Wednesday, July 25, 2007

Tôn giáo và đức tin

The image “http://www.halexandria.org/images/why_religion.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.




Trả lời comment của Oshin ở topic này, nghĩ tới vấn đề tôn giáo. Tình cờ hôm qua nói chuyện với ông thầy, ông này cũng hỏi là mày theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo. Mình bảo thì cũng hơi hơi theo Phật giáo nhưng mà một năm chắc đi chùa một lần, cũng có năm nhiều hơn ;). Mình cũng có một niềm tin vừa phải vào một số thứ như nhân quả, duyên, và ở mức độ ít hơn là luân hồi. Nhưng mà bảo mình có phải Phật tử không thì chắc mình. Hỏi mình có tin vào một Đấng sáng tạo toàn năng không, mình cũng không thể nói là mình tin. Thôi hay tự nhận là non-practicing Buddhish? Nhưng đạo Phật hình như cũng không mâu thuẫn với vô thần (atheism), thậm chí có lẽ có thể hiểu đạo Phật gần với một tôn giáo vô thần hơn cả.


Những người có một niềm tin tôn giáo dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo có lẽ đều tìm được sự thư thái và một thái độ sống có chuẩn mực như tôn giáo họ yêu cầu. Có lẽ họ sẽ tìm thấy sự bình an hơn dù tôn giáo họ theo là gì đi nữa (tất nhiên không kể tới các trường hợp cuồng tín). Như thế việc theo một tôn giáo nào đó liệu có tốt hơn không theo tôn giáo không?

Mấy nhận định này dưới đây có thể sẽ gây khó chịu cho các bạn theo đạo, cho tớ xin lỗi trước.


Kể ra trong các tôn giáo lớn thì có lẽ đạo Phật vẫn là rộng mở hơn cả. Đạo Hồi thì là đạo của sắc dân du mục, lại có truyền thống lấy man rợ đè văn minh ngay từ khi mới hình thành nên nói chung ít có cảm tình. Đạo Thiên Chúa cũng có nhiều điểm hay nhưng lại lấy cội nguồn từ đạo Do Thái bắt người ta sinh ra đã là có tội và còn dọa người không tin vào đạo là phải xuống hỏa ngục. Kể ra mình rất kính trọng Jesus- trong ba vị sáng lập ba tôn giáo có mình Jesus phải chịu khổ cực nhất cả khi sống và khi chết- Jesus nói năng phát biểu cũng hay nữa, rất cận nhân tình và giàu tình nhân đạo. Kinh Thánh đạo Thiên Chúa cũng hay, nhiều câu chuyện ngụ ngôn thú vị, có thể coi như một cuốn từ điển bách khoa thời cổ đại còn được lưu lại khá hoàn hảo. Nhưng nếu theo đạo Thiên chúa (dù Tin lành hay Công giáo) thì mình cảm thấy không đúng với những gì mình tin. Vậy cái gì làm mình không trở thành tín đồ Phật giáo theo đúng nghĩa (như một số người bạn cả ngòai đời và trên blog)? Hmm, cũng không rõ. Có thể là vì đạo Phật chưa thuyết phục được mình ở cách thức giải quyết vấn đề. Mình còn cảm thấy tính yếm thế, gần với chủ nghĩa hư vô trong Phật giáo. Mà đã yếm thế và hư vô thì theo hay không theo cũng vậy, cuộc sống trong nhân gian đã sẵn vô nghĩa rồi, hạnh phúc và khổ đau chẳng khác gì nhau, đều ngắn ngủi trong từng giây phút thì nhọc công mà làm gì. Tóm lại là vẫn chưa tới duyên cho tôn giáo. Cũng có thể do cái tôi còn lớn quá?

Nhưng mà ngẫm thử cả thế giới này hầu như ai cũng theo một tôn giáo nào đó, chắc chỉ có ở một số ít nước như Việt Nam, tỷ lệ những người không theo tôn giáo nào mới cao như thế- cũng là một di sản của thời XHCN.

Làm thử một cái poll.

Bạn tự cho mình là có đức tin nào?
Phật giáo
38
Công giáo (Catholic)
14
Tin lành (Protestant)
7
Hồi giáo
2
Vô thần (không theo tôn giáo nào)
26
Tín ngưỡng truyền thống (thờ ông bà+ thần thánh)
14
Hòa Hảo
0
Cao Đài
1
CNCS
3
Không nằm trong số trên (trả lời cụ thể)
7
Sign in to vote

50 comments:

  1. cái gì thấy đúng thì tin ạ, e đi nhà thờ và đi chùa

    ReplyDelete
  2. Kinh thanh (ban tieng Viet) em doc cung co cam giac nhu anh Phanxine, noi chung thay no ky quac ngon ngu thi roi ram (chac la co muc dich), nhung ma cung khong the khong choi cai la da gap nhieu nguoi tin khung khiep, cung co gang thu ly giai: do strong religous background, do cac personal motivation (money, power... for example) va (sorry to say ), just simply lack of something.. something involving rational judgement or what???
    Phan ung truoc luan dieu sau day ve su ton tai cua Dang toan nang (in general trong nhieu ton giao) ntn? Khi nguoi ta cau nguyen va dat duoc uoc nguyen, nguoi ta sung suong cho rang Chua da nghe thay va dap ung; nhung trong phan lon cac truong hop khong thoa man, ho ly giai rang Chua muon thu thach ta. Trong moi truong hop xau hay tot xay ra nguoi ta khong tim ra mot loi giai thich nao hon la: Do la y Chua! Duc tin kieu noi tren doi voi em la rat ... vo ich.
    Ve cac thu luan ly co ban cua cuoc song kieu nhu phai nhan hau roi phai trung thuc vv... ma em nghi ton giao nao cung co it nhieu thi em lai thay khong can den ton giao minh cung co the biet cach song cho hop ly, va cac quyet dinh cua minh thuong cha phu thuoc gi vao duc tin ca, ma phu thuoc nen giao duc, vao context va vao ban than.

