Saturday, June 16, 2007

Bá Vương biệt Cơ

http://www.ebeijing.gov.cn/feature/Sino_ltaly_culture_year/Contrast/Opera/Peking_Opera/W020060328381862974154.jpg



Giờ tớ mới xem Bá Vương Biệt Cơ, các bạn thông cảm, tớ luôn đi sau thời đại, tới giờ cũng còn chưa xem "Phải sống" mà cũng không tìm thấy trên Net. Phim này dài quá (3 tiếng) mà đạo diễn cũng không nhân nhượng với người xem, để các trạng thái bi kịch ở mức tối đa. Thôi gạch đầu dòng vài ý (dạo này thích gạch đầu dòng, (còn đóng mở ngoặc thì thích từ lâu rồi)).

1. Hẳn là một trong các phim của Tàu hay nhất, kể cả mọi loại Tàu. Thậm chí có thể là phim Tàu xuất sắc nhất (tất nhiên so sánh cũng khó vì có nhiều thể loại khác nhau, ví dụ so sánh Bá Vương biệt cơ với In the mood for love thì sẽ thành khập khiễng, khó so sánh).

2. Xem phim xong thấy ghét bọn Tàu hơn. Thời nào cũng thế, tính mạng con người với những gì thuộc về cá nhân đều gần như là con số không với người Tàu. Tất nhiên thời Cách mạng văn hóa là tởm nhất, xem tới đoạn đầu tố mà mình thấy kinh tởm, gần như buồn nôn một cách physically. Một chế độ bày ra những trò kinh tởm như thế thì chẳng có lý gì vẫn tồn tại và bất công thay khi ảnh tượng của Mao Trạch Đông vẫn ngạo nghễ nơi các quảng trường, lễ đường. Phim này chuyển thể được cái cảm giác của cá nhân sống trong một đất nước tỷ dân mà chẳng thằng nào coi thằng nào ra cái gì cả, mọi thứ đều đảo lộn, biến động, ngoài sự kiểm soát và nhận thức của cá nhân. Có nhiều cái mà mình từng nghĩ là hiểu về văn minh và lịch sử Trung Quốc nhưng chứng kiến trên phim ảnh vẫn cảm thấy shocked: ví dụ cách dạy trong các trường ca-vũ kịch bằng roi vụt (thảo nào Thành Long lại dẻo thế, chắc một phần cũng nhờ ăn roi khi đi học vũ kịch), hay cảnh đấu tố.

3. Nếu so sánh thì có thể so sánh với Bác sĩ Zhivago của David Lyan về thể loại epic. Nhưng những biến cố của phim này còn mạnh mẽ, khốc liệt và trong khoảng thời gian dài hơn đáng kể so với phim của Lean. Bộ phim là một bức tranh lịch sử Trung Quốc trong thế kỷ 20 từ thời warlord-Cộng hòa- Nhật- Quốc dân đảng- Cách mạng văn hóa- Hậu Cách mạng văn hóa. Và chân dung của mỗi thời đều được khắc họa rất rõ.

4. Diễn xuất hay. Củng Lợi đóng hay nhưng mà Leslie Cheung (Trương Quốc Vinh) mới thực sự là ngôi sao sáng nhất phim này. Anh này khổ đóng phim cũng toàn vai khổ, tự tử trong phim rồi sau này cũng tự tử ngoài đời. Quay phim, phục trang đều rất đẹp. Câu chuyện được phát triển hợp lý
nên tuy dài nhưng vẫn khiến khán giả có thể tập trung theo dõi.

5. Tóm lại là một phim great, có thể coi là một trong các epic- melodrama kinh điển. Nhưng mà với các phim như thế này thì chắc cũng chỉ xem một lần thôi. Nói chung nếu các bạn nào có thể chịu đựng được khi xem/nghe kinh kịch (hay tuồng cũng vậy) và quan tâm tới lịch sử văn hóa Trung Quốc thì chắc sẽ thấy hay, còn nếu quen cách xem phim kiểu Mỹ thì có lẽ sẽ thấy phim này dài và nặng nề.

6. Tuy vẫn thích văn minh-lịch sử Trung Quốc (từ nhỏ)nhưng mình cũng biết ơn các cụ nhà mình là không chịu trở thành Tàu. Thà là người Việt (lùn, bé, hèn- bổ sung thêm là ăn mặc xấu nữa) còn hơn là người Tàu với những thứ như Vạn Lý Trường Thành, Kinh Dịch, Tào Tháo, tục bó chân, Thanh cung 13 triều và Cách mạng văn hóa.

