Tựa đề: Những điều chưa biết về Ngô Đình Nhu.
Đọc bài báo, mới biết hóa ra điều chưa biết này là việc có quyết định bổ nhiệm Ngô Đình Nhu làm giám đốc Thư viện Quốc gia và coi đây là việc làm thể hiện sự vị tha, khoan hồng của Chính phủ Hồ Chí Minh.
"Nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử Hoa Nhật Khanh (?) [ở trên thì lại là Nhật Hoa Khanh] có những thành tựu mang tính “hậu trường” của các sự kiện, nhân vật lịch sử. Mới đây ông sưu tầm được các quyết định cho phép ra 40 tờ báo và một văn bản vô cùng quý hiếm do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký như là một bằng chứng của chính sách đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quyết định bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Kho Lưu trữ công văn và Thư viện Quốc gia."
Thực ra chi tiết này không có gì là "chưa biết" cả. Trên Wikipedia tiếng Việt đã ghi rõ về Ngô Đình Nhu:
"Khoảng năm 1930, ông về nước làm việc ở Văn khố Phủ toàn quyền Đông Dương (Hà Nội), sau là Giám đốc Thư viện Bảo Đại, Giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội[1] nhưng ông bỏ việc trốn sang Lào, rồi về ẩn dật ở Đà Lạt."
Thậm chí nếu lục tìm, có thể tìm thấy nguyên văn Sắc lệnh này trên Net, ở đây:
"Sắc lệnh 21 ngày 08-09-1945 - Về việc cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc"
Hoàn toàn không phải tư liệu bí mật, thâm cung bí sử gì như bài báo và/hoặc ông Nhật Hoa Khanh đã làm ra vẻ thế. Tác giả bài báo là ông Văn Chinh, người cũng có bài rất phét lác về quá trình đạo diễn Minh Chuyên làm phim "Linh hồn Việt Cộng" ở đây.Trong bài này, ông Chinh ghi lại chuyện ông Chuyên đi tìm mộ liệt sĩ Đảm, tới lúc vác thi hài lên đỉnh đồi gì thì "một trận cuồng phong bất ngờ nổi lên, cứ như là có một cơn giận dữ ngút trời nào đó. Gió vù vù, vần vũ, cát bụi tung lên phút chốc không ai nhìn rõ ai. Cái máy quay phim của VTV đang đặt trên chân choãng thế chân vạc, vậy mà bay văng đi, va vào đá gẫy đôi. Ngoài cái máy ngót 1 tỷ ra, 4 cái máy ảnh của chúng tôi đều “chết”, cái máy quay phim mi ni của đoàn Mỹ không bị va đập, cũng lại chết nốt. Thế có kinh không?" Vâng, và chỗ cuồng phong vần vũ nổi lên đó, sau này được xác định là một đống sỉ (?) nhựa đường ở ven đường quốc lộ, được lựa chọn để quay phim cho đẹp. Chỉ khổ thân cho độc giả nào bị ông Minh Chuyên với ông Văn Chinh dọa ma "Việt cộng" vật chết cả máy quay phim ngót một tỷ trên trang báo điện tử chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Không biết sau khi làm phim này, ông Chuyên có đòi được bồi hoàn ngót 1 tỷ gọi là chi phí hợp lý cho cái máy quay phim bị vật chết không?
Không biết quan chức với nhà báo, ai hay nói dối/bịa đặt hơn nhỉ?
Update: Theo bài này của Như Quỳnh trên VTV, thì máy quay đã thành gần 6 tỷ (?) chứ không phải ngót một tỷ như bài của Văn Chinh. Hehe, hay ông Minh Chuyên tâm sự trên bàn nhậu với nhà báo Văn Chinh là máy gần 1 tỷ còn báo giá với đài VTV là gần 6 tỷ? Sự hy sinh về nghệ thuật (tuyên truyền) của Minh Chuyên và VTV thật lớn lao!
“Linh hồn Việt cộng”: Những câu chuyện không lên sóng
"Và câu chuyện chiếc máy quay gần 6 tỉ…Trong cuộc trò chuyện ngắn vào chiều nay, đạo diễn Minh Chuyên có kể rằng, anh rất tiếc vì chiếc máy quay trị giá mấy tỉ của Đài đã bị hỏng trong quá trình đi làm phim. Anh bảo, mọi thứ đã xẩy đến quá bất ngờ.
Đó là sau khi khi tìm được hài cốt của liệt sĩ Đảm ở giữa rừng, người cựu binh già Homer bất chợt đề xuất, muốn đưa hài cốt của anh lên đỉnh đồi, nơi anh bị bắn chết để tế vong hồn. Khi xuất phát thì trời đang nắng nhưng chỉ đi được một lúc thì trời bất chợt nổi giông. Vì mưa quất quá mạnh, đường thì dốc và trơn nên máy quay trị giá 5-6 tỉ và mấy cái máy ảnh mang theo đều bị va đập lại ướt mưa nên đồng loạt bị hỏng. Đến bây giờ đạo diễn Minh Chuyên vẫn chưa hết bàng hoàng với chuyện xẩy ra..."