    ReplyDelete
  3. Phan nhieu thi ai cung co niem tin, vao nhung gia tri co ban nao do cua doi song, nhung gia tri co ban nay den tu dau, o nguoi nao do den tu mot background Thien chua hoac Phat giao, o ban than minh no khong den tu ton giao.
    Ngoai nhung gia tri co ban nay, thi niem tin ton giao mang lai nhung gi? Nguoi ta co tu lam ban than minh yeu di vi trong cho vao mot long nhan o tren cao khong? Theo minh la co. Nguoi ta co tu danh mat cac quyet dinh doc lap (qua do mat them nhieu kha nang suy xet) de lam theo mot so dien giai va keu goi (rat co the sai) khong? Theo minh la co, va lich su de lai qua nhieu vi du.


    ReplyDelete
  4. Mình thì chẳng theo tôn giáo nào cả, nhưng nếu phải chọn một cái universal tôn giáo cho thế giới thì mình sẽ vote cho Phật giáo. Phật giáo, nhất là Phật giáo nguyên thủy, theo mình ko hư vô và cũng ko yếm thế chút nào.

    ReplyDelete
  5. Đạo Hồi cũng có nguồn gốc là Do Thái giáo mà anh, thậm chí là kinh thánh của nó còn gần Do Thái giáo hơi là Thiên chúa giáo.

    Nhiều người ở VN mình nghĩ mình theo đạo Phật nhưng lại không phải thế, đó là vì do thói quen và nhiều tục lệ của Việt Nam gần giống với các Phật giáo. Là một phật tử phải hiểu được những cơ bản của đạo Phật, đọc kinh kệ,...

    Nhiều người tu hành cũng nhận xét rằng những lời của chúa Jesus là lời của một người đã đắc đạo. Công việc của Jesus cũng là công việc đi giứp đỡ mọi người thoát khỏi lạc hậu và trì trệ và nhận thức hiểu biết. Do lịch sử, nhà thờ,... mà ông hóa thành một vị thánh, giống như Phật tổ sau này cũng bị thêu dệt thêm nhiều chuyện mang màu sắc thần thoại.

    ReplyDelete
  6. Nha` be^n nội cua Tough co' 5 ba` (em ruộc bà nội) thì 4 bà lầy 4 ông Do Thái và 4 ông đó đều chuyển sang Phật Giáo.

    Phật Giáo và Judaism có nhiều điểm chung hơn anh nghĩ. Bản thân các điều giảng dạy trong Phật Giáo đều mang tính hướng thiện và không có gì trái với logic khoa học của con người.

    Albert Einstein từng nói: Nếu có 1 thứ tôn giáo nào gần với khoa học nhất, thì đó là phật giáo.

    ReplyDelete
  7. Bản thân người Do Thái ngày nay không còn tin nhiều vào Chúa vì qua WWII cho đến nay dân Do Thái trải qua quá nhiều mất mát và đau thương, họ dần mất đi niềm tin vào chúa.

    Đạo Phật có lẽ không phải tôn giáo vì nó duy vật chứ không phải duy tâm, mà nếu như xếp nó chung với tất cả các tôn giáo khác thì cũng chỉ có mình nó là duy vật thôi.

    ReplyDelete
  8. plus, cái hình ở trên của anh, chổ non-religious, cái description hơi sai.

    Trục so sánh giửa Theist/atheist/agnostic khác với trục so sánh Religious hay non-religious. Ví dụ, người Theist vẩn có thể là non-religious (em chẳng hạn), hoặc có nhiều người theo đạo phật nhưng vẩn không tin vào 1 OOH (omnipotent, omniscience, holy-good) object.

    ReplyDelete
  9. hay quá, vừa có bạn bên blog tui hỏi về chuyện vô thần (đúng hơn là vì sao vô thần thì không tốt, theo như một số người ở Mỹ và ở Hàn mà tui quen và bạn tui quen quan niệm).
    Tui tin là người Việt mình theo đạo ông bà nhiều. Đạo này không hẳn là vô thần. Người mình tin vào linh hồn của ông bà, người quá cố phù hộ, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ ông bà, dù đó là đạo gì đi nữa. Chỉ có thắp nhang hay không mà thôi.
    Không biết sao tui đọc kinh thánh, tui thấy kỳ kỳ nhiều hơn là tin vào nó. Có gì rảnh rỗi tui bàn sau, tại tui ko biết nói mấy chuyện đó có đụng chạm gây thù oán với mấy bạn có đạo không nữa. Giống hồi đó tui khoái cái Da Vinci Code, lỡ dại khoe với một người có đạo mà nó làm căng quá sức, như muốn bay vô đánh tui luôn vậy đó... hehehe

