Đọc báo Việt Nam đưa tin về chiến sự Nga-Gruzia (Georgia) thì thấy nói chung chỉ đưa tin, không bình luận, nhưng lập trường có phần hơi hơi nghiêng về ủng hộ Nga. Tôi nghĩ trong việc này thì đúng là tay tổng thống Georgia ngựa non háu đá, không biết lượng sức mình. Dân Georgia cũng có phần sai lầm khi làm cách mạng đưa một gã luật sư trẻ tuổi chân ướt chân ráo từ Mỹ trở về lên làm Tổng thống khi mới 36 tuổi và với lập trường chống Nga, thân Mỹ quyết liệt. Yếu tố trẻ tuổi, chưa bị va vấp nhiều với nước Nga (tuy ông ta từng học Đại học vài năm ở Kiev thuộc Ukraina) có lẽ cũng khiến cho viên Tổng thống này hành động thiếu cân nhắc, hẳn không lường được là Nga sẽ phản ứng mạnh như vậy, trong khi lẽ ra phải lường được việc nước Nga sẽ tận dụng cơ hội này để vung bàn tay sắt của mình khống chế dãy Caucasus (hình như ngày xưa Promete bị xiềng ở đây). Nga hiện nay có quá đủ lý do để làm việc đó với kinh tế dư dả nhờ giá dầu tăng, viên tổng thống Nga mới lên Medvedev cũng muốn chứng tỏ khả năng và sự cứng rắn của mình, nhất là khi có ông thầy Putin còn đang ngồi đó chỉ rình xem thằng học trò có làm gì sai hay không, và Mỹ chắc chắn không dám can thiệp mạnh khi đang vướng chân ở Trung Đông và lại đang kỳ bầu cử Tổng thống.
Nhưng về mặt lý thì tôi không thấy nước Nga có bất kỳ cái lý gì để can thiệp vào như thế, ngoài cái lý của kẻ mạnh. Thậm chí họ còn ít "lý" hơn cả Mỹ khi can thiệp vào Iraq vì ít ra Mỹ còn đưa ra lý do rằng họ có bằng chứng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh của Mỹ và khu vực (bằng chứng này sau đó là bằng chứng giả nhưng đó là một chuyện khác). Hiện giờ người Nga còn lấy lý do là người Georgia tiến hành diệt chủng người Nam Ossetia, gần với lý do quân đội Việt Nam tiến vào Cambodia năm 1979. Nhưng lưu ý là trước năm 1979, quân đội Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công quy mô vào biên giới Việt Nam và tiến hành thảm sát cả người Việt và người Khmer trong biên giới Việt Nam- một điều tương tự như vậy không xảy ra với biên giới Nga (trừ khi Nga mặc nhiên coi Nam Ossetia là của mình, một điều mà chính Nga cũng không dám nhận và chưa nước nào công nhận). Thêm nữa, cáo buộc "diệt chủng" của Nga với người Georgia chỉ được đưa ra khi xe tăng Nga đã tiến vào lãnh thổ Georgia và chỉ là cáo buộc suông mà chưa có bằng chứng nào đi kèm.
Cũng lưu ý là Nam Ossetia là lãnh thổ danh chính ngôn thuận vẫn thuộc Georgia, không thuộc Nga. Người Ossetia cũng là dân tộc riêng, thuộc nhóm người Ba Tư, hiện nay một phần sống ở Nga, một phần sống ở Georgia. Vì thế cái lý của người Nga chỉ đơn giản là cái lý của kẻ mạnh và tôi thấy nó rất gần với một kịch bản hoàn toàn tưởng tượng sau.
