Friday, March 23, 2007

Talawas và Phan Huyền Thư

Vì Talawas bị chặn ở Việt Nam nên tớ đăng lại 1 số bài trên đó quanh vụ việc Phan Huyền Thư và poster thơ Thanh Tâm Tuyền và một số thứ liên quan:

12.3.2007

Hoàng Ngọc-Tuấn

Vài suy nghĩ về “cây thơ” Thanh Tâm Tuyền trên sân Văn Miếu

Đọc bài "Những cây thơ ở sân thơ trẻ, Văn Miếu, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ V" (talawas.org, 5.3.2007), óc tò mò của tôi được khêu gợi bởi những lời giới thiệu của talawas:


Năm nay, ý tưởng "cây thơ" được phát triển hoành tráng và hoàn chỉnh, tạo thành một cảnh tượng thu hút đông đảo người đến dự Ngày Thơ Việt Nam lần V [...]. Khá nhiều bất ngờ ở vẻ "ít chính thống" của những gương mặt được chọn (trong đó có cả Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ Sài Gòn trước 1975, người không thể nào lọt vào các tuyển tập thơ Việt Nam trong nước, ngay cả tuyển mới nhất vừa công bố trong Đêm Thơ Nguyên tiêu là tuyển 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân chủ trương, NXB Giáo dục ấn hành), hay trong lời lẽ của người viết giới thiệu.


Tôi bấm vào “Cây thơ” Thanh Tâm Tuyền, đọc, và phát hiện một vài điều mà tôi nghĩ tôi cần phải nêu ra đây để mọi người cùng xem xét và suy gẫm.

*



“Cây thơ” Thanh Tâm Tuyền do Phan Huyền Thư viết, và cô đã ký tên đến 2 lần trên bài viết (1 lần ở đầu bài, 1 lần ở cuối bài). Dưới cái nhan đề THANH TÂM TUYỀN – “Ta hai mươi tuổi như nhân loại”, trước hết là một vài đoạn văn ngắn giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền:


Sinh ngày 13.3.1936 tại Vinh, ngay từ 16 tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã đi dạy học tại Hà Đông và viết truyện đăng trên báo Thanh Niên tại Hà Nội.

18 tuổi, ông đã hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, chủ trương nguyệt san Lửa Việt, rồi vào Nam. Tại Sài Gòn, ông làm cho các báo Dân Chủ, Người Việt và tham gia trong ban biên tập tạp chí Sáng Tạo.

26 tuổi, ông bị động viên vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa với công tác huấn luyện văn hóa. Sau 1975 Thanh Tâm Tuyền sang định cư tại Hoa Kỳ.


Tôi phát hiện ngay rằng Phan Huyền Thư đã lược thuật thông tin từ bài "Dòng thơ văn Thanh Tâm Tuyền" do Đặng Tiến viết ngày 1 tháng 4 năm 2006. Cô lược thuật tiểu sử Thanh Tâm Tuyền cho ngắn gọn thì cũng được, nhưng tôi không khỏi nhíu mày khi thấy cô đã cắt bỏ 7 năm Thanh Tâm Tuyền bị bắt đi học tập cải tạo (1975-1982), và xoá mất khoảng thời gian hơn 15 năm Thanh Tâm Tuyền còn ở Việt Nam, từ 1975 đến đầu thập niên 90, trước khi nhà thơ sang định cư tại Mỹ.

Đặng Tiến đã giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền như thế này:


Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư văn Tâm, sinh ngày 13 (có nơi ghi 15) tháng 3 năm 1936, tại Vinh, Nghệ An. Học hết trung học tại Hà Nội. Trong bài “Thơ mừng năm tuổi”, làm năm Nhâm Tý 1972, ông đã kể chi tiết tiểu sử. Từ 1952, ông đã đi dạy học, trường Minh Tân, Hà Đông và có truyện đăng báo Thanh Niên, Hà Nội.