    ReplyDelete
  10. @Tough: Em nói đúng về cách chia đó. Kể ra chú thích của anh ở Poll mục vô thần cũng không chính xác. Người vô thần cũng có thể theo một tôn giáo và người không theo tôn giáo nào vẫn có thể tin vào Thượng đế. Mục đó sửa là Không theo tôn giáo nào thì sẽ chính xác hơn.
    @Apomethe: Đúng là Hồi giáo cũng gốc từ Do Thái giáo. Ba đạo này còn gọi là các đạo Abraham do cùng lấy gốc từ Abraham trong Cựu Ước. Nhưng giáo lý của Hồi giáo anh nghĩ không kế thừa nhiều từ Do Thái giáo mà căn cứ chủ yếu vào tình hình chính trị- xã hội thời Mohammet đang sống, chỉ có các nhân vật cơ bản thì vẫn lấy từ Cựu ước ra.

    Kể ra theo quan điểm Phật giáo thì có thể hiểu Jesus như một vị đại bồ tát đã giác ngộ nhưng quay về chịu khổ cứu dân. Mà theo quan điểm Thiên chúa giáo thì cũng có thể coi Phật tổ là một vị tiên tri trước Jesus.

    ReplyDelete
  11. @Phanxine: OK, tớ vừa sửa lại cái poll cho chính xác hơn, với mục Tín ngưỡng truyền thống

    ReplyDelete
  12. Dù là Phật hay Chúa hay Bàlamô hay Allah .v.v. thì đều là tôn giáo tuốt. Nó được gọi là Monotheism - vì có 1 đấng toàn năng quyết định tất cả, khác với thuyết đa thần ngày xưa (Polytheism - đụng cái gì cũng thờ).
    Nếu xét về lịch sữ, nhìn lại nền văn minh Lưỡng Hà - người Summerian sống cách đây khá lâu tại khu vực Ấn Độ là cái nôi của tôn giáo thế giới.

    Từ nên văn minh Summer đó, người ta đi về hướng tây hình thành nền văn hóa Semite mà sau này là thánh tông đồ Abraham. Từ thánh Abraham mà ra được 3 nhánh tôn giáo lớn bây giờ là Christian, Judaism và Islam.

    Cũng từ nền văn minh Summer đó, ở phía đông hình thành Ấn Giáo và Phật Giáo, mà sau này du nhập vào Trung Quốc, từ đó lan ra các nước khác như Nhật, Hàn, .v.v.

    Cho nên thực chất những tôn giáo lớn bây giờ, tưởng chừng thật khác nhau, nhưng cuối cùng cũng quay về 1 mối và có rất nhiều điểm chung giống nhau.

    Còn có những tôn giáo khác không liên quan đến trụ tiến hóa này như đạo Shinto của Nhật, Pagan của Bắc Âu, các tôn giáo bộ lạc ở Châu Phi như anh nói ở trên và nhiều nhánh nhỏ khác.

    Có 1 điều vui là, nếu anh Google từ Mythology hoặc Myth trên google, anh sẽ không bao giờ thấy info về Abrahamic religion. Toàn là Celtic, Helenic, Shinto, Pagan .v.v., mặc dù những teaching của Christian, Muslim hay Judaism cũng đều là Myth tốt. Discrimination.

    ReplyDelete
  13. Em nghĩ anh thấy đạo Thiên chúa không đúng hay anh không tin vào đạo Phật vì anh chưa tìm hiểu nhiều về nó hoặc chưa có ai đó khai sáng cho anh. Mà em cho rằng theo đạo cũng là một cái duyên nữa.

    Cái tín ngưỡng truyền thống cũng là cái em nói về tục lệ ở trên. Do lịch sử nên cũng có một số nét gần giống với đạo Phật. Nhiều người nghĩ rằng mình theo đạo Phật, lên chùa chiền cúng bài thờ phụng, mà trong đạo Phật thì đâu có cái vụ này, đạo Phật là vô thần mà, đâu có tin vào cúng bái thần linh đâu.

    ReplyDelete
  14. không nằm trong số tên, chỉ tin mỗi thứ một ít theo hiểu biết và trải nghiệm của chính bản thân!

    ReplyDelete
  15. Tough: bạn không thấy trong đạo Chúa người ta nói: "Chúa cha, chúa con và các thánh thần" sao, vậy là 3 chúa đấy. Đạo Phần về bản chất là không thờ thần, còn đạo Hồi và Do Thái thì đúng là độc thần.

    ReplyDelete
  16. Em nghĩ ghi cái option "Phật giáo" ở trên kia ko chính xác lắm. Thứ tôn giáo thống trị ở VN (cũng như TQ) là hỗn hợp của đạo Phật, đạo Khổng (hay Nho giáo), và đạo Lão, gọi tắt là Tam giáo.

    ReplyDelete
  17. @Tough: Phật giáo không phải là Monotheism, chỉ có những tôn giáo gốc Do Thái mới là Monotheism.

