Monday, August 4, 2008

Entry for August 04, 2008

Oái, điểm chuẩn vào trường Ngoại thương, khối A, ngành Kinh tế đối ngoại là 28 điểm. Thật dã man, hehe, không biết ngành này tuyển bao nhiêu người mà điểm cao thế. Điểm cao khó vào thế này thì đúng là Harvard của Việt Nam rồi, hehe, nhưng chất lượng đào tạo thế nào thì không biết. Nếu so sánh trong khối các trường kinh tế ở Việt Nam, tất nhiên tất cả đều lởm khởm, nhưng mình không chắc là trường Ngoại thương có chất lượng đào tạo tốt nhất trong khối này. Một điều đơn giản là vì trường này xuất phát từ một trường đào tạo nghề ngoại thương, rồi tới khi đất nước mở cửa, nghề này tự nhiên đắt giá (nhớ có hồi các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam thế nào cũng phải có mấy công ty có chữ EX, IM, XIM, TEX gì đó) thành ra tự nhiên trường này trở thành lựa chọn tốt nhất cho những học sinh xuất sắc nhất. Hồi đó, mình nhớ lớp cấp 3 mình các bạn học giỏi nhất hầu hết đều thi vào một trong hai trường: Ngoại thương và Bách khoa. Sau đó mới tới các trường khác: Luật, Kinh tế, Kiến trúc....

Thi Đại học năm nay có vẻ có nhiều người điểm cao thật. Trường Bách khoa có tới 15 người được 30 điểm. Nhớ thời mình thi Đại học (1994), rất hiếm người được điểm tuyệt đối 30/30. Trường Kinh tế có một bạn được 29,5 là cao nhất, và 2 người được 29 điểm hehe (trong đó có mình ăn rùa). Trường Ngoại thương năm đó thì thủ khoa hình như cũng chỉ là 28,5 thì phải. Nhiều trường thời đó, thủ khoa cũng chỉ 27-28 điểm.

Nghe nói, sang năm sẽ bỏ thi Đại học, mà lấy kết quả tốt nghiệp cấp 3 để xét tuyển. Không biết như thế là tốt hay không đây. Một mặt nó sẽ đỡ được các phí tổn và lao xao quá mức khi cả xã hội dồn lực vào cho kỳ thi đại học, giống như thời xưa các sĩ tử lều chõng lên kinh thi (nhưng thực ra lều chõng lên kinh thì chỉ là thi Hội, chứ thi Hương- là kỳ thi đông đảo người thi nhất- vẫn tổ chức ở các địa phương). Nhưng mặt khác, trong tình trạng tiêu cực vẫn còn rất phổ biến ở các trường cấp 3 và trong các kỳ thi tốt nghiệp thì đây cũng là một vấn đề đáng ngại cho việc sử dụng kết quả cấp 3 để đăng ký đại học.

Kể ra mặc dù ông Nguyễn Thiện Nhân cũng bị một số người phê phán rất nhiều (hehe, có thể đọc Viet-studies của bác Trần Hữu Dũng để biết chi tiết) nhưng những việc ông làm phần nào cũng chấn chỉnh các kỳ thi tốt nghiệp cấp 3, làm cho chúng nghiêm túc hơn phần nào.


Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương cao nhất 28 điểm

"Chiều nay, ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội) công bố điểm sàn trúng tuyển và điểm chuẩn các chuyên ngành. Để vào được trường, thí sinh phải đạt tối thiểu 25 điểm (khối A), 22,5 điểm (khối D1) và 23 điểm (khối D2,3,4,6)."

27 comments:

  1. Thi hoi xua diem kho cao vi hinh nhu luc nao cung co may cau danh do lay tu bo de ra. Ve sau de thi co ban hon, khong dung bo de, khong co cau nao rat kho ca, cu luyen di luyen lai mai thi cung duoc diem cao :D

    ReplyDelete
  2. Một series về Ngoại Thương hả anh? :D
    Đề thi hồi xưa các trường tự ra nên khó hơn, còn từ ngày có đề chung thì có vẻ dễ đi nhiều.

    ReplyDelete
  3. :) Bác Linh thật là con người ý nhị!

