Saturday, July 21, 2007

Xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến

img


Trong “Zarathustra đã nói như thế” có nhiều đoạn văn rất thơ. Thậm chí có thể coi cả cuốn sách vừa như một tiểu luận triết học, vừa như một tập thơ. Sau này, Khalil Gibran có tập thơ “The Prophet” cũng có cấu trúc tương tự “Zarathustra” (tập “The Prophet” này từng có ảnh hưởng sâu đậm trong phong trào phản văn hóa (counter-culture) những năm 60).

Trích một đoạn văn (thơ) trong Zarathustra. Đoạn này trong lúc Zarathustra buồn bã và cô đơn trong cuộc đeo đuổi Trí Huệ (tạm dùng chữ này) của mình.

“Zarathustra đã hát như thế. Nhưng khi cuộc khiêu vũ chấm dứt và các thiếu nữ đã bỏ đi xa, hắn trở nên buồn bã. Sau cùng hắn bảo:

“Mặt trời đã lặn từ lâu; cánh đồng ẩm ướt, một cơn gió mát thổi đến từ rừng cao.

Có một cái gì xa lạ bí ẩn chung quanh đang đăm đăm nhìn ta với đôi mắt tư lự. Thế nào, Mi vẫn còn sống à, Zarathustra?

Tại sao? Vì mục đích nào? Vì phương tiện nào? Đi về đâu? Ở đâu? Thế nào? Hãy còn sống, còn thở: đấy chẳng phải là điên rồ hay sao?

Than ôi, hỡi các bạn, chính đêm tối đang lên tiếng cật vấn trong ta. Xin tha thứ cho ta về nỗi buồn.

Đêm tối đã đến: xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến!”

Zarathustra đã nói như thế.”


(Vũ khúc- Zarathustra đã nói như thế, Nietzsche, bản dịch của Trần Xuân Kiêm).

13 comments:

  1. http://blog.360.yahoo.com/blog-ilzsqpY5erccUIUChcTnbDW9BF.w?p=694
    Có người còn định cho Zarathustra tái snh cơ, giới thiệu cho bác, ý tưởng nhớn gặp nhau

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn bác. :).
    Đoạn này tôi thích nhất là câu "Đêm tối đã đến. Xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến", vừa kiêu hãnh, vừa buồn rầu. Nó thể hiện trạng thái cảm xúc của Zarathustra (hiểu như một nhân vật), tính cách kiêu hãnh mà cũng dễ xúc động của ông, và cả sự hòa đồng của con người với thế giới xung quanh. Đêm tối với Zarathustra cũng như nỗi buồn trong con người ông. Ông xin lỗi vì đêm tối đã đến như thể nó là một phần của chính bản thân ông. Ngay cả trong sự đau khổ và mất phương hướng, tự giày vò (Hãy còn sống, còn thở: đấy chẳng phải là điên rồ hay sao?" cũng vẫn có sự kiêu hùng.

    ReplyDelete
  3. đọc nhiều như vậy, có ngộ ra chút nào không, Linh?

    ReplyDelete
  4. Hôm trước em vừa nghe Lisa, cô bạn Iran, nhắc đến Zarathustra, thì hôm nay được đọc về Zarathustra trên blog anh Linh. ;)

    Khi nghe Lisa kể về mâu thuẫn giữa Iran và các nước Arab, em thì cứ nghĩ họ cũng là đạo Hồi mà. Lisa bảo rằng mặc dù Iran là xứ sở Hồi giáo nhưng đa phần dân chúng theo kiểu tôn giáo của Zarathustra. Em cũng chưa hiểu lắm cái này, sẽ hỏi bạn thêm mới được. :)

    ReplyDelete
  5. @neuyeu: Thế nào là ngộ :P. Với lại cầu ngộ thì lại càng khó ngộ.
    @Oshin: Đạo Zoroaster là tôn giáo cổ của Ba Tư, ngày nay Iran có mấy ai theo đâu. Chỉ có một thiểu số người gốc Ba Tư chạy sang Ấn Độ sau khi Hồi giáo chiếm được Ba Tư là vẫn giữ đạo này- gọi là người Parsi (anh Freddie Mercury của ban nhạc Queen cũng là người Parsi).
    Mâu thuẫn giữa Iran và các nước Arap khác là vì người Iran theo dòng Shite, trong khi các nước kia đa số theo dòng Sunni. Mâu thuẫn giữa hai dòng này cũng có lịch sử hơn 1000 năm rồi, đến giờ vẫn đánh nhau ầm ĩ ở Iraq đấy chứ. Không hiểu sao cô bạn em lại nói là vì dân Iran theo đạo của Zarathustra nhỉ?