    ReplyDelete
  18. @Apomethe: Không phải ba Chúa mà là ba Ngôi của Chúa. Chúa chỉ có một nhưng lại có ba Ngôi. Nói chung cái lý thuyết ba Ngôi này lằng nhằng phức tạp lắm và không phải nhánh Thiên chúa giáo nào cũng tin theo.
    @annonymous: Ban đầu anh đã để lựa chọn Tam giáo đồng nguyên nhưng sau đó anh đổi thành Tín ngưỡng cổ truyền. Anh nghĩ cái quan trọng trong poll này không phải người ta thờ cúng gì mà là tự xác định niềm tin tôn giáo của mình là gì. Rất nhiều người ở Việt Nam thờ cúng cả thần, Phật và tổ tiên, có thể coi là họ theo tín ngưỡng truyền thống hơn là tin theo cả Ba đạo.

    ReplyDelete
  19. Thêm nữa: dịch Các thánh thần trong câu trên cũng là rất sai- một cái sai lại rất phổ biến. Từ tiếng Anh là Holy Spirit, cũng là một thể của Thượng đế, có lẽ nên dịch là Linh thể? Dịch là Các thánh thần thì nghe cứ như thể Đạo Thiên chúa là Đa thần giáo.

    ReplyDelete
  20. Vâng, em sai rồi. Ba ngôi (thiên chúa) trong cơ đốc giáo là quan niệm Thiên chúa là duy nhất nhưng hiện hữu trong thân ba vị Chúa cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần (ở trên em type sai, sorry), một số nơi họ lại gọi là Chúa Thánh Linh

    ReplyDelete
  21. Điều cơ bản khác biệt của Phật giáo là không tin vào một đấng sáng thế toàn năng, do đó không thể coi Jesus là một Alahán đắc đạo gì gì đó được vì anh í là con của đấng sáng thế toàn năng làm ra vũ trụ. Phật giáo thực chất không phải là một tôn giáo, cái này thì anh Tất Đạt Đa anh tớ có nhấn mạnh vài lần rồi mà mấy ấy không chịu nghe.

    ReplyDelete
  22. Theo em thì CNCS không phải là một tôn giáo, tuyên ngôn của ĐCS lấy chủ nghĩa duy vật làm căn cứ, nhưng không có nghĩa là ĐV không được theo các tôn giáo khác, ĐV vẫn có thể đi chùa, đi nhà thờ, cúng bái ông bà tổ tiên, như vậy không thể coi CNCS là một tôn giáo để tách biệt được.

    Thứ hai Hòa Hảo và Cao Đài em nghĩ là một nhánh của Phật giáo, không nên tách nó riêng ra như thế.

    Thứ ba là bạn nào nói Phật giáo duy vật là không đúng, Phật giáo là thứ tôn giáo Duy tâm nhất. chỉ có điều những quan điểm của Phật giáo gần với vật lý học, nhưng cốt lõi của nó thì vẫn là duy Tâm - nhìn nhận việc ý thức có trước, vật chất có sau.

    ReplyDelete
  23. Tôi nói thế để phân biệt với các tôn giáo khác thôi, thật ra nói như vậy thì cũng sai và làm nhiều bạn hiểu không đúng (bữa nay nói sai nhiều quá). Đạo Phật không duy tâm, không duy vật mà cũng không phải nhị nguyên, bạn vào đây đọc thêm cho rõ nhé:

    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-daophat-nt-moi/dpntm_07.htm

    ReplyDelete
  24. @Linh: Bàn về tôn giáo phải có định nghĩa đi trước. Theo bác như thế nào thì gọi là tôn giáo?

    @Hoaianh: Khái niệm đức tin khá chung chung. Chẳng hạn như sự tin vào lòng tốt của con người nói chung cũng có thể gọi được là một thứ đức tin. Tất nhiên đức tin này mạnh hay yếu là tùy người. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đức tin này rất gần gũi với đức tin trong Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Nho giáo, ... Lòng tốt của Chúa là một biểu tượng đại diện cho lòng tốt của con người. Cơ sở để con người tin vào Chúa chính là đức tin vào sự tốt đẹp của bản thân, và của đồng loại. Cái khác nhau như vậy chỉ là ngôn từ và phương pháp diễn đạt. Sự bất đồng tình của bạn như vậy cũng chưa hẳn là bất đồng về bản chất sự vật, mà chỉ ở cách lý giải bản chất sự vật ấy. Và ở một mức độ nhận thức nào đó thì sự khác biệt này không còn thực sự quan trọng nữa. Vậy nên:

    - Nói rằng mình không cần đức tin, không có đức tin, mà có thể chính mình cần đấy và có đấy
    - Giáo dục, hoàn cảnh, bản thân (trong đó có bản năng) trong chừng mực nào đó tất nhiên là có khả năng thay thế Nhà Thờ, Chùa, Mosque,... để nuôi dưỡng đức tin bên trong mình

    @Liên: bạn dựa vào kinh điển nào mà khẳng định Phật giáo nhìn nhận ý thức có trước, vật chất có sau vậy?

    ReplyDelete
  25. em ko theo Đạo gì hết nhưng ko hiểu sao đi vào nơi nào có tín ngưỡng (chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ,...) đều luôn có cảm giác gai người. Có thể nói, sợ hãi thì nhiều hơn.
    Nhưng nói chung, em ít đức tin ở Tôn giáo, em thường tin vào hiện tại và hiện thực nhiều hơn :P

    ReplyDelete
  26. Entry này của anh Linh đắt hàng ghê.