1954 vào Nam, hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội di cư, cùng với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, cùng chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Tại Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Hoà Bình, Dân Chủ, Người Việt và nổi tiếng từ những tác phẩm đầu tay, tập thơ Tôi không còn cô độc, 1956, và truyện Bếp lửa, 1957. Thời điểm này, ông tích cực tham gia biên tập báo Sáng Tạo (1956-1959) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào “nhóm” Sáng Tạo, có ảnh hưởng lớn trên văn học miền Nam suốt một thập niên. Ngoài nhật báo Tiền Tuyến của quân đội, ông viêt thường xuyên cho nhiều tạp chí văn học, như Văn, Bách Khoa, Vấn Đề.

1962, bị động viên vào Trường Sĩ quan Thủ Đức, được giải ngũ, rồi tái ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn hoá, và làm báo quân đội, “tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch” (1972), cấp bực cuối cùng là đại uý. Sau 1975, bị bắt đi học tập, trong 7 năm, tại nhiều trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc. Cuổi cùng sang định cư tại Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1990. Ông qua đời vì ung thư phổi, tại nơi cư ngụ.



*



Sau phần giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền, Phan Huyền Thư bắt đầu đưa ra những câu nhận định của cô về nhà thơ. Tuy nhiên, tất cả những câu nhận định ấy hầu như hoàn toàn giống từng chữ với những câu nhận định của Đặng Tiến. Tôi xin xếp song song từng đoạn văn để độc giả tiện đối chiếu:

Đặng Tiến:


Thanh Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học miền Nam, trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp lửa.


Phan Huyền Thư:


Từ những năm 20-30 tuổi, ông đã là một tác gia làm mới nền văn học miền Nam trước 1975, và các tác phẩm của ông đã tạo nên một lối rẽ cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ XX, bằng cách làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn, nhưng bỏ bớt việc làm mới văn xuôi của Thanh Tâm Tuyền.)

*



Đặng Tiến:


Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.


Phan Huyền Thư:


Thanh Tâm Tuyền du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo, thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn.)

*



Đặng Tiến:


Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.


Trong bài "Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời", Đặng Tiến cũng đã viết:


Ông là một gương mẫu của trí thức giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.


Phan Huyền Thư:


Chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền có sự sâu sắc, tài hoa và nghiêm túc của trí thức - nhất là trí thức trẻ - giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn, nhưng xoá đi sự uyên bác, tư cách và tiết tháo của Thanh Tâm Tuyền.)

*



Sau đó, để kết luận bài giới thiệu Thanh Tâm Tuyền, Phan Huyền Thư viết:


Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi.


Tiếc thay, câu này lại là câu của Bùi Bảo Trúc. Trong bài tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền, Bùi Bảo Trúc viết:


Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi.

Ông ở lại, trải qua nhiều năm tù, bị bắt giam nhiều lần. Khi không còn ở được với cái xứ sở ấy, ông không viết nữa.

Sự từ bỏ thơ của ông rất là thi sĩ, cũng hệt như khi ông đến với thơ lần đầu...

...Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
Chúng ta đã thắng giữa cuộc đời...


Tôi không biết Bùi Bảo Trúc dựa trên tài liệu nào để ghi lại câu nói này của Thanh Tâm Tuyền. Tôi thắc mắc liệu có thật rằng Thanh Tâm Tuyền đã nói riêng với Bùi Bảo Trúc điều ấy trong những ngày Sài Gòn sắp thất thủ và nhiều người đang băn khoăn với câu hỏi “có nên bỏ xứ sở ra đi hay không?”.Thế nhưng, trong cuốn Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà (Montréal: Tủ sách Nghiên Cứu Sử Địa, 1979), Nguyễn Khắc Ngữ có ghi rằng Bùi Bảo Trúc, với chức vụ Trưởng Cơ Quan Thông Tin Quốc Ngoại, đã đi công tác ở nước ngoài trước khi bộ đội Bắc Việt bắt đầu tấn công vào miền Nam. Và trong những ngày Sài Gòn sắp thất thủ, Bùi Bảo Trúc đã chạy sang Canada, chứ không hề trở lại Việt Nam!