Giả sử Trung Quốc cấp quốc tịch cho người Tày, Nùng, Mông, Thái ở miền Bắc VN và xúi vùng này ly khai. Người Tày, Nùng, Mông, Thái đòi ly khai lập quốc gia độc lập riêng (kế thừa Nùng Trí Cao ngày xưa chẳng hạn) hoặc hợp nhất với khu tự trị người Choang (thực chất cũng là người Tày-Nùng) ở phía bên kia biên giới nhưng chính quyền của họ không được nước nào thừa nhận. Để bảo toàn chủ quyền lãnh thổ, quân đội VN tấn công vùng ly khai của người thiểu số. Người Tàu bèn đưa quân sang đánh thẳng vào lãnh thổ Việt Nam, thậm chí đe dọa tấn công Hà Nội với lý do bảo vệ công dân nước họ. Vì yếu hơn nên chính phủ Việt Nam xin người Tàu ngừng bắn nhưng họ nhất định không chịu, đòi phải lật đổ chính quyền thân Mỹ (hoặc thân Nga, thân EU, thân Nhật...), lập nên chính phủ thân Tàu và tuyên thệ không được tấn công vùng tranh chấp cho dù chỉ có một phần (chứ không phải toàn bộ) nằm dưới quyền tự trị của lực lượng ly khai. Nghị quyết của HĐBA yêu cầu các bên ngừng bắn bị người Tàu, là thành viên thường trực HĐBA, thẳng thừng bác bỏ.
Và đó thực sự là những gì rất tương tự đang diễn ra ở Georgia, Nam Ossetia. Lập trường của bạn có thể là thiện cảm với Nga, với Georgia, hay với người Ossetia nhưng bản chất của sự việc vẫn là sự can thiệp của một đại quốc vào một tiểu quốc để bắt tiểu quốc này phụ thuộc vào mình. Giống như trong Đông Chu, nước Tề ủng hộ một đại phu nào đó ở nước Lỗ chống lại vua Lỗ, hay nước Tấn bắt nước Trịnh phải bỏ Sở để thần phục mình. Giống như người Tàu đánh Việt Nam để trừng trị "tiểu bá", dạy cho Việt Nam một bài học.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em hoan toan dong y voi anh, thuc ra vu nay chi la nuoc lon bat nat nuoc nho ma thoi.
ReplyDeleteĐọc xong cái giả sử của Linh, cũng ơn ớn. Ai chứ anh bạn nhớn dám làm lắm.
ReplyDeleteCường quốc mà, làm gì được nhau. Mỹ, Nga cũng vậy thôi.
Wow, nghe cung co ly ah nha.
ReplyDeleteem nghi~ vụ quốc tịch ko phải là ng` Nam Ossestia đc chọn sau khi LB Xô Viết tan rã sao anh? về cơ bản sẽ hơi khác việc bạn Tàu vào đề nghị cho nhập quốc tịch các bạn thiểu số phía Bắc :D
ReplyDeleteBai viet hay lam, giup minh hieu hon
ReplyDeleteThế giới chó chết thế đấy các bạn! Khóc đi!
ReplyDeletethik nhat' doa.n "Giả sử..."
ReplyDeleteCông lý luôn luôn thuộc về kẻ mạnh mà, vụ này hao hao vụ Mỹ-Iraq-Afghanistan, và vụ Mỹ-Nato-Kosovo-Serbia mấy năm trước. Anh Gruzia tự dưng giở chứng, làm cho anh Gấu có cớ thử vũ khí, chiến thuật với chuẩn NATO (quân đội Gruzia được trang bị theo chuẩn của NATO mặc dù chưa phải thành viên).
ReplyDeleteTrong trục Nga-TQ, Nga đã xướng lên trước, liệu sau Olympic anh TQ hàng xóm mình có phụ họa chỗ mấy hòn đảo không nhỉ?
@pdt: tất nhiên sự việc không hoàn toàn tương tự, mọi so sánh cũng chỉ là khập khiễng. Nhưng những việc như thế là hoàn toàn có tiền lệ trong quá khứ ở Việt Nam. Thời Lý, thời Trần, thời Lê đều có những tù trưởng thiểu số ở Việt Nam mang đất xin sang thần phục Trung Quốc, làm con dân Trung Quốc, và đây cũng là lý do chủ yếu cho các tranh chấp biên giới giữa hai nước trong những thời này.
ReplyDeleteTất nhiên trong trường hợp đang nhiên đang lành thì Trung Quốc sẽ chẳng có lý do gì cho các dân tộc thiểu số này nhập tịch TQ nhưng ví dụ như họ đã ly khai và chiếm được 1 vùng đất rồi (như Nam Ossetia) thì việc đó không phải là không có khả năng xảy ra.
Anyway, đây chỉ là một kịch bản tưởng tượng để có một so sánh thôi cho rõ tính chất cuộc chiến hiên nay ở Nam Ossetia thôi.