    Em nghĩ tôn giáo sinh ra từ sự thiếu hiểu biết và yếu đuối của bản chất con người. Vì yếu đuối nên người ta cần một chỗ dựa để tin tưởng. Vì thiếu hiểu biết nên phải thần thánh hoá những điều chưa giải thích được.

    Khoa học ngày càng phát triển khiến cho nhiều truyền thuyết tôn giáo trở nên mâu thuẫn. Ngày càng có nhiều người theo chủ nghĩa duy vật hơn. Tuy nhiên, sự yếu đuối trong bản chất con người thì tồn tại vĩnh viễn. Điều đó có thể giải thích được tại sao nữ mê tín hơn nam, nhiều người về già lại đi nhà thờ hoặc lên chùa mặc dù thời trẻ họ có thể vác đuốc đi đốt đền.

    Kể ra cũng khó nói tôn giáo nào có ưu điểm hơn. Nhưng nếu bàn về hệ thống các tư tưởng triết học và kiến thức, có lẽ đạo Phật chiếm ưu thế hơn trong số các đạo giáo chính (mỗi tội là đọc chả hiểu gì cả, cứ phải có sư đẹp giai giảng mới hơi lơ mơ. Ngày xưa ở chùa Quán La có ông sư giảng kinh hay, nhưng hình như giờ sư đi du học mất rồi, rõ hoài).

    ReplyDelete
  27. Anh nâng CNCS lên thành tôn giáo rồi cơ à??? Thế nếu thực sự thực hiện các nghi lễ tôn giáo nhưng không tin (như kiểu thắp hương ngày rằm mồng một khấn vái đủ bài để .... được hưởng lộc) thì có tính là theo đạo không anh?

    ReplyDelete
  28. Quên mất, Hoà hảo có thể coi là một nhánh của Phật giáo ở VN (giống như thiền tông hay mật tông vậy, sao không gọi là hoà hảo tông nhỉ?)

    ReplyDelete
  29. em thấy đây là một phạm trù rất tricky và như là một trò đùa (hay đúng hơn là thách thức) của đấng sáng tạo (nếu có) với con người. em thì ko tin tuyệt đối vào cái gì hết. ngày xưa có lần suýt bị convert sang đạo Tin lành, 1 hôm đi nhà sách bỗng có chị lại bắt chuyện, rồi sau đó mời đến nghe bàn luận về kinh thánh các kiểu. lúc đầu em hơi tò mò đi theo xem, nhưng càng ngày càng thấy người ta chỉ repeat một cách máy móc, tin tuyệt đối mà ko hề question. đến lúc em tỏ ý ko muốn tham gia nữa thì họ hỏi em "vậy em tự cho mình là chúa trời?". cái này cũng giống như anh tự hỏi ở trên là "liệu cái tôi của mình có quá lớn?" và liệu mình ko thể tin vào một tôn giáo nào đó là sth wrong? I think it's unfair. Em càng ngày càng tin life chỉ là coincidence; human beings are just a joke from the above; its pointless; cho nên con người mới phải tạo ra cái gì đó để tin vào. Còn nếu ai tin nó có meaning sth thì good for them, biết đâu họ đúng. Khi đó thì again, we human beings are just tools for some unknown cunning plan of someone unknown. Cho nên là cuối cùng chúng ta cứ enjoy life cho dù nó là pointless, đã bắt bị sinh ra đời bơ vơ mất rồi thì ko nên để người khác bắt mình phải lặp đi lặp lại lời của họ nữa (đương nhiên ko có nghĩa là ko có những người ko đáng kính trọng nhưng nó là một phạm trù khác rồi). em nghĩ anh Linh nên mở một cái entry khác về "tại sao lại có con người? và có gì lớn hơn vũ trụ nữa ko?" ngay sau entry này, chắc chắn sẽ thấy câu hỏi tôn giáo là vô nghĩa, nó chỉ là một cái device để make sinking stones fly thôi. so why are we here anyway?

    ReplyDelete
  30. À, tớ để CNCS là tôn giáo là hơi đùa thôi, tất nhiên không thể coi CNCS là tôn giáo mặc dù nó (nhất là ở các nước XHCN) có khá nhiều điểm chung với tôn giáo (yêu cầu người ta phải đặt hoàn toàn lòng tin vào nó, cho là nó nắm chân lý tối thượng và coi các đức tin khác là sai lầm, ngay cả khoa học nếu không hợp với giáo lý của nó cũng sẽ bị coi là sai lầm. Nó cũng có cả một hệ thống các giáo chức, giáo luật và nghi lễ riêng của mình...). Nhưng tất nhiên hiểu chặt chẽ thì nó không phải tôn giáo, viết thế là đùa đùa thôi.

    @Lê: Theo tớ hiểu thì tôn giáo là tập hợp hệ thống có tổ chức của một đức tin (Faith) nào đó. Như vậy cần hai yếu tố: tín ngưỡng và có tổ chức. Tín ngưỡng truyền thống thờ ông bà, cỏ cây, thần phật… thì chỉ là tín ngưỡng thôi chứ không phải tôn giáo vì nó không có tính tổ chức. Tính tổ chức của tôn giáo thể hiện ở chỗ thường nó có các giáo lý, giáo luật rõ ràng cho những người theo đạo và có một bộ phận thầy tu chuyên đảm nhiệm việc tu hành.