    ReplyDelete
  6. Cũng giải thích thêm là Zarathustra tuy là một nhân vật lịch sử,và là người sáng lập đạo Zoroaster ở Ba Tư (đạo này ảnh hưởng rất nhiều tới các đạo khác sau này kể cả đạo Thiên Chúa) nhưng trong tác phẩm này của Nietzsche chỉ là một nhân vật hư cấu. Nietzsche mượn Zarathustra với tư cách một nhà tiên tri để nói những gì ông muốn nói thôi, chứ những gì Zarathustra nói trong cuốn này chẳng liên quan gì tới giáo lý đạo của Zarathustra cả.

    ReplyDelete
  7. Em cũng thích nhất câu Đêm tối đã đến... đó. Mà ko hiểu sao đọc cái này em cứ liên tưởng tới Herman Hesse. Có mua cuốn này từ năm ngoái mà em chưa có đọc, vì... đọc nhiều sách khác quá, hihi. Dạo này vào SG là mù đọc rồi, :-( vì ko có mang sách vào. Có 1 em bé cho mượn 4 cuốn, giờ đang đọc Đẹp và Buồn

    ReplyDelete
  8. Mấy hôm nay thấy Lisa bận tập trung cho book exam của bạn nên em cũng chưa hỏi thêm được gì về Zarathustra (với ý nghĩa tôn giáo). Còn em có hỏi lại thì đúng như anh nói, bạn bảo không phải đa số nhưng cũng có nhiều người vẫn giữ và theo đạo cổ này. Hừm hừm hừm, hôm trước em nhớ nghe bạn bảo "most of" cơ mà, và em thì có biết gì đâu ạ. Nhưng giờ nghĩ lại thì có lẽ vì lúc đó bạn đang giải thích để em hiểu rằng tuy là quốc gia Hồi giáo nhưng hình như Iran không theo đúng như chính thống (?). Bạn bảo nếu đúng theo Hồi giáo thì phải cầu nguyện 5 hay bao nhiêu lần trong ngày đó, nhưng hầu như họ cũng không có làm đủ hết như vậy... Tuy nhiên nếu ở Iran mà nói bạn không phải đạo Hồi thì bạn cũng có thể bị giết (!?)

    Nhân tiện có cuốn này rất hay "Hành Trình Về Phương Đông" em vừa được giới thiệu. Nếu anh Linh đọc rồi thì hay quá, còn nếu anh chưa đọc thì ở đây có hai bản dịch, em thấy bản dịch "Á Châu huyền bí" sát với nguyên tác hơn: http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=124

    Bản tiếng Anh trên Amazon có bộ 6 cuốn, ở đây có bản online 4 cuốn: http://www.homestead.com/pamelaparnell/life.html
    "Life and Teaching of the Masters of the Far East" của Spalding.

    :)

    ReplyDelete
  9. Ít lắm, số người theo đạo Zarathustra (tiếng Việt-Tàu hình như gọi là Bái Hỏa giáo) ở Iran đâu như khoảng 20 nghìn người theo Wikipedia.
    Cũng không phải là Iran không theo chính thống, hichic, bạn ấy mà là tín đồ Hồi giáo thực thụ ắt sẽ không thể nói thế, mà là người Iran theo nhánh Shiite trong khi đa số dân Arap đều theo nhánh Sunni. Nếu em chịu khó theo dõi tin tức thì hẳn biết ở Iraq người ta đang đánh nhau suốt mấy năm cũng chủ yếu vì mâu thuẫn giữa người Sunni và người Shiite.
    Còn người Hồi giáo cũng có người này, người kia, có người sùng tín có người không, cũng như tín đồ Phật giáo hay Thiên chúa giáo. Có phải tín đồ Hồi giáo nào cũng một ngày làm lễ 5 lần, kiêng rượu bia đâu, cũng như không phải tín đồ Thiên chúa giáo nào cũng đi lễ hàng tuần hay Phật tử đi chùa vào tất cả ngày rằm, ngày mùng một. Cũng không có chuyện ở Iran mà nói không theo đạo Hồi thì có thể bị giết đâu, ừ mà có thể thì ở đâu mà chẳng có thể :P.

    Quyển Hành trình về phương Đông anh có xem lướt vài chương đầu nhưng không tin mấy, mà nói chung anh cũng không hứng thú lắm với các thứ mysticism, huyền bí học nên cũng không đọc.

    ReplyDelete
  10. Dạ, bạn Lisa không phải đạo Hồi ạ, đó là trong gia đình bạn, còn đối với bên ngoài bạn vẫn phải mang danh nghĩa là người Hồi giáo để tránh phiền phức.

    Đúng là em không biết gì sâu sắc về chuyện mâu thuẫn đánh nhau ở Trung Đông.

