Thursday, June 7, 2007

An Nam và Annam Mít

Post lại từ một chủ đề ở langven.


img

An Nam là tên do nhà Đường đặt cho nước mình, khi đó còn là châu huyện của Trung Quốc, sau này người Tàu vẫn dùng để gọi Việt Nam. Nhưng chỉ trong quan hệ với Trung Hoa thì các triều vua mình mới chấp nhận cái tên An Nam, còn trong nước với nhau đều dùng tên nước khác, để khẳng định sự độc lập của triều đại. Bản thân cái tên An Nam cũng đã có ý nghĩa từ cái nhìn trịnh thượng của kẻ đi chinh phạt (An Nam= phương Nam bình yên/được dẹp yên). Sau này người Pháp, do có lẽ tiếp xúc với người Tàu trước, nên cũng dùng từ An Nam để chỉ xứ Trung kỳ.

Nhà Đường đặt bốn đô hộ phủ ở các châu xa nhất, ở bốn phía đế quốc là An Đông, An Tây, An Nam, An Bắc. Việc đặt tên này chỉ việc Trung Nguyên dẹp yên Tứ Di (Liêu-Cao Ly, Khương- Nhung, Việt- Man, Hồ-Địch). Thế nên nước Việt từ khi lập quốc có bao giờ dùng tên đó, có thể là Đại Việt, Đại Nam hay Nam Việt, Việt Nam (đều là các cách ghép từ của chữ Việt- thể hiện dân tộc, và chữ Nam- chỉ phương hướng so với Trung Quốc mà thật ra với người Việt thì là Bắc Quốc), chứ không bao giờ là An Nam- phương Nam (được dẹp) yên.

Người Pháp có thâm ý gì khi sử dụng lại chữ An Nam của người Tàu và biến nó thành tên đơn vị hành chính không? Có thể có mà cũng có thể không? Nhưng dù có dù không thì với người Việt, cái tên này vẫn gợi lên những ký ức của 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc, hoàn toàn chẳng hay ho gì để lấy ra mà gọi. Nó là cái tên chỉ Việt Nam duy nhất do các thế lực ngoại bang đô hộ đặt ra để chỉ nước mình mà vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Cũng rất có thể là người Pháp không sử dụng từ Annamite với hàm ý khinh miệt như người Việt dùng với nhau?. Cái đó tớ không biết chắc, đã thử google nhưng không ra kết quả cần tìm. Nhưng từ Annamite với biến thể Việt hóa là Annam mít đã được dùng từ thời thuộc Pháp hàm ý miệt thị của những người Việt được "khai sáng văn minh" với những người Việt chưa được khai sáng. Nhiều người Việt dùng từ này với đồng bào mình có lẽ hay tự coi mình về mặt văn hóa, gần gũi với những kẻ thống trị hơn với các đồng báo bị trị của mình. Đến ngày nay, nó vẫn được dùng bởi một số người được coi là có học với hàm ý miệt thị một số đồng bào mình.

Ngẫm lại thì hình như ở mỗi nước mình mới có từ miệt thị kiểu đó? Tức là dùng để miệt thị người cùng dân tộc, màu da? Ít nhất cũng không thấy có ở các quốc gia phát triển. Có lẽ nó là sự rơi rớt của thời hậu thuộc địa ở những nơi mà sự thống trị kinh tế-chính trị và áp đặt về văn hóa đã tạo ra sự phân mảng xã hội về mọi phương diện, kể cả văn hóa, trong sắc dân bị trị, tạo ra sự xa lạ và miệt thị lẫn nhau trong đám dân chúng từng bị chinh phục? Đúng hơn là sự xa lạ giữa các tầng lớp khác nhau về cả kinh tế và văn hóa và sự miệt thị về văn hóa của một bộ phận thiểu số dân chúng, thường là được westernized tương đối với đa số còn lại.