    ReplyDelete
  4. eo ơi 1 entry dài về như mơ hồ nhắc rằng, 29 điểm!

    ReplyDelete
  5. ơ, để yên cho tớ khoe chứ, ko tớ lại phải edit :P

    ReplyDelete
  6. Em print screen lại rồi, ha ha ha

    ReplyDelete
  7. Theo em anh Linh phải thủ khoa , 30/30 mới xứng . Mà em thấy thi vào thì khó vậy , còn vào rồi có lẽ chả có học hành hay được đào tạo gì mấy . Nhưng có mác Ngoại Thương là người ta tuyển dụng hết hay sao ý .

    ReplyDelete
  8. @hoaianh: Thời em còn bộ đề không?

    ReplyDelete
  9. Ờ bạn Nathalie nói đúng đấy ! Thi vào Ngoại Thương khó khăn khổ sở thế, nhưng vào được rồi, chả ai dạy dỗ cho cái gì cả đâu. Thành ra toàn một bọn thất học thôi :p Ngoài đời người ta cũng dở hơi, mù quáng nên cứ thế chuộng dân Ngoại Thương. Hâm thế, điên thế cơ chứ !

    Thế cho nên nhiều nhiều kẻ « thất học » / học đúp từ Ngoại Thương ra phải chạy sang xứ người để được học lại từ đầu đấy bạn Nathalie ạ. Khổ, học lại từ cái « i tờ » trở đi. Bao nhiêu IM, EX học ở trường là vứt hết, vứt hết ! Vì 4-5 năm giời ở đấy còn chả bằng cái quyển sách vỡ lòng ở mấy cái community college ở xứ Mỹ cơ mà. Đau khổ thế không biết !

    (Hôm nay trót đọc entry nói xấu trường cũ của bạn The Ridiculous và các comment liên quan nên cảm xúc có hơi gia tăng đột biến. Đúng là Đệ nhất lố bịch thật !)

    ReplyDelete
  10. Nam cua em hinh nhu la nam thu 2 khong dung bo de nua thi phai, may qua, chu cai bo de day kho vat va :(

    ReplyDelete
  11. Hình như Linh có mặc cảm gì đó với ĐH ngoại thương hay sao ý nhỉ?????????????

    ReplyDelete
  12. @meo: Hehe, tớ có nhiều mặc cảm lắm, không chỉ với trường Ngoại thương, mà còn với cả hệ thống giáo dục VN, và nhiều thứ khác nữa.

    ReplyDelete
  13. Cái gì thì cũng có mặt mạnh, mặt yếu.Nhưng phủ nhận hoàn toàn công lao của thầy cô như thế( Trang),tớ ko phục...

    ReplyDelete
  14. Vui nhat la khoi D voi mon tieng anh. De toan ra o dau voi o dau y. Thi ma do duoc tieng anh tam 7-8 khong an may cung thanh quai vat. Po chieu, bon 7-8 tieng anh do cho di hoc ietls luon!! hik

    ReplyDelete
  15. Huhuhu, vậy thì em và nhiều bạn lớp em là quái vật hết cả rồi. :((

    ReplyDelete
  16. Đúng roài anh oai. Thời em thi ĐH (năm 2002) thì Ngoại Thương cũng là sự lựa chọn đáng sợ nhất, đứa nào học giỏi nhất mới dám chọn.

    ReplyDelete
  17. uhm, bạn Jazzy có quá lời không nhỉ , làm j đến mức " Toàn một bọn thất học ... " ? NT có đầu vào tốt nên chất lượng SV hơn trường khác , ít ra là tính đến bây giờ . Hà hà, năm em thi ( 2005) , điểm chuẩn vào Kinh tế đối ngoại là 29,5 cơ bác ạ.Vào học, thấy học Ngoại ngữ ( Tiếng ANh, Tiếng Nhật, ...) là tốt, còn các môn chuyên ngành cũng tàm tạm , có môn rất chán ( giống như các trường ĐH khác ). Cơ bản là rèn được kỹ năng .
    P/S : E hiện giờ đang là năm cuối FTU đấy.

