Sunday, August 31, 2008

Entry for August 31, 2008

Trong tuần gần đây có hai vụ kiểm duyệt văn hóa nhưng cả hai đều không được đề cập trên báo chí: Thứ nhất là bộ phim ngắn Khi tôi hai mươi của đạo diễn Phan Đăng Di được mời dự Liên hoan phim Venice nhưng bị kiểm duyệt văn hóa cấm không cho tham dự Liên hoan phim này. Lý do không rõ cụ thể, hình như vì có một số cảnh sex cận cảnh? Bộ phim này được Cục Điện ảnh cho phép lưu hành nội bộ nhưng không được chiếu rộng rãi (tức là những phim có các cảnh sex cận cảnh chỉ để các bác, các cô ở Cục Điện Ảnh xem với nhau thôi?).

Sự kiện thứ hai là tiểu thuyết Thời của Thánh thần của Hoàng Minh Tường bị thu hồi, lý do thì quả thực tôi không rõ.

Đáng chú ý là cả hai sự kiện cấm trên đều không thấy xuất hiện trên báo. Trên blog Nhị Linh, bạn Cát Khuê có comment về việc các báo không được phép đăng vụ cấm Khi tôi 20 "Nhị Linh, chưa kịp trở tay thì đã có ngay công văn của Ban xuống. Cấm nhắc phim Khi tôi 20 và Phan Đăng Di đến Venice! Thế là đủ, phải không? :) trước đó TT đã bị dính khi đưa nhầm tìn Khi tôi 20 đi Singapore! Ngay lập tức có công văn".

Về việc thu hồi Thời của thánh thần thì thông tin duy nhất tôi được biết chỉ là từ các trang web hay blog. Cụ thể là ở blog Nhị Linh và trên trang trannhuong.com. Không rõ có một lệnh cấm tương tự với các báo, không cho phép các báo đăng việc cấm tiểu thuyết này không?

Ngay cả tờ Vietimes từng xưng tụng cuốn này là "Tiếng nổ của văn chương 2008" (tất nhiên, có cẩn thận kèm một dấu hỏi ở cuối câu) cũng im re không dám nhắc tiếp về cuốn này. Nhưng việc đó còn hiểu được, cái không hiểu được (nhưng thực ra lại là dễ hiểu với tờ Vietimes) là việc tờ này dấm dúi xóa đi bài xưng tụng nói trên.

Đây là link cũ của bài trên Vietimes, và đây là bản cache bài này.

Cái này có thể gọi là nhân cách Vietimes? Ít nhất các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên tuy bị cấm đoán, bị trừng phạt vì các bài báo liên quan PMU18 cũng không xóa đi các bài cũ như cách mà Vietimes làm.

Nếu ngày mai, ngày kia, trên Vietimes có những bài bốc bùn ném Thời của thánh thần và Hoàng Minh Tường thì cũng không có gì lạ.

Không khí kiểm duyệt văn hóa năm 2008 ở Việt Nam hiện nay xem ra không thua gì so với thời điểm 50 năm trước- năm 1958- khi các tờ báo và cơ quan văn nghệ quốc doanh đồng loạt chặt chém phong trào Nhân văn giai phẩm. Vâng, và nửa thế kỷ trôi qua. Trong nửa thế kỷ ấy, nước Hàn Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn dưới chế độ độc tài quân sự đã thành một quốc gia công nghiệp giầu có và dân chủ. Còn chúng ta: vẫn xé sách, vẫn đốt phim, không những nghèo mà còn hèn.

2300 năm trước, Lý Tư tâu với Tần Thủy Hoàng: "
Thần xin đốt tất cả các sách sử,trừ những sách sử của nhà Tần."

2300 năm sau, Bộ trưởng bộ 4T Lê Doãn Hợp nói với báo chí "Báo chí được tự do nếu đi theo lề bên phải."


Xem ra Lý Tư vẫn là người thật thà. Lẽ ra ông có thể nói: "Tất cả sách sử được giữ lại, trừ những sách sử không phải của nhà Tần."

Entry for August 31, 2008



Một bài hay của TS Vũ Quang Việt về tập đoàn kinh tế là DN Nhà nước. Trong bài, ông nêu ra các vấn đề liên quan tới tập đoàn DNNN, trong đó có cả sự thao túng kinh tế, làm giàu cho một bộ phận những nhà tư sản có quan hệ với chính quyền.

Tập đoàn: ý nghĩa kinh tế và nguy hiểm trước mắt

"Có thể nói quá trình tạo ra các nhà tư sản đặc biệt có máu mặt hiện nay ở ta đều dựa vào bốn quá trình thiếu minh bạch hiện nay : i) quá trình được giao đất của dân hoặc được giao tài sản thiên nhiên (như sử dụng phát sóng) (cho công ty tư hoặc công) với giá rẻ mạt, ii) quá trình trao cho độc quyền kinh doanh mà không phải trả giá (thí dụ cho VNPT, Viettel, FPT quyền dùng sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet), iii) thiết lập các công ty tư là con của các công ty mẹ quốc doanh, cũng với quyền sử dụng đất, iv) ăn phần trăm cách công trình đầu tư. Tất cả đều cho thấy càng đầu tư mạnh vào các tập đoàn nhà nước càng tạo cơ hội cho việc làm giầu của một thiểu số có đường dây liên hệ. Việc kiểm soát sự bành trướng của công ty nhà nước thành các tập đoàn với nhiều công ty con là điều hiển nhiên. Và như đã nói ở trên, khi báo cáo tài chính và qui luật báo cáo không minh bạch thì việc dùng thủ thuật để tăng hay giảm lợi nhuận là điều đương nhiên xảy ra. "

Entry for August 31, 2008

Hoa hậu năm nay mặt xấu thế, khuôn mặt thô, nét nông dân, mũi tẹt dí, mắt lèm nhèm. Hai á hậu trông nét hơi thị dân, à la Đồng Xuân Market, nhưng trông vẫn còn xinh xắn hơn hoa hậu. Tuy nhiên, em hoa hậu được cái chiều cao, và thân hình khá ổn, đầy đặn, trẻ trung, khỏe mạnh.

(Ảnh trên Netlife và Vnexpress)

Trần Thị Thùy Dung lên ngôi Hoa hậu Việt Nam 2008

"Sở hữu vẻ đẹp đằm thắm và chiều cao lý tưởng, cô gái 18 tuổi vừa bước ra từ mái trường trung học đã đăng quang trong đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam diễn ra vào 31/8 tại sân khấu quảng trường sông Hoài, Đà Nẵng.

Cô sinh viên Lâm Đồng Phan Hoàng Minh Thư giành ngôi Á hậu 1. Á hậu 2 thuộc về Nguyễn Thụy Vân."



img

Trần Thị Thuỳ Dung (giữa) - Hoa hậu Việt Nam 2008; Á hậu 1 - Phan Hoàng Minh Thư (trái), Á hậu 2 Nguyễn Thuỵ Vân (phải)

img



Thùy Dung lọt vào top 5 trong sự cổ vũ nhiệt liệt của khán giả. Ảnh: Hoàng Hà.


Saturday, August 30, 2008

Entry for August 30, 2008





yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Nghe \u00f4ng M\u1ef9 Richard Fuller h\u00e1t m\u1ea5y b\u00e0i c\u1ee7a Tr\u1ecbnh C\u00f4ng S\u01a1n hay ph\u1ebft.

L\u1eddi ti\u1ebfng Anh- do Richard Fuller d\u1ecbch

The Great Circle of Viet Nam
1. From jungled hills to the distant sea,
We form a giant circle to unite our country.
From far and wide, we now return,
With joy, like a sandstorm, to the far horizons,
Let's now join hands :
A great circle of Viet Nam

Flags in the wind, happy nights and days,
Of one blood our hearts ablaze,
Reconciled, a new day.
Hamlet, town now joined as one,
Remember the dead as we bask in the sun,
And one by one, we spread our smiles.

2. From North to South, we all join hands,
From fields long abandoned to mountainous lands,
We'll ford deep streams, climb over hills.
From hamlets to the cities,
We embrace with glee an eternal circle :
Dead and living, one are we.

L\u1eddi ti\u1ebfng Vi\u1ec7t

N\u1ed1i v\u00f2ng tay l\u1edbn


R\u1eebng n\u00fai dang tay n\u1ed1i l\u1ea1i bi\u1ec3n xa
Ta \u0111i v\u00f2ng tay l\u1edbn m\u00e3i \u0111\u1ec3 n\u1ed1i s\u01a1n h\u00e0
M\u1eb7t \u0111\u1ea5t bao la anh em ta v\u1ec1
G\u1eb7p nhau m\u1eebng nh\u01b0 b\u00e3o c\u00e1t
Quay cu\u1ed3ng tr\u1eddi r\u1ed9ng b\u00e0n tay ta n\u1eafm
N\u1ed1i tr\u00f2n m\u1ed9t v\u00f2ng Vi\u1ec7t Nam

C\u1edd n\u1ed1i gi\u00f3 \u0111\u00eam vui m\u1ed7i ng\u00e0y
D\u00f2ng m\u00e1u n\u1ed1i con tim \u0111\u1ed3ng lo\u1ea1i
D\u1ef1ng t\u00ecnh ng\u01b0\u1eddi trong ng\u00e0y m\u1edbi
Th\u00e0nh ph\u1ed1 n\u1ed1i th\u00f4n xa v\u1eddi v\u1ee3i
Ng\u01b0\u1eddi ch\u1ebft n\u1ed1i linh thi\u00eang v\u00e0o \u0111\u1eddi
V\u00e0 n\u1ee5 c\u01b0\u1eddi n\u1ed1i tr\u00ean m\u00f4i

T\u1eeb B\u1eafc v\u00f4 Nam n\u1ed1i li\u1ec1n n\u1eafm tay
Ta \u0111i t\u1eeb \u0111\u1ed3ng hoang vu v\u01b0\u1ee3t h\u1ebft n\u00fai \u0111\u1ed3i
V\u01b0\u1ee3t th\u00e1c cheo leo tay ta v\u01b0\u1ee3t \u0111\u00e8o
T\u1eeb qu\u00ea ngh\u00e8o l\u00ean ph\u1ed1 l\u1edbn
N\u1eafm tay n\u1ed1i li\u1ec1n bi\u1ec3n xanh s\u00f4ng g\u1ea5m
N\u1ed1i li\u1ec1n m\u1ed9t v\u00f2ng t\u1eed sinh.


Th\u00eam b\u00e0i Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng c\u0169ng do \u00f4ng n\u00e0y d\u1ecbch v\u00e0 h\u00e1t n\u1eefa, \u00f4ng n\u00e0y h\u00e1t hay th\u1eadt.


Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng

Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng,
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng nh\u01b0 y\u00eau \u0111\u1ed3ng l\u00faa ch\u00edn,
Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng,
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng n\u01b0\u1edbc m\u1eaft l\u01b0ng d\u00f2ng.

Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng,
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng n\u00ean y\u00eau ng\u01b0\u1eddi y\u1ebfu k\u00e9m.
Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i ng\u1ed3i m\u01a1 thanh b\u00ecnh.
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng nh\u01b0 \u0111\u00e3 y\u00eau m\u00ecnh.

Em ch\u01b0a bi\u1ebft qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng thanh b\u00ecnh.
Em ch\u01b0a th\u1ea5y x\u01b0a kia Vi\u1ec7t Nam.
Em ch\u01b0a h\u00e1t ca dao m\u1ed9t l\u1ea7n.
Em ch\u1ec9 c\u00f3 con tim c\u0103m h\u1eddn.

Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i m\u1ed9t h\u00f4m qua l\u00e0ng.
\u0110i trong \u0111\u00eam, \u0111\u00eam vang \u1ea7m ti\u1ebfng s\u00fang
Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i ch\u1ee3t \u00f4m tim m\u00ecnh.
Tr\u00ean da th\u01a1m v\u1ebft m\u00e1u loang d\u1ea7n.

Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng,
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng nh\u01b0 y\u00eau \u0111\u1ed3ng l\u00faa ch\u00edn,
Ng\u01b0\u1eddi con g\u00e1i Vi\u1ec7t Nam da v\u00e0ng
Y\u00eau qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng nay \u0111\u00e3 kh\u00f4ng c\u00f2n.

\u00d4i c\u00e1i ch\u1ebft \u0111au th\u01b0\u01a1ng v\u00f4 t\u00ecnh!
\u00d4i \u0111\u1ea5t n\u01b0\u1edbc u m\u00ea ng\u00e0n n\u0103m!
Em \u0111\u00e3 \u0111\u1ebfn qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng m\u1ed9t m\u00ecnh,
Ri\u00eang t\u00f4i v\u1eabn \u00e2u lo \u0111i t\u00ecm.




Girl so young, with skin like gold
L\u1eddi ti\u1ebfng Anh: Richard Fuller

Girl so young, with skin like gold,
Home you love like fields of grain,
Girl so young, with skin like gold,
On your face fall tears like rain.

Girl so young, with skin like gold,
Home you love, so do love the weak.
Seated there in dreams of peace,
Proud of home as of your womanhood.

You've never known our land in peace.
You've never known olden Viet Nam.
You've never sung our village songs.
All you have is an angry heart.

Passing by the village gate,
In the night with guns booming low,
Girl so young, you clutch your heart.
On soft skin a bleeding wound grows.

Girl so young, with skin like gold,
Home you love like fields of grain,
Girl so young, with skin like gold,
You love home which is no more.

O! Unfeeling and heartless death.
Dark our land a thousand years.
Home, my sister, you've come alone.
And I, alone, still search for you.


");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for August 30, 2008

Một bài thơ của thi hào Anh Byron (1788-1824).


When we two parted

When we two parted
In silence and tears,
Half broken-hearted
To sever for years,

Pale grew thy cheek and cold,
Colder thy kiss;
Truly that hour foretold
Sorrow to this.

The dew of the morning
Sunk chill on my brow—
It felt like the warning
Of what I feel now.

Thy vows are all broken,
And light is thy fame:
I hear thy name spoken,
And share in its shame.

They name thee before me,
A knell to mine ear;
A shudder comes o'er me—
Why wert thou so dear?

They know not I knew thee,
Who knew thee too well:
Long, long shall I rue thee,
Too deeply to tell.