Cũng có thể Thanh Tâm Tuyền đã nói câu này với một người khác, và Bùi Bảo Trúc được nghe kể lại. Tuy nhiên, cái sai lầm của Bùi Bảo Trúc là ở chỗ ông dám khẳng định rằng từ khi sang Mỹ, Thanh Tâm Tuyền “không làm thơ nữa”. Có lẽ ông không thật sự lưu tâm đến thơ, không tìm đọc, nên không hề biết rằng Thanh Tâm Tuyền từ khi sang Mỹ vẫn làm thơ. Có thể ít hơn trước, nhưng vẫn làm. Trong mười mấy năm qua, thỉnh thoảng tôi lại đọc được một bài thơ mới của Thanh Tâm Tuyền trên những tạp chí văn học Việt Nam xuất bản ở Mỹ. Tôi vừa trao đổi với Nguyễn Hưng Quốc về điều này, thì anh nói rằng anh cũng đã đọc được một số thơ Thanh Tâm Tuyền viết ở Mỹ. Chúng t
ôi vừa đăng lại vài bài trên trang Tiền Vệ, mời độc giả vào xem.

Tôi đoán có lẽ Bùi Bảo Trúc chỉ muốn lãng mạn hoá hình ảnh Thanh Tâm Tuyền khi nhà thơ vừa qua đời. Thế nhưng, khi câu văn sai sự thật của Bùi Bảo Trúc được “nhặt” vào để làm câu kết luận cho bài giới thiệu Thanh Tâm Tuyền trong Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu (03.03.2007), thì khán giả có thể đọc ra một ý nghĩa khác, rất phù hợp với chiến dịch kiều vận “khúc ruột ngàn dặm”!

*



Ở đây, tôi không muốn đưa ra bất cứ lời phán xét nào về công việc ấy của Phan Huyền Thư. Tôi chỉ ghi lại một loạt câu hỏi lan man nẩy sinh trong óc tôi:

Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn” cô “đến với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô, dù có thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô đối với nhà thơ quá cố, phải thế không? Nếu cô không đủ tự tin để đưa ra lời nhận định của mình về Thanh Tâm Tuyền, thì cô có thể trích lại lời của người khác (dù số lượng văn trích chiếm gần như toàn bài!), nhưng đã làm thế, tại sao cô lại không ghi xuất xứ? Có phải cô không muốn, hay không dám, công khai ghi tên các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc vào cây thơ? Nếu cô ghi “trích Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc”, thì cô có bị ai khiển trách không? Có ai cấm cô ghi ra như thế không? Có phải nhà nước cho phép nhắc đến tên những nhà văn, nhà thơ “Việt kiều” đã chết, và nghiêm cấm việc nhắc đến tên những nhà thơ, nhà văn “Việt kiều” còn đang sống ở nước ngoài? Có phải cô đem Thanh Tâm Tuyền ra làm “cây thơ” là để được tiếng độc đáo? Hay cô dùng Thanh Tâm Tuyền như một chút son phấn để tô điểm cho chính sách “cởi mở” và chiến dịch kiều vận của chính quyền? Tại sao cô phải cắt bỏ những năm tháng tù đày trong tiểu sử của nhà thơ? Cô không dám hay không muốn công nhận sự uyên bác, tư cách và tiết tháo của nhà thơ? Nếu cô giữ nguyên những điều đó trong bài giới thiệu thì cô có bị phiền hà gì không, hay có ai cảm thấy khó chịu không? Cô tự ý làm thế, hay có người đã bảo cô phải làm thế?

“Cây thơ Thanh Tâm Tuyền” có ý nghĩa gì, khi tiểu sử của nhà thơ bị cắt xén, bóp méo? Khi những phẩm tính đẹp đẽ của nhà thơ bị gọt bỏ? Khi người đứng ra giới thiệu nhà thơ lại không nói từ ý nghĩ của chính mình, mà “nhặt” những câu nói từ những người mà chính mình không muốn hay không dám công khai thừa nhận? Khi nhà thơ bị sử dụng như son phấn để trang điểm tạm bợ cho một đường lối chính trị mà suốt đời nhà thơ đã không hề thoả hiệp?