7. Nhân tiện copy từ Thi viện Annonymous bài Cai hạ ca của Hạng Vũ khi Biệt Cơ (không biết bài này có thật của Hạng Vũ không hay do cụ Tư Mã Thiên cảm khái làm giúp). Sử ký chép: nghe xong bài này Ngu Cơ đâm cổ tự vẫn (nghe hết câu
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà thì tự vẫn là phải). Tới lúc anh hùng phải vò đầu hỏi mỹ nhân làm sao bây chừ thì còn gì mà nói nữa.

Cai Hạ Ca

Lực bạt sơn hề khí cái thế
Thì bất lợi hề bất thệ
Chuy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà

Hai bản dịch:

1.
Sức bạt núi chừ, khí trùm đời
Thời chẳng lợi chừ, chuy chẳng ruổi
Chuy chẳng ruổi chừ biết làm sao
Ngu Cơ em ơi, biết làm sao ?

2.
Sức nhổ núi, khí trùm đời,
Ngựa truy chùn lại bởi thời không may.
Ngựa chùn, biết tính sao đây?
Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng?

29 comments:

  1. Uh phim nay hay, Phai song cung hay nua anh Linh, hoi con "tre" xem hai phim nay em roi ca nuoc mat, hichichic.
    Nguoi Viet ma thanh Tau thi cung thanh kieu dan toc thieu so vung bien cuong khi ho co gay cua no thoi, se thanh mot dam dan ma no san sang bo di cung khong tiec nhu nhieu nhom dan thieu so cua no bay gio.

    ReplyDelete
  2. đúng, may quá mình vẫn là Việt Nam!!!

    ReplyDelete
  3. Riêng phim này dù rất thích không dám xem tới lần thứ 2 anh ạ T___T

    ReplyDelete
  4. Hi hi, giờ mới biết tên Việt / Hán Việt của phim này... :-)

    ReplyDelete
  5. Phim này là phim Tàu hay nhất mọi thời đại đối với mình. Và mình cũng đã xem nó không dưới 5 lần. Hình như là mỗi năm lôi cái băng video ra xem lại một lần. Nói chung là luôn sởn gai ốc từ đầu đến cuối. Thế mà vẫn yêu vẫn thích.

    Trung Quốc trước nay vẫn thế. Mọi người có theo dõi vụ nô lệ thời nay mới bị phát hiện không? Chua xót và đau lòng không thể tả nổi.

    ReplyDelete
  6. Ly Lien Kiet cung wa hay :)Hihi, con a TQV thi sau phim nay cung phat hien ra minh la 'guy' :-p

    ReplyDelete
  7. Trần Khải Ca có phim này là đỉnh cao. Sau này càng lúc càng kém, đến Vô Cực thì thành hơi nhảm. Còn một phim gì tớ quên mất tên, nhân vật chính là cậu bé chơi violin, xem được nhưng không xuất sắc.

    ReplyDelete
  8. vai diễn này gần như là ướm cho Trương Quốc Vinh và anh cũng bị ám ảnh nặng sau phim này, anh diễn quá xuất sắc

    ReplyDelete
  9. giờ anh mới xem à! Em chỉ có cơ hôi xem lướt lướt qua thoai, tại xem phim đó cùng một bà chị trong một căn phòng chỉ có hai người ... Nhưng mà em nhớ từng chi tiết luôn. Trong blog của em còn có cả clip cảnh cuối đó

    ReplyDelete
  10. bá vương biệt cơ là Trần Quốc Vinh đóng mà, thằng này vừa đẹp trai vừa tài hoa, mỗi tội gay, lại còn tự tử. Phim này còn đạt giả trong liên hoan phim canne, đề cử giải oscar. Thậm chí còn là phim đầu tiên nói về gay trong một đất nước như Trung Quốc...., còn cả cái đoạn cách mạng văn hóa ,,,,

    ReplyDelete
  11. xem cái phim này, thấy cái chất phương đông. Nó dằn vặt, nó da diết, nó ủy mị nói chúng rất nhiều thứ nó + lại bằng quá hay

    ReplyDelete
  12. Ủa, sao bạn tearofcandle lại chọn xem phim này cùng một bà chị trong một căn phòng chỉ có hai người. Thiếu gì phim phù hợp hơn trong hoàn cảnh đó chứ, lại đi xem phim về anh gay, rõ phí của :D.

    ReplyDelete
  13. @lifegoeson: anh mua đĩa ở VN. NHưng download thì trên Bittorrent hình như cũng có.

    ReplyDelete
  14. Tớ cũng ám ảnh phim này hồi còn đi học. Nhiều khi sự "hay kinh khủng" của bộ phim cũng làm cảm giác của mình tụt dốc. Mất một thời gian tư duy bị ngừng, gần như không muốn nhận thêm bất cứ phim nào nữa. Và mỗi khi cay đắng, mỗi khi thất vọng, trong lòng lại tự mình gào lên một câu thoại rất nhớ: "Các người lừa tôi!"