In secret we met—
In silence I grieve,
That thy heart could forget,
Thy spirit deceive.

If I should meet thee
After long years,
How should I greet thee?
With silence and tears.

Khi hai ta chia tay
Khi hai ta chia tay
Trong nước mắt lặng câm
Nửa trái tim tan vỡ
Rời xa biết bao năm

Gò má em tái nhợt
Nụ hôn em lạnh buốt
Khoảnh khắc đó báo trước
Những tháng năm đau buồn.

Giọt sương buổi sớm mai
Lạnh giá trên mí mắt
Như là điềm dự báo
Cảm xúc anh giờ này.

Lời nguyện ước năm xưa
Em từ lâu quên mất
Khi tên em được nhắc
Anh chia nỗi xót đau

Họ nhắc tới tên em
Như tiếng chuông báo chết
Anh bất chợt rùng mình
Sao là em, hỡi em?

Họ không biết một điều
Anh biết em nhiều vậy
Còn ai biết em hơn
Với bao điều tiếc nuối
Quá nhiều để được nói

Anh gặp em bí mật--
Anh khóc em lặng câm
Sao tim em lại quên
Sao hồn em lừa dối

Nếu anh gặp lại em
Sau những năm xa cách
Anh chào em thế nào?
Câm lặng và nước mắt



Bài này Thái Bá Tân có dịch nhưng chỉ trích dịch bỏ đi vài khổ, Thái Bá Tân cũng dịch hơi thoáng.

Khi đôi ta chia tay

(Bản dịch Thái Bá Tân)

Nhớ không em thuở nọ,
Khi đôi ta chia tay-
Hai đứa cùng đau khổ
Nhìn nhau lệ tuôn đầy.

Và ngày ấy hôn em,
Hôn đôi môi buốt lạnh,
Anh đã thấy trong tim
Những tháng năm hiu quạnh.

Phải chăng giọt sương rơi
Trên mi anh buổi nọ
Đã theo anh suốt đời
Và nay thành giông tố?

Hai ta giấu tình yêu
Để không người được biết,
Anh thầm đau khổ nhiều
Vì yêu em tha thiết.

Nếu ta còn gặp nhau
Sao bao năm xa vắng,
Biết đón em thế nào
Ngoài nước mắt, im lặng?

Friday, August 29, 2008

Entry for August 29, 2008

John McCain đã chọn ứng cử viên Phó Tổng thống là Thống đốc bang Alaska Sarah Palin, 44 tuổi. Bà Sarah Palin mới chỉ làm Thống đốc từ năm 2006, trước đó bà làm thị trường một thị trấn có số dân chưa đến 9000 người. Alaska là bang có diện tích lớn nhất nước Mỹ (gấp 4 lần diện tích bang California, gấp 5 lần diện tích Việt Nam), nhưng có dân cư rất thưa thớt, chỉ vẻn vẹn hơn 680 nghìn dân, tức là chỉ nhỉnh hơn 1/10 Hà Nội (theo Wikipedia thì diện tích Hà Nội mới hiện nay là 6,2 triệu người). Bà Sarah Palin có bằng đại học ngành báo chí ở Đại học Idaho (Idaho là một bang hẻo lánh thưa thớt dân cư khác ở miền Tây Bắc Mỹ).

Chồng bà có 1/4 dòng máu Eskimo,
học vấn trung học, vốn là công nhân khai thác dầu, nhưng mới nghỉ việc từ năm 2007 để tránh mâu thuẫn quyền lợi do vợ làm Thống đốc Alaska. Khi nghỉ việc, ông này giữ vị trí đốc công. Hiện giờ ông chuyển sang câu cá chuyên nghiệp để kiếm sống. Ông từng bốn lần vô địch thế giới môn thể thao đua xe chạy trên tuyết (snowmobile) chặng đua "Chó Sắt" (Iron Dog) có chiều dài 1971 dặm (3172 km) được tổ chức hàng năm ở Alaska.

Việc lựa chọn ứng cử viên cho vị trí Phó Tổng thống là phụ nữ, trẻ (ít tuổi hơn 2 trong số 7 người con của McCain) và gần như không có kinh nghiệm quản lý gì ở tầm quốc gia cũng như quan hệ đối ngoại là một lựa chọn khá lạ lùng của McCain. Những năm gần đây, vai trò phó Tổng thống Mỹ ngày càng quan trọng, có tiếng nói đáng kể trong đời sống chính trị Mỹ. Sự lựa chọn này hoàn toàn trái ngược với lựa chọn TNS. Joe Biden của Obama cho vị trí ứng cử viên phó Tổng thống của Đảng Dân chủ. Joe Biden là một chính trị gia lão luyện, dầy dạn kinh nghiệm chính trường và đối ngoại, từng vài lần ra tranh cử Tổng thống. Thậm chí việc Obama chọn Biden còn bị nhiều người chỉ trích của Đảng Cộng hòa cho là dấu hiệu Obama chưa sẵn sàng làm Tổng thống.

Nếu so sánh thì năm 2000, George Bush cũng có sự lựa chọn khá bất ngờ khi chọn Dick Cheney, lúc đó là trùm tập đoàn năng lượng Haliburton làm ứng cử viên cho đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, Dick Cheney trước đó cũng từng là chiến hữu của Bush bố khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chiến tranh Iraq lần thứ nhất. Dick Cheney không phải là chính trị gia mà là một viên chức và doanh nhân chuyên nghiệp, và đằng sau ông ta là sức mạnh tài chính khổng lồ của các tập đoàn dầu lửa và năng lượng. Trong khi
Sarah Palin là một tên tuổi hoàn toàn ngoài lề chính trường Mỹ, không có kinh nghiệm gì ở chính quyền liên bang hay ở Quốc hội. Sự lựa chọn Sarah Palin của McCain phù hợp với ý tưởng của ông về một đảng Cộng hòa mới, ít dựa vào các thế lực tài phiệt và có thể được sự ủng hộ nhất định của phụ nữ, những người trẻ tuổi...Hơn nữa, ở đây có thể còn sự phù hợp về tính cách. McCain vẫn được coi là một người ngoài lề (maverick) của đảng Cộng hòa và Sarah Palin cũng vậy. Việc McCain chọn Palin có thể sẽ khiến hai người phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc.

Tuy vậy, việc hai người maverick đi với nhau hẳn sẽ làm không ít cử tri truyền thống của đảng Cộng hòa cảm thấy khó xử, và sẽ khó có được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thế lực hiện nay của Đảng này. Một mặt nào đó, Sarah Palin cũng là một hình mẫu phụ nữ tiêu biểu của Đảng Cộng hòa: mẹ của 5 đứa trẻ, trong đó có 1 đứa bị bệnh Down mới sinh ra tháng Tư vừa rồi, chống phá thai triệt để (bà giữ lại đứa nhỏ bị bệnh Down dù biết trước điều này khi mang thai 13 tuần), có cuộc hôn nhân ổn định, đi lên từ chính quyền dân cử cấp cơ sở (tham gia hội đồng thị trấn rồi làm thị trưởng thị trấn trước khi làm Thống đốc). Sự lựa chọn Palin sẽ giúp McCain có thể xích lại gần với các cộng đồng tôn giáo hơn.

Nhưng mặt khác, Palin quá ít kinh nghiệm trong khi McCain lại già yếu. Nếu chẳng may ông qua đời trong nhiệm kỳ thì Palin sẽ trở thành Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp. Liệu một phụ nữ chỉ chưa đầy 2 năm trước mới có kinh nghiệm quản lý một thị trấn 9000 dân và hiện nay đang quản lý 1 bang 600.000 dân có đủ năng lực và kinh nghiệm quản lý một đế quốc hơn 300 triệu dân và hùng mạnh nhất thế giới? Liệu McCain và Palin có thuyết phục được người dân Mỹ rằng liên danh McCain-Palin là một lựa chọn tốt hơn liên danh Obama-Joe Biden (đọc tên liên danh này không cẩn thận sẽ trẹo thành Osama Bin Laden!).


John McCainSarah Palin


Barack ObamaJoe Biden


Entry for August 29, 2008

Đọc chi tiết này trong bài của nhà văn Y Ban thì thấy đúng là không thể nào chịu được. Đúng là xem phim này mình thấy một bà già đi lại quẩn quanh nhớ con kèm theo những lời bình có cánh về lòng mẹ, cứ nghĩ là mẹ ông Đảm nhưng vì cụ già lẫn quá nên người làm phim không phỏng vấn như với vợ ông Đảm, hóa ra đó là diễn viên đóng phim tài liệu!.


Nửa sự thật không phải là sự thật

"Năm 1969, anh Hoàng Ngọc Đảm hy sinh, vậy là mẹ nhận thêm một giấy báo tử nữa. Trái tim của mẹ đau đớn quá nên chỉ vài năm sau đã từ giã cõi đời vì bệnh tim.

Vậy mà trong phim Linh hồn Việt Cộng, đến năm 2008 vẫn có một bà mẹ ngày ngày đi ra đi vào ngóng trông con. Đây là bà mẹ nào vậy hỡi nhà văn Minh Chuyên?"

Trong bài này, ông Minh Chuyên vẫn khẳng định với báo Tiền Phong về chi tiết lọ peniciline, còn khẳng định là chính ông tìm thấy. "Khi chúng tôi cẩn thận hỏi lại cả hai người rằng, ai là người phát hiện ra chiếc lọ Pénicilline? Nhà văn Minh Chuyên trả lời chính ông đã phát hiện ra và tự tay mở lọ lấy tờ giấy ghi tên tuổi Hoàng Ngọc Đảm trên mảnh giấy trong chiếc lọ Pénicilline. "

Entry for August 29, 2008




Mưa Hồng

Trịnh Công Sơn

Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây âm thầm mang gió lên

Người ngồi đó trông mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng

Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau

Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du

Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for August 29, 2008

Một số bài thơ của Emily Dickinson


Love

Tình yêu

He touched me, so I live to know
That such a day, permitted so,
I groped upon his breast --
It was a boundless place to me
And silenced, as the awful sea
Puts minor streams to rest.

And now, I'm different from before,
As if I breathed superior air --
Or brushed a Royal Gown --
My feet, too, that had wandered so --
My Gypsy face -- transfigured now --
To tenderer Renown --

Chàng chạm tôi, và tôi sống để thấy
Có một ngày như vậy
Tôi dò dẫm trên vòm ngực chàng--
Với tôi, đó là miền đất mênh mông
Và tĩnh lặng, như biển kia dữ dội
Giữ những con suối nhỏ yên lòng

Và giờ đây, tôi hoàn toàn thay đổi
Như thể tôi hít bầu khí quyển siêu nhiên--
Hay chạm vào tấm Áo choàng Hoàng hậu--
Đôi chân tôi, đôi chân lãng du không biết mỏi
Và khuôn mặt di-gan của tôi-- biến đổi--
Trở thành nỗi Hân Hoan dịu dàng.



Wild nights! Wild nights!

Đêm hoang vu! Đêm hoang vu

Wild nights! Wild nights!
Were I with thee,
Wild nights should be
Our luxury!

Futile the winds
To a heart in port,
Done with the compass,
Done with the chart.

Rowing in Eden!
Ah! the sea!
Might I but moor
To-night in thee!

Đêm hoang vu! Đêm hoang vu!
Nếu em ở bên anh,
Đêm hoang vu sẽ thành
Đêm sang trọng!

Gió thổi vô vọng
Tới một trái tim nơi bến cảng,
Vứt bỏ la bàn đi,
Bản đồ cũng thế.

Chèo thuyền tới địa đàng!
Ô kìa! biển cả!
Nhưng em sẽ neo thuyền
Đêm nay, trong anh!


Water, is taught by thirst

Biết quý nước là nhờ cơn khát

Water, is taught by thirst;
Land - by the Oceans passed.
Transport - by throe -
Peace - by its battles told -
Love, by Memorial Mold -
Birds, by the Snow.

Biết quý nước là nhờ cơn khát
Đất vô ngần khi vượt Biển bao la.
Trải qua khổ đau mới thấu niềm Hạnh Phúc
Hòa Bình quý giá sau những cuộc chiến tranh-
Tình Yêu chỉ thực khi đã thành Kỷ Niệm—
Và chỉ có Tuyết, mới thấu hiểu loài Chim.

img img

I've nothing else - to bring, you know

Em chẳng có gì mới mẻ với anh đâu

I've nothing else - to bring, You know
So I keep bringing These-
Just as the Night keeps fetching Stars
To our familiar eyes-

Maybe, we shouldn't mind them-
Unless they didn't come-
Then - maybe, it w
ould puzzle us
To find our way Home -

Em chẳng có gì mới mẻ để cho anh.
Cho nên em mang cho anh Những Thứ Đấy--
Như Đêm đưa những Ngôi Sao
Tới đôi mắt chúng mình—

Có thể, chúng ta không ngần ngại chúng—
Trừ khi chúng không đến với ta—
Và- có thể, chúng khiến mình bối rồi
Không tìm thấy đường về Nhà.


Entry for August 29, 2008

Tuần vừa qua có hai sự kiện đáng chú ý. Thứ nhất là việc Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng có khẳng định cứng rắn về ""Vùng khai thác dầu thuộc chủ quyền VN" và : “Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam...Quyền của chúng ta thì chúng ta làm”. Nhận định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối Trung Quốc ép công ty Exxon của Mỹ phải bỏ dự án khai thác dầu ở vùng biển mà họ cho là đang tranh chấp (và Việt Nam cho là chủ quyền của mình". Sự kiện này đáng chú ý bởi lâu lắm mới thấy một phát ngôn cứng rắn như thế với Trung Quốc ở cấp thứ trưởng trở lên, chứ không phải là những lời niệm buồn tẻ, với nội dung được biết trước của anh Phát ngôn viên Lê Dũng (chỉ tương đương cấp Vụ trưởng). Đáng chú ý nữa là phát biểu này của ông Dũng được đưa ra trước chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dự định vào cuối năm, nên có lẽ cũng có thể hiểu như một cam kết lập trường của Chính phủ Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay

Thứ trưởng Ngoại giao: Vùng khai thác dầu thuộc chủ quyền VN


Sự kiện đáng chú ý thứ hai là vụ giáo dân đòi đất ở Thái Hà, tôi không theo dõi lắm nên không nhận xét gì nhiều. Chỉ có hai nhận xét nhỏ: Thứ nhất là chính quyền vẫn áp dụng cách xử lý như vụ Thái Bình ngày trước, tức là theo dõi, đánh dấu rồi khởi tố sau này
với những người được coi là "nguy hiểm". Thứ hai là rõ ràng vụ đòi đất này có tổ chức của giáo hội, có thể từ phía Tòa giám mục Hà Nội (?), khi nhiều người tham gia đòi đất là bà con giáo dân người Mường sinh sống chủ yếu ở Hòa Bình. Nếu đọc comment của cộng đồng Internet trên BBC hay trên các blog, có thể thấy ý kiến về vụ này rất chia rẽ giữa những người ủng hộ hành động của giáo dân và những người ủng hộ cách xử lý của chính quyền.

