Nhân đọc trên blog của bác Nguyễn Xuân Diện có vụ lùm xum gì đó quanh cuốn Lưu hương ký của Hồ Xuân Hương. Hình như bản thảo bị mất mà tới giờ không biết là ai lấy cắp, lan man một hồi thử google cái tên Đào Thái Tôn (là người bị Nguyễn Xuân Diện kiện) ra vụ kiện cáo này giữa ông Đào Thái Tôn và ông Nguyễn Quảng Tuân.
Nội dung vụ kiện là ông Tuân kiện ông Tôn vì ông Tôn lấy toàn văn bốn bài báo của ông Tuân đăng trong cuốn sách của ông Tôn "“Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và Thảo luận” mà không xin phép cũng không trả nhuận bút hay biếu sách.
Tòa sơ thẩm xử ông Nguyễn Quảng Tuân thắng kiện nhưng tòa phúc thẩm lại xử ông Đào Thái Tôn thắng.
Thật lạ lùng vì theo luật bản quyền ở các nước khác, những trường hợp tương tự thì hiển nhiên ông Tuân sẽ thắng chứ không phải ông Tôn. Nếu ở Mỹ chẳng hạn, khi bình luận về các bài báo của ông Tuân trong sách của mình, ông Tôn không được phép dẫn lại nguyên văn những bài báo đó mà không xin phép ông Tuân hay xin phép tờ báo nơi ông Tuân đăng bài trước đó. Các cuốn sách phê bình thường chỉ dám in các đoạn trích khi phê bình và ngay cả việc in các đoạn trích này thường cũng phải xin phép tác giả và/hay tạp chí/nhà xuất bản giữ bản quyền với bài viết đó. Trong những cuốn sách dưới dạng hợp tuyển (anthology) cũng vậy, tất cả các bài của các tác giả khác phải nhận được sự cho phép in lại của tác giả hay của tạp chí/nhà xuất bản, chứ không thể có chuyện tự tiện lấy ra in và không trả một đồng nhuận bút.
Phán xử của phiên phúc thẩm, Tòa án Nhân dân tối cao (hồi giữa năm 2007) trong vụ này như vậy là trái với thông lệ quốc tế, và sẽ thành tiền lệ khuyến khích việc in ấn các hợp tuyển, nghiên cứu-thảo luận dựa trên các tác phẩm đã được công bố trước đó mà không trả nhuận bút hay xin phép tác giả hay tạp chí/ nhà xuất bản đã công bố trước đó.
+ Đã sửa, cám ơn em Moony.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
VN là xứ sở của những nghịch lý nên việc trái với thông lệ quốc tế là chuyện thường thôi. Còn nhiều chuyện trái thông lệ động trời gấp cả vạn lần chuyện bản quyền đó mà có sao đâu. Dân mình còn chịu tình cảnh độc tài thì cứ giơ lưng mà chịu báng...
ReplyDeleteEm thấy vụ này còn tếu hơn ấy chứ. ;D
ReplyDeletehttp://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/12/646727/
http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2008/04/3B9ADDB9/
Nguyễn Quảng Tuân chứ anh?
ReplyDeleteCuốn sách của ông Tôn là thế này:
ReplyDeletehai ông Tôn và Tuân tranh luận liên tục nhiều năm trên báo về văn bản truyện Kiều,gần như ông Tôn thắng,vì ông Tuân đã ngừng tranh luận.
Nên ông Tôn bèn tập hơp những bài đó in thành sách.
In một cuốn sách tập hợp những bài tranh luận với ông Tuân, nên ông Tôn bèn in luôn những bài của ông Tuân để cho bạn đọc thấy mình "nói cho sách...".
Lý của ông Tôn là vậy.In bài của người ta không nhằm mục đích kinh doanh, mà nhằm mục đích tranh luận với chính những bài đó.
Bạn có thể cho biết ở nước ngoài thì người ta xử lý trường hợp đó thế nào không?
@bến Tam Sa: Ở nước ngoài thì những trường hợp như vậy cũng đều phải xin phép. Ông Tôn không được phép lấy bài của ông Tuân mà không xin phép cho dù với mục đích gì đi chăng nữa.
ReplyDeleteMình dã đọc xong link về vụ kiện và cũng muốn nói 1 chút.
ReplyDeleteCăn cứ theo điểm c khoản 1 điều 25 Luật SHTT thì việc trích dẫn nhằm bình luận như vậy là ko phải xin phép cũng như trả tiền( ở VN thì áp dụng các quy định pháp luật VN). Và theo như tường thuật ở link vietbao (vì mình ko dc đọc tác phẩm đó) thì ông Tôn đưa "toàn văn" các bài của ông Tuân lên và sau đó bình luận, chỉ ra những điều sai theo quan điểm riêng- như vậy phù hợp quy định.