Hi bác. Em đi qua thấy hay hay cho em góp tý. Em cũng có viết trên Blog. Cái lý của Nga là bảo vệ công dân họ, mà từ những năm 1980 Bắc Ossetia đã đòi tự trị thành quốc gia trong Liên Bang rồi. Hồi đó mà ông Liên Xô hợp cả 2 vùng Ossetia thì không thành chuyện. Còn Gruzia đã là thuộc Đế chế Nga từ sau cuộc chiến với Gruzia-Ba Tư từ 1801 rồi. Lâu hơn nền độc lập của nhiều quốc gia Âu Châu hiện nay. Chỉ độc lập khi LB Xô Viết tan rã, mà Stalin tên thật là Ioseb Jughashvili cũng là người Gruzia.
ReplyDeleteNhưng cái chính vẫn là việc Mỹ và NATO muốn tiến sát biên giới Nga, bao vây hoàn toàn. Nên nước Nga thiếu gì cớ mà phản ứng, luật pháp thì không ai hiểu luật hơn Giáo sư Luật, tổng thống Medvedev rồi.
----
Còn đây là lịch sử xung đột giữa Nam Ossetia và Gruzia.
Người Ossetia vốn định cư trên phần đất thuộc Nga, nhưng từ thế kỷ 13 họ bị quân Mông Cổ xâm chiếm đẩy lui nên một số đã chạy xuống phía nam dãy núi Kavkaz dọc biên giới Gruzia hiện nay. Và họ vẫn luôn muốn chung sống với các đồng bào ở trên phía bắc dãy núi, hiện là nước cộng hòa tự trị Bắc Ossetia thuộc Nga.
Lịch sử xung đột giữa Nam Ossetia và Gruzia bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi Xô Viết tối cao và hội đồng nhân dân nước Cộng hòa XHCN Gruzia ra quyết định thành lập vùng tự trị Nam Ossetia, sau đó bắt người Ossetia thay đổi tên dân tộc, hợp nhất vào Gruzia. Sau đó đến năm 1939 Gruzia yêu cầu bải bỏ ký tự latin của người Ossetia, thay bằng mẫu tự Gruzia. Cùng lúc người Bắc Ossetia chuyển qua dùng ký tự Cyrillic của Nga. Vậy là người Ossetia bị chia làm đôi. Đến cuối thập niên 1980, khi các phong trào dân tộc lên cao và mạnh ở Liên Xô, vùng tự trị Nam Ossetia cũng đã tự soản thảo hiến pháp, đòi nâng từ vùng tự trị thành nước cộng hòa tự trị. Cho đến khi Liên Xô tan rã, năm 1992 Nam Ossetia chưng cầu dân ý đồng thuận 98% dân chúng yêu cầu độc lập khỏi Gruzia. Và rồi căng thẳng quân sự xảy ra, chỉ chấm dứt hòa bình vào ngày 14-07-1992 khi lực lượng giữ gìn hòa bình hỗn hợp Nga-Gruzia tiến vào.
Nhìn xa hơn về lịch sử Âu Châu và các vùng đất tranh chấp, thì chẳng biết nên có giải pháp nào. Hôm nay mình đọc cả buổi lịch sử từ thời trung Trung Cổ đến cận đại và hiện đại, từ nhà nước La Mã Thần Thánh (Holy Roman), rồi Các để quốc Áo-Hung, Phổ, Đế quốc Đức, Nga, Ottoman, Nam Tư, Liên Xô ... đi xâm chiếm, sát nhập rồi tan rã. Bản đồ Âu Châu phân chia lại qua nhiều gia đoạn, có tách, có nhập. Sau thời Trung Cổ với các công quốc và lãnh chúa riêng rẽ, thì chưa khi nào Châu Âu có nhiều quốc gia độc lập chủ quyền như ngày hôm nay. Nhưng có một thứ duy nhất mãi mãi bền vững là khái niệm dân tộc. Cũng có những bài học đau đớn vừa như Kosovo, vốn là 2 vùng đất Kosovo và Metohija. Hết thuộc Ottoman, rồi đế quốc Áo-Hung, đến Nam Tư sau này. Mới một thế kỷ nay người Albani đông dần lên, còn người Serbi những chủ nhân lịch sử lâu đời lại bỏ di cư khỏi vùng, để rồi mất đất .
