sức quan trọng: Người bị tố cáo nhận hối lộ nói là mình không có nhận hối lộ như báo chí đưa tin đâu nhá. Và vì thế, báo chí của
cả Việt Nam và Nhật Bản cần ngậm miệng lại nhá!.
Funny.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Thà thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ngậm miệng lại thì nhân dân vẫn sẽ tiếp tục nghi ngờ sự dốt nát của thứ trưởng. Đằng này thứ trưởng lại mở mồm ra, làm chúng nó hết luôn cả nghi ngờ. Tai hại quá.
ReplyDeleteToàn đầu quả bí làm lãnh đạo thế này, đảm bảo mươi năm nữa, 80% nhân dân kiếm cám mà ăn cũng còn khó.
Em thấy ông thứ trưởng nói vậy là có chừng mực và hoàn toàn đúng đắn trong hoàn cảnh hiện nay. Cho đến nay việc ông Sĩ nhận hối lộ vẫn chỉ là từ lời khai phía Nhật Bản. Ông Sĩ chỉ có thể bị kết tội nếu có đầy đủ bằng chứng buộc tội ông ấy. Có thể yêu cầu của ông Sơn không làm chính phủ Nhật cấm được giới truyền thông đưa tin về vấn đề này, nhưng về mặt ngoại giao, nó có thể được xem là lời bảo vệ quyền lợi và danh dự cho công dân Việt Nam trong vấn đề mang tính quốc tế này, ít nhất là cho đến lúc sự thật được sáng tỏ.
ReplyDeleteNghe như chuyện Azit Nexin ý nhỉ :D
ReplyDelete@ V+: Cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi, danh dự của công dân Việt Nam (cũng như của đất nước) là nhanh chóng tiến hành điều tra công minh để có kết luận rõ ràng chính xác xem người đó có phạm tội hay không chứ không phải là yêu cầu báo chí im miệng. Ở các nước dân chủ, báo chí có quyền đăng tin thoải mái với yêu cầu trung thực khách quan. Nếu đưa tin sai thì nạn nhân có quyền yêu cầu cải chính, bồi thường. Hết!
ReplyDelete@Linh: Bài viết hay lắm bác. Đọc xong muốn kiếm cái mo cau che mặt.
Funny.
ReplyDeleteHài nhưng tin được. ;))
ReplyDeleteThật là hài hước. không biết ông Thứ trưởng này trước đây học ở trường nào? có phải trường văn hoá nghệ thuật kg nhỉ?
ReplyDeletehãm!
ReplyDeletemục ruỗng đến tận xương tủy, rụng cả não rồi T_T
ReplyDeleteShare entry nay cho to nhe, thank kiu! Đúng là nực cười, ở đây chẳng có việc gì là không xảy ra.
ReplyDeleteHehe,vừa nghe bản tin cuối ngày VTV1 lõm bõm vì đang bận chat với giai.
ReplyDeleteThấy cái gì mà cấm đưa tin với không nên đưa tin với không như thế... đã không muốn nghe tiếp dù x biết là cái gì, cứ cấm và đưa tin là em ghét.
Bi giờ đọc blog anh Linh thuyền mới hiểu biển thông minh nhường nào.
Hay chứ, em thích có lời nói hơn là sự im lặng, và bất cứ lời nói nào cũng tốt.
Vì nhờ thế, người ta hiểu mình hơn! Nhật và thế giới hiểu VN hơn.
Vô đối thật, nói xong mà ko biết tự xấu hổ. Nhưng thật buồn và thất vọng.
ReplyDeleteMột vote cho DJ V+
ReplyDeleteđọc bài này mà ko biết danh từ VN hay Nhật là gì thì chắc tưởng VN là cường quốc đang định đè đầu nước Nhật...nhỏ
ReplyDeleteJuriste: Điều này đã chứng minh rất "hùng hồn" về tư duy của chính phủ về cái gọi là "tự do báo chí" trong cái đầu của họ ! Họ nghĩ bịt miệng báo chí tức là tự do đấy ! Dù họ nghĩ sai nhưng không hiểu sao "báo chí" VN cũng tập nghĩ sai như họ thì mới là buồn cười . May thay, bây giờ còn có blog mà mỗi blogger làm 1 tờ báo, thế mới là cái hay để mở mắt báo chí và chínhphủ VN !
ReplyDeleteVA cung dang nhan duoc nhieu email phan anh ve van de nay
ReplyDeleteVA muon entry cua anh nhe
thx.
Thong bao cua Thu truong chu yeu la cho doi noi, dau co phai la gui cho Nhat dau. Doc thong bao nay co nghia la cac bao chi trong nuoc phai dang tin dung theo phap luat.
