Monday, April 30, 2007

Entry for April 30, 2007

  1. Về đi xem phim ở Việt Nam

Copy từ blog của Hisashi, mạn phép Hisashi post lại cả bài, nội dung bài này của Hisashi và bạn Két là quá đủ, không cần bình luận gì thêm. Có điều mỗi người trong phạm vi của mình có lẽ nên có ý thức hơn khi xem phim, hay rộng hơn với các hành vi nơi công cộng.

Khán giả VN nên học cách xem phim:

Kể ra vụ này cũng không mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Nếu ai muốn thưởng thức đầy đủ văn hóa xem phim thì mời đi xem phim của MFC. Mình nhớ hồi xưa đã từng có tranh cãi nảy lửa về vụ này khi xem "Shutter" và cuối cùng mình cũng phải chịu thua cái lý lẽ cùn của bên đó. Rồi hồi xem "The Illusionist", có bạn còn ngồi buôn điện thoại tới gần 10 phút trên tầng 2. Hay như đi họp báo phim của Megastar, chuyện các nhà báo nói chuyện điện thoại trong rạp (ngay cả khi đã bị người khác nhắc nhở) cũng thường gặp như cơm bữa. Một vụ khác nữa là dẫn con nhỏ đi xem phim rạp. Xin thề sau này có con nhỏ dưới 10 tuổi đừng hòng tôi cho nó đi xem rạp. Vào chỉ tổ làm trò cười cho rạp và làm mất không khí xem phim của cả rạp. Trải nghiệm phải ngồi cạnh một cháu bé 5 tuổi khi đi xem "Superman Returns" thật kinh hoàng. Lúc đầu nó còn hứng thú, giữa phim nó đòi về rồi bô bô hỏi ba má các tình tiết trong phim! Thật không thể chịu được nổi...

Nhưng akay nhất là nhiều khi đi xem ngoài rạp, mọi người toàn cười những cái mà mình chả hiểu là... cười cái nỗi gì. Thậm chí mình gặp chuyện này nhiều lần quá tới mức đôi lúc tự hỏi "Hay là mình nhạt?" img

Vậy xin các bạn rằng: Giờ đi vào rạp hãy tắt điện thoại, hay cùng lắm là hãy đưa về chế độ rung. Đừng có bô bô nói chuyện như đang ở nhà mình. Bạn bỏ tiền ra mua vé, đồng ý, nhưng không phải với số tiền đó bạn muốn làm gì thì làm hay thậm chí là làm vương làm tướng trong rạp. Đừng nghĩ tiền của bạn là to!

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi "Khán giả Việt
Nam nên học cách xem phim?" - Câu trả lời ở đây chắc chắn là có. img

(Bê cả tít lẫn nội dung từ nhà Két về)


Ngoại trừ những việc hết sức tối thiểu là đi đúng giờ, tắt chuông đt dd, KHÔNG nói chuyện trong khi phim đang chiếu - mà tôi nghĩ là VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA. Đi xem DMAH 2 buổi, thật không có gì bực mình hơn khi ng ngồi cạnh cứ nói chuyện, hỏi han, nhất là đoán trước phim.


Nhưng ít nhất thông qua phim DMAH tôi nghĩ chúng ta nên học cách cười nữa. Phim, nói thật, chẳng có khúc nào mắc cười hết. Có thể những câu nói của Dustin như là "mày ngu quá, cắt lưỡi làm sao nó nói", hoặc là "hết xăng rồi ông ơi", rồi thì lúc Johnny chạy chiếc xe máy lại chở NTV ở mỏ sắt, hay là "mày chơi đòn này ngon quá" khúc cuối khi 2 ng đánh nhau ở xe lửa, cũng có thể là mắc cười với một số ng. [và thật sự đã có rất nhiều ng cười ở những đoạn này]


Nhưng những câu như là "trời ơi má ơi" (tôi k nhớ chính xác) khi Dustin ở trong toilet Sở Mật Thám, bày tỏ thái độ căm phẫn khi tay sếp lên tiếng hạ nhục Mẹ của mình, câu đó mắc cười sao mà cả rạp ồ lên. Cả 2 lần, và tôi dám cá ở bất kì rạp nào suất chiếu nào mọi ng cũng ồ lên cười. Thế nếu bạn là con của một gái điếm và bạn run rẩy hét như muốn khóc để bày tỏ sự tức giận, đau đớn vì nhục, điều đó đáng cười à? Vui chỗ nào khi ng khác hạ nhục Mẹ của bạn vậy??