Bản đồ thế giới không biết sẽ còn thay đổi bao nhiêu lần. Có thể những quốc gia rộng lớn như Nga, Trung Quốc với nhiều vùng dân tộc riêng sẽ tan rã. Nhưng các quốc gia nhỏ bé, ai biết số phận sẽ ra sao, mai rơi vào tay con cá lớn nào đây.
Còn Việt nam và Trung Quốc, thì hiện nay rất nhiều đồng bào thiểu số gần biên giới bị Trung Quốc lôi kéo chứ không phải không có. Việc cải cách quân đội sắp tới sẽ chú trọng rất mạnh và vùng biên giới phía bắc. Giảm đầu tư ở phía Nam, tập trung quân phía Bắc, tăng chế độ đãi ngộ, và đào tạo thêm về khả năng dân vận. Chứ mấy ông Tày Nùng,cho tí đồ, tí tiền có khi ký thành dân TQ ngay. TQ ngày nay cũng là tổng hợp của bao nhiêu quốc gia cả mới thành. Thời Nùng Trí Cao như bác nói là nhà Tống, Còn Đại Lý, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại Liêu... rồi bị Mông Cổ quét sạch sát nhập vào nhà Nguyên. Khái niệm quốc gia nhiều lúc chỉ là tương đối trong dòng lịch sử. Cứ sau các cuộc chiến tranh lớn, rồi sự hưng thịnh hay suy tàn của các Đế quốc, là lại có quốc gia, vùng đất bị sát nhập, rồi quốc gia mới xuất hiện. Chẳng qua giờ có Liên Hợp Quốc bảo vệ Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nên còn trật tự ổn định ở tầm Vĩ mô. Còn các điểm nóng tranh chấp và ly khai thì vẫn luôn luôn còn.
ReplyDeleteNùng trí cao. Chuyện lịch sử có nhiều đáng học tập. Ta cũng có thể thực hiện lại. Tôi xin kể rõ câu chuyện của Nùng Trí Cao. Có gì chưa đúng các sư huynh lượng thứ:
ReplyDelete1. Thời nhà lý: Sau khi Lý Công Uẩn chết, Khai THiên Vương lên Ngôi, Khai Quốc vương phụ chính
2. Thời ấy nhà Lý rất mạnh, các tộc việt: Đại lý, chăm pha, chân lạp, xiêm, Lào, Cămphuchia thần phục
3. Với mong muốn phục hồi cố thổ là Lưỡng Quảng,nhà lý chủ trương phát động chiến tranh giành lại vùng đất này.
4. THời ấy các dân tộc phía bắc, khi trung quốc mạnh thì theo trung quốc, khi ta mạnh thì theo ta. Lúc ấy lưỡng quảng mặc dù người gốc việt nhiều nhưng cũng chỉ 10 người hán mới còn 1 người việt
5. Việc giành lại vùng đất ấy được thực hiện như sau:
5.1. Danh nghĩa là tộc Nùng do Nùng trí Cao thực hiện, nhưng thực tế là sự thống nhất tất cả các tộc việt, với quân đại việt làm chủ yếu.
5.2. Sau chiến tranh, giành lại vùng đất thành công, để Nùng Trí cao lập lên nhà nước Đại Nam riêng, làm vùng đệm giữa ta và trung quốc.
5.3. Nùng trí cao, sau khi thành công, sử dụng người hán để cai trị, thấy nước mình bây giờ lớn nhất trong các tộc việt, không còn thần phục đại việt nữa.
5.4 Nhận thấy liên minh chia rẽ, Trung quốc giành lại vùng đất ấy, Khai thiên vương không đem quân giúp, vì lúc ấy Nùng Trí Cao đã mưu đồ bá chủ riêng, Đại việt không giúp, các nước khác cũng không giúp, liên minh chia rẽ. Nùng trí Cao nhanh chóng thất bại, bởi người Hán lúc ấy chưa theo, mà một người Nùng không tự dựng nên cơ nghiệp nên cũng không có khả năng cai trị.
6. Kết quả, ý tưởng dựng một nước riêng, nằm đệm giữa trung quốc với ta thất bại, tuy nhiên nó cũng kéo dãn chiến tranh với Trung quốc được 100 năm.
như vậy, từ xa xưa, bao giờ cũng vậy, người ta khi thấy nguy cơ chiến tranh không thể tránh khỏi, người ta phải xây dựng các phiên dậu, các vùng đệm, các tiền đồn. Việc này cũng tương tự, NATO muốn ép sát biên giới Nga, như thế đó là thảm họa với NGa. Nga phải xây dựng các rào chắn, máu có đổ thì chỉ đổ các rào chắn, chiến tranh không được xảy ra trên đất nga, ...
