Monday, April 2, 2007

Entry for April 02, 2007

Tản mạn về giàu nghèo


Comment từ bài "Nghèo không phải là cái tội" của phanxine.

Thực ra những cách hiểu mà bạn phanxine nêu ra để phản bạc đã hiểu nhầm những câu tục ngữ này.
"Nghèo không phải là cái tội": đúng không? Rất đúng. Nghèo có thể là do số phận, hoàn cảnh, hoặc đôi khi (nhưng rất hiếm) là do sự lựa chọn. Theo Khổng tử chẳng hạn, đạo đức người quân tử không gắn với việc anh ta giàu hay nghèo mà với cái cách anh ta xử sự trong hoàn cảnh giàu hay nghèo đó: Phú qúy bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất (giàu sang không khiến mình bị sa đọa, nghèo khổ không khiến cái chí của mình bị lung lay. Bạo lực không khiến mình bị khuất phục). Vì thế các nhân vật như Tể tướng Tôn Thúc Ngao nước Sở, Án Anh nước Tề (Tôn Thúc Ngao làm tể tướng nhưng đến khi chết, con cái phải tự cuốc đất mà trồng cấy) vẫn được cổ nhân ca ngợi hết lời, không phải ca ngợi vì họ nghèo mà vì họ làm quan thanh liêm, trung chính, không tham nhũng.


Cái câu "Đói cho sạch, rách cho thơm" cũng có nghĩa vậy. Cổ nhân không khuyên ta phải đói hay rách cũng không nói là người đói thì sạch mà người rách thì thơm. Mà đó chỉ là lời khuyên nếu không may sa cảnh khốn cùng thì vẫn phải giữ lấy đạo đức, nhân phẩm.

Tóm lại, cả giàu hay nghèo đều không phải là cái tội (trừ theo quan điểm đạo Thiên chúa thì người càng giàu thì càng xa Chúa- người giàu vào Thiên đường khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim (Kinh Thánh)). Nhưng người Việt hay bị cách nghĩ đơn giản hóa vấn đề, thái cực hóa mọi thứ (cũng là một biểu hiện của sự lười suy nghĩ). Thế nên, ở một thái cực, một số người (đa phần là nghèo hay không giàu) thì lên án người giàu, coi đại gia, địa chủ, phú nông là những kẻ bất lương, xảo trá hay ngu ngốc. Ở thái cực khác, là sự suy tôn các giá trị vật chất ở mức quá đáng, coi sự giàu có là thước đo đánh giá phẩm chất hay bản lĩnh con người. Có điều không phải là những thái cực này tồn tại ở những con người khác nhau mà trong hầu hết các trường hợp, nó tồn tại trong cùng một con người. Vì thế, có lẽ với rất rất nhiều người Việt Nam hiện nay, mắc vào thái độ: một mặt thì trong thâm tâm, sùng bái vật chất, coi của cải là thước đo đánh giá con người, mặt khác thì lại thể hiện thái độ dè bỉu với những người giàu có. Đó là một thứ phức cảm có nguồn gốc từ cái nghèo, cái đói, sự mặc cảm AQ, cộng với hệ thống giá trị từ thời phong kiến + XHCN coi thường người giàu có về phương diện vị thế xã hội (dưới thời XHCN thì giàu còn được coi là cái tội lớn).

Quote of the day: There are two kinds of people in this world, winners and losers (Richard in Little Miss Sunshine).

14 comments:

  1. từ phim Turning Gate: Làm người khó lắm, nhưng dù thế nào cũng đừng biến mình thành quái vật!!! hehehe

    Cái câu "Đói cho sạch, rách cho thơm" cũng có nghĩa vậy. Cổ nhân không khuyên ta phải đói hay rách cũng không nói là người đói thì sạch mà người rách thì thơm. Mà đó chỉ là lời khuyên nếu không may sa cảnh khốn cùng thì vẫn phải giữ lấy đạo đức, nhân phẩm --> đúng rồi, nhưng suốt thời gian qua media và giáo dục ở ta đang có chiều hướng 'hiểu' theo ý nghĩa kia. Vậy mới mệt!!!

    @quote of the day: có ba loại người trên đời: loại biết đếm và loại không biết đếm. hehehe

    ReplyDelete
  2. Người có tiền thì có thể mua những thứ đại diện cho con người mình: louis vuitton, rolex, nokia, mont blanc, ferrari rồi dễ lẫn lộn mình là chiếc ferrari / chiếc ferrari là mình. Lẫn lộn giữa to have và to be là lẫn lộn cơ bản, nó có thể làm cho một con người trở nên chán ngắt hoặc có khi bất lương nữa.

    ReplyDelete
  3. Tui nghèo tui khoái ăn sang, sáng ăn khoai.

    ReplyDelete
  4. Hay, hay... Bài tản mạn của anh nhìn vấn đề theo nhiều chiều. Đôi lúc trộm nghĩ mình luôn mâu thuẫn: vừa đánh giá con người ta bởi vật chất, vừa chẳng coi vật chất ra gì. Chỉ có sự đánh giá bằng tiếp túc gần gũi là chính xác hơn cả.

    ReplyDelete
  5. Bay gio ai cu cho minh 1 trieu do roi bao minh lam no le cua dong tien, minh cung ... danh` chiu :-D

    I'm totally money-oriented now ...

    ReplyDelete
  6. Cậu viết theo ý của tớ rất tốt!

    ReplyDelete
  7. Rất đồng ý với bài viết của anh/bạn/em!

    ReplyDelete
  8. anh Hieu danh gia thap khai niem no le cua dong tien roi (1 trieu khong dang), more likely to be unpleasant...chi la anh chua biet no co the unpleasant den muc nao thoi, hihi...

    ReplyDelete
  9. E hem, anh em doan cuoi dung nhieu tu keu qua, may ma dung tu chinh xac va khong pham mot loi chinh ta nao, du la nho nhat. Cong nhan gioi.

    ReplyDelete
  10. o kia Linh, bay gio VN van dang o thoi CNXH day chu?
    Noi chung co nhieu quan diem cua mot thoi au tri,... gio cung do hon, nhung chua phai da het. Chia se.

    ReplyDelete
  11. voi lai neu hieu ro ve triet hoc cua Mark va tu tuong cua Le Nin, va gan gui hon, tu tuong HCM, thi khong ai noi giau la mot cai toi ca.

    ReplyDelete
  12. Hoàn toàn đồng ý lập luận của anh.
    tiền bạc hoàn toàn không phải là thước đo phẩm chất của 1 con người.

    ReplyDelete
  13. @April: Ơ, thế vẫn là thời XHCN à?
    À, nói chung theo triết học Marx thì giầu không phải là cái tội nhưng mà giai cấp tư sản- tức là những người có tiền- thì là giai cấp có tội, đó là tội bóc lột.

    ReplyDelete
  14. @Anh Linh:Nghèo có thể không phải là tội - nhưng để cho mình khỗ vì nghèo thì là một tội lớn đấy. Con người ta chỉ có một cuộc đời, nên mổi khi nhìn ai đó đau khổ trong cuộc đời của họ vì nghèo túng, em lại vừa giận vừa thương.

    @Sweetie: Tiền bạc không phải là thước đo phẩm chất của con người <-- Tiền bạc chỉ là tiền bạc, nó không cần được phủ định việc "không phải là thước đo phẩm chất của con người". Câu nói của Sweetie không có gì sai cả, nhưng theo Yuna thì thừa thải và vô nghỉa.

    Master & Slave Morality - Nietszche

    ReplyDelete