Đáng nói nhất, là đoạn tên lính Pháp ngồi nhìn một tập thể ng VN đang ăn và thốt ra đại ý "bọn chúng thật là vô dụng, mình làm việc cực khổ, còn chúng chỉ biết ăn là giỏi". Thề với Chúa, câu nói đó KHÔNG HỀ ĐÁNG CƯỜI! Chắc một đứa bé học cấp 1 nó cũng hiểu cái ý nghĩa sơ đẳng câu nói đó là chửi, và điều đó phác họa dân VN trong thời Pháp thuộc đã phải chịu nỗi nhục biết chừng nào, làm như trâu bò còn bị nói "chỉ biết ăn là giỏi". Vậy mà cả rạp Ồ LÊN CƯỜI. Tôi tự hỏi bao nhiêu ng trong rạp lúc đó là người Việt
Nam?


Và một chuyện đơn giản hơn, chúng ta cũng nên học cách vỗ tay khi kết thúc một phim hay. Đi xem kịch tôi thấy cuối vở, diễn viên ra đứng thành hàng cuối đầu chào, khán giả vỗ tay, vỗ là vì vở hay vì vỗ chào lại nghệ sĩ? Hay là vì xem phim nó bình dân hơn xem kịch??

2. Về bình phim ở Việt Nam trên các tờ báo lớn.

Má»™t ví dụ là phim Norbit hiện Ä‘ang chiếu ở rạp Việt Nam, mà bạn Phan Xi Ne gọi là thuá»™c thể loại “phim Ä‘*i són”, má»™t phim rác hiện có Ä‘iểm 3.0 trên IMDB, và chỉ có 9% positive review trên Rotten Tomatoes. Phim này thì bị giá»›i phê bình cÅ©ng nhÆ° người xem chê tháº
­m tệ, ngoại trừ vai diá»…n của Eddie Murphy là còn coi tạm được. NhÆ°ng thá»­ xem báo chí VN nói về nó. Cả hai tờ báo lá»›n nhất VN là Tuổi trẻ và Thanh niên đều có bài riêng về phim này.

Tuổi Trẻ viết “Dí dỏm, hài hước và không thể nhịn được cười- đó là những ấn tượng đầu tiên về phim Norbit (tên phim chiếu ở VN là Norbit và cô nàng bé bự).”

Còn Thanh Niên không bằng lòng trước việc một tác phẩm điện ảnh Holywood mà chỉ có “dí dỏm, hài hước” được. Nhất định là nó phải có cái gì đó sâu sắc, ấn tượng, Holywood mà lị. Thanh Niên viết: “Xem xong rồi cười, cười rồi cũng còn chút gì đọng lại. Nhưng chỉ một chút thôi. Đó là lời nhắn nhủ ân cần và nhẹ nhàng về một hạnh phúc gia đình và sự hoà hợp đích thực.”

Vâng, đấy là bài trên hai tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất Việt Nam. Nếu đọc kỹ hơn hai bài này thì tịnh không tìm thấy câu nào chê cả. Nội dung cũng rất chung chung.

Theo tin thêm từ Hisashi thì số khán giả đi xem phim Norbit cũng nhiều gấp 3 lần đi xem phim Dòng máu anh hùng, một phim được đánh giá khá tốt, cũng do đạo diễn và diễn viên ở bển làm, mỗi tội là tiếc thay, dòng máu của các đạo diễn và diễn viên này lại là dòng máu Việt Nam. Mà với nhiều người xem Việt Nam thì nghĩ “phim Việt Nam thì…” hay “có họa điên mới ra rạp xem phim Việt Nam”. Chữ phim Việt Nam đây là chỉ bất kỳ phim nào có yếu tố Việt Nam hay diễn viên nói tiếng Việt trong phim ;).

Viết đến đây lại nhớ tới vài đoạn ở blog em Moony, lại trích tiếp (hôm nay là ngày trích dẫn?):

“Có một chuyện rất buồn cười. Bạn tôi – bằng tuổi tôi – giống như tôi, ngày xưa rất thích mấy nhóm nhạc như The Moffats. Bố cô ấy chê chúng tôi sính Tây, rồi khi nhìn thấy chúng tôi xem video clip của Madonna thì lắc đầu quầy quậy. Nhưng bác ấy thì lại rất mê những bài hát như Đôi bờ, Kachiusa… Làm như Nga là ta không bằng. Và chắc rồi thì ông cô ấy, sẽ chả thích Nga mấy đâu, mà thích Trung Quốc cơ… Bây giờ thì cô ấy (cũng giống tôi luôn) suốt ngày ngồi chê đứa em mình sao lại thích bọn Hàn Nhật phẫu thuật thẩm mỹ, mắt to miệng bé rồi cắm đầu vào mấy cái váy Gothic Lolita. Thế đấy, chả có thế hệ nào thua thế hệ nào đâu. Ai cũng có kỷ lục riêng cả!”

