Saturday, July 14, 2007

Thủy Hử

Sau bác Đức Kubin chê bai văn học đương đại Trung Quốc (gần đây có một bài của bác Trần Đình Hiến đứng ra bênh vực Totem Sói và văn học đương đại Trung Quốc) thì lại có bác Úc này chê bai Thủy Hử về khía cạnh tư tưởng.


Nhìn chung, tớ thấy bác này nói có lý. Cuốn tiểu thuyết Thủy Hử phản ánh sâu sắc văn hóa dân gian Trung Quốc và có nhiều giá trị, nhưng về mặt nội dung, nó cũng thể hiện nhiều vấn đề. Trong Thủy Hử đầy rẫy những chuyện các anh hùng moi tim gan đối thủ ra nhắm rượu, nó cũng ghê ghê chẳng khác gì truyện cổ tích dân gian Việt Nam có nàng Tấm làm mắm nàng Cám cho mẹ ghẻ ăn. Trong thần thoại Hy Lạp, cũng có chuyện vua Atreus giết con của đối thủ mình (và là em trai) rồi nấu và dọn tiệc cho em trai ăn nhưng cái kết thì lại khác- việc này khiến các vị thần phẫn nộ và khiến cho dòng họ Atreus sau này chém giết lẫn nhau (con là Agamemnon)- chứ không phải là có cái kết they live happily ever after như trong truyện Tấm Cám. Chẳng trách Lỗ Tấn từng cay đắng bảo văn hóa Trung Quốc là văn hóa ăn thịt người, khi mà trong các câu chuyện cổ, các đồng thoại dân gian, các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đầy rẫy các chuyện các vị anh hùng moi gan, uống máu kẻ thù.

Đáng lưu ý nữa là câu kết

“Việc Thủy Hử được lưu hành rộng rãi chỉ phản ánh một mặt của trạng thái tâm lý xã hội TQ đương đại chứ không đại diện cho tình hình toàn bộ xã hội TQ. Song điều làm người ta lo ngại là rất ít người đặt vấn đề nghi ngờ những giá trị tinh thần được Thủy Hử tuyên truyền ca ngợi.”


Nhận xét này không hòan toàn chính xác vì tớ nghĩ là Thủy Hử vẫn lưu truyền rộng rãi trong dân gian của Trung Quốc từ xưa, chỉ có điều không được chính quyền phong kiến khuyến khích do việc ca ngợi một nhóm lục lâm thảo khấu (chắc cũng không phải tình cờ mà người bình Thủy Hử là Kim Thánh Thán lại dính vạ văn tự và bị chém đầu). Đến thời loạn lạc và thời cộng sản trong thế kỷ 20 thì Thủy Hử lại càng được ưa chuộng vì phản ánh tâm lý thời đại và được chính quyền nâng đỡ, coi là một tác phẩm phản kháng viết về khởi nghĩa nông dân. Trong trạng thái tâm lý xã hội Trung Quốc đương đại thì có thể việc cuốn này được ưa chuộng (nhưng có thật là được ưa chuộng hơn trước hay không thì bài phỏng vấn không nói rõ?) do nó còn phản ánh tâm lý anarchy, muốn vượt ra ngoài sự kiềm chế của chính quyền chuyên chế, đề cao tự do cá nhân và tự do hành động.

Totem Sói- một cuốn tiểu thuyết đang được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc hiện nay, bán chạy nhất trong lịch sử nước này, chỉ sau Kinh thánh và Mao tuyển, mới thực sự là vấn đề phản ánh trạng thái tâm lý xã hội hơi bệnh hoạn của Trung Quốc hiện nay.

Có lẽ vấn đề ở chính truyền thống văn hóa Khổng-Đạo giáo của Trung Quốc đề cao sự điều hòa, chừng mực, trung dung, tiết chế khiến cho những thứ có tính extreme lại dễ hấp dẫn đại chúng như là một thứ phản bùa.