Thursday, August 28, 2008

Entry for August 28, 2008

Bài này đã cũ nhưng giờ mới đọc. Thấy cái chết của vợ chồng Lưu Quang Vũ thật bi thảm. Bi thảm do tai nạn quá đỗi tình cờ, hai gia đình cùng đi mà nhà Lưu Quang Vũ chết cả, nhà Doãn Châu chỉ bị thương nhẹ. Bi thảm nữa là thái độ bàng quan của người đi đường, của cảnh sát giao thông trước tai nạn (thậm chí CSGT còn cản trở xe đưa LQV đi cấp cứu), trước cái cảnh một người gãy xương sườn phải cõng một người hấp hối vào bệnh viện.

Vụ tai nạn Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Kỳ 2: Tường thuật của những nhân chứng sống
"

Ông Châu lúc đó đang ngồi gà gật thì chỉ nghe thấy một tiếng "rầm", cả chiếc xe nẩy tung: "Khi tôi mở mắt ra thì cảnh tượng thật hãi hùng. Quỳnh và cháu Mí nằm im không nhúc nhích. Vũ chỉ còn khe khẽ thở. Tôi cởi áo may ô gối lên đầu cho Vũ. Vũ thều thào: "Thằng Mí đâu rồi?".

Đó là câu cuối cùng Lưu Quang Vũ còn nói được. Xuân Quỳnh và Mí thì đã chết ngay sau cú đâm xe. Bà Thu dập tay phải, ông Doãn Châu gãy xương sườn số 11, rách trán. Duy nhất một người không hề xây xát là Doãn Vinh - con trai ông Châu.

Sau một hồi van vỉ các xe qua đường nhờ đưa người đi cấp cứu, cuối cùng ông Châu cõng Lưu Quang Vũ lên một chiếc xe tải đến bệnh viện: "Cách thị xã Hải Dương 3km thì cảnh sát giao thông chặn lại không cho đi tiếp.

Tôi nói: Đây là Lưu Quang Vũ, nhân tài của đất nước. Cảnh sát nói: "Tôi biết nhưng chiếc xe đã gãy nhíp, đi tiếp rất nguy hiểm". Tôi đành bế Vũ xuống, vẫy xe khác. Đến bệnh viện Hải Dương, đầu Vũ ngoẹo sang một bên. Mấy cô y tá, hộ lý nhìn thấy tôi cõng Vũ thì hỏi luôn: "Đánh nhau hả?". "Không, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ bị tai nạn xe. Các bác sĩ nghe thế thì nhiệt tình cứu chữa, nhưng không kịp... ""

Thực ra đọc các tình huống xảy ra tai nạn do nhân chứng tường thuật vẫn thấy chưa thể loại trừ khả năng đây là một tai nạn được dàn xếp, khi một chiếc Kamaz trước mặt xe com-mang-ca chở LQV-XQ đột nhiên phanh khựng lại và đằng sau một chiếc xe Ben chồm tới xô xe com-măng-ca vào gầm xe Kamaz. Cả xe Ben và xe Kamaz đều là các xe khủng, có khả năng nghiền nát xe com-măng-ca mà không hề hấn gì.

Tuy nhiên, về mặt cá nhân, tôi vẫn thiên về ý kiến cho rằng đó là một tai nạn.

Entry for August 28, 2008

Hoàng Hữu Yên-Một thời để nhớ

(Có thể đọc ở đây nếu không vào được link trên. Với ai không bị firewall thì vào thẳng đây.)

Bài của Hoàng Hữu Yên, nguyên phó khoa Văn, Đại học Tổng hợp kể về cuộc "đấu tranh" đấu tố trong trường ĐH TH những năm 60 (với kết quả là sau đó ông Yên cũng bị chuyển công tác, rời khỏi trường Tổng hợp) . Trong đó chân dung Giáo sư,Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phan Cự Đệ được đề cập như một Hồng vệ binh hay cán bộ cải cách ruộng đất, sẵn sàng đấu tố cả thầy học mình là Trương Tửu, tố cáo GS. Nguyễn Tài Cẩn là gián điệp cho Liên Xô!

Sự thực vụ này thế nào cũng không thể biết, bởi vì ông Yên chỉ kể công khai vào thời điểm hiện tại, khi ông Phan Cự Đệ mới qua đời được chưa đến 1 năm, nên ông Đệ cũng không có cơ hội nói lại cho rõ. Cả hai ông này đều là người Nghệ An.

Trong số các hồng vệ binh tham gia "đấu tranh" được ông Yên kể tên còn có cả GS. Hà Minh Đức.

Có "chuyện khôi hài" này ông Yên nhắc tới, không rõ có đúng thật không: "
Có chuyện khôi hài là có người trong nhóm Đất mới đã báo với thầy Trương Tửu rằng Đệ đã trở cờ! Suy nghĩ một lúc thầy Tửu nói: "Cái đứa có khuôn mặt chó Tây là Đệ có đúng không?" Sau này Đệ đã nhắc lại lời đó để đấu thầy Tửu!"



Entry for August 28, 2008

HH Ngô Phương Lan: "Cuối năm nay sẽ về Việt Nam lập nghiệp"

Ngô Phương Lan giờ trông hơi bị tròn.
Các bạn Netlife chụp ảnh kiểu gì mà ảnh nào nàng cũng có quả kính to xù, che hết mặt.


img

Mà không hiểu sao nàng lại chọn đi biểu diễn với hai bà già Bùi Bích Phương, Nguyễn Diệu Hoa, chắc cỡ tuổi mẹ nàng.

img



Wednesday, August 27, 2008

Hạnh phúc và những mảnh vỡ


Đọc trên blog chị 2 4 6 (lâu lắm mới thấy tái xuất giang hồ sau nửa năm đóng cửa)

Những mảnh vụn

"Truth is not the sum of realities.

Bạn luôn luôn muốn có một trung tâm, muốn được trọn vẹn, muốn có sự liên tục, trong một thế giới bạn có thể dựa vào được. Đồng thời bạn cũng biết hai điều, và hai điều này chắc chắn hơn tất cả những gì bạn mơ ước: một là hạnh phúc không bao giờ lâu hơn những khoảnh khắc; hai là tất cả mọi người đều mong muốn một thế giới yên lành, và gần hết tất cả những sự không yên lành trên thế giới này đều do con người gây ra cả."

Hạnh phúc đúng chỉ là những khoảnh khắc, và rất khó có được cảm giác hạnh phúc kéo dài hơn vài giờ. Thành ra cái sự "mưu cầu hạnh phúc" của con người, như một quyền cơ bản ghi trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ-Việt, chẳng phải hơi buồn cười ư. Có khi người ta dành cả đời để mưu cầu hạnh phúc mà tính tổng thời gian hạnh phúc liệu có được vài ngày?

Trong tiểu thuyết The Leopard của Giuseppe Tomasi di Lampedusa có một cảnh: nhân vật chính trước khi chết kiểm điểm lại cuộc đời mình, tính xem trong cuộc đời 70 năm của mình, có những phút giây nào mình cảm thấy hạnh phúc. Và ông ngạc nhiên nhận ra rằng chúng thật ít ỏi.

Thế nên thực tế, cái con người cần và thực sự mong muốn ở một cuộc sống lâu bền đó là sự bình an, chứ không phải hạnh phúc. Cầu bình an và đón nhận, trân trọng hạnh phúc trong khoảnh khắc khi nó đến. Đó cũng chính là điểm thứ hai chị 2 4 6 nói tới, chỉ có điều chữ "thế giới" mà chị dùng nên hiểu theo nghĩa "my world"- thế giới của tôi gồm bản thân tôi và những người, vật xung quanh tôi. Nhưng trong việc cầu sự yên lành cho tôi đó, rất có thể tôi sẽ phá vỡ sự yên lành của những người khác, và kết cục là một sự không yên lành cho chính tôi.

"Thật ra con người là những mảnh vụn."

Những mảnh vụn- cái này thì tất nhiên, bởi sự sống con người cũng chỉ là những mạnh vụn, khả năng nhận thức của con người cũng vậy, chỉ là phần dư, phần sót lại, phần vỡ tan của một cái gì đó.

Nhà triết học đầu tiên (tạm coi thế) của phương Tây Plato (bởi vì Socrates là nhà hiền triết hơn là nhà triết học) cho rằng con người, cả thể xác và tâm hồn đã là các mảnh vụn. Theo Plato, loài người đầu tiên được sinh ra với bốn tay, bốn chân, một tâm trí và một linh hồn. Lo sợ trước sức mạnh của loài người, thần Zeus xẻ họ ra làm hai, và buộc số phận của họ phải lang thang đi tìm một nửa kia của mình trong suốt cả cuộc đời. Từ soulmate (hay twin soul) trong tiếng Anh ra đời chính là để chỉ việc này. Trong tiếng Việt, về sau người ta nhắc tới "đi tìm một nửa" cũng là do ảnh hưởng quan điểm này của phương Tây. Nhưng theo Platon, soulmate- đó không chỉ là sự hòa hợp về mặt tâm hồn, mà chính xác hơn là sự hòa hợp toàn diện, cả về tình cảm, tâm hồn, tinh thần và thể xác. Nhà triết học đầu tiên của phương Tây xem ra cũng là một người lãng mạn. (Chữ soul trong tiếng Anh (và chữ tương tự ở các tiếng phương Tây khác) chính ra rất khó dịch ra tiếng Việt, bởi cả hai chữ tâm hồnlinh hồn trong tiếng Việt đều hơi lệch ra theo một nghĩa nào đó hạn hẹp hơn nghĩa của soul)

Trong đạo Thiên Chúa- Do Thái, cũng có thể thấy một quan niệm tương tự trong câu chuyện Adam và Eva ở vườn địa đàng. Cả Adam và Eva đều là những mảnh vỡ. Eva được sinh ra từ xương sườn của Adam. Như vậy, kể từ khi Adam và Eva trở thành hai cá thể khác nhau, họ đã là hai mảnh vỡ và chỉ có thể hoàn thiện khi ở cạnh nhau. Nhưng khi ở cạnh nhau, chính cái khao khát được là một, được khám phá ấy (với ẩn dụ nếm trái cấm) lại khiến họ trở thành người thường, đánh mất cuộc sống vĩnh cửu của mình. Ý tưởng này cũng có trong bộ phim Hancock khi hai nhân vật thánh thần (hay superhero) chỉ có sức mạnh và bất tử khi họ không có tình cảm với nhau. Còn khi họ có tình cảm và ham muốn với nhau, họ trở nên mong manh, dễ tổn thương và không còn bất tử.

Nhưng ý tưởng về sự tồn tại của hoàn thiện và cái Một và hành trình của con người thực tế là đi tìm nửa kia của mình thực ra là ý tưởng lạc quan của phương Tây. Phương Đông quan niệm mỗi người là một mảnh vỡ và cái Nhất thể của mỗi người chỉ hòa được với cái Một của Toàn thể khi có sự tìm kiếm hướng vào bên trong mình, chứ không phải đi tìm một nửa nào đó đang tồn tại trôi nổi trên thế giới. Hay nếu hình dung khác, thì không phải như Plato nói rằng Zeus xẻ con người làm đôi mà ông ta đã xẻ con người thành hàng ngàn hàng vạn mảnh, bắn chúng tứ tung khắp thế gian. Và trong những người chúng ta gặp, có thể đó là một mảnh vụn nào đó từng nối kết với linh hồn mỗi chúng ta.

Cái gọi là soulmate có thể có thực chăng? Bởi một mảnh của Lệnh Hồ Xung vẫn dành cho Nhạc Linh San cho dù chàng dành cả phần đời còn lại bên Doanh Doanh, vài mảnh nào đấy của Vô Kỵ hẳn còn vương vấn đi theo Tiểu Siêu, Chu Chỉ Nhược...dù hàng ngày chàng kẻ lông mày cho Triệu quận chúa. Còn tình của Quách Tỉnh với Hoàng Dung, Kiều Phong với A Châu dẫu
là thắm thiết, một mực chân tình, không vấn vương tới bóng hồng nhan khác, nhưng có thực họ là soulmate chăng, hay chỉ là sự gặp gỡ của duyên phận và tương hợp? Tại sao khi đọc về những tình yêu "hoàn hảo" như Hoàng-Quách, ta vẫn cảm thấy như thiếu điều gì đấy? Bởi họ không thực là soulmate, hay bởi sự hoài nghi của chính chúng ta?

Và số phận của con người là những mảnh vụn, như tấm gương vỡ tan bắn ra trong không gian. Mỗi mẩu gương thường không thể tự soi mình, và vì thế chỉ có thể soi mình qua bóng phản chiếu từ những mẩu gương khác. Cũng chỉ có vài chục năm ngắn ngủi để những mẩu gương đó trôi đi, lang thang trong không gian, thời gian để soi mình và phản chiếu, trước khi mờ đi, mờ đi, rồi vỡ vụn thành những hạt bụi.