Và đoạn này nữa (trả lời của Kubin, nhà Trung Hoa học người Đức): "The people who despise Chinese culture and Chinese literature are not us foreigners, but the Chinese people themselves. The problem is with China itself. The Chinese people do not assign any important position to their own culture and literature”. Câu trên nếu sửa chữ Trung Hoa thành Việt Nam thì cũng hòan toàn đúng. Chúng ta hay despise văn hóa- nghệ thuật của chúng ta, và despise lẫn nhau (nói cách khác cũng là despise chính bản thân mình luôn).

3. Các báo lớn ở VN nên thay đổi phần tin bài trên các mục Văn hóa, Xã hội. Không nên đưa các tin lá cải xen lẫn các tin nghiêm túc. Ví dụ thay vì đưa vào mục Văn hóa các tin như Paris Hilton quyết định kiêng ngủ với đàn ông hay Britney Spear đi dạ hội không mặc quần lót thì nên tập trung vào các bài phân tích, bình luận, đưa tin về văn học, nghệ thuật, điện ảnh có tính chuyên môn cao hơn. Nếu tiếc rẻ các tin lá cải trên thì có thể hướng tới việc lập các tờ báo riêng để đăng tin lá cải (như Vnexpress khi trước lập Ngôi sao để đưa tin lá cải và Evan để đăng bài nghiêm túc về văn học nghệ thuật). Gần đây thấy Tuổi trẻ cũng có nhiều bài về văn hóa khá hay. Ví dụ như lọat bài Sách như là cuộc đời của Phan Cẩm Thượng, thú vị, sâu sắc và có nhiều điều đáng để học hỏi.

15 comments:

  1. Trong rạp cũng chỉ nói lên một phần ý thức của người VN thôi. Để giáo dục ý thức cho người mình, chắc cũng còn phải lâu lâu nữa.

    ReplyDelete
  2. Nếu xem phim bằng 2 con mắt thì những ý kiến trên là đủ. Nếu xem phim thêm bằng con mắt thứ 3 nhìn mình và xung quanh mình thì kể ra cũng chả thành vấn đề lắm :)

    ReplyDelete
  3. Hmm, cũng hay đến rạp xem phim - những khi có phim hay. Đúng là thỉnh thoảng có nghe tiếng chuông điện thoại, nhưng không phải là quá nhiều. Còn nói chuyện ầm ĩ, con nít 5 tuổi... thì thiệt tình là chưa thấy.
    Loạt bài của Phan Cẩm Thượng đăng trên Thể Thao Văn Hóa, Tuổi Trẻ chỉ post lại thôi.

    ReplyDelete
  4. - Văn hóa thưởng ngoạn dần có nhiều exposure lên thì sẽ tốt lên.
    - Lại vấn đề despise one's own culture, nghe chán quá! Culture của mình cũng phải có cái gì đó thì mới hãnh diện được chứ, toàn những thứ mờ nhạt thì hãnh diện với ai, cũng như bảo là phải tự tin, không có gì cả thì lấy gì bám vào mà tin :D.
    - Em phản đối bỏ các tin về Paris Hilton và các celebs khác, nguồn vui đọc báo của em có chừng này bây giờ tập trung thay thế bằng bình luận văn học với phim Làn sóng mới của Pháp thì biết đọc gì, tốt nhất là làm hẳn vài tờ như Daily Mirror phục vụ bà con tiểu thương và nhân viên văn phòng rỗi việc, cứ như tạp chí Đẹp là em thích nhất, vừa nhiều ảnh đẹp vừa nhiều tin tức nhảm nhí xen lẫn vài phóng sự tìm hiểu tâm tư (thực ra là đời tư) nghệ sĩ.

    ReplyDelete
  5. Bài Kubin trả lời phỏng vấn về văn học TQ cũng có ở đây nè anh: http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=194419&ChannelID=61
    (đó cũng là một dạng bài em nhờ anh làm. Anh đọc mes của em chưa? Giúp TTO anh nhé!)

    ReplyDelete
  6. Ah, TT và TTO có 2 "bộ lọc" tin khác nhau, nếu xem TT và TTO là hai tờ báo thì bài điểm phim Norbit là của TTO, hic, không phải của TT. Cũng như loạt bài về sách của PCT không phải TT đăng lại, mà là TTO chọn đăng.

    ReplyDelete
  7. Bác ơi, cháu đồng ý với bài viết của bác. Chỉ xin add thêm một tí thông tin là DMAH tệ chứ không được như mình mong đợi đâu ạ. Ngoại trừ võ thuật ra thì cốt truyện copy y hệt Thập Diện Mai Phục, giá diễn xuất khá lên tí nữa thì còn đáng nói - đằng này...

    Norbit thì xem trailer đã đủ biết kiểu gì rồi. Chả phải nói.