ReplyDelete@Long: Đọc lại câu này nhé: "Việt Nam cũng đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, bài về việc này; nếu có đưa tin thì phải khách quan, theo đúng quy định pháp luật của mỗi nước."
ReplyDelete@Long: NNVN làm tốt ghê, hết trang web của CP, đến cả blog cũng cử người đi mị dân.
ReplyDeleteTu xua toi gio phat ngon vien Le Dung noi ve cac van de nhu Hoang Sa, Truong Sa chu yeu cho dong bao ta xem, chu to chang thay phat ngon day duoc dich ra tieng Anh bao gio tren cac trang web chinh thong tieng Anh. Tuong tu nhu vu Nhat thoi.
ReplyDeleteVe cai vu dau thau, to cung do cac vi thanh tra tim ra duoc sai lam trong qua trinh to chuc dau thau. To cung da tung tham gia mot lan to chuc, noi chung la rat dung theo phap luat (QUy che dau thau). Bo ong nao giam lam sai theo huong dan. Day du het tu chuan bi ho so, thu moi thau, nhan ho so, Ban tham dinh, cho diem, dam phan, thong bao ket qua.
ReplyDeleteMay vu cac ong lam sai thu tuc chang qua chu quan qua nen lam lieu, hoac la xa trung uong, hoac dot qua. The thoi. CHu lam sai mat chuc nhu choi.
Tom lai la chi nghe bao chi Nhat ma quy ket cho cac quan chuc Vietnam la ko duoc. Thanh tra kiem tra lai cung se khong co van de gi xay ra. Chi tru khi cac ong Nhat ban co bang chung day du (bang ghi am, but tich). Con lau moi co sai sot. Lam den cap cao nhu Chanh/Pho Giam doc So thi trong dau cung toan san soi ca.
Long đọc lời khai trong post mới tôi mới post nhé. Giai đoạn 2 PCI không phải đấu thầu, giai đoạn 1 thì không nói rõ công ty này thắng thầu có qua đấu thầu không.
ReplyDeleteLong nói không thể tìm ra sai lầm trong quá trình tổ chức đấu thầu là hơi chủ quan đấy. Trong đấu thầu có nhiều thủ thuật lắm, ngay cả cậu có tham gia ở một mức độ nào đấy cũng khó biết được các trò manh trong đó. Có những thứ bề ngoài có vẻ đúng thủ tục, nhưng bên trong thì nháo nhào sắp xếp hết cả.
Ở đây cần thấy rằng chưa có ai quy kết rằng ông quan chức kia có ăn hối lộ thật không. Vấn đề là chưa hề thấy cơ quan điều tra nào của VN lên tiếng, kể cả một đống các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Đảng, Chính phủ, trung ương, địa phương, chứ chưa nói tới cơ quan công tố, cơ quan công an...cho dù phía Nhật đã bắt người về việc đưa hối lộ. Tất cả cho đến nay mới chỉ là một báo cáo giải trình của chính người bị tố cáo tham nhũng nói rằng tôi không tham nhũng và việc cấm báo chí Việt Nam đưa tin.
Cũng nói thêm, việc cấm báo chí đưa tin trong khi cơ quan điều tra còn chưa hề tổ chức điều tra thì có khác nào là cấm cả báo chí điều tra.
ReplyDeleteNhư vậy vùng cấm của báo chí ngày một lan tỏa, từ chỗ không được đưa tin về các vụ điều tra chưa có "kết luận cuối cùng" cho tới cấm cả điều tra và đưa tin với những vụ nghi vấn tham nhũng chưa được cơ quan công an điều tra. Vậy đề nghị các giáo trình báo chí trong các trường báo chí Việt Nam nên gạch bỏ thể loại báo chí điều tra, các tờ báo cũng cần sa thải hay chuyển công tác khác các phóng viên làm điều tra của mình.
Chuyện này buồn cười quá.Ở Nhật mà khi bắt một ai đó không phải là chuyện dơn giản.Xì xầm về các vụ đi đêm trong các dự án ODA của Nhật có hơn 10 năm nay rồi.Đây là vụ được lôi ra ánh sáng đầu tiên ở Nhật đối với ODA cho VN sau vụ PMU18 quá nổi tiếng mà dư luận Nhật đòi lên tiếng.
ReplyDelete@Linh: Tớ chỉ bảo là vụ việc này hầu như rất khó giải quyết. Tớ đã tham gia tổ chức thầu, nên tớ hiểu là mọi việc làm sẽ rất chuẩn, ko thể sai phạm gì để thanh tra có thể tìm ra (còn việc đi cửa sau thì làm sao thanh tra biết).