ReplyDelete@Nguyen H: Tôi không cho rằng nhà Lý có tham vọng chiếm Lưỡng Quảng. Nếu thế khi chiếm được Ung Châu, nhà Lý phải tổ chức giữ chứ không phải triệt phá kho tàng rồi rút quân về.
ReplyDeleteThành phần quân Nùng Trí Cao cũng toàn là dân Nùng chứ không có quân Lý. Ngược lại trong quân Đại Việt đánh Ung Châu có đội quân của Phó tướng Tông Đản chắc đa phần là người Nùng vì bản thân Tông Đản cũng là người Nùng.
Thời cuối Đường, thực ra người Nùng tuy không lập quốc nhưng cũng hoàn toàn độc lập. Nhưng khi nhà Tống thống nhất Trung Quốc và Đại Việt khởi hưng ở Giao Châu thì người Nùng bị kẹp giữa hai vương quốc là Tống và Việt, và họ bị thôn tính dần dần và bắt buộc phải chọn nên hàng Tống hay đầu Việt. Chính áp lực đó khiến cha con Nùng Tôn Phúc- Nùng Trí Cao tập hợp các bộ lạc Nùng mưu lập quốc để giữ sự độc lập của mình. Có điều do họ bị kẹp giữa hai nước, trong đó Đại Việt đang trên đà thịnh nên tuy cố sức cũng không giữ được độc lập lâu. Chú ý là Nùng Tôn Phúc ban đầu làm phản là chống Đại Việt và bị Đại Việt giết. Nùng Trí Cao cũng vậy, ban đầu chống Việt nhưng thua nên chạy sang châu Quảng Nguyên thuộc nhà Tống khởi loạn bên đó và thắng trận. Khi Nùng Trí Cao lập nên vương quốc của mình thì Đại Việt chưa có động thái gì rõ rệt. Tới khi Địch Thanh đàn áp Nùng thì Đại Việt mới định đem quân giúp Nùng mục đích là để quấy phá nhà Tống và giữ một vùng đệm giữa hai nước, trong đó phần lợi nghiêng về Đại Việt (vì nước của Nùng Trí Cao lúc đó chủ yếu ở phần đất nhà Tống) nhưng Địch Thanh hạ Nùng Trí Cao nhanh quá khiến quân nhà Lý chưa kịp động binh.
Đánh mất vùng đệm là xứ Cao Bằng- Quảng Tây, chẳng bao lâu sau đó chiến tranh Tống- Việt xảy ra với thế giằng co, không bên nào thắng hẳn. Chú ý là khi nhà Tống khởi binh đánh Đại Việt thì hầu hết các tù trưởng Nùng đều ngả sang Tống, chống Tống có lẽ chỉ có THân Cảnh Phúc (phò mã nhà Lý) và một số ít tù trưởng khác. Nhưng sau đó chiến tranh kết thúc thì mọi sự trở lại như cũ. Thiệt hại lớn nhất vẫn là người Nùng, từ đó bị chia để trị, nửa thuộc Tống, nửa thuộc Việt, và không bao giờ trong lịch sử có thể giành được độc lập cho mình dù chỉ một thời gian ngắn ngủi. Tuy nhiên, dưới thời Lý, người Nùng vẫn rất mạnh và tự trị vùng miền núi phía Bắc, điển hình là các vua Lý vẫn phải gả con gái cho các tù trưởng Nùng để yên lòng họ.
Đến thời Trần và Lê thì khó khăn đối với Đại Việt không phải từ người Tày- Nùng mà chủ yếu từ người Mường, người Thái. Các cuộc nổi loạn thời này đa phần đều từ các tù trưởng Mường- Thái.
Mình thấy Việt Nam giờ đối với Trung Quốc không khác Vân Nam đối với Trung Quốc là mấy, bác Mạnh không khác thái thú Tàu là bao. Đã thế hay là nhập luôn vào Tàu có khi lại hay.