Và, cuối cùng, điều này có ý nghĩa gì: nhà thơ Thanh Tâm Tuyền — một tác gia làm mới nền văn học miền Nam trước 1975, và các tác phẩm của ông đã tạo nên một lối rẽ cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ XX, bằng cách làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam — khi từ trần, cách đây gần đúng một năm (22.03.2006), đã không hề được bất cứ ai và bất cứ một tờ báo nào ở Việt Nam nhắc đến, nay lại được/bị đem ra giới thiệu trên một tấm poster ngoài sân Văn Miếu, qua vài hàng chữ vay mượn theo lối chắp vá và cắt xén như thế, chỉ trong một ngày thôi, rồi bị gỡ xuống, vất đi...?

11.03.2007

Bài xin lỗi của Phan Huyền Thư

13.3.2007

Phan Huyền Thư

Lời xin lỗi

Hà Nội, ngày 12-3-2007

Thưa anh Đặng Tiến,
Thưa ông Bùi Bảo Trúc,
Thưa anh Hoàng Ngọc-Tuấn,
Thưa các anh chị trong ban biên tập talawas,
Thưa các bạn yêu thơ và những người kính trọng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền,

Tôi là Phan Huyền Thư,

Tôi xin phép được nhờ các anh chị trong ban biên tập talawas cho tôi chính thức gửi lời xin lỗi đến anh Đặng Tiến, ông Bùi Bảo Trúc và tất cả những độc giả yêu thơ và kính trọng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Tất cả những chi tiết mà anh Hoàng Ngọc-Tuấn phát hiện ra (tôi tin rằng không chỉ riêng anh Hoàng Ngọc-Tuấn mà tất cả những ai đã từng yêu mến và kính trọng tài năng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ nhận ra những điều tương tự) khi anh đọc nội dung hai tấm poster của tôi giới thiệu về tuổi trẻ của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ V tại Sân Nhà Thái học - Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa qua đều rất chính xác. Thậm chí, chính xác từng câu từng chữ, như quí vị đã thấy.

Việc làm của tôi thật đáng xấu hổ, qua đó quí vị có thể thấy rằng nó đã làm tổn hại đến tư cách đạo đức của một nhà thơ (lẽ ra phải tự biết cách bảo vệ hình ảnh của mình trước đám đông) như tôi.

Tôi xấu hổ vì mình đã không đủ bản lĩnh cũng như hiểu biết thật sự để đánh giá về một nhà thơ mình vốn ngưỡng mộ.

Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến nhà phê bình Đặng Tiến, người đã giúp tôi có thêm rất nhiều thông tin và hiểu biết về Thanh Tâm Tuyền, cũng như cảm ơn ông Bùi Bảo Trúc, nhờ có những thông tin của ông mà tôi biết thêm về tiểu sử, cuộc đời của Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ sống cách xa tôi hơn nửa thế k
ỷ và không chỉ hàng ngàn cây số địa lý…

Trong thâm tâm tôi, tôi muốn hiểu biết nhiều hơn nữa, và có nhiều cơ hội hơn nữa để giới thiệu về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền với những độc giả yêu thơ mà chưa có dịp hiểu biết về Thanh Tâm Tuyền. Cũng chính vì vậy, tôi thấy những nhận xét của anh Hoàng Ngọc-Tuấn về tôi trong việc chọn lựa Thanh Tâm Tuyền và tìm chỗ cho sự xuất hiện của ông trong Ngày Thơ Việt Nam vừa qua là xác đáng, và tôi xin chân thành nhận lấy những điều hổ thẹn ấy về mình.

Thưa nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu có thể, mong anh linh của ông hãy mỉm cười và gật đầu tha thứ cho kẻ hậu sinh của ông về những điều kẻ hậu sinh ấy rất khó có thể giải thích “tại sao” trong hoàn cảnh riêng của mình.