Hiện tượng này thú vị vì nó không phải là sự miệt thị về dân tộc/đạo đức/tôn giáo/màu da, cũng không phải là hiện tượng miệt thị thuần túy theo giai tầng xã hội của tầng lớp cao với tầng lớp thấp mà là hiện tượng giả như đứng ngoài, nhìn vào bên trong. Người miệt thị tự đặt mình ra ngoài và quy kết đối tượng được miệt thị như một đặc tính chung của (đại đa số) dân tộc. Trong trường hợp này, từ Annam mít là một từ hoàn toàn thỏa mãn. Nó vừa tạo cảm giác đứng ngoài, cao hơn về văn hóa (An Nam là tên đặt cho lãnh thổ bị trị, từng được coi là man mọi và cần được giáo hóa hay khai sáng văn minh bởi Trung Quốc hay Pháp), đồng thời vẫn cho phép có một sự lùi an toàn (vâng, dù sao thì tôi cũng là người An Nam mà). Thêm chữ mít Việt hóa hậu tố -mite (hay -mese) nữa lại càng tuyệt, rất đúng tinh thần "nôm na là cha mách qué". Mít có thể là cây mít- một hình ảnh mang tính biểu trưng cao của le nhaque, mà cũng có thể là mít đặc (một cách dùng hiện đại).

Nhưng nó thú vị hay nó phản ánh sự xa lạ, chối bỏ và một cái gì đó pathetic, self-despised thì tôi cũng không biết chắc.

25 comments:

  1. Gia ma dan Vn sau nay co phat trien tot bac..hon cac nuoc khac, khi do khong hieu ai khinh ai nhi??
    dan Vn con khinh dan Vn khong ..hix..
    hay luc do ta lai co tu tuong bai ngoai giong cac nuoc phuong Tay va nuoc Nhat??
    noi chung " ke kho it khnh ke kho nhieu ma "..he.

    ReplyDelete
  2. Tùy tình huống mà dùng thôi. Đôi lúc gọi là An Nam Mít để tự trào cũng chẳng phải là điều dở.

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ là bác không nghĩ như em nhưng không phải ai cũng nghĩ như bác.

    Đọc lại sử cũ, ca dao ngày xưa, dân tộc Việt Nam là dân tộc có tính tự trào cao, "dân hai lăm triệu ai người lớn/ nước mấy ngàn năm vẫn trẻ con" (Tản Đà, bây giờ có thể thay 25 thành 84-tám tư). Đôi khi tự quăng quật tí lại hay, để thấm thía những đắng cay mà những bậc tiền nhân xưa nếm trãi, để thấm thía vị thế còn kém cỏi ngày nay của dân tộc Việt và người Việt.

    Chính ra em thấy Văn Lang nhà mình trước giờ vẫn không thóat ra được dáng dấp của một ngôi làng, tư duy đồng nội mãi vẫn thấp thoáng sau lũy tre làng.

    Chắc chung quy cũng tại vua Hùng, đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên. Bây giờ người ta nói "Đảng, dân tộc, nhân dân" chứ ai nói "Dân tộc, Đảng...", mặc dầu theo thứ tự A,B,C thì D dưới Đ :D

    Xưa có thằng giáo sư Nhật chắc là chơi khăm dân Việt mình nên mới nói câu mỗi thằng Nhật là một hạt cát còn mỗi cháu Việt Nam là mỗi viên ngọc, ngọc thì không dính lại được với nhau chứ cát thì vẫn có thể. Hố hố, kém kỷ luật, kém trí tuệ, chỉ bốc phét là giỏi thì ngọc là ngọc nào.



    ReplyDelete
  4. Nói về An Nam, xưa Bạch Cư Dị có một bài rất hay, ngoài thâm ý của kẻ thống trị ra thì cũng tả rất đúng Việt mình. Việt như loài vẹt đỏ quý, trông thì cái gì cũng hay cũng giỏi, nhưng không thoát ra được cái lồng, đôi khi là cái lồng tự mình tạo ra.