Luật sư Vũ nói rằng trong luật chưa có trường hợp nào là “dẫn hay sử dụng toàn văn tác phẩm”, nhưng có thể thấy từ đó là ko cấm sử dụng toàn văn, và như vậy thì ko phải là vi phạm. Công dân được làm những điều pháp luật ko cấm- Hiến pháp 92 sđbs (mình chưa check lại cụ thể điều nào, sorry)
Đó là những gì mình muốn nói trên khía cạnh các quy phạm pháp luật cụ thể. Còn việc tiền lệ kia thì hãy yêu cầu Quốc hội sửa đổi, có phải Quốc hội ko nghe tư vấn của các luật gia, luật sư đâu.
Vâng, vấn đề có lẽ nằm ở luật Việt Nam còn chưa rõ ràng trong việc có cho phép hành vi như vậy hay không- đó cũng là lý do mà phán quyết của Tòa án ND HN và Tòa án Tối cao trong hai phiên xử khác nhau.
ReplyDeleteThực ra có lẽ đây là vụ kiện đầu tiên mà tôi biết liên quan tới việc này. Có thực tế là những biên khảo, sưu tập...ở Việt Nam thường đăng lại những bài viết đã được công bố nơi khác mà không xin phép tác giả hay tạp chí/NXB công bố nó trước đấy. Ở nước ngoài (tạm gọi thế, chứ thực ra là ở các nước phát triển) thì những việc làm như thế là vi phạm luật bản quyền nhưng ở Việt Nam thì việc làm này vẫn tồn tại phổ biến từ xưa tới nay. Do vậy, cách xử lý vụ kiện này sẽ tạo thành tiền lệ cho các vụ việc tương tự (cho dù Việt Nam không phải xử theo án lệ). Còn việc tranh biện dựa theo khoản nào, điều nào của Luật bản quyền, Luật Dân sự thì hẳn luật sư hai bên đã tranh cãi chán chê mấy năm nay rồi.
Có lẽ Luật Bản quyền cũng nên được xem xét lại để tiến tới bảo vệ đầy đủ hơn quyền lợi của những tác giả có tác phẩm được đưa vào các Hợp tuyển, Tuyển tập, hay các Nghiên cứu sử dụng nguyên văn tác phẩm đã công bố.
_"Do vậy, cách xử lý vụ kiện này sẽ tạo thành tiền lệ cho các vụ việc tương tự "-trích dẫn lời anh, lập luận này theo em là ko đủ sức thuyết phục, bởi xử lí vụ việc thì phải dựa trên các quy định pháp luật- mà VN lại còn là nước có hệ thống pháp luật có thể nói là theo Civil Law. Nếu muốn xử lí khác đi hãy sửa đổi luật, còn các thẩm phán xử lí ko thể, hay chính xác là chỉ được áp dụng các quy phạm đã có.
ReplyDelete_Về vấn đề các nước phát triển quy định cứ mỗi khi trích dẫn là phải xin phép, đó là quy định pháp luật riêng của mỗi nước và không phải là chuẩn mực cao nhất cho những nước khác phải nhìn theo bởi có những vấn đề khác biệt giữa từng quốc gia. Ví dụ rằng bây giờ anh viết 1 quyển sách trong đó có trích dẫn bài của một tác giả tận Châu Phi và anh đã dịch đoạn đó ra tiếng việt đi nữa, vậy anh có xin phép tác giả đó trước khi xuất bản ko? Ở đây em muốn nói đến điều kiện thực hiện
_Trích dẫn một phần hay toàn bộ đều là trích dẫn. Một tác phẩm 1000 trang trích dẫn toàn bộ 1 bài viết 1 trang của 1 tác giả khác và 1 bài viết 1 trang trích dẫn 1 phần bài viết của người khác( chiếm 3/4 trang) liệu có giống nhau? Hơn nữa những lập luận ở phiên xử sơ thẩm ko được nêu rõ, kèm theo là nhiều sai phạm trong quá trình tố tụng, như thé cũng dã có thể là lí do để toà phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, việc toà phúc thẩm xử ngược lại toà sơ thẩm đúng hay sai phải căn cứ trên các quy định chứ ko phải căn cứ trên phán quyết của toà sơ thẩm---> phán quyết khác nhau ko có j lạ. Vấn đề "chưa rõ ràng trong việc có có phép hành vi như vậy" em đã nói đến ở cm trên: công đân dược làm những việc pháp luật ko cấm. Còn ví dụ vừa nêu ở trên xong.
_Sự thiếu hụt của PL VN: các nước theo Common Law chẳng phải cũng dựa trên án lệ để điều chỉnh những thiếu sót của pháp luật hay sao?