Không ai là hòn đảo
Chỉ riêng mình
...Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt
Bởi tôi là một phần của loài người.
Cho nên đừng hỏi
Chuông nguyện hồn ai,
Nguyện hồn anh đấy.
(John Donne)


Phải mất bao lâu để Alice nhận ra rằng không có wonderland,
nơi một con mèo có thể không cần phải có khuôn mặt khi nó không muốn? Có bao giờ bạn nhìn vào gương và nghĩ rằng rất có thể mình có một gương mặt khác, và gương mặt hiện tại của bạn chỉ là một mẩu vụn tình cờ. Lại nói về gương mặt, nhân vật chính trong The Leopard trước khi chết có ý nghĩ rằng khuôn mặt con người mang theo khi chết không bao giờ là khuôn mặt của anh ta cả, nó rất khác với khuôn mặt hàng ngày bạn nhìn vào gương, và cũng rất khác với khuôn mặt bạn nghĩ bạn mang nó.

http://www.bugtown.com/alice/rawscans/plate12.jpeg


Pic: "At this the whole pack rose up into the air, and came flying down upon her" Alice in the Wonderland, Illustrated by Arthur Rackham. Link


Tuesday, August 26, 2008

Entry for August 26, 2008

Vietimes dạo này có truyền thống dịch từ sách báo Tàu các bài xét lại lịch sử, có bài có ý được, có bài không. Nhưng bài lật lại vụ Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho này thì non quá.
Bài này không dẫn nguồn từ Sử ký hay nguồn nào khác, nêu vụ việc Tần Thủy Hoàng chôn "đạo sĩ":
Đốt sách chôn Nho: Tội đâu phải ở Tần Thủy Hoàng (Phần II)

"Tần Thủy Hoàng hạ lệnh, tất cả những đạo sĩ còn ở lại Hàm Dương và cả những đạo sĩ đã dời khỏi Hàm Dương đều bị tầm nã, bắt về quy án, tống giam vào một chỗ. Dưới sự đánh đập tra tấn, các đạo sĩ vì muốn tránh tội đã cáo giác, vu khống lẫn nhau. Sau khi tra xét, có hơn 460 người phạm tội, đều đem chôn sống ở Hàm Dương, làm gương cho thiên hạ.

Sự kiện đó, đời sau gắn với việc đốt sách hợp thành một câu “đốt sách, chôn Nho”. Nhưng nghiên cứu nguồn gốc của nó, có thể nói việc chôn Nho thực chất chỉ là một lần thanh lý toàn thể đối với đội ngũ đạo sĩ mà thôi. Hơn 460 người bị chôn sống này đều là những đạo sĩ chuyên xem sao đoán sô, luyện đan dược, hoàn toàn không phải là học trò hay Nho sĩ. Tư Mã Thiên trong thiên Nho lâm liệt truyện của Sử ký có nói rõ rằng: “Đến cuối đời Tần, đốt Thi Thư, chôn đạo sĩ”. Có thể thấy, về căn bản không có việc chôn Nho sinh."

Lạ là bài này trích dẫn từ thiên Nho lâm liệt truyện của Sử ký nhưng lại bỏ qua Tần Thủy Hoàng Bản ký trong Sử ký, trong đó nhắc chính xác tới sự kiện "chôn Nho sĩ". Trừ khi hoặc Phan Ngọc bịa ra trong bản tiếng Việt, hoặc tác giả bài viết chứng minh được là Tư Mã Thiên bịa ra "chôn nho" trong khi thực ra là "chôn đạo sĩ", còn thì rõ ràng là bài này áp đặt, tác giả thậm chí còn không nêu nguồn cho luận cứ "chôn đạo sĩ" của mình.

Sử ký, bản dịch của Phan Ngọc

"Hai người [Hầu Sinh, Lư Sinh] bèn bỏ trốn. Thủy Hoàng nghe nói họ bỏ trốn thì nổi giận nói:
- Trước đây ta thu các sách trong thiên hạ, sách nào không dùng được thì bỏ đi, sai triệu tập tất cả những người có văn học và những phương sĩ, thuật sĩ rất đông, muốn làm cho thiên hạ thái bình. Ta triệu tập bọn thuật sĩ là muón họ tìm thuốc lạ, nay nghe nói bọn Hàn bỏ đi không báo với ta, bọn Từ Phúc làm ta tốn kém hàng ức vạn, nhưng cuối cùng vẫn không đuợc thuốc, ngày ngày chỉ nghe chúng nói với nhau về việc tham lợi riêng của chúng. Bọn Lư Sinh được ta tôn quý, thửong cho rất nhiều nhưng lại phỉ báng ta để làm nặng điều sai lầm của ta, bọn nhà Nho ở Hàm Dương được ta sai người hỏi thì có kẻ đặt ra những lời nói nhảm để làm loạn bọn "đầu đen".

Bèn sai ngự sử xét tất cả các nhà Nho. Các nhà Nho tố giác lẫn nhau, có hơn 460 người phạm điều đã cấm. Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Sau đó lại sai đày ra biên giới nhiều người bị tội để đi thú."

Đoạn trên của Sử ký cũng có lời tâu của Lý Tư (được Tần Thủy Hoàng chấp nhận): "Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất giấu Kinh Thư, Kinh Thi, sách vở của trăm nhà thì đều đem đến các quan thú, quan úy mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ."

Như vậy hẳn không ít nhà Nho đã bị chém vì lệnh cấm này. Cũng chú ý là chữ "chôn Nho" thực ra mang tính hình tượng để chỉ việc giết Nho sĩ của Tần Thủy Hoàng. Trong Sử ký ghi lại hơn 460 người bị chôn sống, nhưng số bị giết hại (chém giữa chợ, giết cả họ) do vi phạm lệnh cấm theo pháp lệnh của Lý Tư (từng là đệ tử của bậc đại nho Tuân Tử!) hẳn còn hơn thế nhiều.

Monday, August 25, 2008

Entry for August 25, 2008

Như vậy đã có ít nhất ba bài báo trên Tuổi Trẻ, Tiền Phong Pháp Luật TP HCM đăng phản hồi của đạo diễn Minh Chuyên và người nhà liệt sĩ Đảm xung quanh bộ phim "Linh hồn Việt Cộng". Tuy nhiên, nếu đọc thì thấy cả ba bài báo này đều từa tựa nhau, nghĩa là chỉ đăng ý kiến ông Chuyên, còn không hỏi thật sâu, thật rõ về các chi tiết xung quanh vụ việc. Lý do có thể vì nể nang ông Chuyên, cũng là một nhà báo tên tuổi, nhưng cũng có thể vì không muốn điều tra "sâu" về một vụ việc khá "tế nhị" liên quan tới cái đài truyền hình quốc gia và các vị ngoại cảm quân đội (bà Phan Bích Hằng thuộc biên chế trung tâm ngoại cảm của tướng Chu Phác).

Đơn giản một chi tiết mà không thấy ở trong báo nào là cái lọ penicilin có tên liệt sĩ mà ông Chuyên nói đào được là có thực hay bịa? Chính chi tiết lọ penicilin đó là chi tiết có tính khẳng định cho việc bà ngoại cảm Hằng chỉ đúng qua điện thoại di động. Nhưng trên thực tế vì ông Chuyên và gia đình liệt sĩ Đảm đào ở mộ liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang liệt sĩ nên tất nhiên là không thể có chuyện họ đào được lọ penicilin như ông Chuyên nói (vì nếu không đã chẳng phải là mộ vô danh rồi). Riêng về những cái lọ penicilin mà các nhà ngoại cảm tìm được thì cũng đã có rất nhiều vấn đề, như bài trên blog Nguyễn Quang Lập.

Như vậy, khả năng chỉ là gia đình liệt sĩ căn cứ vào lời của bà đồng Hằng tìm ra được mộ mà theo họ là của ông Đảm. Nhưng vì thủ tục rắc rối (và có lẽ vì không có gì chứng thực mộ đó là mộ ông Đảm ngoài chỉ dẫn của bà Hằng?) nên họ đào trộm mộ và ông Chuyên dựng cảnh làm như đào được mộ ở nơi ông Mỹ "tâm thần nhẹ" (từ này được nhắc tới ít nhất là hai lần trong phim tài liệu) bắn và chôn ông Đảm. Thật lạ là tại sao công nghệ ADN không được sử dụng để tìm hiểu xem có đúng là xương của ông Đảm không. Tuy ông Đảm không có con nhưng vẫn có thể lấy ADN từ anh chị em của ông để so với mẫu trong xương.

Hôm trước có xem phim này trên TTO, thấy vẫn đúng kiểu phim đi tìm mộ liệt sĩ như thỉnh thoảng vẫn thấy trên chương trình truyền hình quân đội ngày xưa (vâng, hồi ở Việt Nam, cuối tuần tớ toàn nằm dài xem các chương trình Đi tìm đồng đội với Văn nghệ chủ nhật trên VTV thôi các bạn ạ), chỉ khác là có thêm vài ông Mỹ tham gia. Phim có vài chi tiết cảm động, trong những đoạn quay bà vợ ông Đảm kể chuyện hai người cưới nhau được vài ngày thì ông Đảm xung phong lên đường chiến đấu và lời ông hứa hẹn bao giờ trở về sẽ dẫn vợ đi ra Hà Nội. Nhưng có nhiều đoạn, những người làm phim khai thác quá đà như cảnh đám tang ông Đảm ở Thái Bình, khi người nhà ông gào khóc, hình như có một bà em gái còn đòi giết ông Homer kia (theo lời ông Chuyên tâm sự với ông Văn Chinh thì đó là vì bà này bị ông Đảm nhập đồng). Xem cảnh đấy tôi cứ thấy tội tội cho ông Homer bị máy quay chiếu vào như để nhấn mạnh một kẻ sát nhân được tha thứ nhờ lòng khoan dung của người Việt (và người chiến thắng). Hay những chi tiết nhấn đi nhấn lại về ông Homer này day dứt ra sao, rồi bị tâm thần nhẹ...gợi cảm giác như có một sự thỏa thuê nào đó. Trong khi riêng chi tiết ông Đảm bị chết như thế nào cũng có sự mâu thuẫn, lúc thì nói ông Đảm chết trong tư thế lao lưỡi lê vào Homer và bị Homer bắn chết, lúc lại nói vì ông Đảm thấy Homer nói "chiêu hồi, chiêu hồi" nên không bắn Homer nên mới bị Homer bắn chết. (Ở đây có chỗ không rõ, khi phim thuật lại Homer nói "chiêu hồi" thì mình hiểu theo nghĩa là Homer bảo rằng "đầu hàng đi" chứ không phải "tôi đầu hàng". Bởi vì từ "chiêu hồi" là tiếng của chính quyền miền Nam chỉ các cán binh Việt cộng bỏ ngũ ra trình diện với chính quyền miền Nam. Nhưng theo cách hiểu ở trong phim thì Homer nói "chiêu hồi" là ý Homer muốn "hàng"- điều này vô lý vì nếu quả thực như vậy hẳn Homer chẳng kể lại việc khi đối đầu nhau một sống một chết, anh ta muốn đầu hàng đối phương!. Chi tiết này dù sao cũng không hề được làm rõ trong phim). Trong phim cũng thường xuyên nói anh Đảm thế mạng cho Homer, nhưng tại sao lại là thế mạng, khi mà hai người lính đụng nhau, không người này bắn người kia chết thì người kia bắn người này, tình huống đó không thể gọi là thế mạng được.

Tóm lại là đây là một phim tài liệu chất lượng thấp, xào nấu, gượng ép quá lộ liễu (ví dụ gán cho anh Fred gửi lại nhật ký chị Trâm là Fred cũng từng giết chị Trâm như Homer giết anh Đảm để gây ấn tượng hơn với người xem). Trong khi lẽ ra, hoàn toàn có thể làm được một bộ phim tài liệu độc đáo từ sự kiện này, bởi việc một người lính vượt đại dương tìm về gia đình người lính mà mình từng hạ sát trong chiến tranh và trao lại các di vật sau gần 40 năm là một sự kiện rất hiếm hoi, và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cái mặc cảm dằn vặt của Homer có lẽ là cái dằn vặt của một người tước đi tính mạng của người khác, dù là trong khi đang chiến đấu và bảo vệ tính mạng bản thân. Cái mặc cảm này gắn với một điều răn của Thiên Chúa "
"thou shall not kill", chứ chưa chắc đã là mặc cảm của một kẻ xâm lược, phi nghĩa trước những người thắng trận, có chính nghĩa như ý tưởng của bộ phim. Dù động cơ thực sự của Homer là gì (có thể là sự kết hợp của nhiều động cơ khác nhau) thì tác giả bộ phim cũng cần phải làm rõ qua lời của chính Homer chứ không phải của Minh Chuyên. Trong bộ phim này, tuy Homer là nhân vật trung tâm nhưng hầu như không được nói câu nào để giải thích động cơ việc quay lại Việt Nam của ông ta- người xem chỉ được nghe ông Minh Chuyên (cũng là người viết lời bình) diễn giải về động cơ Homer theo cách hiểu của ông ta. Không rõ có phải vì thế mà ông Chuyên cứ thường xuyên nhấn mạnh Homer bị "tâm thần nhẹ" trong phim và cả trong các bài báo? Nhưng nếu Homer bị tâm thần thì rất có thể nhiều đoạn diễn của Homer trong phim đã bị ông Chuyên lợi dụng, và bản thân Homer cũng không ý thức được những gì mà ông Chuyên "
diễn giải" hay thao túng theo ý đồ mình. Còn có những hạt sạn khác của bộ phim như việc ông Chuyên nhấn mạnh gia đình anh Đảm oan khiên mấy chục năm vì lời một thầy bói trong khi ngay từ đầu phim có cảnh các huân huy chương của anh Đảm. Có chi tiết quan trọng cho biết anh Đảm có oan khiên hay không là thời điểm anh được công nhận liệt sĩ thì hình như bị ông Chuyên lờ đi (tôi không nhớ có chi tiết này trong phim).




Quay trở lại các trần tình của đạo diễn Minh Chuyên, có thể thấy ông Chuyên rất khéo léo và lâm li. Thậm chí ông đem cả tính mạng của mình để bảo đảm cho "tính chân thực" của bộ phim. Nhưng cụ thể tính chân thực mà ông lấy tính mạng mình ra đảm bảo là tính chân thực theo tiêu chí nào thì không thấy ông nói rõ (và cũng không có báo nào hỏi rõ). Có lẽ tính chân thực, theo ông Chuyên, là liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm thật, có ông Homer thật bắn ông Đảm thật, có đi tìm mộ liệt sĩ thật, có đào mộ liệt sĩ vô danh thật, có tổ chức đón hài cốt liệt sĩ ở quê hương thật. Nhiều lắm, chắc ông Chuyên cũng chỉ dám lấy tính mạng mình để bảo đảm cho "tính chân thực" của những việc nêu trên. Còn những chi tiết khác, kể cả việc có đúng là hài cốt liệt sĩ Đảm hay không, chắc rằng ông Chuyên không dám lấy tính mạng mình đảm bảo (còn bà Hằng có dám đem tính mạng đảm bảo không thì nếu các báo chịu khó tiếp xúc phỏng vấn bà Hằng xem bà nói thế nào thì tốt quá).