    Hồng anh vũ

    An Nam viễn tiến hồng anh vũ
    Sắc tự đào hoa, ngữ tự nhân
    Văn chương, biện, tuệ giai như thử
    Lung hạm hà niên xuất đắc thân

    ReplyDelete
  5. Em nghĩ là nếu Việt mình trở nên okie thì đừng nói là An Nam Mít chứ An Nam Phò thì người ta cũng cười xòa vui vẻ. Cái chính vẫn là xưa chúng nó kỳ thị mình vì mình cũng yếu kém, ngày nay mình tự kỳ thị mình, bởi vốn mình hiện tại cũng không ra gì. Em thấy bác Xơ đọc nhiều, thông thái, thông minh nhưng quan sát vẫn ít, nhất là môi trường Mỹ, Pháp. Em ở bên này có thể nói là lăn lộn kha khá, nói chung là thấy Việt phò, phò nhiều lắm. Không khá nỗi đâu. Để lúc nào rảnh em lại viết một bài lên BBC bà con đọc vui. Phò, phò nhiều. An Nam Mít, còn chạy sau đuôi Thái lọ dài dài, hơn 50 năm ở Hung một đống, tính trên lãnh địa Hung, văn hóa, hàng hóa tất cả các thể loại đều thua xa Thái lọ là một thằng cù bất cù bơ chưa thèm đặt chân tới Hung.

    Mỗi lần đặt chân lên sứ quán là em đã thấy buồn rồi. Mà đã Việt ở Đông Âu thì chổ nào cũng giống chổ nào. Việt ở VN thì cũng thế, chẳng qua ở tây thì mình còn có đứa khác giống nói mà so.

    Nói tóm lại em thấy mỗi người một ý, em với bác.

    An Nam Mít lý luận hay, giống như con vẹt nói giỏi tiếng người vậy, nhưng mãi vẫn không sao thoái nỗi được những thứ từ chính mồm nó phát ra.

    ReplyDelete
  6. Em không hiểu ý khác của bác là gì, nhưng không phải là ý năm nào Tàu cũng đem quân qua nện mình rồi biến thành thuộc địa nó đâu. Người Tàu thâm lắm chứ đâu nông thế. Bạch Cư Dị suy cho cùng là hạng trí thức chữ nghĩa chứ đâu phải bọn phàm phu trọng vũ lực.

    Các sứ giả VN thường rất giỏi đối đáp, nhưng những câu cú lý lẽ đó cũng chỉ là đồ nhai lại từ Trung Quốc. Con vẹt nói hay tiếng người nhưng không thoát ra nỗi cái lồng của nó là vậy. Bài thơ của họ Bạch thâm sâu ở cái ý văn hóa Việt. Văn hóa VN ảnh hưởng quá nặng từ TQ.

    ReplyDelete
  7. Nói thêm là thời Pháp Thuộc, Annam (annamite) chỉ để chỉ miền Trung (thời đó gọi là Trung Kỳ) thôi chứ không phải toàn bộ VN, miền Bắc là Tonkin (tonkinois) và miền Nam là Cochinchine (cochinchinois).

    Nhắc đến 2 chữ An Nam lại nhớ đến cái bài thơ Hồ Quý Ly trả lời nhà Minh (An Nam phong tục thuần, Y quan Đường chế độ, Lễ nhạc Hán quân thần,...). Theo em đó là 1 bài sỉ nhục của dân VN đã bị ghi vào lịch sử, nhưng đau lòng mà nói nó cũng phản ánh phần nào bản chất văn hoá, tư tưởng của dân VN chịu ảnh hưởng rất lớn của Tàu.

    ReplyDelete
  8. :D nếu ban đầu anh viết thế này thì em cũng chẳng phái nhày vào đấy làm gì

    ReplyDelete
  9. @anno: anh cũng viết là "Sau này người Pháp, do có lẽ tiếp xúc với người Tàu trước, nên cũng dùng từ An Nam để chỉ xứ Trung kỳ."
    Hồ Quý Ly là một người khá mâu thuẫn, ông là một người ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Hán nhưng lại có ý thức dân tộc rất cao. Một nước Việt lý tưởng với Hồ Quý Ly hẳn là một nước Việt có văn hóa Hán nhưng độc lập, ngang hàng với Bắc triều. Thực ra đó là suy nghĩ chung của các nhà Nho thời đó, trong mong muốn xây dựng một nước Việt như là một nước Tàu không phải Tàu.