    Xưa nay các 'nhà báo' của ta hay có kiểu ngồi ăn ốc nói mò lắm bác ạ. Không biết gì về lĩnh vực họ biết mà vẫn dũng cảm viết bài review rồi định hướng này nọ. Điện ảnh viết thế là còn tử tế chán đấy ạ. Chứ như mấy tờ báo làm đẹp, ngay đến cái giá của mỹ phẩm họ còn ngồi phét lác được. Ai đời đồ make up của Estée Lauder mà họ bảo là mấy chục triệu, trong khi thực tế chỉ trên dưới vài chục $... Thế nên kinh nghiệm của cháu là không tin review của báo chí được.

    Còn về chuyện các trang văn hóa xã hội đăng bài câu khách, cũng chả trách được. Đấy, ngay Megastar cũng chịu khó chiếu mấy phim thực sự hay như The Fountain, nhưng chỉ được ba bảy hăm mốt ngày đã phải dẹp tiệm vì khán giả chả mấy người thích, thì liệu mấy tờ báo của ta có dám mạnh dạn gạt bỏ hết những thứ rẻ tiền câu khách - câu miếng cơm cho họ đi không?

    ReplyDelete
  8. 1. Dòng máu anh hùng cũng được đấy chứ. Theo em phim hành động mà làm được vậy cũng ok rồi, đáp ứng được nhu cầu giải trí. Phim giải trí chỉ cần thế thôi, đâu cần cao siêu gì mấy. Xem thế thôi chứ người ta cũng phải mấy bao nhiêu công sức mới làm được phim như thế.
    2. Không thích The fountain thì có sao đâu nhỉ? Ở Rotten Tomatoes phim này cũng chỉ được 50% thôi mà. Thích hay không thích cũng tùy quan điểm của mỗi người chứ nhỉ.

    ReplyDelete
  9. thoi chet tui roi, nghe Pittipatt noi hay lai nhao vo check imdb thay duoc 7,8 nen voi bon chen load ve, gio day anh phanxine lai che nen thay run so qua a, nhung du sao cung load roi nen thoi cu xem:D

    ReplyDelete
  10. phim The Fountain có thực sự hay gì đâu nhỉ? Thà xem DMAH 2 lần thấy còn dzui hơn, hehe

    ReplyDelete
  11. em HA vẫn sống và xem phim theo IMDB à :P Dạo này có phim gì em thấy hay không, giới thiệu lại đi.

    ReplyDelete
  12. Xin được giải thích vì sao khán giả hay cười trong DMAH. Tôi nghĩ DMAH là một bộ phim làm rất nghiêm túc với mục đích chủ yếu là cho khán giả thư giãn.
    "bọn chúng thật là vô dụng, mình làm việc cực khổ, còn chúng chỉ biết ăn là giỏi" ==> câu này ai cũng hiểu ý nghĩa, nhưng khán giả cười là vì tình huống đám lính Pháp nói câu đó. Vì bản thân bọn lính Pháp đang ngồi ăn mà lại đi nói 1 câu ngô nghê như thế nên khán giả cười chê bọn chúng. 2 thằng Tây nói sai bét nên khán giả cười là đúng, có gì đâu mà liên quan đến nhục với ko nhục.

    Đoạn Dustin ở trong toalét thì đúng là chẳng có gì đáng cười vì đây là đoạn khắc họa nỗi đau và quả bom sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào trong nhân vật.

    Tôi thấy phim này khán giả có cười vài đoạn thì cũng chẳng có gì là vô văn hóa vì nhà làm phim có chủ đích như thế.

    ReplyDelete
  13. - The Fountain ánh sáng đẹp. Thích nhất cái này! Còn DMAH là một phim hành động tốt. Cho dù nó có na ná cái này hay cái kia, thì em vẫn cho rằng đó là một sự bắt chước có thể chấp nhận được, nhất là ở mặt bằng phim giải trí hiện nay của VN. Chỉ cảm thấy cái cảnh hai anh chị trong cái nhà hoang là chắp ghép một cách vô lối và chủ yếu là để câu khách. Hài hước nhất là sau này còn có người hỏi mình: "Đoạn hai anh chị đó có nóng bỏng lắm không! Đọc báo Việt thấy họ bảo "dữ dội" lắm à?" Chẹp! Thị hiếu của người VN là vậy sao?

    - Báo chí!!!! Mấy dấu chấm to đùng!

    ReplyDelete
  14. may quá mình nhà quê ít đi xem phim :D

    ReplyDelete
  15. Xin thua la` noi' dt, cho con nit' di xem phim nguoi` lon', etc... o dau cung co', ko cu' gi` o Vn, chi khac' nhau o cho la` ho noi' bang` ngon ngu gi` thoi :D
    Moi nguoi` cam nhan su hai` huoc' khac' nhau

    ReplyDelete