Xin cảm ơn ban biên tập talawas đã làm cầu nối cho tôi đến với những ai quan tâm đến Thanh Tâm Tuyền và sự phát triển của thi ca Việt Nam.

Trân trọng,

Phan Huyền Thư

© 2007 talawas

Phạm Xuân Nguyên “phê” lại Hoàng Ngọc Tuấn

Phạm Xuân Nguyên

Một đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn

Việc Hoàng Ngọc-Tuấn chỉ ra lỗi của Phan Huyền Thư trong vụ “poster thơ” Thanh Tâm Tuyền ở sân Văn Miếu, là cần thiết.

Việc Phan Huyền Thư xin lỗi, là cần thiết.

Và cũng là cần thiết, việc đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn một lỗi trong bài viết đó của anh.

Cái lỗi đó ở cuối bài, khi anh viết: “Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền... khi từ trần, cách đây gần đúng một năm (22.03.2006), đã không hề được bất cứ ai và bất cứ một tờ báo nào ở Việt Nam nhắc đến...”.

Xin thưa, Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, số 3/2006, từ trang 76 đến trang 80 đã đăng 4 bài thơ của Thanh Tâm Tuyền: “Tình cờ”, “Liên những bài thơ tình thời chia cách” (đoạn I và IV), “Đỉnh non xa” và “Phục sinh”, kèm theo bài giới thiệu ngắn như sau:

NHÀ THƠ THANH TÂM TUYỀN


Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền tên thực là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13.3.1936 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ông bước vào văn học rất sớm. Năm 1952, trên tuần báo Thanh Niên, xuất bản ở Hà Nội, đã in những sáng tác đầu tay của Thanh Tâm Tuyền.

Với tiểu luận “Nỗi buồn trong thơ hôm nay” (1955) và sau đó là hai tập thơ Tôi không còn cô độcLiên đêm mặt trời tìm thấy (1964) - cùng những hoạt động tích cực ở nguyệt san Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận trong tiến trình thay đổi, hiện đại hóa thơ Việt Nam.

Nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến đã viết: “Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ: loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ... Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.

Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới”. Chắc chắn sẽ còn nhiều điều cần được trao đổi, tường giải, song thơ Thanh Tâm Tuyền cùng những quan niệm về thơ của ông giữa cuối những năm năm mươi và đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước là một hiện tượng tạo được nhiều quan tâm, là một bước ngoặt đáng trọng. Thơ Thanh Tâm Tuyền có sức ám ảnh và không dễ cắt nghĩa được hết.

Là một tài năng khá đa dạng, ngoài thơ, là điều tâm huyết nhất, Thanh Tâm Tuyền còn cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi mang theo một cá tính sáng tạo độc đáo: Bếp lửa (truyện, 1957); Khuôn mặtBa chị em (kịch, 1965); Cát lầy (tiểu thuyết, 1966), Dọc đường (truyện 1966); Mù khơiTiếng động (tiểu thuyết, 1970), Tạp ghi (phiếm luận, 1970)... Văn xuôi Thanh Tâm Tuyền cũng mang đậm chất thơ với một phong cách không dễ trộn lẫn.

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa qua đời ngày 22/3/2006.

Để tưởng nhớ một tài năng có nhiều tâm huyết đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thơ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lại một số sáng tác tiêu biểu của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.

TẠP CHÍ THƠ



Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam ra mắt đầu năm 2006 (tiền thân là tờ báo Thơ, phụ trương của báo Văn Nghệ) do nhà thơ Hữu Thỉnh làm Tổng biên tập, ra hàng tháng. Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền mất cuối tháng 3/2006. Số 3/2006 Tạp chí Thơ phát hành vào tháng 4 đã có ngay trang dành cho Thanh Tâm Tuyền. Tên của nhà thơ được đưa ra ngoài trang bìa cùng các tác giả khác. (Xem ảnh bìa và trang thơ kèm theo). Điều đáng chú ý là những người làm Tạp chí Thơ đã cập nhật rất nhanh (không biết từ những nguồn nào) bài viết của Đặng Tiến về Thanh Tâm Tuyền, vì cuối bài đó có ghi Ngày giỗ Trịnh Công Sơn, Orléans, 01-4-2006. [1]

Vậy, một đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn là cần thiết.