ReplyDeleteÔng Putin có công với nước Nga, điều đó không ai chối cãi. Tuy nhiên càng về cuối sự nghiệp, ông càng có tư tưởng Đại Nga, độc tài, ham hố quyền lực. Chưa có ở đâu nghỉ làm tổng thống rồi lại chuyển qua làm thủ tướng ngay. Quốc hội Nga chẳng có tiếng nói gì. Cuộc chiến 5 ngày vừa rồi thật đáng lo ngại cho các nước lân bang của Nga.
ReplyDeleteBạn Linh thân mến, tôi rất vui khi biết bạn, bạn có kiến thức lịch sử hơn người.Tôi và bạn đều hiểu, những gì sử sách ghi lại còn rất ít, nhiều chỗ chép sai, tùy vào quan điểm người viết (chính trị), tôi chỉ chú ý sự kiện, rồi suy diễn, nếu sai, xin tổ tiên lượng thứ. CHúng ta có tới 6 lần tiến đánh trung quốc. sự kiện nùng trí cao xảy ra thời Tống, ngay đời vua lý thứ hai (Tức con của Lý Công Uẩn, Khai Thiên Vương), không phải là đời đường. Sau này rất lâu, mấy chục năm, thời Linh nhân Thái hậu (Nguyên Phi ỷ lan) Lý thường kiệt mới đánh triệt phá kho tàng ở Ung châu, rồi rút về, thực hiện đánh người trước khi đánh ta. Địch Thanh hạ Nùng Trí Cao là sau này.Còn khi đánh thì ta tính rồi, Nhà Tống lúc ấy yếu, bị Tây hạ , Kim ép rất nhiều, không bao giờ Trung quốc mạnh mà ai dám đánh cả..., có yếu thì một sắc tộc không đánh nổi, phải là liên minh nhiều nước, quân chiến đấu chính là đại việt, quân hăm dọa ở biên giới là xiêm, đại lý... Các công chúa Vua lý, Bình dương, bảo hòa,... tuy là vợ nhưng giữ chức Vua Bà vùng Bắc Biên, không phải là tầm thường (Hồi xưa nước ta gần như là liên bang). CHuyện lịch sử nói chả bao giờ hết, huân nghiệp tổ tiên, ngời sáng đời đời, con cháu nể phục.
ReplyDeleteà, Tông Đản, Tôn Đản, là hai người khác nhau. Bạn cũng nên tìm hiểu chi tiết này
ReplyDeletehttp://vn.myblog.yahoo.com/your_dentder/article?new=1&mid=50
ReplyDeleteMời các bạn tới thăm blog của mình, nhớ comment nhiệt tình nha. Lâu rồi mình mới có người nói chuyện lịch sử.
@Nguyễn H: Trong entry về Tông Đản trên Wikipedia có ghi: " Nùng Tôn Đản (1046[cần dẫn nguồn] - ?) thường gọi tắt là Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)."
ReplyDeleteCũng trong entry này đặt vấn đề về Tông Đản với Tôn Đản có phải một không, vì sử Tàu ghi Tôn Đản dâng động cho Tống trong khi sử ta không ghi, mà ghi tù trưởng Tông Đản theo Lý đánh Ung Châu.
Đại Việt sử ký toàn thư, bản ở đây http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html
ghi: " Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, [8b] Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh". Như vậy tôi viết "Tông Đản" không hề sai.
Tôi không hiểu bạn lấy thông tin về việc nhà Lý liên minh với Xiêm (?), Đại Lý để đánh Tống ở đâu. Cũng lưu ý là nước Xiêm của người Thái chưa được thành lập vào thời gian này.
Tôi không biết việc Khai Thiên Vương (tức Lý Thái Tông sau này) đánh Tống, bạn có thể cho rõ reference không? Tôi xem lướt lại Đại Việt Sử ký toàn thư phần vua Thái Tổ, Thái Tông nhưng không hề thấy nhắc tới việc Khai Thiên Vương đánh Tống, mà chỉ thấy ông này đánh dẹp các loạn ở các châu Hoan, Ái và các động miền núi phía Bắc (như đánh Nùng Tồn Phúc). Tôi nghĩ những tư liệu của bạn không phải nguồn từ chính sử mà của một "sử gia" nào đó chăng?