    @Liên & wandervn: Hòa Hảo và Cao Đài chịu ảnh hưởng của Phật giáo (nhất là Hòa Hảo - ảnh hưởng rất nhiều) nhưng anh nghĩ hai đạo này không hẳn là Phật giáo. Điều này quan trọng thể hiện ở chính cái identity mà họ tự nhận. Nếu em hỏi một người theo đạo Hòa Hảo hay Cao Đài là có phải họ là Phật giáo nhánh Hòa Hảo, nhánh Cao Đài hay họ không phải Phật giáo mà là Hòa Hảo, Cao Đài thì anh nghĩ hẳn họ sẽ trả lời họ theo đạo Hòa Hảo hay đạo Cao Đài.

    @lonelily: Nhận xét của em “Em càng ngày càng tin life chỉ là coincidence; human beings are just a joke from the above; its pointless” đúng là liên quan nhiều tới việc tại sao có tôn giáo. Anh nghĩ tôn giáo ra đời chủ yếu để lý giải nguyên nhân tại sao con người có mặt trên thế giới này và sự có mặt này có ý nghĩa gì không. Kể ra nếu đọc sách khoa học thì thấy sự xuất hiện của con người quả là một sự tình cờ tới khó tin, với xác suất rất rất thấp. Quan điểm của em có phần giống chủ nghĩa hiện sinh nhỉ.

    ReplyDelete
  31. @Hieu: Tớ lại nghĩ ngược lại, là Phật giáo nguyên thủy hư vô và yếm thế nhiều hơn Phật giáo hiện nay, phổ quát hóa cho đông đảo tín đồ. Phật giáo nguyên thủy hướng tới một cõi khác, một tầng nhận thức/tồn tại khác. Phật giáo được phổ quát hướng nhiều hơn tới sự giải thoát trong chính cuộc sống này, với tầng nhận thức/tồn tại của chúng nhân. Dù sao, tớ cũng chưa đọc nhiều sách Phật giáo nên cũng không dám nhận xét gì nhiều.

    Nhân Lê nói tới đức tin vào lòng tốt ở mỗi người và sự tương tự trong đức tin ở các tôn giáo lớn, tớ nghĩ liệu có phải sự tồn tại của tôn giáo như một thể chế để đảm bảo một sự tin cậy và một cách hành xử có thể tương đối đóan định được không. Ai cũng biết đối xử với nhau dựa trên lòng tốt có thể sẽ là một win-win game cho cả hai bên nhưng nếu không có một thể chế nào đó khiến hai bên tin rằng người kia sẽ đối xử tốt thì sẽ dễ dẫn tới hiện tượng cheating hay kiểu như bài toán người Tù trong lý thuyết trò chơi. Tôn giáo vừa là chất keo kết nối xã hội, đồng thời cũng giúp cho những cá nhân trong xã hội đó có một cách ứng xử dựa trên những nguyên tắc nhất định, phổ quát và được biết đến với các thành viên xã hội. Và khi đó thì khả năng người ta sẽ ít cheating hơn trong trò chơi cũng cao hơn. Chắc đó cũng là nguyên nhân lý giải việc tại sao nhiều người theo đạo lại nhìn những người không theo đạo một cách nghi ngờ hơn so với những người cùng theo đạo với mình.

    ReplyDelete
  32. Tình hình là hiện nay, số phiếu vote cho Phật giáo và Vô thần đang ngang nhau (10 phiếu), sau đó là tín ngưỡng truyền thống (4 phiếu) và không nằm trong số trên (3 phiếu). Hơi ngạc nhiên là có ít bạn tự nhận là tín đồ Thiên chúa giáo thế, mới chỉ có 1 vote cho Công giáo.

    ReplyDelete
  33. Tin mới! Tình hình là bây giờ vô thần nhỉnh hơn 1 phiếu rồi anh ạ.

    ReplyDelete
  34. Thú vị nhất khi xem Life of Pi là quan niệm về tín ngưỡng

    ReplyDelete
  35. Nếu theo cách định nghĩa về tôn giáo của bác Linh thì CNCS đúng là tôn giáo còn gì ^^

    ReplyDelete
  36. Đạo Phật duy tâm hay duy vật?

    "Đạo Phật là con đường để đi đến chân lý, thoát khỏi mê lầm và khổ đau. Vì vậy Đạo Phật nếu mà có "duy" thì chỉ "duy chúng sanh" mà thôi. Còn ngoài ra Đạo Phật không duy cái gì cả. Duy tâm hay duy vật là do con người đặt ra. Còn duy tâm hay duy vật là còn phân biệt, còn mê lầm".

    ReplyDelete
  37. Chủ nghĩa cộng sản cũng là một đức tin thì khiếp thật tiến sỹ Vũ Linh ạ, mà cũng đúng thật, em sợ nhất cái đức tin này của dân mình!

    ReplyDelete

  38. Phat, Jesus hay Mohamed xet cho cung cung chi la nhung nguoi sinh ra thoi an long o lo, sao hieu rong biet nhieu, ngo dao cua troi dat bang nguoi ngay nay duoc. Doc tim hieu cho vui, de biet cach nghi cua nguoi ngay xua cung tot, chu tin theo ho thi e rang hoi phi cong cha me sinh ra, di hoc may chuc nam kien thuc hien dai. Noi chung phi cong may ngan nam tien hoa.