Bởi không ai tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều.

Hà Nội 18.3.2007

(1956) và (truyện, 1964); (tiểu thuyết, 1970);


[1]Bài viết của Đặng Tiến nguyên dành cho tạp chí Văn, số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền, tháng 5 & 6.2006. Bản đăng trước trên talawas ngày 04.4.2006.

Hoàng Ngọc Tuấn nói dỗi

21.3.2007

Hoàng Ngọc-Tuấn

"Bởi không ai tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều"

Đúng thế. Cảm ơn anh Phạm Xuân Nguyên. Nhờ anh mà lần đầu tiên tôi được nhìn thấy cái Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, một tạp chí mà ngay cả các bạn thi sĩ của tôi ở Sài Gòn hầu như cũng chỉ "văn kỳ thinh", chứ không biết tìm mua ở đâu để đọc thử cho biết. Còn tôi thì vừa ở xa, lại vừa quá bận bịu, nên tôi cũng chỉ tập trung theo dõi những thứ đáng đọc. Ai mà tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều! Thật vậy. Cảm ơn anh.

Trần Trọng Hoàng Bách tiếp chiến, tấn công tiếp Phan Huyền Thư sau khi có một số ý kiến bênh vực và thông cảm với cô.

23.3.2007

Trần Trọng Hoàng Bách

Lại xin lỗi nữa hay đã hết thuốc chữa?

1.

Đọc "Lời xin lỗi" của Phan Huyền Thư trong vụ "cây thơ Thanh Tâm Tuyền", tôi tò mò đảo chuột sang một cây thơ khác, cũng do nhà thơ nữ nặng lòng với sự nghiệp của một số bậc đàn anh này giới thiệu: "cây thơ Ngô Kha".

Quái lạ! Trí nhớ tôi lộn tùng phèo hết cả, hay cái tiếng hô của ông Hoàng Ngọc-Tuấn khiến đầu óc tôi mụ mẫm, nhìn đâu cũng thấy phường đạo tặc chăng? Cái nội dung mà tôi đọc được trên poster Ngô Kha của Phan Huyền Thư sao mà quen quen, nhưng lục lại bộ chứa thượng vàng hạ cám của mình từ hàng chục ngàn bài báo đã đọc cũng đâu phải dễ. Thú thật với các vị là trong tinh thần "quyết tử cho óc tò mò", sau một buổi sáng ròng rã tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra hòn đảo mà mình đã từng ghé qua rồi lại quên đi, vì thực ra nó cũng không có gì đặc biệt đến mức phải lưu vào máy. Nó ở địa chỉ này: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37⊂=50&article=49588, đề ngày 16/12/2005, với tiêu đề "Ngô Kha - ngụ ngôn một thế hệ", không đề tên tác giả. Bài của báo Quân đội Nhân dân đăng lại trên website báo Nhân dân.

Ta hãy lần lượt xem từng đoạn trong poster Ngô Kha của Phan Huyền Thư và so sánh chúng với bài trên website báo Nhân dân.

  1. Bài trên Nhân dân: "Người thắp lửa sân trường"

    Phan Huyền Thư: “Người thắp lửa sân trường"
  2. Bài trên Nhân dân: "tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế."

    Phan Huyền Thư: “tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế.”
  3. Bài trên Nhân dân: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Ông Nguyễn Công Thắng- người học trò của Ngô Kha nhớ lại: '… thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình.”

    Phan Huyền Thư: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Một học trò của anh nhớ lại: "Thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình."
  4. Bài trên Nhân dân: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng như dòng sông Hương, nhưng sống trong ngục trần gian Mỹ-ngụy, trái tim và tâm hồn họ nổi sóng. Quán Bạn-một hội quán của văn nghệ sĩ, trí thức ngày ấy, là nơi tụ hội của văn chương thơ phú, âm nhạc, nhưng cũng là nơi tụ hội của những trái tim yêu nước..."