Nghi ngờ giá trị tinh thần của Thuỷ Hử

Tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành không biết bao nhiêu phim, truyện tranh, trò chơi điện tử... Đến nay, các nhân vật trong Thủy Hử vẫn là đề tài ưa thích mà người Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Tuy nhiên, hiện đang dấy lên nhiều quan điểm khác nhau về bộ tiểu thuyết được coi là kỳ thư này.

Giáo sư Bill Jenner ở trường Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn tạp chí Khoa học và văn hóa TQ, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử như sau.

-Nên nhìn nhận như thế nào về tác phẩm Thủy Hử?

-Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái tâm lý của xã hội TQ từ triều Minh cho đến ngày nay.

Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất chi là nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy?

img
Bìa cuốn Thuỷ Hử được dịch sang tiếng Anh.

Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em (Thủy Hử từng được nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel Pearl S. Buck dịch ra tiếng Anh là All men are brothers - Tất cả là anh em - ND) kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.

-Thế thì tại sao Thủy Hử lại được dân thường TQ hiện nay hoan
nghênh đến thế? Phải chăng điều đó nói lên một số vấn đề nào đó trong hiện thực?

-Lỗ Tấn đánh giá Lý Quỳ là nhân vật đáng căm ghét nhất trong Thủy Hử, song một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc lại từng ca ngợi nhân vật này có "khí phách cách mạng".

Tôi cảm thấy các nhân vật trong Thủy Hử không phải là sự miêu tả cuộc sống chân thực; cuộc sống hiện thực không như thế giới hảo hán trong Thủy Hử. Nghĩa khí giang hồ trong Thủy Hử là sự tô đẹp hành vi lưu manh – loại giá trị quan này rất có tính phá hoại.

Sở dĩ cuốn tiểu thuyết này cùng với bộ phim truyền hình nhiều tập được cải biên dựa vào tiểu thuyết đó được phổ biến rộng rãi là do thế giới trong sách tồn tại một sự tương phản với cuộc sống hiện thực. Các hảo hán trong sách ra tay choảng nhau không xét tới hậu quả.

Trong đời sống hiện thực có nhiều người ưa thích cuốn sách này, đó là do họ phải chịu sự trói buộc của các thế lực quyền thế trong xã hội, chỉ có từ các anh hùng hảo hán phóng đãng bạt mạng trong sách họ mới tìm kiếm được sự giải thoát và trút bỏ nỗi phẫn nộ trong lòng. Đây là hiện tượng làm mọi người rất lo ngại.

-Ông cho rằng nhân vật nào trong Thủy Hử thể hiện rõ nhất các hành vi và tính cách anh hùng hảo hán nói trên?

-Tôi thấy nhân vật Lý Quỳ rất có thể nói lên vấn đề. Tay này hữu dũng vô mưu, trung thành hết mực với bạn. Anh ta còn là một người con rất hiếu thảo, chẳng sợ gian nan đi đón mẹ về, dù bà mẹ đã bị hổ ăn thịt rồi, anh ta vẫn gắng hết sức mình. Nhưng mặt khác, nếu Lý Quỳ đã tức giận thì anh ta sẽ mất khả năng tự kiềm chế, không những chỉ giết kẻ thù mà còn giết tất cả mọi người không phân biệt ai, kể cả những người bàng quan vô tội cũng bị anh ra dùng rìu chém chết tuốt. Điều đó nói lên, vì để trút giận mà Lý Quỳ không tiếc tay sử dụng bạo lực cực đoan không chút ý nghĩa gì hết.

img
Tranh về tích Lý Quỳ đón mẹ.

Xem xét từ tầng nấc này, việc Thủy Hử hiện nay vẫn còn rất được hoan nghênh và được cho phép lưu hành, quả thực làm mọi người luẩn quẩn trong vòng mê hoặc.

Chính quyền từng coi Thủy Hử là cuốn tiểu thuyết ca ngợi cuộc khởi nghĩa của nông dân, qua đó tuyên truyền cho cuốn tiểu thuyết này. Thực ra, trừ Lý Quỳ ra, 107 tướng trong Thủy Hử đều không phải là nông dân. Phần lớn họ là người thuộc tầng lớp quan lại, có cả những chủ đất, ngay anh em họ Nguyễn cũng là các nhà tư bản thuê mướn sức lao động. Nếu nói Thủy Hử thể hiện mâu thuẫn giai cấp gì đó thì tôi cho rằng nó chủ yếu thể hiện mâu thuẫn nội bộ tầng lớp dưới của giai cấp thống trị.