    ReplyDelete
  10. Bài này tuy bác Xơ gài mấy chữ tôi không biết chắc ở cuối nhưng mà ý bác thì rõ rồi. Bây giờ ta bảo bọn Úc xưa toàn du côn tử tù với lại mọi rợ thì bọn nó cũng cười sảng khoái thôi, giờ ta bảo bọn Sing là lũ dân chài cái thời chưa xa thì chúng nó cũng vui vẻ thôi. Thực tại tốt đẹp làm cho họ tự tin, quá khứ dẫu kém cỏi mấy cũng thành trò vui vẻ, thậm chí còn là niềm hãnh diện. VN mình không có được những cái đó. Kiếp mít còn dài :D

    ReplyDelete
  11. @TBM: Tớ không nghĩ thế và thực sự không nghĩ là khi người ta dùng từ An Nam Mít là để tự trào, mà là để giễu cợt người khác kiểu "Đời đục mình ta trong". TBM có thể cho một ví dụ trong đó việc dùng chữ An Nam Mít không phải là dở không?

    ReplyDelete
  12. @Thích Đậu Phụ: Tớ có phản đối việc nêu ra thói hư tật xấu của người Việt đâu, bản thân các truyện cười dân gian cũng nói ra được khá nhiều.
    Cái chính là theo tớ không nên dùng một từ có tính miệt thị như An-nam Mít khi nói tới người Việt.

    ReplyDelete
  13. Anh Linh cu thu o Duc voi Dong Au xem, lai cha thay vo vong lam ay, Mit cu goi la con dai, dung nhu TDP noi day.

    ReplyDelete
  14. @TĐP: CÓ những cái thuộc về văn hóa, có những cái thuộc về thể chế, có những cái có thể thay đổi ngay, có những cái chưa thay đổi ngay được. Vấn đề là phải có ý thức thay đổi, tìm hiểu vấn đề là ở đâu để thay đổi chứ cứ nói khơi khơi như là một thứ quy luật luôn đúng thì chẳng có tác dụng gì, giải quyết được gì chứ?
    Ngoài việc tự khiến mình chán ghét mình hoặc tự cảm thấy mình xa lạ với đất nước, dân tộc, văn hóa của mình.
    Ý tớ là viết kiểu như TĐP nói, cứ vạch ra những gì cổ lỗ, dở hơi, vướng mắc, yếu kém trong cách làm việc của người VIệt mà không thử tìm ra nguyên nhân thực sự của nó ở đâu và nên làm thế nào để tốt hơn thì tớ vẫn thấy có gì đó pathetic, self-pity trong đó.
    Ít nhất như ông Nguyễn Gia Kiểng viết Tổ quốc ăn năn tuy lập luận hàm hồ nhiều chỗ nhưng cũng có những cố gắng tìm cách lý giải tại sao.
    Bài Hồng Anh Vũ trên của Bạch Cư Dị thì tớ tin là tác giả chẳng ngụ ý gì tới người Việt cả. Ngụ ý của ông, nếu có, thì là ở những chỗ khác.

    ReplyDelete
  15. Đồng ý với TDP, với tớ từ An Nam mít ko quan trọng, (ngày xưa đ/c NAQ còn dùng từ này trong thư gửi cho bộ trưởng ngoại giao Mĩ cơ mà), mấy cái so-called pathetic/self despised nọ kia cũng ko quan trọng nốt. Chỉ cần biết thực tế VN mình yếu kém thế nào, đầu tiên là biết được như vậy cũng tốt lắm rồi (vụ này theo tớ nan giải lắm, hehe), sau đó mới tính đến chuyện nguyên nhân, giải pháp ...