    Phan Huyền ThÆ°: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng nhÆ° dòng sông HÆ°Æ¡ng, nhÆ°ng khi cần, trái tim và tâm hồn họ sẵn sàng ná
    »•i sóng. Quán Bạn-má»™t há»™i quán của văn nghệ sÄ©, trí thức do Ngô Kha và Trần Quang Long lập nên năm 29 tuổi, là nÆ¡i tụ há»™i của văn chÆ°Æ¡ng, âm nhạc, nhÆ°ng cÅ©ng là nÆ¡i tụ há»™i của những trái tim yêu nÆ°á»›c."
  5. Bài trên Nhân dân: "Năm 1964, địch đàn áp nhóm Quán Bạn. Cùng với nhà thơ Trần Quang Long, Ngô Kha bị địch bắt giam và được ghi vào sổ đen của những người bị chúng để mắt thường xuyên. Học sinh, sinh viên biểu tình đòi chính quyền "trả lại thầy giáo Kha cho chúng tôi", "Đả đảo bọn cướp thầy".


    Phan Huyền Thư: "Năm 1964, địch đàn áp nhóm Quán Bạn. Ngô Kha bị bắt giam và được ghi vào sổ đen của những người bị chúng để mắt thường xuyên. Học sinh, sinh viên biểu tình đòi chính quyền "trả lại thầy giáo Kha cho chúng tôi", "Đả đảo bọn cướp thầy".
  6. Bài trên Nhân dân: "Hai năm sau, vào năm 1966, quân đội Sài Gòn đẩy anh vào lực lượng động viên trù bị... Ngô Kha hụt hẫng đến tột độ, anh giam mình trong cô đơn và tự giết mình bằng nỗi cô đơn ấy. Những vần thơ của anh như là tiếng gào thét từ khước của những người bị đày vào cuộc:


Con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm im trong nhà tù vĩnh cửu


Phan Huyền Thư: "Hai năm sau, 31 tuổi, quân đội Sài Gòn đẩy Ngô Kha vào lực lượng động viên trù bị. Ngô Kha hụt hẫng đến tột độ, anh giam mình trong cô đơn và tự giết mình bằng nỗi cô đơn ấy. Những vần thơ của anh như là tiếng gào thét từ khước của những người bị đày vào cuộc:


Con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm im trong nhà tù vĩnh cửu
"

*



Thiết nghĩ không cần dẫn ra thêm nữa, chỉ cần tổng kết ngắn gọn rằng những chữ duy nhất thuộc sở hữu trí tuệ của Phan Huyền Thư trên tấm poster này là: (Ngô Kha) "Sinh năm 1935" và "Phan Huyền Thư giới thiệu". Tất cả các chữ khác thuộc bản quyền của tác giả bài trên báo Nhân dân. Tại đây, nữ sĩ của chúng ta đã không cần mất chút ít công sức như ở poster Thanh Tâm Tuyền, cô bệ nguyên xi cái của người khác vào làm cái của mình, như thể của... chùa vậy.

Câu chuyện này khiến tôi phải nhìn nhận vụ "cây thơ Thanh Tâm Tuyền" cũng như "Lời xin lỗi" của Phan Huyền Thư và những ý kiến chia sẻ cảm thông, thậm chí ca ngợi cô, dưới một ánh sáng khác.

Ở đây khó có lý do gì "nhạy cảm" để biện bạch hay cảm thông: Ngô Kha được "toàn Đảng toàn dân ta đồng tâm nhất trí" vinh danh là nhà thơ liệt sĩ với biết bao là phẩm chất cực kỳ an toàn cho người giới thiệu nhà thơ này trên sân Văn Miếu. Bài viết mà Phan Huyền Thư nhỡ tay cầm nhầm được đăng trên hai tờ báo thuộc loại "bố của chính thống", là báo Nhân dân và báo Quân đội Nhân dân. Mà nhân đây, cũng phải hỏi ngược lại về vụ Thanh Tâm Tuyền: Nếu tờ Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam sẵn sàng trích dẫn đích danh ông Đặng Tiến trong lời giới thiệu về Thanh Tâm Tuyền thì làm sao Phan Huyền Thư lại phải... giấu ông Đặng Tiến đi nhỉ?