-Ông nói Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn, phải chăng chủ yếu vì nó tuyên truyền bạo lực và nghĩa khí huynh đệ? Lẽ nào đây là hiện tượng đặc biệt của xã hội TQ?

-Sở dĩ nói Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn, đó là do nó ca tụng bạo lực như trong một vở hài kịch, mà không vạch ra hậu quả nghiêm trọng của điều đó.

Con người bị giết một cách vô cớ mà không có sự thương xót của ai cả – điều này rất dễ gây ra sự dẫn dắt sai lầm cho thanh thiếu niên.

Dĩ nhiên đây không phải là thứ riêng TQ mới có, các nước khác cũng có vấn đề bạo lực thanh thiếu niên. Chẳng hạn xã hội Mỹ hiện nay cũng có sự thể hiện giá trị quan của Thủy Hử: thiếu niên mang súng vô cớ bắn giết người khác chỉ vì để trổ tài, giống hệt như biểu hiện của các hảo hán trong Thủy Hử.

Đúng thế, trong xã hội Mỹ và trong các tác phẩm văn học Mỹ hiện nay chẳng thiếu gì các hiện tượng bạo lực. Điều đó khiến tôi liên tưởng tới việc trong văn học Anh cũng có sự miêu tả hảo hán lục lâm kiểu như Robin Hood.

Tôi thấy huyền thoại Robin Hood có chỗ khác với Thủy Hử. Người anh hùng kiểu Robin Hood có tình cảm chính nghĩa giết kẻ giàu cứu người nghèo, còn nghĩa khí giang hồ của các hảo hán trong Thủy Hử thì không có tình cảm chính nghĩa xã hội ấy.

-Cách nói này của ông hầu như khác với ấn tượng nói chung của mọi người. Nhìn chung khi nhắc tới các anh hùng Thủy Hử người ta đều nghĩ đến các hiệp sĩ “giữa đường thấy sự bất bình chẳng ngơ”?

-Thoạt xem là thế, nhưng khi phân tích kỹ thì sẽ phát hiện thấy Thủy Hử thiếu tình cảm chính nghĩa. Các anh hùng hảo hán trong sách chỉ lo báo thù riêng tư. Họ quan tâm nhiều hơn đến sự thừa nhận họ là hảo hán và họ coi trọng nghĩa khí của hảo hán. Song loại nghĩa khí ấy không chú trọng cái nghĩa của chuẩn tắc đạo đức, không phải là chính nghĩa.

Hãy xem Võ Tòng. Anh ta bị tù vì giết chị dâu Phan Kim Liên. Người gác ngục đối xử tốt với Võ Tòng, muốn anh ta giúp đối phó với Tưởng Môn Thần. Võ Tòng biết rõ hai bên đối lập ấy đều chẳng phải người tốt, song điều đó không ngăn cản Võ Tòng say rượu đánh Tưởng Môn Thần. Việc Võ Tòng đã làm trên thực tế là phục vụ cho bọn xã hội đen, chứ không liên quan gì tới lợi ích của dân chúng.

Ngay cả Thủy Bạc LÆ°Æ¡ng SÆ¡n bản thân cÅ©ng là sá»± thể hiện má»™t xã há»™i cÃ
³ giai cấp. Khi chia của ăn cÆ°á»›p được, Thủy Bạc LÆ°Æ¡ng SÆ¡n chia chiến lợi phẩm ra làm hai phần: má»™t phần để cho các anh hùng hảo hán hưởng thụ, má»™t phần khác chia đều cho các tiểu lâu la đông người hÆ¡n, song chÆ°a bao giờ họ chia lÆ°Æ¡ng thá»±c cho những người nghèo đói. Tuy họ cÅ©ng đánh úp bọn quan lại ác bá, song lý do đánh thường thường là vì các thành viên trong số hảo hán ấy bị bọn quan lại ác bá đối xá»­ không công bằng – nghÄ©a là có nhiều yếu tố cá nhân hÆ¡n, khác vá»›i câu chuyện của Robin Hood. Chính vì thế mà người TQ má»›i có câu “Già chẳng đọc Tam Quốc, trẻ không xem Thủy Hử”.