Bài vớ vẩn thật, nhất là câu này: "Tôi ồ lên phấn khích. Tôi dân viết lách nên rất nhanh chóng đã mường tượng ra cuộc gặp giữa Bác và Ngô Đình Diệm hẳn là rất thú vị, phảng phất mầu sắc của các nhân vật lịch sử trong truyện ngày xưa. Tôi không được biết Bác đã nói với ông Diệm những gì, nhưng hẳn là cuộc gặp đã để lại nhiều ấn tượng tốt, nhất là đã giữ lại mạng sống cho ông ta".
ReplyDeleteMà cũng chả hiểu trước 1945 ông Nhu đã làm gì CC hay "phản động" lắm chưa, để việc bổ nhiệm ổng làm Giám đốc Nha lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc tại Hà Nội phải là "một bằng chứng của chính sách đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh"?
Nói như tác giả, "Ngô Đình Nhu là người thông minh, trác việt. Từ nền tảng Hán học trong một gia đình khoa bảng, ông ta lại có Tây học chính quy", thì bổ nhiệm ông ta đúng sở trường là điều bình thường, làm gì mà "nâng bi" nịnh hót ghê thế???
Khổ thân cụ Hồ cụ Diệm, chết rồi mãi không yên, đám hậu sinh lôi ra bốc phét bịa chuyện lung tung cả!
ReplyDeleteĐCM, phải chửi bậy thôi anh Linh ạ.
ReplyDeleteAnh xem phim LHVC chưa?
Đây này: http://www3.tuoitre.com.vn/Media/index.aspx#Media,12023
Dùng tư liệu rất mất dạy, cứ thế đưa tư liệu ra xong đè lời bình lên như thế thằng lính Mỹ trong tư liệu chính là người đã giết LS Đảm.
Cứ như thể người bị giết trong tư liệu chính là LS Đảm,
Còn vụ ngoại cảm, em nghĩ bài này đã lột chính xác chân tướng:
http://blog.360.yahoo.com/blog-StKGRvYgbqcV4lMn3gJrxVuq?p=3515#comments
anw, phim tài liệu truyền hình bây giờ quay bằng phim nhựa hả, mà máy quay ngót tỷ, ĐCM, tức quá.
Đọc xong chỉ biết ngán ngẩm ! Làm sao trên đời có được những người trơ trẽn đến mức độ đó !
ReplyDeleteđề nghị không vơ đũa cả nắm nhé, trong bó đũa nhỡ đâu lại có cột cờ, nó đập vào người cho:-P
ReplyDelete"Chuyên/Chinh đi bằng 01 sợi tơ, lung linh luồn trong khói mờ"
ReplyDeleteWhy so cheesy... :PPP
Thế này chắc sắp bão mấ thôi. Các báo VN bj đọc thấy chém gió nhiều quá, cười đau cả bụng =))
ReplyDeleteChú Minh Chuyên xưa viết văn (thân phận thanh niên xung phong, thương bệnh binh sau chiến tranh rất xúc động), từ ngày lên Hà Nội, vào VTV làm phim tài liệu, không còn tăm tích gì.
ReplyDeleteChú Văn Chinh là nhà văn, làm báo ở báo Nông nghiệp Việt Nam, giờ về báo điện tử Tổ quốc. Thà cứ viết văn còn hơn.
Những góc nhìn của anh, cũng giống anh Huy Đức, rất sắc sảo.
ReplyDeleteHồi trước mình hay về Đại Phong tán một em, giờ em ấy lấy chồng rồi. Đại Phong là làng ông Diệm, Nhu, do đó, năm 1965, làng này, do những lý do chính trị tuyên truyền, bị biến thành điển hình toàn miền Bắc về chiến đấu giỏi sản xuất giỏi. Nhà thờ họ Ngô Đình hồi đó rất lớn nhưng giờ thì không còn tăm tích gì. Bây giờ, khi những bơm thổi đã qua, Đại Phong trở lại bình thường như những ngôi làng khác trong huyện, cũng có những gia đình nhà tranh vách đất, dân chủ yếu sống nhờ vào hạt lúa. Nhưng được cái làng này rất hiếu học và có nhiều người học giỏi.
ReplyDeleteCách Đại Phong độ 1 -1.5 km là Tuy Lộc quê ông Giáp. Nhà ông Giáp giờ biến thành khu lưu niệm, do những người bà con trông coi. Bọn này không làm ăn gì, năm nào cũng kêu ca tu sửa để kiếm tiền nhà nước.
Những điều chưa biết..., có thể chia ra:
ReplyDelete1. Những điều nhà báo và tòa soạn chưa biết (dù cả làng cả nước biết rồi) về....
2. Những điều chưa biết (vì chẳng ai cần biết) về....
3. Những điều chưa biết (vì không đúng sự thật) về...
Đúng là chuyện "Chuột đẻ ra quả núi". Càng đọc càng thấy trơ trẽn! Dây thần kinh liêm sỉ/xấu hổ của hai ông Chinh, Chuyên hoàn toàn bị liệt rồi!
ReplyDeletebaó/đài VN (theo đúng với tư tưởng HCM) chỉ giỏi nhât bốc phét, năng bi và xuyên tạc.
ReplyDelete"Dây thần kinh liêm sỉ/xấu hổ của hai ông Chinh, Chuyên hoàn toàn bị liệt rồi!"
có dây thần kinh liêm sỉ/xấu hổ đâu mà bị liêt, mà kô phải chỉ có 2 ông naỳ .... từ trên TW xu/ông dưói phường xã, tổ dân phố, có laãh đạo nào của VN có dây thần kinh liêm sỉ xấu hổ không ?