À hóa ra bạn lấy từ mấy cuốn sách nửa tiểu thuyết lịch sử, nửa alternative history của Trần Đại Sỹ, thế thì tôi không dám bàn thêm nữa. :D
ReplyDeleteĐúng. Bây giờ nước xiêm không còn là của người việt, của người thái. Mỗi người một niềm tin. He he he
ReplyDeleteTrời, vậy ra có thời nước Xiêm là của người Việt hả bạn!
ReplyDeleteTôi công nhận là tôi không giỏi như bạn thật. NHưng biết rõ một điều, cứ sau mỗi lần chiến tranh thì sách vở nước nhà mất hết. Phần tham khảo như ông Trần Đại Sỹ nói thì nó nằm trên bia mộ, các tướng Tống chết trận, người ta ghi lại các các trận đánh. Bạn ạ, sưl kiện lịch sử, tự bản thân nó đã khó tin, tôi tin ông ấy nói thật,chỉ chỉ 3 hư 7 thực, bởi nếu nhiều hơn thì chả ai tin nữa. chụt
ReplyDeleteTôi chỉ nêu nước Chăm pa làm ví dụ:
ReplyDelete1. Nước chăm pa thuộc người việt, bị một bộ tộc nhỏ ở vùng mã lai đi thuyền đánh ngược lên cai trị.
2. Phần gốc việt nằm phía bắc (chỗ Quảng Bình, QUảng trị,Thừa thiên Huế), càng xuống nam thì là sắc dân kia
3.Nhà lý tránh thế bị kẹp, Tống - Chăm, đã vài lần bình chăm, không diệt nước, chỉ thay vua, đưa các vùng đất còn sắc dân việt vào lãnh thổ.
Nguồn của tôi từ tưởng tượng, tôi không nói bạn sai, tôi đã nói từ đầu, từ suy diễn. Tôi tin, ta còn nói tiếng việt cho đến ngày nay, không phải do dân ta hiền lành, chịu thương chịu khó, mà dân ta là bậc thầy về tình báo, về nghệ thuật chiến tranh, về nghệ thuật ngoại giao... Tính từ thời Tần Thủy Hoàng tới nay, biết bao lần Trung Quốc đem quân nghiêng nước sang, nhưng ta vẫn đứng vững.
ReplyDeleteKhai thiên Vương chỉ giỏi cai trị, vỗ an dân chúng, xây dựng đất nước. Việc thống nhất tộc viêt, thực hiện chiến tranh, do Khai Quốc Vương Lý Long Bồ đảm nhận.
ReplyDelete@Nguyễn H: Tôi nghĩ trong sử học không có những nguồn tư liệu do tưởng tượng. Cái đó gọi là dã sử chứ không phải là lịch sử. Việc suy diễn là hoàn toàn có thể, nhưng cần suy diễn trên cơ sở các chứng cứ nào đó và nêu rõ các chứng cứ đó. Còn tưởng tượng trong lịch sử thì tôi không hình dung ra được, trừ khi để viết tiểu thuyết lịch sử hay các sách sử thi, diễn nghĩa.
ReplyDeleteHình như trước năm 1975, Việt Nam dân chủ cộng hòa còn khu tự trị Thái - Mèo (Sơn La - Lai Châu - Điện Biên ngày nay?) và khu tự trị Tày - Nùng ở Việt Bắc (?). May mà sớm giải tán.
ReplyDeleteThời Lý, chắc dân Việt mới sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình và thung lũng vài con sông lớn mà thôi, vì ngay như mấy huyện cách Hà Nội vài chục km như Đại Từ, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã Dao đỏ, Tày dày đặc. Khi vua Lý Nhân Tông mất, ông có ước nguyện là được hỏa thiêu ở địa đầu tổ quốc (vùng Lục Nam, Lục Ngạn ngày nay) > cả dải Việt Bắc hồi đấy vẫn thuộc văn hóa và chính trị Tày - Nùng, dù không còn vương quốc ở gần đèo Mã Phục (Cao Bằng) nữa.
Thời Lê sau này, dân Mường - Thái chống cự lại triều đình Việt nhiều có lẽ do dân di người Việt ngày càng đông tới đây, vì tới thế kỷ 17 - 18, vùng Sầm Nưa - tây Thanh Hóa vẫn là đất Trấn Ninh, vùng Quỳ Châu, Quỳ Hợp vẫn là nước Bồn Man (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú). Nhưng có một điều, không hiểu là tại sao người Choang bên Tàu cùng sắc dân với người Tày - Nùng mà vẫn có trống đồng diễn tấu hoành troáng (khác với kiểu đâm đâm trống đồng của người Kinh ngày nay ở đền Hùng) và bảo tàng trống đồng tại Nam Ninh đồ sộ, thì người Tày - Nùng tại Việt Nam lại không còn gì?