    ReplyDelete
  18. 29.5 do năm 2005 đề khối A có vấn đề: ra còn dễ hơn đề tốt nghiệp, nên điểm chuẩn nó bay tốc tứ tung ko kiểm soát được.

    ReplyDelete
  19. Trường đại học Ngoại thương... cả chục năm rồi mà vẫn đổ xô đi vào đó như đi tìm vàng nhể hehe. Năm tôi học ở đó, hơn một nửa học sinh thuộc dạng tuyển thẳng đại học nhờ thi quốc gia có giải đâm đơn vào đó. Danh sách giờ vẫn còn giữ, nhìn gớm thật.

    Các bác bây giờ hay nói chuyện cải tạo đại học Việt Nam sao không bao giờ ngó đến những cái gọi là top như thế nhỉ. Hồi học ở NT, tôi biết thế nào là trình độ giáo viên của trường, từng biết thế nào là bị cấm thi vì một lý do vớ vẩn, bị trừ điểm thi vì không đi học phụ đạo (có đóng tiền hehe). Học ở đó xong năm thứ nhất mà vẫn là con ngoan trò giỏi thì đúng là người không có trí, bảng điểm sau bốn năm điểm cao chót vót thì đúng là người có vấn đề về đầu óc. Một cái trường dạy một cái nghề chỉ cần học khoảng sáu tháng là thành thạo mà khua chiêng gõ mõ suốt ngày nhức cả tai, giáo viên thì nếu không dọa dẫm sinh viên sợ vãi nhiều thứ thì nhả nhớt ăn tiền ăn nhiều thứ khác, hehe một cái trường như thế bây giờ giương biển Harvard Việt Nam, hài thật hài thật.

    Đến khi làm luận văn tốt nghiệp, tôi tự thấy may mắn vì được người duy nhất của trường đó mà tôi còn kính trọng cho đến khi đó hướng dẫn. Cho đến khi biết đích xác là bác ấy lấy 2 triệu đồng cho một cái điểm 10 thì tôi thấy thoải mái hẳn, đỡ phải vương vấn về tình cảm nữa.

    Sau này, can được ai đâm đơn thi vào NT là tôi can. Một số trường hợp đã thành công hehe.

    ReplyDelete
  20. Em thì không biết gì nhiều về trường ngoại thương nhưng em đã nghe chính sinh viên ngoại thương (đã tốt nghiệp) nói rằng trường ngoại thương khá "tệ nạn" (hay có chuyện mua bán điểm chác). Bây giờ không biết còn vậy không.

    ReplyDelete
  21. Có 2 điều mình thích ở ĐH Ngoại thương là:

    1. Gái ngon. Nói chung gái NT thông minh, hiện đại, hấp dẫn về cả hình thức và tính cách. Mặt bằng chung là ngon nhất trong SV các trường.

    2. Đội cán bộ Đoàn Hội thuộc dạng năng động và thực tế nhất trong các trường ĐH ở VN.

    Hoạt động phong trào nói chung từ lâu luôn là mặt rất kém ở các trường ĐH VN. Hoặc là hời hợt, hoặc là xí xớn. Hoặc là hình thức, hoặc là nhàm chán. Hoặc là chiếu lệ, hoặc là vô bổ...

    Hồi trước mình làm PV mảng Giáo dục ở VNN, đi xem và viết bài về các cuộc thi "Duyên dáng Ngoại thương", "Tiếng hát Ngoại thương", các bạn LEADER ở đấy gửi cho bản kế hoạch cuộc thi: Từ lên kịch bản chương trình (chi tiết và thuyết phục), đi xin tài trợ (mỗi lần được 7-8 công ty tài trợ) mà thấy khâm phục.

    Một trong những điều mình tiếc nhất là ngày xưa ko thi vào Ngoại thương mà lại đâm đầu vào trường Nhân văn khỉ dó nửa mùa kia.

    ReplyDelete
  22. À, nói là « thất học » thì kể ra hơi quá, nhưng có dụng ý chọc bạn Nathalie chút thôi vì bạn ấy bảo « vào NT rồi có lẽ chả có học hành hay được đào tạo gì mấy » ;-). Bạn Nathalie phát biểu nghe chủ quan, hồn nhiên quá thể.