    ReplyDelete
  16. Bác Hiếu, từ An Nam khác với An Nam mít, thời Pháp đó là danh từ hành chính nên Nguyễn Ái Quốc dùng là đúng rồi.
    Những cái yếu kém các bác nói, thứ nhất là gần như ai cũng thấy nó, thứ hai là việc các bác dùng những từ có tính tiêu cực như thế không giúp người ta thấy thêm điều gì hay ho cả mà còn gợi nên phản ứng tiêu cực. Riêng tớ, tớ rất dị ứng với cách dùng từ An-nam mít khi nói về người Việt. Không hòan toàn giống nhưng nó cũng gần với các từ nigger, chink, gook, là các từ lóng có tính miệt thị.
    Ngày nay cuốn Huckerbery của Mark Twain còn bị nhiều trường phổ thôngở Mỹ cấm vì dùng nhiều chữ nigger trong đó mặc dù vào thế kỷ 19 thời của Mark Twain từ này là từ chung chỉ người da đen và không hẳn có tính miệt thị như trong giai đoạn sau.
    Nói thế này thì không hiểu có đúng không nhưng đôi khi tớ thấy có một sự tự thỏa mãn khi người ta chê bai mọi thứ về Việt Nam. Phải nói thế vì đôi khi tớ cũng có cảm giác như thế khi làm điều đó, vì khi nói thế mình tự đặt mình cao hơn.
    Nhưng giờ khi tớ nghe thấy câu kiểu như "An Nam Mít thì chỉ có thế thôi", tớ sẽ thấy hơi xấu hổ.

    ReplyDelete
  17. Bác Linh có vẻ đặt tình cảm lên cao quá, tiêu cực hay cảm giác xấu hổ nọ kia đều là những thứ cảm tính, có thể là đúng với bác, nhưng người khác chưa chắc đã nghĩ vậy. Ví dụ như nếu tớ chê bai gì về VN (đấy là bác dùng từ chê bai, chứ tớ thì chỉ là nói về sự thật dưới góc nhìn đánh giá của tớ), tớ ko bao giờ đặt mình cao hơn, mà luôn sâu sắc thấm nhuần (hehe) rằng mình cũng là người VN, cũng trong số đó. Trong khi nếu đọc báo chí, TV, các loại media ở VN thì lúc nào cũng ca ngợi cũng tâng bốc lên mây xanh - nhưng đó là "khen", mà tích cực như thế thì chắc ko có ai chạnh lòng, chẳng ai phản đối. Nhưng cứ đụng vào cái gì xấu thì lại bảo là chê, là tiêu cực. Tại sao nhỉ? Cũng ko quá khó hiểu, phải không? :-D

    ReplyDelete
  18. Em dong y voi anh Hieu la anh Linh van cam tinh qua, theo mach suy nghi ca nhan ma suy dien hoi nhieu, khong phai ai che bai Viet Nam cung dat minh len cao hon nguoi khac.
    Em thi khong chac la nhung cai kem coi cua chung ta da so chung ta co thay duoc. Su thuc la chung ta chi co the thay ro khi duoc exposed voi mot the gioi phat trien hon, don gian nhu qua chuyen di hoc nuoc ngoai hay qua lam viec voi nguoi nuoc ngoai trong nuoc ma cai cam giac mo ho ve su kem coi cua dan toc no moi lo ra dan dan. Voi da so dan chung thi Viet Nam van la rung vang bien bac, dan toc thong minh can cu, phu nu Viet Nam thi anh hung bat khuat trung hau dam dang, van hoa phat trien ruc ro, chang qua la chung ta phai chiu nhieu cuoc chien tranh nen moi i ach nhu ngay nay, day la nhung dieu chung ta da duoc hoc va duoc nhoi vao dau tu be, mot thu sub-conciuosness. Nhung su that la gi, chung ta khong co rung vang bien bac (co khi do cung la dieu tot), dan toc co mat bang tri tue kha tam thuong, can cu thi chua an thua gi va chac chan la khong he co ky luat, tinh than trach nhiem thap, van hoa thi mo nhat, phu nu Viet Nam thi cung tam thuong thoi tuy nhien co le trong mat bang dan toc kem coi nen trong co ve anh hung hon dan ong!!!
    Cho nen ngay tu buoc dau tien la danh gia dung van de chung ta con chua thuc hien duoc. Theo y em la cu can phai che manh vao, goi la dap tan thanh tri tu hao dan toc xay lai tu dau.