Quay lại vấn đề chính:
ReplyDeleteBạn cho rằng Nga xâm lược
Tôi cho rằng Nga phòng vệ chính đáng, tích cực.
Nếu bạn không thấy chúng ta có bất đồng về quan điểm, chúng ta là bạn. Rất vui khi biết bạn.hehe.
Chỉ dám bình luận phần Nga-Gruzia mà bác Linh nhắc đến. Báo chí phương Tây thì nói là Nga tận dụng rationale của NATO khi tấn công cả các căn cứ của Nam Tư bấy giờ nằm trên đất Serbia ngoài Kosovo. Lý lẽ rằng, Kosovo tuy thuộc Nam Tư, nhưng một khi quân đội/nhà nước Nam Tư tấn công người dân/dân quân Kosovo thì họ đã tự loại bỏ chủ quyền (sovereignty) của mình trên mảnh đất đấy. Vì thế, NATO có quyền tấn công phủ đầu vói mục tiêu bảo vệ người Kosovo. Áp dụng vào trường hợp này, Nga có thể nói là họ bảo vệ người Nam Ossetia, cộng với người Nga sống ở Nam Ossetia. Lý lẽ như thế chắc hơn là lý lẽ của NATO trong trường hợp Kosovo. Câu chuyện trả đũa cũng hơi giống đợt Pháp oanh tạc sân bay của Côte d'Ivoire, tiêu hủy luôn hoàn toàn không lực của Côte d'Ivoire, vì một số (dưới 10) binh lính gìn giữ hòa bình của Pháp bị chết trong cuộc tấn công của quân đội Côte d'Ivoire.
ReplyDeleteChà, cái phần luật pháp quốc tế này nữa, rất là rắc rối, người ta cứ sử dụng lẫn lộn, làm tôi thấy ai cũng có lý, ai cũng đúng, cuối cùng là chỉ là ai thắng ai thua. he he
ReplyDeleteCác bác hết chuyện hay sao mà đi bàn luận đúng sai về luật pháp quốc tế này nọ. Nam Ossetia chỉ là con tốt vớ vẩn. Cái Nga muốn là Abkhazia. Abkhazia mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Từ đây Nga có thể tạo bến đỗ cho hạm đội biển Đen mà không phải nhờ cậy Ukraina. Nga cũng có thể thêm một lựa chọn cho việc chuyển dầu bằng việc bắc đường ống ra biển Đen qua Abkhazia (chỉ phải lách một chút qua đất Gruzia thay vì lệ thuộc vào Ukraina).
ReplyDeleteXem lại bản đồ thì thấy là đường ống dẫn dầu của Nga ko cần đi qua Abkhazia. Nhưng việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Abkhazia có thể biến Gruzia thành cua trong rọ được rồi.
ReplyDeleteHoan hô bạn Lê, Mình chưa nghĩ đến nga sẽ cần phải di chuyển Hạm đội biển Đen ra khỏi seva...(mình ghét tiếng Nga) của Ucrina. Có thể: Nga tạo ra cuộc chiến tranh này.
ReplyDeleteNga lấy đâu ra một lúc hàng trăm xe tăng uỳnh uỵch vượt qua biên giới như vậy? Ko phải là đã sắp xếp rình sẵn rồi sao?
ReplyDeleteĐúng, nhưng quan điểm của mình vẫn là phòng vệ, chiến tranh chủ động. Chuyện Nùng trí Cao ở trên: ta chủ động, cho các hang động vùng biên gây hấn, lửa cháy to dần lên, đến khi đại quân ồ ạt tiến sang, thì quân Tống bất ngờ, bởi vì cứ chỉ nghĩ là chuyện giết chó, giết trâu xích mích giữa hai hang động vùng biên. Tôi nghĩ chuyện này cũng vậy, Nga dự tính trước, Nga cố tình tạo ra cuộc chiến này, Gruzia quá ngây thơ, mắc mưu.
ReplyDelete