    ReplyDelete
  15. E xem bộ phim này 3 lần rồi. Great.đúng là hay khủng khiếp..
    Nhưng anh thấy đấy, thằng Trung Quốc tuy có giai đoạn tởm như vậy nhưng họ vẫn làm phim phản ánh lại sự thực lúc đó và được chấp nhận, còn VN thì sao? toàn né tránh à..

    ReplyDelete
  16. À phim bạn Felix nói là Together xem cũng okay, nice nhưng không có gì đặc biệt.
    Còn một phim nữa cũng khá hay của Trần Khải Ca là Hoàng đế và thích khách ề câu chuyện Kinh Kha mưu sát Tần Thủy Hoàng. Phim này có thể coi là câu trả lời của Trần với phim Hero của Trương Nghệ Mưu.
    @Tiger: Các phim của Trần Khải Ca hình như đều sản xuất ở Hongkong hay Đài Loan nên cũng thoát khỏi sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Phim Bá Vương biệt cơ là của Hongkong sản xuất, sau khi ra bị cấm chiếu ở Trung Quốc một thời gian.

    @Cát Khuê: Không nên lạm dụng câu "Các người lừa tôi" nhiều bạn ạ :P. Tất nhiên nếu bạn cũng sống cực kỳ nghệ sĩ như anh Trương Quốc Vinh- Ngu Cơ thì câu đó mới hợp lý. Trong phim còn có câu của anh Sở Vương nói với anh Ngu Cơ "Tôi chỉ là ông vua giả, chỉ có cậu mới là Ái Cơ thật". Bi kịch của nhân vật này không chỉ là bi kịch của thời cuộc, của giới tính, của tình yêu không được đáp trả và chấp nhận, còn là bi kịch của người nghệ sĩ, hóa thân với nhân vật tới mức không thể nhận thức được đâu là cái identity của mình.
    Hiện tượng này cũng được nhắc tới trong Kịch Nô của Nhật Bản, nhiều diễn viên kịch Nô hóa thân vào nhân vật tới mức họ hành động như nhân vật họ diễn trong cuộc sống.

    ReplyDelete
  17. Bạn hiền, bi kịch của nhân vật này chưa chắc đã bi kịch, sự nhập vai í đôi khi chính là hạnh phúc của thiên tài.

    Còn cái cách dạy dỗ trong trường í có mặt trái thì cũng có mặt phải, qua những đào tạo như vậy thì nền nghệ thuật, tính chuyên nghiệp và kỷ luật nghệ sĩ của họ mới hơn đứt nhiều phần khác của thế giới. Khi đã đến một tầm văn minh nào đó thì mới mong tính tự giác, còn mông muội thì càng hà khắc càng trật tự. Èo, nhìn đam mê của dân người ta mà sướng, lúc thằng bé con xem diễn phê quá tè cả lên đầu thằng bạn...

    Tớ xem phim này chắc cũng phải gần chục năm rồi, đi một mình và ứa nước mắt vì sự rộng lớn của nó, hì, hồi đó còn trẻ quá. Từ đó cũng rất khoái anh Trương Quốc Vinh.

    ReplyDelete
  18. Em mua được phim này từ lâu rồi, nhưng mà cũng chưa xem hết, kiểu để dành mãi một cái gì great. Tại nghe nói nhiều quá.

    ReplyDelete
  19. @HA: hạnh phúc hay bất hạnh, cái đó khó nói lắm. Tất cả đều ở trong cảm giác của người đó, người ngoài không nói được.
    Cách dạy dỗ càng hà khắc càng trật tự thì có đúng không? Tớ thấy logic đó rất giống với những gì Trung Quốc phải trải qua từ thời Tần THủy Hoàng tới nay. Tớ e rằng không đúng.

    ReplyDelete
  20. Tớ nói "chưa chắc" và "đôi khi", cậu mới là người khẳng định chứ, hị hị. Cá nhân tớ, nhìn từ góc độ nghệ sĩ và nếu, ví dụ, tớ là nghệ sĩ, tớ ngưỡng mộ và thèm muốn sự nhập vai í.

    Hà khắc hay không. Cậu thử nhìn sự hỗn loạn của nuớc-mà-ai-cũng-biết-là-nước-nào xem. Tớ chỉ cần biết kết quả cuối cùng thôi. Nhờ kỷ luật và sự khổ luyện thì họ giỏi hơn và "ngoan" hơn.

    Bàn tay sắt, chỉ trước khi đủ văn minh như, ví dụ, Bắc Âu. Tớ sợ là toàn châu Á đếu khó thể nói là đã đủ văn minh. Khi người ta chưa biết sử dụng đúng mức sự tự do/tự giác thì chưa nên có nó.