ReplyDeleteTheo cách xét sử của Việt Nam, hoặc bên Nhật kiện hoặc phải có sự chỉ đạo của CP/Viện kiểm soát thì mới bắt đầu điều tra vụ ông Phó Chánh. Hiện tại nếu chỉ căn cứ vào lời khai của ông Nhật nào đó để quy kết tớ ko biết là có thể buộc tội được ông Phó kia không, nhưng hầu như không, đúng như ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói, ông Phó kia không làm gì sai với pháp luật Việt Nam (trên thực tế thì ko biết, nhưng trên mọi giấy tờ sổ sách chắc chắn là không vì quy trình thủ tục chấm thầu hay chỉ định thầu đã được làm rất kín kẽ).
Vụ PMU18 với đối tác Nhật thì chắc chắn cũng vậy, thanh tra kiểm tra chắc chắn không thể phát hiện sai phạm gì trên giấy tờ. ngay cả WorldBank thì cũng chịu vì trong quá trình làm việc phía Việt Nam sẽ có tham vấn phía World Bank theo tất cả các bước như thỏa thuận, và sẽ có sự giám sát đầy đủ và sự thông qua của Worldbank. vậy thì sai phạm ở đâu, chẳng có, nên phía Nhật mới có thể khẳng định là không sai phạm.
Tớ không bảo là ông Phó Chánh hay các vị quan của VN ko có tội, tớ chỉ bảo trên giấy tờ và thủ tục, rất khó tìm thấy tội của họ.
sang nay ngoi doc TUOI TRE dua tin ma muon cuoi vai ca dai'. Buon cuoi qua.
ReplyDeleteCac bac tranh luan ghe wa! Em thi nghi la: Bo NG VIỆT NAM cung chi muon giai bay cho dan tinh do soc thoi, ai de cach noi chua kheo nen lai thanh ra "do them dau vao lua", lai co to kien lua gan day nen lai cang dau.
ReplyDeleteVIỆT NAM chi co 1 Party thui ma.
Còn điều tra gì nữa ? Nhân chứng, vật chứng có đủ rồi. Hay là đòi phải có biên nhận tiền hối lộ ? Lại ca bài "bằng chứng đâu ?" cũ rích.
ReplyDeleteĐ/c Sỹ này ai còn lạ gì ! Nguyên giám đốc Cty TNXP TP.HCM. Đơn vị chủ đầu tư đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu vượt Văn thánh đầy tai tiếng.
vì ông Sĩ kia ko phải công dân Nhât nên Nhật ko thể kết luận ông ta có tôi đc . Sau khi vụ án ơ Nhât xử xong, thi họ mới có thẻ yêu câu VN hơp tác nếu thây cần thiêt, tuy nhiên họ đâu có quan tâm ông naò ở VN co tôi, cái này chi có dân VN quan tâm thôi .
ReplyDeleteở nc ngoài, trong 1 số vu án nhay cảm, ng ta có quyền xin toà án ra lệnh (injonction) cấm đăng tin chi tiết, nhưng ở đây là toà án ra lênh chứ ko phải ba cái thăng ngốc sở hay bộ nào đó
Tuy nhiên báo chi Nhât đua tin sớm như vậy thì hơi dại, vì sẽ có thì giơ cho phiá VN hợp thức hoá giấy tờ, có Sherlock homes tái th/ê cũng khong tìm ra dc bằng chứng ăn hối lộ !!!
còn yêu câu nhật hạn chế đăng tin thì như nhiều bạn đã nói, chứng minh trình độ cuả lãnh đạo VN và mức độ dân chủ ở VN.
PS: mọi khi thủ tướng lăng xăng ca/i gi cũng chõ mũi voà "chỉ đạo" này nọ, mà sao vụ lại câm như hến nhỉ ...
chuyện chẳng có gì lạ , thường thôi ! công ty Nhật Bản này trước giờ đã có nhiều nguồn tin tài chính bị thâm hụt có thể dẫn tới thua lỗ, lần này "đá" ông này một phát xem như có lý do giải thích về chuyện tài chính công ty, hơn nữa, lần này ông cũng là một phần kẻ bị hại, không ai giải thích được chuyện gì đang xảy ra, thì mình cho 1 đứa đứng ra lãnh đòn cho rồi !
ReplyDeleteChuyện đã đến nước này mà có đứa còn bênh chính phủ thì đúng là chã thật, Có khi là tay sai của Tàu Cộng nhằm phá hoại dư luận cũng nên. Tàu vốn ghét Nhật mà.
ReplyDelete