-Vừa rồi ông nói việc cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn Thủy Hử vẫn được phổ biến làm mọi người lo ngại, nhưng các danh tác cổ điển khác của TQ cũng vẫn rất được phổ biến, mà các cuốn sách ấy đâu có tuyên truyền bạo lực và nghĩa khí giang hồ như Thủy Hử?

-Dĩ nhiên là như vậy rồi. Việc Thủy Hử được lưu hành rộng rãi chỉ phản ánh một mặt của trạng thái tâm lý xã hội TQ đương đại chứ không đại diện cho tình hình toàn bộ xã hội TQ. Song điều làm người ta lo ngại là rất ít người đặt vấn đề nghi ngờ những giá trị tinh thần được Thủy Hử tuyên truyền ca ngợi.

(Theo Tia Sáng)



11 comments:

  1. Nhưng bài hát trong phim Thuỷ Hử thì nghe rất sảng khoái - Chắc cũng liên quan đến tâm lí XH đương đại :D

    ReplyDelete
  2. Chuyện này thực ra không mới, ngay cả Kim Thánh Thán cũng đã từng chê Thuỷ Hử như vậy, Kim Thánh Thán chủ yếu khen Thuỷ Hử ở cách kể chuyện, cách hành văn của Thi Nại Am hơn là nội dung khá tào lao của nó, các bác nghiên cứu văn Trung Quốc chắc chắn cũng đều nghĩ như thế. Thực sự em cũng không hiểu tại sao Thuỷ Hử lại được ưa chuộng đến như vậy vì mới đây khi đọc lại thì thấy ngô nghê buồn cười, có lẽ là vì Thuỷ Hử cũng giống như The Beatles, là một trong điểm khởi đầu thô sơ cho tiểu thuyết võ hiệp. Dẫu sao mình cũng là người của thế kỷ 21 rồi.

    ReplyDelete
  3. Đọc bài này lâu rồi mà cũng không thấy có gì cần phải nghĩ. Nó cũng giống như là khi các cụ Tàu cụ Việt chê bai văn hóa Tây là thế này thế nó. Chắc là thuộc vấn đề người thế nào thì tiếp nhận cái gì đó theo cách đó. Văn hóa Tàu nó nhiều thứ mọi thì đúng rồi, nhưng đó lại là chỗ các anh Khổng Mạnh nhân nghĩa lễ trí tìn, hoặc là văn hóa Tây dâm thư nhan nhản, nhưng lại cũng là chỗ tiến bộ văn minh etc. Chắc chắn là một người Á Đông đọc Thủy Hử thì thích hơn Robin Hood. Khi đã thuộc vào lịch sử rồi thì cái "thích" đó chắc mới là quan trọng nhất. Có phải thằng nào đọc xong "Thủy Hử" cũng thành cướp ăn thịt người, mà có phải thằng nào đọc "Robin Hood" cũng thành anh hùng chính nghĩa quái đâu.

    ReplyDelete
  4. Em không thích Thủy Hử nhưng chê trách nó thì hơi khó. Văn chương võ hiệp của TQ và rộng ra là trên TG có cái nào ko như thế. Từ Tam Quôc, Thủy Hử ngày xưa đến phim cảnh sát, hành động ngày này, có ai để tâm đến mấy chú lâu la bị bắn chết. ;), đọc và enjoy cái mình thích thôi.

    ReplyDelete
  5. "Có phải thằng nào đọc xong "Thủy Hử" cũng thành cướp ăn thịt người, mà có phải thằng nào đọc "Robin Hood" cũng thành anh hùng chính nghĩa quái đâu."