Và đọc cả ba bài báo, tuy ông Chuyên nói rất lâm li nhưng cũng không thấy ông có một lời xin lỗi nào với những người xem phim từng sụt sùi xúc động trước những thước phim "dựng" của ông. Hay ông cho rằng như thế là thành công, phim (tài liệu) Việt Nam đã vượt được phim truyền hình Hàn Quốc trong công nghệ lấy nước mắt nhân dân? Kể ra nếu được thế thì việc VTV hy sinh cái máy quay 1 tỷ (hay 5-6 tỷ theo bài trên trang web của VTV) cũng bõ công, bõ của. Đề nghị VTV bổ nhiệm ông Minh Chuyên thay ông Khải Hưng mới bị chửi te tua với vụ Vòng nguyệt quế, chịu trách nhiệm sản xuất phim hư cấu-tài liệu để chiếu vào các giờ vàng trên sóng VTV, cạnh tranh với phim truyền hình Hàn Quốc.

Update: Các bạn Vietimes đã lên tiếng ủng hộ người bạn lớn VTV và mắng những người làm phóng sự ở đài TH Gia Lai là "
sự phản biện chỉ vì cơn phấn khích của một nhóm người thì thật ích kỷ và ngây ngô!".

Theo Vietimes thì ông Đảm, ông Homer có thực và có đi tìm hài cốt thực thì tức là phim tài liệu như vậy là chân thực rồi.

Tóm lại là tớ cảm thấy rất có vấn đề với việc các nhà văn đi làm báo: Từ Minh Chuyên, Văn Chinh cho tới Nguyễn Quang Thiều, họ đều xem rất nhẹ giá trị chân thực của tư liệu, sẵn sàng nhào nặn, bóp méo, thậm chí bịa đặt sự kiện để cho phù hợp với ý đồ của họ.

"Linh hồn Việt Cộng" & cuộc phản biện chớp nhoáng

"
Nếu không thuyết phục, thì “Linh hồn Việt Cộng” làm sao khiến khán giả rơi nước mắt? Không lẽ khi xem “Linh hồn Việt Cộng” thì trí khôn của hàng triệu người Việt Nam đều đi vắng, chỉ có nhóm phóng viên truyền hình Gia Lai đủ tài, đủ tầm nhìn ra mọi sự sắp đặt khiên cưỡng?"

"Vì vậy, muốn “đánh đổ” bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” phải chứng minh liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm không có trên đời, cựu binh Mỹ - Homer không có trên đời và cuộc đi tìm hài cốt cũng không có trên đời. Chứ không phải làm công việc đơn giản là đo đếm xem vị trí thực và cảnh trong phim cách nhau bao nhiêu mét, và lẩn thẩn hơn là vểnh tai căng mắt để xác định lời bình và hình ảnh trên phim có khớp với nhau không? Nếu dùng hệ quy chiếu của phóng sự truyền hình để phán xét phim tài liệu, thì e rằng những tác phẩm làm nên diện mạo phim tài liệu Việt Nam từ “Nước về Bắc Hưng Hải” đến “Chị Năm Khùng” đều phải làm lại!"

Theo ý tôi, những bộ phim tài liệu như "Nước về Bắc Hưng Hải" nên xếp vào thể loại phim tuyên truyền chứ không phải phim tài liệu.
Linh hồn Việt Cộng cũng thuộc nhóm này. "

Sunday, August 24, 2008

Entry for August 24, 2008

Một bài báo vớ vẩn.
Tựa đề: Những điều chưa biết về Ngô Đình Nhu.

Đọc bài báo, mới biết hóa ra điều chưa biết này là việc có quyết định bổ nhiệm Ngô Đình Nhu làm giám đốc Thư viện Quốc gia và coi đây là việc làm thể hiện sự vị tha, khoan hồng của Chính phủ Hồ Chí Minh.

"Nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử Hoa Nhật Khanh (?) [ở trên thì lại là Nhật Hoa Khanh] có những thành tựu mang tính “hậu trường” của các sự kiện, nhân vật lịch sử. Mới đây ông sưu tầm được các quyết định cho phép ra 40 tờ báo và một văn bản vô cùng quý hiếm do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký như là một bằng chứng của chính sách đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quyết định bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Kho Lưu trữ công văn và Thư viện Quốc gia."

Thực ra chi tiết này không có gì là "chưa biết" cả. Trên Wikipedia tiếng Việt đã ghi rõ về Ngô Đình Nhu:

"Khoảng năm 1930, ông về nước làm việc ở Văn khố Phủ toàn quyền Đông Dương (Hà Nội), sau là Giám đốc Thư viện Bảo Đại, Giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội[1] nhưng ông bỏ việc trốn sang Lào, rồi về ẩn dật ở Đà Lạt."

Thậm chí nếu lục tìm, có thể tìm thấy nguyên văn Sắc lệnh này trên Net, ở đây:

"Sắc lệnh 21 ngày 08-09-1945 - Về việc cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc"

Hoàn toàn không phải tư liệu bí mật, thâm cung bí sử gì như bài báo và/hoặc ông Nhật Hoa Khanh đã làm ra vẻ thế. Tác giả bài báo là ông Văn Chinh, người cũng có bài rất phét lác về quá trình đạo diễn Minh Chuyên làm phim "Linh hồn Việt Cộng" ở đây.

Trong bài này, ông Chinh ghi lại chuyện ông Chuyên đi tìm mộ liệt sĩ Đảm, tới lúc vác thi hài lên đỉnh đồi gì thì "một trận cuồng phong bất ngờ nổi lên, cứ như là có một cơn giận dữ ngút trời nào đó. Gió vù vù, vần vũ, cát bụi tung lên phút chốc không ai nhìn rõ ai. Cái máy quay phim của VTV đang đặt trên chân choãng thế chân vạc, vậy mà bay văng đi, va vào đá gẫy đôi. Ngoài cái máy ngót 1 tỷ ra, 4 cái máy ảnh của chúng tôi đều “chết”, cái máy quay phim mi ni của đoàn Mỹ không bị va đập, cũng lại chết nốt. Thế có kinh không?"

Vâng, và chỗ cuồng phong vần vũ nổi lên đó, sau này được xác định là một đống sỉ (?) nhựa đường ở ven đường quốc lộ, được lựa chọn để quay phim cho đẹp. Chỉ khổ thân cho độc giả nào bị ông Minh Chuyên với ông Văn Chinh dọa ma "Việt cộng" vật chết cả máy quay phim ngót một tỷ trên trang báo điện tử chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Không biết sau khi làm phim này, ông Chuyên có đòi được bồi hoàn ngót 1 tỷ gọi là chi phí hợp lý cho cái máy quay phim bị vật chết không?

Không biết quan chức với nhà báo, ai hay nói dối/bịa đặt hơn nhỉ?


Update: Theo bài này của Như Quỳnh trên VTV, thì máy quay đã thành gần 6 tỷ (?) chứ không phải ngót một tỷ như bài của Văn Chinh. Hehe, hay ông Minh Chuyên tâm sự trên bàn nhậu với nhà báo Văn Chinh là máy gần 1 tỷ còn báo giá với đài VTV là gần 6 tỷ? Sự hy sinh về nghệ thuật (tuyên truyền) của Minh Chuyên và VTV thật lớn lao!

“Linh hồn Việt cộng”: Những câu chuyện không lên sóng

"Và câu chuyện chiếc máy quay gần 6 tỉ…

Trong cuộc trò chuyện ngắn vào chiều nay, đạo diễn Minh Chuyên có kể rằng, anh rất tiếc vì chiếc máy quay trị giá mấy tỉ của Đài đã bị hỏng trong quá trình đi làm phim. Anh bảo, mọi thứ đã xẩy đến quá bất ngờ.

Đó là sau khi khi tìm được hài cốt của liệt sĩ Đảm ở giữa rừng, người cựu binh già Homer bất chợt đề xuất, muốn đưa hài cốt của anh lên đỉnh đồi, nơi anh bị bắn chết để tế vong hồn. Khi xuất phát thì trời đang nắng nhưng chỉ đi được một lúc thì trời bất chợt nổi giông. Vì mưa quất quá mạnh, đường thì dốc và trơn nên máy quay trị giá 5-6 tỉ và mấy cái máy ảnh mang theo đều bị va đập lại ướt mưa nên đồng loạt bị hỏng. Đến bây giờ đạo diễn Minh Chuyên vẫn chưa hết bàng hoàng với chuyện xẩy ra..."


Bài Tình ca du mục qua các phiên bản.

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA


B\u1ea3n ti\u1ebfng Nga

B\u1ea3n ti\u1ebfng Anh

Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA


B\u1ea3n ti\u1ebfng Vi\u1ec7t c\u00f3 t\u00ean l\u00e0 T\u00ecnh ca du m\u1ee5c, kh\u00f4ng r\u00f5 ng\u01b0\u1eddi h\u00e1t v\u00e0 ng\u01b0\u1eddi ph\u1ed5 l\u1eddi.


B\u1ea3n ti\u1ebfng Ph\u00e1p c\u1ee7a Dalida \"Le temps des fleurs\"



B\u1ea3n ti\u1ebfng Vi\u1ec7t kh\u00e1c, do Ng\u1ecdc H\u1ea1 h\u00e1t.



Phi\u00ean b\u1ea3n g\u1ed1c ti\u1ebfng Nga c\u1ee7a Boris Fomin, \u0111\u01b0\u1ee3c d\u1ecbch ra ti\u1ebfng Anh l\u00e0 Endless Road (Con \u0111\u01b0\u1eddng b\u1ea5t t\u1eadn) hay By the Long Road (C\u1ea1nh con \u0111\u01b0\u1eddng d\u00e0i).

\u0414\u043e\u0440\u043e\u0433\u043e\u0439 \u0434\u043b\u0438\u043d\u043d\u043e\u044e

Boris Fomin

\u0415\u0445\u0430\u043b\u0438 \u043d\u0430 \u0442\u0440\u043e\u0439\u043a\u0435 \u0441 \u0431\u0443\u0431\u0435\u043d\u0446\u0430\u043c\u0438,
\u0410 \u0432\u0434\u0430\u043b\u0438 \u043c\u0435\u043b\u044c\u043a\u0430\u043b\u0438 \u043e\u0433\u043e\u043d\u044c\u043a\u0438.
\u041c\u043d\u0435 \u0431 \u043c\u043d\u0435, \u0441\u043e\u043a\u043e\u043b\u0438\u043a\u0438, \u0437\u0430 \u0412\u0430\u043c\u0438,
\u0414\u0443\u0448\u0443 \u0431\u044b \u0440\u0430\u0437\u0432\u0435\u044f\u0442\u044c \u043e\u0442 \u0442\u043e\u0441\u043a\u0438.

\u0414\u043e\u0440\u043e\u0433\u043e\u0439 \u0434\u043b\u0438\u043d\u043d\u043e\u044e, \u0434\u0430 \u043d\u043e\u0447\u044c\u044e \u043b\u0443\u043d\u043d\u043e\u044e,
\u0414\u0430 \u0441 \u043f\u0435\u0441\u043d\u0435\u0439 \u0442\u043e\u0439, \u0447\u0442\u043e \u0432\u0434\u0430\u043b\u044c \u043b\u0435\u0442\u0438\u0442 \u0437\u0432\u0435\u043d\u044f,
\u0418 \u0441 \u0442\u043e\u0439 \u0441\u0442\u0430\u0440\u0438\u043d\u043d\u043e\u044e \u0441 \u0442\u043e\u0439 \u0441\u0435\u043c\u0438\u0441\u0442\u0440\u0443\u043d\u043d\u043e\u044e,
\u0427\u0442\u043e \u043f\u043e \u043d\u043e\u0447\u0430\u043c \u0442\u0430\u043a \u043c\u0443\u0447\u0430\u043b\u0430 \u043c\u0435\u043d\u044f...

\u0422\u0430\u043a \u0436\u0438\u0432\u044f \u0431\u0435\u0437 \u0440\u0430\u0434\u043e\u0441\u0442\u0438, \u0431\u0435\u0437 \u043c\u0443\u043a\u0438,
\u041f\u043e\u043c\u043d\u044e \u044f \u0443\u0448\u0435\u0434\u0448\u0438\u0435 \u0433\u043e\u0434\u0430,
\u0418 \u0442\u0432\u043e\u0438 \u0441\u0435\u0440\u0435\u0431\u0440\u044f\u043d\u044b\u0435 \u0440\u0443\u043a\u0438
\u0412 \u0442\u0440\u043e\u0439\u043a\u0435, \u0443\u043b\u0435\u0442\u0435\u0432\u0448\u0435\u0439 \u043d\u0430\u0432\u0441\u0435\u0433\u0434\u0430...

\u0414\u0430, \u0432\u044b\u0445\u043e\u0434\u0438\u0442, \u043f\u0435\u043b\u0438 \u043c\u044b \u0437\u0430 \u0434\u0430\u0440\u043e\u043c
\u041f\u043e\u043d\u0430\u043f\u0440\u0430\u0441\u043d\u0443 \u043d\u043e\u0447\u044c \u0437\u0430 \u043d\u043e\u0447\u044c\u044e \u0436\u0433\u043b\u0438
\u0415\u0441\u043b\u0438 \u0431 \u043c\u044b \u043f\u043e\u043a\u043e\u043d\u0447\u0438\u043b\u0438 \u0441\u043e \u0441\u0442\u0430\u0440\u044b\u043c
\u0422\u0430\u043a \u0438 \u043d\u043e\u0447\u0438 \u044d\u0442\u0438 \u043e\u0442\u043e\u0448\u043b\u0438

\u0414\u043d\u0438 \u0431\u0435\u0433\u0443\u0442, \u043f\u0435\u0447\u0430\u043b\u0438 \u0443\u043c\u043d\u043e\u0436\u0430\u044f,
\u041c\u043d\u0435 \u0442\u0430\u043a \u0442\u0440\u0443\u0434\u043d\u043e \u043f\u0440\u043e\u0448\u043b\u043e\u0435 \u0437\u0430\u0431\u044b\u0442\u044c.
\u041a\u0430\u043a-\u043d\u0438\u0431\u0443\u0434\u04
4c \u043e\u0434\u043d\u0430\u0436\u0434\u044b, \u0434\u043e\u0440\u043e\u0433\u0430\u044f,
\u0412\u044b \u043c\u0435\u043d\u044f \u0441\u0432\u0435\u0437\u0435\u0442\u0435 \u0445\u043e\u0440\u043e\u043d\u0438\u0442\u044c.