    ReplyDelete
  19. Minh Minh: Các sứ giả VN thường rất giỏi đối đáp, nhưng những câu cú lý lẽ đó cũng chỉ là đồ nhai lại từ Trung Quốc. Con vẹt nói hay tiếng người nhưng không thoát ra nỗi cái lồng của nó là vậy. Bài thơ của họ Bạch thâm sâu ở cái ý văn hóa Việt. Văn hóa VN ảnh hưởng quá nặng từ TQ.

    Văn hóa Việt Nam không ảnh hưởng quá nặng từ văn hóa Tàu thì ảnh hưởng từ đâu? Dù sao thì Tàu cũng đô hộ mình 1000 năm và 1000 năm sau, cho tới nay, dân Việt (trừ những người được đi Tây từ bé hay gần gần nhớn) đều được, bị nhồi nhét từ Hán Việt (trừ khi thay hết 80 - 90% từ ngữ trong tiếng Việt), văn học Tàu, lịch sử Tàu từ sách vở, phim ảnh, truyền hình, hàng hóa gần như từ A - Z. Hay mình sẽ ảnh hưởng từ Ấn Độ? Từ Champa?

    ReplyDelete
  20. chính vì người VN cứ luôn tự nhủ mình là annammit ấy mà nên mọi việc mới ầu ơ ví dầu mãi thế

    ReplyDelete
  21. Nói Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng từ văn hóa Trung Hoa là ko đúng. Vì người Việt và người Hoa có cùng nguồn gốc (trước thời các vua Hùng), nên Việt Nam và Trung Hoa gần gũi về văn hóa là điều dễ hiểu.

    Còn về cách gọi miệt thị "An Nam" thì tôi đồng ý với chủ blog: ko nên dùng những từ như vậy nữa.

    ReplyDelete
  22. Dân Vn chúng tôi ở Montréal vẫn kêu nhau là An na mít có sao đâu. Còn thấy gần gũi nữa là đàng khác.

    ReplyDelete
  23. Em thì em cho rằng chính ông Đảng CS là người lôi cái từ An-nam-mít này ra mà xách mé. Trí thức trước cách mạng, nhất là dân Tây học chả ai lại hiểu theo cái kiểu đó.

    ReplyDelete
  24. An Nam rõ ràng là cách gọi người Vn 1 cách miệt thị, vậy mà con trai của ca sĩ Quang Dũng được đặt tên là An Nam đó nha!

    ReplyDelete
  25. Bạch thi sĩ đã quên là người VIỆT chỉ dùng điển tích Tàu ,thi cú Tàu để giải bày ý nghĩ thâm sâu của mình và có vẻ cay cú ,hợm hĩnh => An Nam viển tiến hồng anh vũ.... Ông quên đi sự Thông minh, uyên bác cuả kẻ dùng ngôn ngữ dân tộc ông.Tỉ như nhà văn NAM -LÊ vừa đoạt các giải văn học Anh, Mỹ với tập truyện ngắn BOAT MAN (viết bằng Anh Ngử và có bối cảnh ở bên Mỹ.. ) thì sao ? Như N-X- Vinh đã vạch ra đuờng lên
    Mặt trăng cho NASA bằng các thuật toán (phần lớn thuộc về T-Phương ) ?
    Theo tôi Từ AN NAM ít có người thấu tường và cứ vô tư (?) dùng. Quan trọng hơn cả là tư cách Người Việt hôm nay ra sao.
    Đừng có cảnh hàng trăm gái Việt diểu diểu chờ đàn ông Hàn ( bọn mọi da vàng ) chọn cưới.. hay thảm cảnh lao động Mả Lai..
    Bị lụt lội thì cứ vất bừa "C " ra ngoài đường như vừa thấy hôm lụt HÀ NỘI..Cám ơn bạn đọc....

    ReplyDelete