    Đọc cái comment này của bạn Nhị Linh nhớ Bowling for Columbine :p có 1 thằng nào đó nói về Marilyn Manson, sau bài phỏng vấn rất dài và rất hay của ảnh là không phải ai nghe Marilyn Manson xong cũng vác súng đi giết người, "but somebody would" :p

    Tớ chỉ có ý kiến về câu trên thế thôi, không có ý kiến nào về Thuỷ Hử (mà tớ đã quên từ lâu) cả :D

    ReplyDelete
  6. Theo ý kiến một kẻ bất tài như tớ thì đa số bọn phê bình là những đứa sáng tạo bất tài nhưng thích đi bàn về sự sáng tạo. Và đa số công chúng là những kẻ bất tài hơn nữa, thỉnh thoảng phải tham khảo, dựa dẫm vào những đứa bất tài nọ để tăng thêm được một chút ánh sáng vào cảm thụ hạn hẹp nhiều định kiến của mình. Nghĩa là một người phê bình phải dùng thứ ngôn ngữ hạn hẹp, định kiến của công chúng (để cho công chúng có thể hiểu được) nhằm diễn giải lại sự đánh giá cũng có thể không kém phần hạn hẹp và định kiến của mình.

    Trong khi đó thì kẻ sáng tạo và quá trình sáng tạo vẫn theo đường riêng của nó, như con thú thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên hoang dã.

    Nếu nhìn nhận khách quan thì sự cảm thụ một sản phẩm sáng tạo cũng chính là một quá trình sáng tạo khác. Nghĩa là người cảm thụ phải tự coi mình là một đấng sáng tạo. Cũng tức là tự đặt mình vào tầm vóc của thần thánh. Nếu không có cái chí anh hùng ấy thì đừng luận anh hùng, chỉ tốn giấy mực vô ích.

    Có coi mình là thần thánh mới đi hết được dặm trường. Chứ tự bằng lòng đặt đôi mắt mình sau những ngôn từ sáo rỗng của bọn trí thức phê bình nửa mùa thì chẳng đi đến đâu đáng kể.

    ReplyDelete
  7. Ban Le noi hay nhat...Em thich cai comment nay ..

    ReplyDelete
  8. Bạn Lê nói cao sang, nhỉ. Về cơ bản người ta có thể nói bất cứ cái gì về bất cứ cái gì miễn là có đủ back up và argument. Tôi nghĩ đó là cơ sở của dân chủ. Còn thích, không thích, khen, chê, lại là những chuyện khác. Phê bình chưa bao giờ là không có ích cả.

    today20: nếu mà không có tí bản sắc cá nhân thì ngay cả những thứ rất phổ biến và tầm thường như là (điền vào chỗ trống) người ta còn bắt chước được, nói gì đến anh Manson độc đáo hấp dẫn thế kia. Anh Moore tất nhiên là đi theo một lôgic khó bắt bẻ, nhưng chỉ khi nào bỏ béng được Columbine đi thì bowling nó mới không tiếp tục lăn vào. Khi đó thì nó lăn sang chỗ khác.

    ReplyDelete
  9. "Phê bình chưa bao giờ là không có ích cả."

    Câu này của bác muôn năm đúng. Tuy nhiên nó dễ gây hiểu lầm. Ngôn ngữ tự nó không nói dối. Nhưng để hiểu chính xác những mệnh đề tưởng như đơn giản lại thường không đơn giản.

    Sự phê bình đương nhiên là có ích. Tuy nhiên, để khẳng định một cách chính xác thì cần chú thích thêm nó có ích cho ai, trong hoàn cảnh nào, phục vụ cho mục đích gì. Nếu không có sự chú thích này thì mệnh đề trên tuy tạm nói là đúng, nhưng lại mập mờ tới mức vô nghĩa.

    Những mệnh đề rỗng về ý nghĩa xác thực như vậy nếu bới móc ra trong văn viết ngày nay nhiều vô kể. Cứ giở talawas ra đọc chẳng hạn. Rất nhiều những bài đối đáp vụn vặt liên miên mà nguyên nhân đơn giản chỉ vì chính người viết còn chưa có khả năng nhìn nhận sáng sủa những điều mình viết ra. Cũng có nghĩa là người ta hoàn toàn không có khả năng nhìn sáng sủa tư duy của người khác. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Vậy thì còn nói gì tới sự cảm thụ và phê bình một tác phẩm.