    Gia ma cac em gai co niem tin ton giao cai dao tin tho anh, thi tren doi nay da co biet bao nhieu dua tre xinh xan thong minh duoc sinh ra.

    ReplyDelete
  39. !!! Thiện tai thiện tai...

    ReplyDelete
  40. Quả thực bần tăng phải bó tay với Xốt Xốt thí chủ. :P NO WAY!

    ReplyDelete
  41. Hiểu nhiều biết rộng không chắc đã ngộ đạo của trời đất được hơn đâu. Bản thân chữ "ngộ" này đã có tính trực giác, cảm giác ở bên trong rồi.
    CNCS là một niềm tin, có cái khác với đức tin trong tôn giáo là đức tin tôn giáo là đức tin về thế giới tinh thần, tâm linh còn CNCS là một đức tin về những vấn đề thuộc phạm trù vật chất.

    ReplyDelete
  42. Các mệnh đề về mâu thuẫn giai cấp thuộc về phạm trù vật chất hay tinh thần?

    ReplyDelete
  43. Thuộc về phạm trù kinh tế-xã hội học, không thuộc thế giới tinh thần- tâm linh.

    ReplyDelete
  44. Bác lảng tránh bản chất vấn đề thế là không thật thà ;)

    Kinh tế học chỉ giải quyết vấn đề bắt đầu từ: Tối ưu hóa hàm lợi ích dưới một số các ràng buộc. Nó không đi sâu vào tranh cãi cái gì nên cho vào hoặc không cho vào hàm lợi ích. Xã hội học thì có thể đưa ra một số nhận định về hàm lợi ích nhưng cũng không thể nào đi tới tận cùng bản chất.

    CNCS tuyệt đối hóa vai trò của mâu thuẫn giai cấp, dùng nó làm nền tảng để đánh giá và tiên định lịch sử. Nghĩa là tham vọng của nó không chỉ giới hạn trong phạm trù kinh tế, xã hội.

    ReplyDelete
  45. Ơ hay, sao lại gọi là lảng tránh nhỉ. Câu hỏi của Lê là đấu tranh giai cấp thuộc về vật chất hay tinh thần. Câu trả lời của tớ nó là thuộc về phạm trù xã hội-kinh tế học, tức là nó không nằm trong cái hệ nhị phân vật chất với tinh thần mà Lê nêu ra. Bởi vì vấn đề phân biệt vật chất và tinh thần là một cách phân chia có tính siêu hình và không phải bất cứ khái niệm nào cũng có thể nhét vào một trong hai cái. Ở đây, cái ý tinh thần nhắc tới tôn giáo là spiritual, tức là nó thuộc về yếu tố tâm linh. Tôn giáo, do đó gắn với yếu tố tâm linh và CNCS thì chẳng có gì liên quan tới tâm linh cả (có chăng là sự phủ nhận vai trò của yếu tố tâm linh như là cái gì đó có sẵn mà coi các vấn đề tinh thần đều do vật chất quyết định).

    Việc CNCS dùng đấu tranh giai cập để đánh giá và tiên định lịch sử không có gì mâu thuẫn với tư cách tồn tại của nó như một phạm trù xã hội- kinh tế cả. Và việc nhận định nó là một phạm trù xã hội- kinh tế cũng không có nghĩa là nó chỉ duy nhất có tính xã hội - kinh tế (có thể mở rộng thêm các mặt lịch sử, chính trị, tâm lý etc.).

    Ngay cả quan niệm của Lê về kinh tế “Kinh tế học chỉ giải quyết vấn đề bắt đầu từ: Tối ưu hóa hàm lợi ích dưới một số các ràng buộc” cũng không chính xác. Đó chỉ là quan niệm kinh tế học của các nhà kinh tế học tân cổ điển và không được các trường phái kinh tế học khác cho là đúng. Chẳng hạn với Marxist, thì vấn đề không phải một hàm lợi ích nào đó, ngay cả khái niệm lợi ích, là khái niệm then chốt của thuyết vị lợi và kinh tế học tân cổ điển, cũng là một khái niệm không được quan tâm với kinh tế học Marxist. Lê vừa nêu câu hỏi dùng hai khái niệm nhị phân để ràng buộc tất cả các phạm trù trừu tượng trong tư duy, vừa áp đặt một định nghĩa của kinh tế học phi- Marx để tạo giới hạn cho khái niệm của Marx thì liệu có phải là hơi thiển cận không?

    Vậy CNCS hiểu đấu tranh giai cấp thế nào? Đơn giản, CNCS cho rằng đó là một quy luật luôn tồn tại trong mọi xã hội loài người trừ XHCS và nó chính là động lực cho sự tiến bộ của xã hội và cho sự vận động của lịch sử. Nó là một thứ cơ chế, một thứ vận hành máy móc theo một quy luật bất di bất dịch.

    Nhưng tóm lại chưa hiểu Lê định đưa vấn đề đến đâu, có chủ ý gì ngoài việc dùng cách đặt các câu hỏi như các Thiền sư?

    ReplyDelete
  46. Cac vi religious di dau cung muon cai tao chung sinh lo so gium + de doa nguoi khac phai xuong dia nguc la amusing nhat :D

    ReplyDelete
  47. Các khái niệm hàm lợi ích và giới hạn (constraint) được đưa ra ở đây chỉ nhằm hình dung vấn đề một cách sáng sủa hơn, nhất là đối với một người học kinh tế. Nó chẳng có gì mâu thuẫn với tư tưởng của những nhà Marxist cả.