    ReplyDelete
  21. Khi Đặng Tiểu Bình sai quân đội dùng xe tăng tấn công sinh viên ở Thiên An Môn ấy hẳn ông ấy cũng nghĩ là dân Trung Quốc cần kỷ luật và "ngoan" hơn.
    Khi Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, ông ta cũng lấy lý do là dân ngu muội đọc sách chỉ sinh loạn, nên phải hà khắc thì nước mới trị dân mới an.
    Cái nào là kết quả cuối cùng, và sẽ phải hy sinh bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ để cho một kết quả cuối cùng mà có khi cuối cùng lại hóa ra một thứ fake ngớ ngẩn nào đó. Bàn tay sắt nhân danh trật tự và ổn định là những cái mà nhà cầm quyền độc tài nào cũng biện minh.

    Tớ nghĩ HA hiểu không đúng thông điệp thực sự của bộ phim, hoặc bạn hiểu nhưng bạn lại coi tất cả những cái đó là cần thiết, trái với điều (mà tớ tin là) nhà làm phim muốn nói.

    Tớ thà ưa thích sự hỗn loạn ở nuớc-mà-ai-cũng-biết-là-nước-nào hơn là kỷ luật và trật tự phải đổi bằng máu của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn (ví dụ thế).

    ReplyDelete
  22. Tớ hiểu là cậu đang sống ở Mỹ.

    Tớ nhất định phải có quan điểm giống đạo diễn thì mới là hiểu thông điệp của ông ấy à?

    Mà thôi, cậu hình như hơi serious, tớ lại không muốn là lợn lòi :D. Nice weekend, dear.

    ReplyDelete
  23. @HA: Nói thế nào nhỉ, khi bàn luận về các vấn đề serious thì tớ vẫn luôn serious, dù là nói với bạn bè hay người quen.
    Mà tớ cũng sống ở Việt Nam 26 năm trước khi ra nước ngoài :P.
    Ý tớ ở trên có chữ hoặc mà, cậu xem lại.
    Nice weekend too, dear friend.

    ReplyDelete
  24. Iem có thắc mắc lấy cái gì để tính kết quả cuối cùng :-? Và bàn tay sắt thì trên cơ sở nào để nói là nó nên "sắt" theo hướng này hay hướng kia? Phải "ngoan" theo hướng này hay hướng kia?

    Nếu có 2 anh sắt thì đám dân đen ngu muội nên nghe theo anh nào? Anh khỏe hơn chăng? Có ai có quyền đánh giá ko? Và có phải bao giờ trật tự cũng là tốt không?

    Cái tinh thần trật tự bàn tay sắt thể hiện rất hài hòa với các cô giáo bắt học sinh tát nhau và liếm ghế để các em ngoan hơn, với các anh bắt dân đen đọc và không đọc gì để khỏi bị lung lạc, với nhà ngoại giao lên tiếng về bầu cử rằng đám đông không phải lúc nào cũng đúng lấy dẫn chứng bằng nước Nam Phi những năm 40 của thế kỷ trước, với thế hệ tự cho mình là trí thức mang tâm thế quỵ lụy rằng mình chưa xứng đáng có được tự do.

    You can not be equal if you consistantly treat yourself inferior.

    ReplyDelete
  25. Gào lên ở trong lòng thôi. Cuộc sống mang một bộ mặt khác. Có khi trải qua quá nhiều mới chợt nhận ra mình cũng đã sống với một cái vai diễn lâu rồi! Và thế nên "các người lừa tôi" cũng chỉ là cảm giác tự thân, phải không?

    ReplyDelete
  26. Trong phim còn có câu của anh Sở Vương nói với anh Ngu Cơ "Tôi chỉ là ông vua giả, chỉ có cậu mới là Ái Cơ thật." Câu này anh cũng nhớ à? Còn vụ xem phim cùng bà chị là vì hồi học đại học nhà nghèo em không có máy tính, cũng chẳng có phương tiện giải trí... một hôm bà gọi em đến và bật cho xem ,,,

    ReplyDelete
  27. Câu đấy quan trọng trong phim mà. Nó thể hiện tính cách, sự ám ảnh nghệ thuật và cả số phận của hai nhân vật chính.

    ReplyDelete
  28. Em khóc, khi xem phim này. Lúc đó em còn nhỏ nhỏ...Thương nhân vật của Lesley Cheung nên thương cả số phận của anh ta, người đồng tính ít ỏi mà em khó có thể kỳ thị...Sau này còn xem "Lam Vũ" do Hồ Quân và Lưu Diệp đóng cũng khá xúc động, nhưng Trương Quốc Vinh vẫn là thiên tài về thể loại này...

    ReplyDelete