    Đúng là người ta có thể nói về bất cứ cái gì, miễn là có đủ back up và argument. Bạn có thể gọi đó là dân chủ cũng được. Nhưng hãy hình dung lại một cách chính xác điều chúng ta đang nói ở đây.

    Thứ nhất, người sáng tạo làm công việc của mình xuất phát từ trí tưởng tượng chủ quan của mình, và cũng chỉ để nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng chủ quan của mình về bản thân cũng như thế giới.

    Thứ hai, công việc của người phê bình là đối chiếu sản phẩm từ trí tưởng tượng chủ quan của người sáng tạo, với trí tưởng tượng chủ quan của chính mình.

    Thứ ba, đối tượng thưởng thức việc phê bình phần lớn là hướng tới công chúng, tức là người phê bình cần có sự tưởng tượng chủ quan về nền tảng văn hóa của công chúng, từ đó mà tưởng tượng ra mục tiêu và ngôn ngữ phù hợp cho sự phê bình.

    Tiến trình đầy rẫy những tưởng tượng chủ quan này có ích hay không? Hoàn toàn có thể. Nhưng ta cần phải xác định rõ (cho dù tự mình biết chính mình cũng đang chủ quan) rằng nó có ích cho ai, trong hoàn cảnh nào, phục vụ mục đích gì.

    Từ đó ta thấy rằng sự có ích ở đây có khi hoàn toàn chẳng liên quan gì tới người sáng tạo, cũng như bản chất của công việc sáng tạo. Đây cũng là ý mà tôi muốn nói trong comment trước.

    ReplyDelete
  10. Mạn phép có vài lời với bạn Lê. Bạn Lê nói rất đúng. Quan điểm của Tough thì là như vầy:

    A. Thi Nại Am viết ra Thủy Hử theo phong cách: "Trong khi đó thì kẻ sáng tạo và quá trình sáng tạo vẫn theo đường riêng của nó, như con thú thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên hoang dã." thì Tough không có vấn đề gì.

    B. Nhưng có nhiều người - công chúng lẩn phê bình lái Thủy Hử theo hướng tôn vinh những giá trị bạo lực mà hầu hết xuất phát từ mâu thuẩn cá nhân mà ra, biến nó thành 1 thứ "anh hùng ca" và cho rằng đó là những giá trị cuộc sống thì hỏng.

    C. Vì B nên mới có C, những nhà phê bình - công chúng khác kéo nó về đúng với giá trị của nó thôi.

    Thiết nghĩ, bài viết ở trên blog của anh Linh không phải phê bình quyển tiểu thuyết Thủy Hử , mà là phê bình cách nhìn nhận lệch lạc của một số lượng không nhỏ độc giả và nhà phê bình khác.

    Vài dòng.

    ReplyDelete
  11. @Tough:

    Đã định không viết gì nữa nhưng bác chỉn chu giữ lễ quá, rất lấy làm áy náy. Tôi phần nào đồng ý với comment của bác. Tuy nhiên, tôi có góp ý nhỏ thế này.

    Trong mọi thứ bùng nhùng phù phiếm vẫn phần nào tiềm ẩn một chút sự thật. Trong những "giá trị bạo lực", những bi kịch xuất phát từ "mâu thuẫn cá nhân", phần nào vẫn có một thứ anh hùng ca. Tô đậm chất anh hùng ca đó cũng phần nào khẳng định một số giá trị trong cuộc sống. Tất nhiên, những khẳng định vừa rồi chỉ là ý kiến chủ quan của tôi. Tìm được sự thật nào ở trong đó là công việc của bác.

    Comment của tôi không trực tiếp bảo vệ cuốn tiểu thuyết Thủy Hử. Nó chỉ có thể đóng góp một góc nhìn mới cho những ai tự họ thấy nó mới, và phần nào chân thực.

    ReplyDelete