    Khi đã công nhận một hàm lợi ích với các giả thuyết đi kèm nào đó, người ta mới có thể làm công việc lý thuyết của một nhà kinh tế. Còn nền tảng sâu hơn của hàm lợi ích thì không nên được coi là lý thuyết kinh tế. Nó đi vào phạm trù triết học mất rồi. Vì vậy nên có thể nói rằng lý thuyết kinh tế Marxist là hệ quả của nền tảng triết học Marxist.

    Tuy nhiên, nếu bác muốn quy tất cả chủ nghĩa Marx vào trong nhãn hiệu kinh tế - xã hội học Marx, tức là nhét triết học Marx vào trong kinh tế - xã hội học Marx thì em cũng không phản đối. Tất cả cũng chỉ là những nhãn hiệu. Miễn sao không thay đổi bản chất sự vật mà ta đang bàn ở đây là được.

    Nền tảng triết học này nếu đi đến tận cùng sẽ phải giải quyết mối liên hệ cơ bản giữa vật chất và tinh thần. Khi đã tiên định tính tất yếu trong cách hành xử của một giai cấp nghĩa là người ta phải sắp xếp được một thang bậc giá trị trong tinh thần. Có như thế mới khẳng định được tính tất yếu của sự vật và khái quát hóa nó thành quy luật. Chính thang bậc giá trị này sẽ dính dáng tới các mệnh đề có tính chất tâm linh. Ví dụ như mệnh đề vật chất quyết định tinh thần cũng có tính chất tâm linh trực tiếp, theo sắc thái phủ định tính duy tâm.

    Phủ định sự duy tâm không có nghĩa là "không liên quan đến tâm linh". Nhìn một cách bản chất thì chủ nghĩa Marxist đặt giá trị tâm linh ở khoảng dưới trong thang bậc giá trị của con người (có thể là zero giá trị, tùy cách hiểu).

    ReplyDelete
  48. Tôn giáo tôn giếc gì, nẫu. I'm not into labels. Vô thần cho khỏe. Đỡ phải cãi nhau với mấy bác religious chăm chăm recruit newbies cho tôn giáo của mình.

    Thực tình thì bản chất đạo Hồi là peaceful, open-minded hơn cả Thiên Chúa ấy chứ nhưng vì nhiều người theo đạo lại interpret Koran theo kiểu cực đoan nên mới có những phần tử quá khích như vậy. Anyway, mấy cái phong tục được lấy 4 vợ, ném đá với chả honor killing ở mấy nước theo đạo này là em hãi rồi, chả mê được.

    Em ủng hộ đạo Phật hay nhất, không bắt ép người khác, không scandal, không bạo động. Em tin vào karma (giống chú trong My name is Earl :D), đạo nhân-quả, nhưng vì em không tin vào chuyện đầu thai nên chắc không xếp mình là Buddhist.

    ReplyDelete
  49. muo^n' biet' Su. Tha^t. thi` nghien cuu no di , neu ban co' doc. nhung cuon sach' nhu" Dao. Cua Vat. Ly'" va` " Phat. Giao & Khoa Hoc " thi se biet dao. Phat. la` 1 dao. sie^u Khoa Ho.c , co nhung dieu bay gio Khoa Hoc moi ti`m ra nhung da duoc tie^n tri trong kinh Phat tu cach day gan` 3000 nam roi`

    ReplyDelete
  50. Theo những tôn giáo mà tôi biết (Phật, Lão, Nho, Thiên chúa, Tin lành, đạo Hồi, thì khi mới ra đời, nó đều là tư tưởng của tầng lớp dân chúng yếm thế nhằm tìm lối thoát với tình cảnh xã hội hiện thời. Sau một thời, nó trở thành công cụ để cai trị xã hội của giai cấp thống trị, ví dụ như đạo Thiên chúa, Tin lành, đạo Hồi với hệ thống nhà thờ, đạo Phật với hệ thống chùa. Đặc biệt ở những quốc gia nó được tôn thành quốc quốc thì chắc chắn những tôn giáo khác sẽ không có cơ hội nhen nhóm và phát triển.
    Trong lịch sử Việt Nam, thời Trần, Trần Nhân Tông đã sai người đi phá hủy đền thờ, miếu của những tín ngưỡng khác, để đạo Phật phái Trúc Lâm phát triển, đời Lê, Lê Thánh Tông muốn đạo Nho phát triển đã bắt sư sãi phải qua sát hạch, hạn chế phát triển chùa, và đến thời VNDCCH và CHXHCNVN những năm 1970 - 1980, vì muốn hoành dương CNCS mà tôi nghĩ ở đây là CN Lenin - Sittalin, CN Mao mà nhà cầm quyền TQ, VN cho giật đổ chùa, nhà thờ...Họ làm vậy không phải vì sự phát triển của tôn giáo CS mà vì sự bền vững hiện thời của giai cấp cầm quyền. Khi tôn giáo trở thành thiết chế quản lý xã hội thì sẽ thành cái cùm cho dân chúng nói chung.
    Theo tôi được biết thì không có nhà lãnh đạo cấp cao nào của VN là tín đồ của tôn giáo khác ngoài tôn giáo Lenin - Sitttalin - HCM.

    ReplyDelete