Sunday, August 31, 2008

Entry for August 31, 2008



Một bài hay của TS Vũ Quang Việt về tập đoàn kinh tế là DN Nhà nước. Trong bài, ông nêu ra các vấn đề liên quan tới tập đoàn DNNN, trong đó có cả sự thao túng kinh tế, làm giàu cho một bộ phận những nhà tư sản có quan hệ với chính quyền.

Tập đoàn: ý nghĩa kinh tế và nguy hiểm trước mắt

"Có thể nói quá trình tạo ra các nhà tư sản đặc biệt có máu mặt hiện nay ở ta đều dựa vào bốn quá trình thiếu minh bạch hiện nay : i) quá trình được giao đất của dân hoặc được giao tài sản thiên nhiên (như sử dụng phát sóng) (cho công ty tư hoặc công) với giá rẻ mạt, ii) quá trình trao cho độc quyền kinh doanh mà không phải trả giá (thí dụ cho VNPT, Viettel, FPT quyền dùng sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet), iii) thiết lập các công ty tư là con của các công ty mẹ quốc doanh, cũng với quyền sử dụng đất, iv) ăn phần trăm cách công trình đầu tư. Tất cả đều cho thấy càng đầu tư mạnh vào các tập đoàn nhà nước càng tạo cơ hội cho việc làm giầu của một thiểu số có đường dây liên hệ. Việc kiểm soát sự bành trướng của công ty nhà nước thành các tập đoàn với nhiều công ty con là điều hiển nhiên. Và như đã nói ở trên, khi báo cáo tài chính và qui luật báo cáo không minh bạch thì việc dùng thủ thuật để tăng hay giảm lợi nhuận là điều đương nhiên xảy ra. "

6 comments:


  1. Thực ra luật DN 2005 dành hẳn một chương quy định về tập đoàn kinh tế chứ không phải chỉ có một điều như TS VQV nhận định. Chương VII Nhóm công ty, điều 146 định nghĩa nhóm công ty bao gồm các hình thức công ty mẹ -công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Tập đoàn kinh tế được định nghĩa là nhóm công ty có quy mô lớn [chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức hoạt động của tập đoàn KT]. Theo suy luận của tôi, nếu như hiện tại CP chưa có văn bản cụ thể về TĐKT thì các quy định trong chương VII luật DN liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa công ty mẹ công ty con, báo cáo tài chính công ty mẹ -công ty con sẽ áp dụng cho TĐKT bởi TĐKT thực chất là nhóm công ty, đối tượng điều chỉnh của các điều luật trên. Như vậy không thể kết luận rằng luật VN chỉ có một điều luật sơ lược mơ hồ về TĐKT.

    Bổ sung thêm là TĐKT hiện nay mới chỉ áp dụng cho các công ty nhà nước. Duy nhất một công ty có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng hình thức holding (tương tự như trường hợp thí điểm hình thức công ty cổ phần năm 2005). Tuy nhiên tôi không rõ là có thêm công tư tư nhân trong nước hay nước ngoài nào được cho phép thành lập công ty mẹ con thuộc chương VII hay không. Bác nào biết thông tin thì update giùm.

    Tôi đồng ý với nhận xét của tác giả liên quan đến vấn đề quản lý TĐKT lỏng lẻo của ta. Cần phải có biện pháp cứng rắn và công minh hơn để hạn chế tình trạng thnàh lập tập đoàn bừa bãi, nhất là tình trạng độc quyền phi cạnh tranh.

    ReplyDelete
  2. Bổ sung thêm là đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thí điểm holding tại VN, các thành viên trong nhóm công ty không được phép khấu trừ chéo về thuế (intégration fiscale -có thể hiểu là chế độ thuế hợp nhất cho toàn bộ nhóm công ty)

    ReplyDelete
  3. hình thức này có phải gọi là "chủ nghĩa tư bản thân hữu" ko anh nhỉ?

    ReplyDelete
  4. tôi thấy vấn đề không nằm ở các tập đoàn, nó nằm ở 2 chữ CP

    ReplyDelete
  5. Cái này gọi là cờ đến tay ai người ấy phất :D
    Giữ vị trí chủ chốt của các tập đoàn mà không biết làm giàu cho bản thân, cho những người có liên quan thì làm sao mà biết cách phát triển tập đoàn, làm giàu cho đất nước được. Những đồng chí đấy thì cũng nên cho về hưu sớm, nhường chỗ cho những người biết cách làm giàu cho bản thân và "xã hội" ;)

    ReplyDelete