\u0412 \u0434\u0430\u043b\u044c \u0440\u043e\u0434\u043d\u0443\u044e \u043d\u043e\u0432\u044b\u043c\u0438 \u043f\u0443\u0442\u044f\u043c\u0438
\u041d\u0430\u043c \u043e\u0442\u043d\u044b\u043d\u0435 \u0435\u0445\u0430\u0442\u044c \u0441\u0443\u0436\u0434\u0435\u043d\u043e
\u0415\u0445\u0430\u043b\u0438 \u043d\u0430 \u0442\u0440\u043e\u0439\u043a\u0435 \u0441 \u0431\u0443\u0431\u0435\u043d\u0446\u0430\u043c\u0438
\u0414\u0430 \u0442\u0435\u043f\u0435\u0440\u044c \u043f\u0440\u043e\u0435\u0445\u0430\u043b\u0438 \u0434\u0430\u0432\u043d\u043e

Ti\u1ebfng Anh theo \u1edf
\u0111\u00e2y:

Endless Road


(We) Used to ride in a three-horse carriage with bells (tinkling)
And lights were blinking in the distance
I wish I could go with you (again), falcons
To clear my soul off all my grief

Refrain:
(Going down) that long road on a moonlight night with that
song that is flying away, ringing
And with that old seven-string one (guitar)
That troubled me so much at nights

Living such life without joy and torture,
I recollect the years that passed by
And your silver hands
in that three-horse carriage which went away for good...

Refrain: (same as above)

Days are passing by, multiplying my sorrows,
It's so hard for me to forget the past
And one day the day will come, my dear,
When you are going to bury me...

Out into our native land, and by new paths,
We have been fated to go now!
...You rode on a troika with sleigh bells,
[But] you've long since passed by!
(kh\u1ed5 cu\u1ed1i theo \u1edf
\u0111\u00e2y)


Th\u1eed d\u1ecbch ra ti\u1ebfng Vi\u1ec7t theo b\u1ea3n ti\u1ebfng Anh
n\u00e0y v\u00e0 b\u1ea3n \u1edf \u0111\u00e2y.


Con \u0111\u01b0\u1eddng v\u00f4 t\u1eadn

Anh c\u01b0\u1ee1i xe tam m\u00e3 v\u1edbi nh\u1eefng qu\u1ea3 chu\u00f4ng
Nh\u1eefng tia s\u00e1ng l\u1ea5p l\u00e1nh tr\u00ean \u0111\u01b0\u1eddng
N\u1ebfu nh\u01b0 gi\u1edd \u0111\u00e2y em c\u00f3 th\u1ec3 \u0111i theo anh
Em s\u1ebd gi\u00e3 bi\u1ec7t n\u1ed7i \u0111au \u0111\u1edbn trong h\u1ed3n

Tr\u00ean con \u0111\u01b0\u1eddng v\u00f4 t\u1eadn, d\u01b0\u1edbi \u00e1nh tr\u0103ng ng\u00e0
V\u1edbi b\u00e0i h\u00e1t n\u00e0y bay xa, vang v\u1ecdng
C\u00f9ng c\u00e2y \u0111\u00e0n th\u1ea5t huy\u1ec1n c\u1ed5 x\u01b0a
V\u1eabn khi\u1ebfn em \u0111au \u0111\u1edbn h\u00e0ng \u0111\u00eam

Nh\u01b0ng b\u00e0i h\u00e1t c\u1ee7a ch\u00fang ta v\u00f4 ngh\u0129a
Ch\u00fang ta \u0111\u1ed1t ch\u00e1y nh\u1eefng \u0111\u00eam trong v\u00f4 v\u1ecdng
N\u1ebfu ch\u00fang ta v\u0129nh bi\u1ec7t nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a c\u0169
Nh\u1eefng \u0111\u00eam n\u00e0y h\u1eb3n c\u0169ng s\u1ebd l\u00eca xa!

S\u1ed1ng kh\u00f4ng h\u1ea1nh ph\u00fac c\u0169ng ch\u1eb3ng qu\u00e1 kh\u1ed5 \u0111au
Em nh\u1edb m\u00e3i nh\u1eefng ng\u00e0y \u0111\u00e3 m\u1ea5t
V\u1edbi b\u00e0n tay anh l\u1ea5p l\u00e1nh
Tr\u00ean chi\u1ebfc xe tam m\u00e3, bay \u0111\u1ebfn v\u00f4 t\u1eadn

Th\u00e1ng n\u0103m tr\u00f4i qua, ch\u1ed3ng th\u00eam nh\u1eefng n\u1ed7i bu\u1ed3n
Sao em c\u00f3 th\u1ec3 qu\u00ean nh\u1eefng ng\u00e0y qu\u00e1 kh\u1ee9
C\u00f3 l\u1ebd, anh y\u00eau, t\u1edbi m\u1ed9t ng\u00e0y n\u00e0o \u0111\u00f3
Khi anh s\u1ebd ch\u00f4n em...

Tr\u00ean m\u1ea3nh \u0111\u1ea5t qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng, tr\u00ean nh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng
\u0110\u1ecbnh m\u1ec7nh khi\u1ebfn ch\u00fang ta c\u1ea5t b\u01b0\u1edbc
Anh c\u01b0\u1ee1i xe tam m\u00e3 v\u1edbi nh\u1eefng qu\u1ea3 chu\u00f4ng
Nh\u01b0ng \u0111\u00e3 l\u00e2u r\u1ed3i t\u1eeb l\u00fac anh \u0111i qua em.


B\u1ea3n ti\u1ebfng Anh, l\u1eddi do Gene Raskin \u0111\u1eb7t, th\u01b0\u1eddng \u0111\u01b0\u1ee3c bi\u1ebft \u0111\u1ebfn qua gi\u1ecdng h\u00e1t c\u1ee7a Mary Hopkin.

Those were the days

Words by Gene Raskin

Once upon a time there was a tavern,
Where we used to raise a glass or two.
Remember how we laughed away the hours,
think of all the great things we would do.

Those were the days my friend,
We thought they'd never end,
We'd sing and dance for-ever and a day,
We'd live the life we choose,
We'd fight and never lose,

For we were young and sure to have our way.
Lalala lah lala, lalala lah lala
Those were the days, oh yes, those were the days.

Then the busy years went rushing by us.
We lost our starry notions on the way.
If by chance I'd see you in the tavern,
We'd smile at one another and we'd say:

Those were the days my friend,
We thought they'd never end,
We'd sing and dance for-ever and a day,
We'd live the life we choose,
We'd fight and never lose,

Just tonight I stood before the tavern,
Nothing seemed the way it used to be.
In the glass I saw a strange reflection,
Was that lonely woman really me.

Through the door there came familiar laughter.
I saw your face and heard you call my name.
Oh, my friend, we're older but no wiser,
For in our hearts the dreams are still the same.


D\u1ecbch ra ti\u1ebfng Vi\u1ec7t

\u0110\u00f3 l\u00e0 nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a


C\u00f3 m\u1ed9t th\u1eddi, c\u00f3 m\u1ed9t qu\u00e1n r\u01b0\u1ee3u
N\u01a1i ch\u00fang ta v\u1eabn n\u00e2ng c\u1ed1c b\u00ean nhau
C\u00f3 nh\u1edb ch\u0103ng nh\u1eefng tr\u1eadn c\u01b0\u1eddi b\u1ea5t t\u1eadn
C\u00f3 nh\u1edb ch\u0103ng nh\u1eefng m\u01a1 \u01b0\u1edbc l\u1edbn lao.

\u0110\u00f3 l\u00e0 nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a c\u0169, b\u1ea1n t\u00f4i \u01a1i.
Ch\u00fang ta t\u1eebng ngh\u0129 kh\u00f4ng bao gi\u1edd k\u1ebft th\u00fac
Ch\u00fang ta h\u00e1t v\u00e0 nh\u1ea3y- m\u1ed7i ng\u00e0y v\u00e0 m\u00e3i m\u00e3i
Ch\u00fang ta s\u1ed1ng cu\u1ed9c \u0111\u1eddi m\u00ecnh ch\u1ecdn
Ch\u00fang ta chi\u1ebfn \u0111\u1ea5u v\u00e0 kh\u00f4ng bao gi\u1edd th\u1ea5t b\u1ea1i,
B\u1edfi ch\u00fang ta tr\u1ebb trung v\u00e0 s\u1ebd lu\u00f4n c\u00f3 \u0111\u01b0\u1eddng \u0111i
\u0110\u00f3 l\u00e0 nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a, nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a

R\u1ed3i th\u00e1ng n\u0103m b\u1eadn r\u1ed9n l\u01b0\u1edbt qua ta
Ch\u00fang ta \u0111\u00e1nh m
\u1ea5t nh\u1eefng ni\u1ec1m mong \u01b0\u1edbc.
N\u1ebfu t\u00ecnh c\u1edd, g\u1eb7p l\u1ea1i anh trong qu\u00e1n,
Ch\u00fang ta s\u1ebd m\u1ec9m c\u01b0\u1eddi v\u00e0 ch\u00fang ta s\u1ebd n\u00f3i:

C\u00f3 m\u1ed9t th\u1eddi, c\u00f3 m\u1ed9t qu\u00e1n r\u01b0\u1ee3u
N\u01a1i ch\u00fang ta v\u1eabn n\u00e2ng c\u1ed1c b\u00ean nhau
C\u00f3 nh\u1edb ch\u0103ng nh\u1eefng tr\u1eadn c\u01b0\u1eddi b\u1ea5t t\u1eadn
C\u00f3 nh\u1edb ch\u0103ng nh\u1eefng m\u01a1 \u01b0\u1edbc l\u1edbn lao.

\u0110\u00eam nay em \u0111\u1ee9ng tr\u01b0\u1edbc qu\u00e1n r\u01b0\u1ee3u quen
Ch\u1eb3ng c\u00f2n g\u00ec nh\u01b0 nh\u1eefng ng\u00e0y x\u01b0a c\u0169
Trong c\u1eeda k\u00ednh, em th\u1ea5y c\u1ea3nh l\u1ea1 l\u00f9ng
Ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e0n b\u00e0 c\u00f4 \u0111\u01a1n \u0111\u1ea5y th\u1ef1c ph\u1ea3i em?

B\u00ean trong c\u1eeda c\u00f3 ti\u1ebfng c\u01b0\u1eddi th\u00e2n quen
Em nh\u00ecn th\u1ea5y anh, nghe anh g\u1ecdi t\u00ean em.
Ch\u00fang ta \u0111\u00e3 gi\u00e0 \u0111i, nh\u01b0ng ch\u1eb3ng kh\u00f4n h\u01a1n
B\u1edfi trong tim m\u00ecnh, nh\u1eefng gi\u1ea5c m\u01a1 c\u00f2n m\u00e3i


L\u1eddi ti\u1ebfng Ph\u00e1p

Le Temps Des Fleurs.

1. Dans une taverne du vieux Londres
O\u00f9 se retrouvaient des \u00e9trangers
Nos voix cribl\u00e9es de joie montaient de l'ombre
Et nous \u00e9coutions nos c\u0153urs chanter

C'\u00e9tait le temps des fleurs
On ignorait la peur
Les lendemains avaient un go\u00fbt de miel
Ton bras prenait mon bras
Ta voix suivait ma voix
On \u00e9tait jeunes et l'on croyait au ciel
La, la, la...
{On \u00e9tait jeunes et l'on croyait au ciel}

2 . Et puis sont venus les jours de brume
Avec des bruits \u00e9tranges et des pleurs
Combien j'ai pass\u00e9 de nuits sans lune
A chercher la taverne dans mon c\u0153ur

Tout comme au temps des fleurs
O\u00f9 l'on vivait sans peur
O\u00f9 chaque jour avait un go\u00fbt de miel
Ton bras prenait mon bras
Ta voix suivait ma voix
On \u00e9tait jeunes et l'on croyait au ciel
La, la, la ......

{On \u00e9tait jeunes et l'on croyait au ciel}

3. Je m'imaginais chassant la brume
Je croyais pouvoir remonter le temps
Et je m'inventais des clairs de lune
O\u00f9 tous deux nous chantions comme avant

4. Et ce soir je suis devant la porte
De la taverne o\u00f9 tu ne viendras plus
Et la chanson que la nuit m'apporte
Mon c\u0153ur d\u00e9j\u00e0 ne la reconna\u00eet plus


L\u1eddi Vi\u1ec7t, kh\u00f4ng r\u00f5 t\u00e1c gi\u1ea3

T\u00ecnh ca du m\u1ee5c

Th\u1ea3o nguy\u00ean b\u00e1t ng\u00e1t m\u00eanh m\u00f4ng t\u1eadn ch\u00e2n tr\u1eddi
C\u1ecf c\u00e2y hoa l\u00e1 h\u01b0\u01a1ng th\u01a1m t\u1ecfa ng\u00e1t \u0111\u1ed3ng
T\u00ecm em n\u0103m th\u00e1ng th\u1ea5y \u0111\u00e2u h\u00ecnh b\u00f3ng ng\u01b0\u1eddi
Em th\u00e2n y\u00eau \u01a1i, bi\u1ebft em gi\u1edd n\u00e0y n\u01a1i \u0111\u00e2u

Nh\u1eafn gi\u00fap cho ta chim \u01a1i
Nh\u1eafn gi\u00fap cho ta m\u00e2y \u01a1i
Th\u1ea3o nguy\u00ean b\u00e1t ng\u00e1t \u0111em gi\u1ea5u em ta n\u01a1i nao
L\u1ea7n theo d\u1ea5u v\u1ebft em \u0111i
T\u00ecm \u0111\u00e2u cho th\u1ea5y em y\u00eau
T\u00ecnh y\u00eau b\u1ed1c ch\u00e1y, trong tim ph\u00fat gi\u00e2y n\u00e0o ngu\u00f4i

Th\u00e1ng th\u00e1ng n\u0103m n\u0103m tr\u00f4i qua
B\u00e3o tuy\u1ebft m\u01b0a r\u01a1i s\u01b0\u01a1ng sa
T\u00ecnh anh v\u1eabn xanh nh\u01b0 l\u00e1 c\u00e2y trong m\u00f9a xu\u00e2n

La la la la...