    Thật ra thì mình thấy Ngoại Thương cũng không đến nỗi tệ như nhiều bạn ca thán, dù cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm thương đau ở cái trường nhỏ bé lầy lội như cái ao nhà mỗi mùa mưa ấy (trình độ và nhân cách của một số giáo viên rất có vấn đề, sách vở thư viện lèo tèo, chương trình đào tạo có nhiều cái sơ sài, lởm khởm v.v). Tuy nhiên, có thể do khoá của mình không có mấy tiêu cực như một số bạn nêu ra (ăn tiền, bắt học phụ đạo, cấm thi …) (hoặc cũng có mà mình không biết chăng) cho nên sau nhiều năm ra trường, đến giờ nghĩ lại vẫn thấy mình may mắn vì ít nhiều cũng đã được học hành yên ổn mà chưa bao giờ phải « đi thầy » như cái tệ nạn tràn lan ở rất nhiều trường ĐH khác.

    Còn với một số bạn lớn tiếng chê NT, mình nghĩ thế này. Tiền thân của Ngoại Thương hình như chỉ là một trường nhỏ bé dạy nghề xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương mại. Mình có nghe một số thầy cô kể lại cái thời ban đầu mới khai sinh của nó. Rất hoang sơ, nghèo nàn, tội nghiệp. Chỉ có vài gian nhà cấp 4 hoang tàn trên một mảnh đất lầy lội, lúa và cỏ mọc um tùm. Quặt quẹo, heo hút một thời gian thì gặp thời đổi mới, kinh tế đối ngoại lên ngôi mà nhanh chóng được ưa chuộng. Thế nên nếu đòi hỏi cả một hệ thống trường sở, giáo viên thuộc thế hệ cũ – những người làm đào tạo nhưng chắp vá, thiếu chuyên nghiệp – phải thay đổi, thích ứng nhanh tương xứng với những lớp sinh viên mới giỏi giang, năng động hơn rất nhiều là một điều rất khó. Có lẽ phải 10-15 năm nữa, cho đến khi thế hệ giáo viên cũ này về hưu hết, còn lại toàn lực lượng GV trẻ được đào tạo bài bản, có đầu óc chiến lược thì may ra cuộc « thay máu » cho Ngoại Thương mới thật sự hoàn tất. Từ K30 – 31 cho đến K35 – 36 là những năm còn khá lởm khởm cho nên một số bạn kêu ca cũng là điều dễ hiểu thôi.

    ReplyDelete
  23. Tuy nhiên, tới mức phủ định sạch trơn mọi thứ như một số bạn, kiểu như bạn nào đó từng trượt ở hệ mở rộng K31-32 nhưng giờ thành đạt ở xứ người, nói rằng kiến thức ở NT chẳng bằng một cái chương trình vớ vẩn ở community college ở Mỹ, e rằng hơi quá đáng ! So sánh như thế quả là rất khập khiễng. Hay như một bạn nào đó comment trên blog bạn Trang The Ridiculous rằng « có cung thì mới có cầu » (ý nói các thầy cô có nhận tiền, tiêu cực thì bọn sinh viên NT mới phải « đi thầy »). Bao biện một cách hết sức lố bịch ! Thường người ta hay nói « có cầu mới có cung » chứ không phải « có cung mới có cầu ». Nói đúng hơn, khi cả hai bên cùng tha hóa thì chả có bên nào tốt đẹp hơn bên nào cả nên đừng tìm cách đổ lỗi cho người khác như thế. Nhiều khi chính sinh viên góp phần làm tha hóa giáo viên trước tiên.