    Nhưng mà anh Linh nói vậy về cuốn "Life and Teaching of the Masters of the Far East" thì em rất tiếc đấy ạ. Em nghĩ đọc được cuốn sách đó cũng là một may mắn và là một nhân duyên rất tốt, nếu chiêm nghiệm về nó có thể biến đổi cuộc sống con người theo hướng tốt hơn.

    Theo em đó là một trong những cuốn sách xuất sắc nhất và nó sẽ giúp người ta (nhất là những người phương Tây với thành kiến và kiêu hãnh trong tư tưởng của mình) thấy được ý nghĩa cuộc sống này.

    Tất cả những ghi chép trong hồi ký của Spalding là hoàn toàn sự thực, và là một công trình khoa học vô giá, không phải là bịa đặt đâu anh. Mặc dù cuốn sách đã bị cấm ở VN và chính các nhà khoa học cũng đã bị phản đối khi trở về đất nước mình.

    Ngày nay văn minh vật chất, cùng với những tiến bộ của khoa học thực nghiệm làm cho con người (nhất là ở phuơng Tây) nhìn những vấn đề tâm linh khá nghi ngờ và dè dặt. Em biết là có lẽ thật khó để thuyết phục mọi người, và người ta cũng phải có đủ cơ duyên mới có thể hiểu được hết.

    Nhưng em tin ở luân hồi, nhân quả, và rất nhiều những cõi sống khác vẫn đang hiện diện cùng với thế giới chúng ta.

    Một hôm nào đó anh thử nói chuyện với Lê. Em nghĩ và hy vọng là Lê cũng đồng ý với em.

    ReplyDelete
  11. Anh chưa đọc cuốn này nên không thể nhận xét gì về nó. Anh cũng tin là cuốn này có thể giúp nhiều người nhận ra một điều gì đó, thay đổi cách nghĩ của họ hay có được một đời sống tinh thần hay tâm linh đầy đủ hơn. Nhưng giữa việc một cuốn sách về tinh thần và nhận định của em là "Tất cả những ghi chép trong hồi ký của Spalding là hoàn toàn sự thực, và là một công trình khoa học vô giá, không phải là bịa đặt" thì anh thấy nhận xét đó hơi cảm tính. Làm sao em "biết" được đó là sự thực và là công trình khoa học? Nếu là công trình khoa học thì phải có chứng minh, có kiểm nghiệm trước sự chứng kiến của nhiều người. Còn nếu em cho rằng đó là sự thực vì em "tin" đó là sự thực thì cuốn sách này nên được xem như một cuốn sách về tôn giáo/đức tin/đạo đức chứ không thể coi là công trình khoa học được. Những thứ thuộc về niềm tin nằm ở khía cạnh khác của tâm linh, không nên lẫn lộn với khoa học.

    Còn luân hồi, nhân quả... và giáo lý của Phật giáo thì quả thực là anh không hẳn là tin mà cũng không hẳn là không tin, nói chung là không dám bàn nhiều. Có thể vì mình chưa có duyên để tin, để thành một Buddhist? Nhưng như thế cũng có thể là mình chưa có duyên để trở thành một Christian, Muslim.

    Hôm qua nói chuyện với ông thầy, ông này cũng hỏi anh là mày theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo. Anh bảo tao thì cũng hơi hơi theo Phật giáo nhưng mà một năm chắc đi chùa một lần, cũng có năm nhiều hơn ;).

    ReplyDelete
  12. Ah, em cũng nói thêm về chuyện đạo Phật đi chùa hay cúng lễ v.v... Thực ra em thấy người ta theo đạo như vậy cũng chỉ mới là những cái bề nổi bên ngoài, chính nhiều cái mê tín đã làm mất đi cái hay cái cốt lõi của đạo. Còn những người phương Tây đến với đạo họ lại đến gần với bản chất thật sự hơn vì họ tìm hiểu đạo dưới góc độ triết lý. Một ví dụ điển hình là giáo sư của em, ông cũng là một Phật tử. Kinh điển Phật giáo quả thực rất thâm sâu, bao trùm nhưng Phật cũng nói quan trọng nhất là thực hành, tự mình thực hành và chứng nghiệm, không ai ép buộc ai cả. Vì đạo Phật là đạo của Từ Bi và Trí Tuệ.

    Thôi, em nói nhiều và lủng củng rồi, em tạm dừng ở đây vậy.

    ReplyDelete
  13. Tai sao lai co mot thang bi oi nhu cai tay Ha Quang Minh o cai blog tren kia the nhi? Bon vi cuong it nhat cung phai co ti chat dien dien, chu tay nay thi cha co cai dech gi. Den ca van cua han cung giong van cua hoc sinh cap 2, chu dung noi den tu tuong. That mat hang.

    Tu dung minh ngu doc phai may cau cua tay ay, gio buon ia moi tuc chu. Me no.

    ReplyDelete