(L\u1eddi 2)

D\u00f9 cho n\u0103m th\u00e1ng ph\u00f4i phai h\u00ecnh b\u00f3ng n\u00e0ng
D\u00f9 th\u1eddi gian c\u00f3 x\u00f3a tan bao \u01b0\u1edbc v\u1ecdng
H\u00e0ng mi \u0111en l\u00e1y nh\u01b0 nhung v\u00ec n\u1eafng chi\u1ec1u
Tr\u00ean vai em t\u00f4i, v\u1eabn bu\u00f4ng d\u00e0i \u0111\u00f4i b\u00edm t\u00f3c ...

Nh\u1eafn gi\u00fap cho ta chim \u01a1i
Nh\u1eafn gi\u00fap cho ta m\u00e2y \u01a1i
Th\u1ea3o nguy\u00ean b\u00e1t ng\u00e1t \u0111em gi\u1ea5u em ta n\u01a1i nao
L\u1ea7n theo d\u1ea5u v\u1ebft em \u0111i
T\u00ecm \u0111\u00e2u cho th\u1ea5y em y\u00eau
T\u00ecnh y\u00eau b\u1ed1c ch\u00e1y, trong tim ph\u00fat gi\u00e2y n\u00e0o ngu\u00f4i
<");To view this multimedia content, please enable Javascript./embed>

Friday, August 22, 2008

Entry for August 22, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

Ph\u00f3ng s\u1ef1 c\u1ee7a \u0111\u00e0i TH Gia Lai

\"Linh h\u1ed3n Vi\u1ec7t c\u1ed9ng\" hay \"Linh h\u1ed3n Vi\u1ec7t gian\"?

M\u1ed9t b\u00e0i hay tr\u00ean blog c\u1ee7a b\u00e1c
H\u1ed5 Ph\u1ee5 T\u1eed. Ch\u00ednh ra so v\u1ee5 n\u00e0y v\u1edbi v\u1ee5 h\u00e1t nh\u00e9p \u1edf Olympic th\u00ec h\u00e1t nh\u00e9p c\u0169ng ch\u1eb3ng c\u00f3 \u00fd ngh\u0129a g\u00ec.

Tr\u00edch v\u00e0i chi ti\u1ebft:
\" Trong phim n\u00f3i r\u1eb1ng v\u00e0o t\u00ecm m\u1ed9 theo l\u1eddi ch\u1ec9 c\u1ee7a nh\u00e0 ngo\u1ea1i c\u1ea3m Phan B\u00edch H\u1eb1ng, v\u00e0 \u0111o\u00e0n c\u00f3 l\u00e0m \u0111\u01a1n g\u1eedi v\u00e0o \u0111\u1ec3 xin b\u1ed1c ng\u00f4i m\u1ed9 s\u1ed1 5 l\u00f4 s\u1ed1 2 h\u00e0ng s\u1ed1 1 trong ngh\u0129a trang LS Ayun Pa, nh\u01b0ng th\u1ef1c t\u1ebf th\u00ec to\u00e0n b\u1ed9 c\u1ea3nh quay c\u1ee7a phim n\u01a1i n\u00e0o g\u1ea7n nh\u1ea5t th\u00ec c\u00e1ch Ayun Pa h\u01a1n ba m\u01b0\u01a1i c\u00e2y s\u1ed1, c\u00f2n n\u01a1i xa th\u00ec g\u1ea7n hai tr\u0103m c\u00e2y. N\u1ebfu kh\u00f4ng ph\u1ea3i ng\u01b0\u1eddi Gia Lai th\u00ec c\u00e1ch d\u1ec5 nh\u1eadn ra nh\u1ea5t l\u00e0 Ayun Pa l\u00e0 \u0111\u1ea5t tr\u1eafng grannit, c\u00f2n trong phim l\u00e0 \u0111\u1ea5t \u0111\u1ecf bazan. Tr\u01b0\u1edfng ph\u00f2ng L\u0110TB&XH Ayun Pa cho bi\u1ebft: C\u00f3 m\u1ea5y ng\u01b0\u1eddi em LS \u0110\u1ea3m c\u00f3 \u0111\u1ebfn xin b\u1ed1c ng\u00f4i m\u1ed9 n\u00e0y. Ch\u1ecb h\u1ecfi sao bi\u1ebft \u0111\u00e2y l\u00e0 m\u1ed9 LS \u0110\u1ea3m, h\u1ecd n\u00f3i ch\u1ecb Phan B\u00edch H\u1eb1ng ch\u1ec9. Nh\u01b0ng khi ra ngh\u0129a trang th\u00ec \u0111\u00e2y l\u00e0 ng\u00f4i m\u1ed9 v\u00f4 danh, ch\u1ecb c\u00f3 n\u00f3i v\u1edbi h\u1ecd l\u00e0 m\u1ed9 v\u00f4 danh th\u00ec th\u1ee7 t\u1ee5c r\u1ea5t phi\u1ec1n h\u00e0, v\u00e0 h\u1ecd \u0111i lu\u00f4n kh\u00f4ng quay tr\u1edf l\u1ea1i, \u0111\u1ebfn b\u00e2y gi\u1edd ng\u00f4i m\u1ed9 \u1ea5y v\u1eabn c\u00f2n nguy\u00ean...

T\u00f2a so\u1ea1n c\u1eed ngay ng\u01b0\u1eddi \u1edf V\u0103n ph\u00f2ng H\u00e0 N\u1ed9i \u0111i g\u1eb7p nh\u00e0 v\u0103n Minh Chuy\u00ean \u0111\u1ec3 ch\u1ea5t v\u1ea5n. Nh\u00e0 v\u0103n Minh Chuy\u00ean cho r\u1eb1ng do \u0111\u1ecba ph\u01b0\u01a1ng kh\u00f4ng cho th\u00e2n nh\u00e2n b\u1ed1c h\u00e0i c\u1ed1t li\u1ec7t s\u0129 \u0110\u1ea3m n\u00ean th\u00e2n nh\u00e2n v\u00e0 c\u1ea3 \u0111o\u00e0n l\u00e0m phim \u0111\u00e3 t\u1ed5 ch\u1ee9c \u0111\u00e0o m\u1ed9 tr\u1ed9m (?). Do ho\u00e0n c\u1ea3nh n\u00ean trong phim c\u00f3 nhi\u1ec1u c\u1ea3nh quay kh\u00f4ng \u0111\u00fang \u0111\u1ecba danh??? (Xin \u0111\u1ed1i chi\u1ebfu v\u1edbi chi ti\u1ebft c\u1ee7a Tr\u01b0\u1edfng ph\u00f2ng L\u0110TBXH huy\u1ec7n Ayun Pa \u1edf b\u00e0i tr\u00ean). Cu\u1ed1i c\u00f9ng, BBT kh\u00f4ng \u0111\u0103ng b\u00e0i b\u00e1o \u0111\u00f3.\"

Nh\u01b0 v\u1eady, theo ph\u00f3ng s\u1ef1 c\u1ee7a \u0110\u00e0i TH Gia Lai th\u00ec th\u1ef1c t\u1ebf l\u00e0 ch\u01b0a c\u00f3 vi\u1ec7c t\u00ecm ra m\u1ed9 c\u1ee7a ng\u01b0\u1eddi li\u1ec7t s\u0129 trong b\u1ed9 phim (ng\u00f4i m\u1ed9 nghi v\u1ea5n l\u00e0 c\u1ee7a li\u1ec7t s\u0129 \u0110\u1ea3m v\u1eabn c\u00f2n nguy\u00ean trong ngh\u0129a trang li\u1ec7t s\u0129 huy\u1ec7n Ayun) v\u00e0 t\u1ea5t c\u1ea3 nh\u1eefng g\u00ec ng\u01b0\u1eddi xem nh\u00ecn th\u1ea5y ch\u1ec9 l\u00e0 c\u00e1ch \"di\u1ec5n\" c\u1ee7a nh\u00e0 l\u00e0m phim. Vi\u1ec7c \u00f4ng Minh Chuy\u00ean n\u00f3i l\u00e0 th\u00e2n nh\u00e2n li\u1ec7t s\u0129 v\u00e0 \u0111o\u00e0n l\u00e0m phim \u0111\u00e3 t\u1ed5 ch\u1ee9c \u0111\u00e0o m\u1ed9 tr\u1ed9m t\u1ea1i m\u1ed9t ngh\u0129a trang li\u1ec7t s\u0129 kh\u00e1 v\u00f4 l\u00fd, v\u00e0 cho d\u00f9 c\u00f3 \u0111\u00fang th\u1ef1c nh\u01b0 v\u1eady th\u00ec c\u0169ng ph\u1ea3i \u0111\u01b0\u1ee3c minh \u0111\u1ecbnh r\u00f5 r\u00e0ng.

Th\u1ef1c ra, theo c\u00e1c
t\u01b0 li\u1ec7u t\u00f4i c\u00f3 th\u00ec ch\u00ednh c\u00e2u chuy\u1ec7n nh\u01b0 c\u1ed5 t\u00edch v\u1ec1 s\u1ef1 tr\u1edf v\u1ec1 c\u1ee7a cu\u1ed1n Nh\u1eadt k\u00fd \u0110\u1eb7ng Th\u00f9y Tr\u00e2m th\u00ec Frederic Whitehurst kh\u00f4ng ph\u1ea3i l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi \"c\u00f9ng \u0111\u1ed3ng s\u1ef1 b\u1eafn ch\u1ebft b\u00e1c s\u0129 \u0110\u1eb7ng Th\u00f9y Tr\u00e2m\", m\u00e0 l\u00e0 m\u1ed9t vi\u00ean s\u0129 quan qu\u00e2n b\u00e1o c\u1ee7a qu\u00e2n \u0111\u1ed9i M\u1ef9 nghi\u00ean c\u1ee9u v\u00e0 ph\u00e2n t\u00edch c\u00e1c tin t\u1ee9c t\u00ecnh b\u00e1o t\u1eeb c\u00e1c t\u00e0i li\u1ec7u do \u0111\u01a1n v\u1ecb t\u00e1c chi\u1ebfn thu \u0111\u01b0\u1ee3c sau khi ch\u1ecb Tr\u00e2m hy sinh.\"

\u1ede \u0111\u00e2y, \u00f4ng Minh Chuy\u00ean \u0111\u00e3 b\u1ecba \u0111\u1eb7t tr\u1eafng tr\u1ee3n tr\u00ean th\u1ec3 lo\u1ea1i phim t\u00e0i li\u1ec7u. Ng\u01b0\u1eddi l\u00e0m phim t\u00e0i li\u1ec7u c\u00f3 th\u1ec3 ch\u1ecdn l\u1ecdc chi ti\u1ebft, di\u1ec5n gi\u1ea3i s\u1ef1 ki\u1ec7n theo quan \u0111i\u1ec3m c\u1ee7a m\u00ecnh \u1edf m\u1ed9t m\u1ee9c \u0111\u1ed9 nh\u1ea5t \u0111\u1ecbnh ch\u1ee9 kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u00e9p b\u1ecba \u0111\u1eb7t, tr\u00e1o \u0111\u1ed5i c\u00e1c s\u1ef1 ki\u1ec7n c\u00f3 th\u1eadt nh\u01b0 v\u1eady. Ngay c\u1ea3 \u0111\u1ea1o di\u1ec5n phim t\u00e0i li\u1ec7u l\u1eebng danh Michael Moore c\u0169ng c\u00f2n b\u1ecb nhi\u1ec1u ng\u01b0\u1eddi ph\u00ea ph\u00e1n v\u00ec \u00f4ng hay l\u1ef1a ch\u1ecdn c\u00e1c chi ti\u1ebft ph\u1ee5c v\u1ee5 \u00fd \u0111\u1ed3 s\u1eb5n c\u00f3 c\u1ee7a m\u00ecnh. C\u00f2n \u0111\u1ea1o di\u1ec7n Minh Chuy\u00ean th\u00ec m\u1ea1nh b\u1ea1o h\u01a1n nhi\u1ec1u v\u1edbi c\u00e1c c\u1ea3nh quay c\u1eaft x\u00e9n, tr\u00e1o l\u1ed9n, c\u00e1c th\u00f4ng tin sai s\u1ef1 th\u1eadt... \u0110\u00e1ng ti\u1ebfc trong v\u1ee5 n\u00e0y c\u00f3 l\u1ebd c\u00f2n c\u00f3 s\u1ef1 tham gia \u0111\u1ed3ng t\u00ecnh c\u1ee7a ng\u01b0\u1eddi nh\u00e0 li\u1ec7t s\u0129 \u0110\u00e0m, b\u1edfi n\u1ebfu kh\u00f4ng th\u00ec s\u1ebd kh\u00f4ng th\u1ec3 c\u00f3 \u0111\u01b0\u1ee3c b\u1ed9 phim n\u00e0y (n\u1ebfu c\u00e1c th\u00f4ng tin trong ph\u00f3ng s\u1ef1 c\u1ee7a \u0110\u00e0i TH Gia Lai l\u00e0 ch\u00ednh x\u00e1c). C\u00f3 th\u1ec3 c\u00f2n c\u00f3 s\u1ef1 tham gia \"di\u1ec5n\" c\u1ee7a \u00f4ng c\u1ef1u chi\u1ebfn binh M\u1ef9.