    Cá nhân mình thấy dù là thời nào, ở đâu đi nữa, quan trọng vẫn phải là ở bản thân người học. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn mà thôi. Kinh nghiệm bản thân mình - cũng là người đang học ở nước ngoài – cho thấy rằng trường học ở nước ngoài chỉ tốt hơn ở điều kiện học hành (thư viện sách vở đầy đủ) và phương pháp làm việc tự chủ. Giáo viên ở nước ngoài cũng chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn nên đọc gì, làm gì. Còn lại sinh viên phải tự thân vận động hết. Và giáo viên nước ngoài nhiều người cũng lởm khởm lắm, ngay kể cả một số giáo sư « nổi nổi » ở những trường danh tiếng nhất. Tình hình ở các trường danh tiếng nước ngoài có lẽ cũng « same same » như Ngoại Thương – nghĩa là đầu vào tốt nên chất lượng chung tốt, danh tiếng vì thế mà tốt theo. Chứ còn giáo viên cũng không hẳn là yếu tố quyết định nhất.

    Vậy nên nếu có chê thì cũng chê vừa thôi. « Trông lên tuy chẳng bằng ai. Trông xuống vẫn chẳng thấy ai bằng mình ». Nhìn sang trường Kinh tế quốc dân, Thương mại, Bách khoa … mà xem. Tệ nạn, tiêu cực hơn rất nhiều lần.

    Cái được nhất ở Ngoại Thương là một tập thể sinh viên đồng đều, năng động, cạnh tranh rất cao. Mình cho đó là điều quan trọng nhất, và là lý do để Ngoại Thương vẫn đáng để mơ ước. Cách đây ít lâu có dịp trở lại trường, thấy thế hệ sinh viên sau mình quả là hơn các thế hệ trước rất nhiều. Giỏi giang, năng động, nổi bật hơn hẳn.Và giáo viên trẻ cũng có nhiều người mới thay thế những người cũ. Mọi cái chắc sẽ thay đổi nhanh thôi.

    ReplyDelete
  24. heh...ung ho ban Batigol...la gai NT NGON lai con thong minh nua chu..

    Nhung ma cuoi cung van la "that hoc" hichic

    @Minhthi: te nan mua ban diem thi ro roi..nhung ma cung chung minh mot dieu la dan NT nang dong con gi..(((:

    Ma a Linh rat hay post bai lien quan den truong NT yeu dau nhe...Hmm bo khi hom qua don tu loi duoc cai bang dai hoc cu nhan NT khoa Kinh Te Doi Ngoai ..hehe nhin mat minh rat la ngu dan...Tu ngay ra truong den gio ..chi dung den cai bang do dung mot lan ...


    ReplyDelete
  25. Nói chuyện đi thầy cũng buồn cười. 4 năm ĐH ở trường KTQD mình đi thầy 1 lần duy nhất vào năm 1, học kỳ 1. Hồi đó mới chân ướt chân dáo vào trường, nghe các bạn đồn là trường này tiêu cực kinh lắm, không đi thầy thì điểm thấp, nên cũng chắt bụng với 2 thằng bạn rủ nhau đi thầy, mỗi tháng góp 60-70 là thành 200 ngàn. Thầy giáo cũng rất hồn nhiên, hôm phụ đạo trước khi thi còn cho học sinh địa chỉ nhà, bảo nếu cần tham khảo gì cứ đến hỏi, hehe, thế nên mới biết nhà thầy.
    Đến khi biết kết quả thấy môn đó mỗi thằng được 8 điểm, cũng cảm thấy xót tiền, nghĩ là nếu không đi chắc mình cũng phải được 7 điểm rồi, mà mất 70 ngàn chỉ được lên 1 điểm cũng phí, tiền đấy trà đá thoải mái, thậm chí còn đủ để uống bia (bia hơi Chùa Bộc thời đó chỉ 20.000 một người là uống được cũng kha khá, nhắm với lạc và nem chua rồi!). Thế là thôi, từ đó tới hết 4 năm ĐH không đi thêm lần nào nữa, mà cuối cùng điểm cũng không đến nỗi tệ, bằng cũng suýt nữa thì giỏi, hehe.

    Em Jazzy: Giáo viên các trường tốt nước ngoài có thể dạy không hay, nhưng nói chung đều có kiến thức rất vững. Cái khác nhau hẳn là ở trình độ giáo viên, còn việc dạy học buồn ngủ thì ở đâu cũng thế, thậm chí độ buồn ngủ trong giờ dạy tỷ lệ thuận với tiếng tăm của giáo sư.

    ReplyDelete