Nh\u01b0ng h\u00ecnh nh\u01b0 v\u1eabn ch\u01b0a th\u1ea5y b\u00e1o n\u00e0o nh\u1eafc t\u1edbi v\u1ee5 vi\u1ec7c n\u00e0y \u0111\u1ec3 \u0111i\u1ec1u tra l\u00e0m r\u00f5, ngo\u00e0i m\u1ed9t \u0111\u00e0i truy\u1ec1n h\u00ecnh t\u1ec9nh l\u1ebb c\u00f3 l\u1ebd b\u1ee9c x\u00fac tr\u01b0\u1edbc vi\u1ec7c \u00f4ng Minh Chuy\u00ean gi\u1ea3 t\u1ea1o th\u00f4ng tin trong v\u1ee5 \"\u0111\u00e0o tr\u1ed9m\" (?) m\u1ed9 li\u1ec7t s\u0129 \u1edf t\u1ec9nh n\u00e0y?

M\u1ed9t v\u00e0i b\u00e0i b\u00e1o v\u1ec1 b\u1ed9 phim n\u00e0y:
B\u00e1o Tu\u1ed5i Tr\u1ebb- Linh h\u1ed3n Vi\u1ec7t c\u1ed9ng
S\u00e0i G\u00f2n Gi\u1ea3i Ph\u00f3ng- Phim t\u00e0i li\u1ec7u Linh h\u1ed3n Vi\u1ec7t c\u1ed9ng \u0111\u1eabm n\u01b0\u1edbc m\u1eaft nh\u00e2n v\u0103n
VTV- \u201cLinh h\u1ed3n Vi\u1ec7t c\u1ed9ng\u201d: Nh\u1eefng c\u00e2u chuy\u1ec7n kh\u00f4ng l\u00ean s\u00f3ng


+ Update: B\u00e1o Tu\u1ed5i Tr\u1ebb h\u00f4m nay \u0111\u00e3 c\u00f3 b\u00e0i v\u1ec1 v\u1ee5 n\u00e0y.

\u00d4ng Minh Chuy\u00ean th\u1eeba nh\u1eadn \u0111\u00e0o m\u1ed9 v\u00e0 sau \u0111\u00f3 d\u1ef1ng l\u1ea1i c\u1ea3nh trong phim. Th\u1ef1c ra c\u00f3 th\u1ec3 hi\u1ec3u \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ec7c gia \u0111\u00ecnh \u0111\u00e0o \"tr\u1ed9m\" m\u1ed9 \u0111\u1ec3 \u0111\u01b0a v\u1ec1. Nh\u01b0ng t\u00e1i t\u1ea1o b\u1eb1ng nh\u1eefng th\u01b0\u1edbc phim gi\u1ea3, nh\u1eefng t\u00ecnh hu\u1ed1ng gi\u1ea3 \u0111\u1ec3 l\u1ea5y \u0111i bao nhi\u00eau n\u01b0\u1edbc m\u1eaft kh\u00e1n gi\u1ea3 (v\u00e0 vinh quang cho b\u1ea3n th\u00e2n) nh\u01b0 \u00f4ng Chuy\u00ean l\u00e0m l\u00e0 kh\u00f4ng th\u1ec3 ch\u1ea5p nh\u1eadn.

M\u1ed9t n\u1eeda s\u1ef1 th\u1eadt... \u1edf \u0111\u00e2u?

\" \u0110\u1ea1o di\u1ec5n Minh Chuy\u00ean: B\u00ed m\u1eadt \u0111au l\u00f2ng

T\u00f4i r\u1ea5t \u0111au l\u00f2ng v\u00ec \u0111\u1ec3 x\u1ea3y ra chuy\u1ec7n nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0y. 30 n\u0103m nay t\u00f4i l\u00e0m vi\u1ec7c v\u00ec h\u01b0\u01a1ng h\u1ed3n c\u00e1c li\u1ec7t s\u0129. T\u00f4i kh\u00f4ng th\u1ec3 l\u00e0m m\u1ed9t vi\u1ec7c \"bi\u1ebfn kh\u00f4ng th\u00e0nh c\u00f3\u201d m\u00e0 qua m\u1eaft \u0111\u01b0\u1ee3c gia \u0111\u00ecnh li\u1ec7t s\u0129 v\u00e0 h\u01b0\u01a1ng h\u1ed3n li\u1ec7t s\u0129. Gia \u0111\u00ecnh \u0111\u00e3 \u0111i c\u00f9ng ch\u00fang t\u00f4i su\u1ed1t cu\u1ed9c h\u00e0nh tr\u00ecnh v\u00e0 ch\u1eafc ch\u1eafn h\u1ecd kh\u00f4ng bao gi\u1edd ch\u1ea5p nh\u1eadn vi\u1ec7c l\u00e0m gian d\u1ed1i.

Trong qu\u00e1 tr\u00ecnh t\u00ecm ki\u1ebfm ng\u00f4i m\u1ed9 c\u0169ng nh\u01b0 qu\u00e1 tr\u00ecnh l\u00e0m phim, c\u00f3 nh\u1eefng vi\u1ec7c r\u1ea5t \u0111au l\u00f2ng, r\u1ea5t t\u1ebf nh\u1ecb, m\u00e0 n\u1ebfu c\u00f4ng khai h\u1ebft ra th\u00ec kh\u00f4ng c\u00f3 l\u1ee3i cho ai c\u1ea3, ch\u1ec9 l\u00e0m nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi c\u00f3 li\u00ean quan th\u00eam \u0111au \u0111\u1edbn. T\u00f4i c\u0169ng \u0111\u00e3 c\u1ed1 g\u1eafng gi\u1eef b\u00ed m\u1eadt kh\u00f4ng hay n\u00e0y, nh\u01b0ng \u0111\u1ec3 tr\u00e1nh s\u1ef1 hi\u1ec3u l\u1ea7m kh\u00f4ng c\u1ea7n thi\u1ebft, t\u00f4i xin \u0111\u01b0\u1ee3c n\u00f3i th\u1eb3ng: ng\u00f4i m\u1ed9 trong ngh\u0129a trang Ayun Pa \u1ea5y ch\u00ednh l\u00e0 m\u1ed9 li\u1ec7t s\u0129 \u0110\u1ea3m, ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u00e3 ph\u1ea3i b\u00ed m\u1eadt thu\u00ea ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e0o l\u00ean, b\u00ed m\u1eadt mang h\u00e0i c\u1ed1t v\u1ec1.

C\u00f2n c\u1ea3nh khai qu\u1eadt ng\u00f4i m\u1ed9 trong phim kh\u00f4ng ph\u1ea3i c\u1ea3nh th\u1eadt. Nh\u01b0ng n\u00f3 c\u0169n
g kh\u00f4ng xa ng\u00f4i m\u1ed9 th\u1eadt l\u00e0 m\u1ea5y, ch\u1ec9 1.000m th\u00f4i. L\u00fd do r\u1ea5t \u0111au l\u00f2ng: ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u00e3 v\u00e0o Ph\u00f2ng Th\u01b0\u01a1ng binh - x\u00e3 h\u1ed9i huy\u1ec7n Ayun Pa g\u1eb7p b\u00e0 Ph\u00fa tr\u01b0\u1edfng ph\u00f2ng, \u0111\u01b0\u1ee3c b\u00e0 gi\u1edbi thi\u1ec7u xu\u1ed1ng anh qu\u1ea3n trang t\u00ean Minh. Xu\u1ed1ng \u0111\u1ebfn n\u01a1i m\u1edbi \u0111\u01b0\u1ee3c bi\u1ebft, theo quy \u0111\u1ecbnh, m\u1ed9 li\u1ec7t s\u0129 v\u00f4 danh kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u00e9p khai qu\u1eadt v\u00e0 di chuy\u1ec3n. Ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u00e3 ph\u1ea3i thuy\u1ebft ph\u1ee5c anh Minh t\u1eeb chi\u1ec1u h\u00f4m tr\u01b0\u1edbc \u0111\u1ebfn tr\u01b0a h\u00f4m sau m\u1edbi \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u1ed3ng \u00fd, v\u00ec t\u00ecnh c\u1ea3m, anh Minh cho ph\u00e9p gia \u0111\u00ecnh thu\u00ea ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e0o nh\u01b0ng kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c quay phim ch\u1ee5p \u1ea3nh. C\u1ea3nh d\u00e0n d\u1ef1ng l\u1ea1i tr\u00ean phim ch\u00fang t\u00f4i ph\u1ea3i n\u00f3i l\u00e0 ng\u00f4i m\u1ed9 \u0111\u00e0o \u0111\u01b0\u1ee3c c\u00e1ch xa ngh\u0129a trang \u0111\u1ec3 tr\u00e1nh phi\u1ec1n h\u00e0 cho anh Minh.

B\u00e0 Ph\u00fa n\u00f3i trong th\u00e1ng n\u0103m kh\u00f4ng c\u00f3 ng\u00f4i m\u1ed9 n\u00e0o \u0111\u01b0\u1ee3c khai qu\u1eadt, v\u00ec l\u00fac \u0111\u00f3 ch\u00fang t\u00f4i kh\u00f4ng th\u1ec3 \u0111\u1ec3 l\u1ed9 chuy\u1ec7n n\u00e0y, nh\u01b0ng n\u1ebfu b\u00e2y gi\u1edd khai qu\u1eadt ng\u00f4i m\u1ed9 m\u00e0 nh\u00e0 ngo\u1ea1i c\u1ea3m B\u00edch H\u1eb1ng \u0111\u00e3 ch\u1ec9, s\u1ebd th\u1ea5y h\u00e0i c\u1ed1t \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c chuy\u1ec3n \u0111i r\u1ed3i. Gia \u0111\u00ecnh \u0111\u00e3 mang v\u1ec1 qu\u00ea. V\u1ec1 h\u00e0i c\u1ed1t, l\u00fac \u0111\u1ea7u trong phim l\u00e0 chi\u1ebfc ti\u1ec3u s\u00e0nh to, sau \u0111\u00f3 l\u00e0 g\u00f3i nh\u1ecf h\u01a1n, c\u00f3 ph\u1ee7 c\u1edd l\u00e0 do gia \u0111\u00ecnh chuy\u1ec3n h\u00e0i c\u1ed1t li\u1ec7t s\u0129 sang m\u1ed9t h\u1ed9p cact\u00f4ng cho nh\u1eb9 h\u01a1n, n\u00ean h\u1ed9p cact\u00f4ng b\u00e9 h\u01a1n chi\u1ebfc ti\u1ec3u s\u00e0nh.

T\u00f4i th\u1eeba nh\u1eadn trong phim c\u00f3 nh\u1eefng chi ti\u1ebft d\u00e0n d\u1ef1ng, nh\u01b0ng kh\u00f4ng c\u00f3 chi ti\u1ebft n\u00e0o sai b\u1ea3n ch\u1ea5t s\u1ef1 vi\u1ec7c. \u0110i\u1ec1u c\u01a1 b\u1ea3n nh\u1ea5t l\u00e0 c\u00f9ng v\u1edbi gia \u0111\u00ecnh, ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u00e3 \u0111\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c h\u00e0i c\u1ed1t c\u1ee7a li\u1ec7t s\u0129 v\u1ec1 qu\u00ea h\u01b0\u01a1ng.\"

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

+ Th\u00eam m\u1ed9t chi ti\u1ebft n\u1eefa v\u1ec1 b\u1ed9 phim n\u00e0y tr\u00ean b\u00e1o CAND. Kh\u1ed5 th\u00e2n \u00f4ng Frederic Whitehurst, l\u00e0m \u01a1n gi\u00fap gia \u0111\u00ecnh ch\u1ecb Tr\u00e2m c\u00f3 l\u1ea1i \u0111\u01b0\u1ee3c cu\u1ed1n nh\u1eadt k\u00fd th\u1ea5t l\u1ea1c (v\u00e0 c\u0169nggi\u00fap m\u1ed9t s\u1ed1 ng\u01b0\u1eddi ki\u1ebfm \u0111\u01b0\u1ee3c b\u1ed9n ti\u1ec1n trong v\u1ee5 n\u00e0y) gi\u1edd b\u1ecb vu cho l\u00e0 gi\u1ebft ng\u01b0\u1eddi tr\u00ean m\u1ed9t b\u1ed9 phim t\u00e0i li\u1ec7u chi\u1ebfu tr\u00ean VTV. H\u00e0ng ch\u1ee5c tri\u1ec7u ng\u01b0\u1eddi Vi\u1ec7t xem phim c\u1ee7a \u0111\u1ea1o di\u1ec5n Minh Chuy\u00ean li\u1ec7u c\u00f3 ngh\u0129 r\u1eb1ng vi\u1ec7c Fred t\u00ecm l\u1ea1i gia \u0111\u00ecnh \u0110\u1eb7ng Th\u00f9y Tr\u00e2m \u0111\u1ec3 \u0111\u01b0a cu\u1ed1n nh\u1eadt k\u00fd cho h\u1ecd ch\u1ec9 l\u00e0 h\u00e0nh \u0111\u1ed9ng chu\u1ed9c l\u1ed7i c\u1ee7a k\u1ebb s\u00e1t nh\u00e2n, ch\u1ee9 kh\u00f4ng ph\u1ea3i l\u00e0 ngh\u0129a c\u1eed c\u1ee7a m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi l\u00ednh sau chi\u1ebfn tranh?

B\u1ed9 phim \"Linh h\u1ed3n Vi\u1ec7t C\u1ed9ng\" - R\u1ea5t c\u1ea3m \u0111\u1ed9ng, nh\u01b0ng gi\u00e1 m\u00e0...

\"M\u1ed9t \u0111i\u1ec1u n\u1eefa, gi\u00e1 nh\u01b0 trong b\u1ed9 phim kh\u00f4ng c\u00f3 chi ti\u1ebft sai khi n\u00f3i r\u1eb1ng Frederic Whitehurst, ng\u01b0\u1eddi c\u1ef1u binh M\u1ef9 \u0111\u00e3 trao l\u1ea1i nh\u1eadt k\u00fd c\u1ee7a li\u1ec7t s\u0129 \u0110\u1eb7ng Th\u00f9y Tr\u00e2m cho gia \u0111\u00ecnh ch\u1ecb \"\u0111\u00e3 c\u00f9ng \u0111\u1ed3ng s\u1ef1 b\u1eafn ch\u1ebft b\u00e1c s\u0129 \u0110\u1eb7ng Th\u00f9y Tr\u00e2m\" th\u00ec ho\u00e0n h\u1ea3o bi\u1ebft bao!