Lại một lời xin lỗi nữa chăng? Hay cái bệnh chung của toàn xã hội Việt Nam hiện nay: "tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm" đã ngấm đến xương tuỷ của cả tầng lớp trí thức tinh hoa - giới văn nghệ sĩ – và đã hết thuốc chữa? Câu chuyện Phan Huyền Thư với hai tấm poster nói trên chắc chắn chỉ là phần nổi của tảng băng. Vì thế khi phải nêu trường hợp của cô ra đây, xin được hiểu là tôi không có cắc cớ gì riêng với cá nhân cô cả.

Cũng nhân đây, xin được mách rằng đoạn sau đây của bài trên báo Nhân dân mà Phan Huyền Thư đã "trích dẫn không thương tiếc":

"xuất hiện như một ngọn cờ đầu, hô hào bãi khóa, xuống đường và khởi thảo các bản tuyên ngôn tuyên chiến với chế độ độc tài Mỹ-ngụy. Giọng thơ của Ngô Kha cũng thay đổi theo tư tưởng và hành động của anh, từ "Bài ca tự quyết" đến "Cho những người nằm xuống" rồi "Trường ca Hòa bình".

lại có nguồn gốc từ một bài báo khác, đăng trước đó 8 tháng:

"xuất hiện như một ngọn cờ, hô hào bãi khóa, xuống đường và khởi thảo các bản tuyên ngôn, tuyên chiến với chế độ Mỹ ngụy. Những bài thơ mới của Ngô Kha lúc này là những khúc tráng ca mang đầy dấu ấn của thời cuộc: Bài ca tự quyết, Cho những người nằm xuống, Trường ca hòa bình..."

(Thái Ngọc San, Thanh niên 01/3/2005:
http://www.thanhnien.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=78355)

Ai "đạo" ai, thiết nghĩ đã rõ. Điều đáng lưu ý là hiện tượng đồ ăn trộm, nếu không bị phát hiện, cứ thế mà vô tư tuồn từ tay người này sang người khác.


2.

Cuối cùng là một điều không trực tiếp liên quan đến Phan Huyền Thư nhưng có thể là một câu hỏi về tư cách, quan điểm, thái độ của các nhà thơ được coi là trẻ và cấp tiến khi “có lòng” giới thiệu các nhà thơ đàn anh trên sân Văn Miếu vừa rồi.

Trong poster giới thiệu Hoàng Hưng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết về lối rẽ trong cuộc đời của ông Hoàng Hưng như sau: “… ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.”

Đọc đoạn ấy, một độc giả trong trắng có cách nào hiểu khác hơn hiểu rằng ông Hoàng Hưng đáng trách kia đã sa vào một môi trường “phức tạp” của những kẻ phạm pháp (cờ bạc nghiện hút chẳng hạn), rồi dĩ nhiên vì thế mà “đáng tiếc” phải đi cải tạo (nhân phẩm?).

Đoạn
sau, như Nguyễn Vĩnh Tiến miêu tả tiếp, cho thấy ông Hoàng Hưng đã học tập cải tạo tốt, đạt được nhiều tiến bộ trong tù ra sao, rồi từ đó được ra tù và cuộc đời lại đẹp làm sao!

Không nói thì thôi, nói ỡm ờ như thế thì hỏi ích lợi gì, hỡi các nhà thơ trẻ và cấp tiến?

© 2007 talawas

20 comments:

  1. A.Linh có biết thông tin gì của Hoàng Ngọc Tuấn không? Anh ta có phải là việt kiều Úc không anh?

    ReplyDelete
  2. HÌnh như ông đó là giáo sư 1 trường nào đó ở Úc, chủ sự trang Tiền Vệ cùng với Nguyễn Hưng Quốc, hay viết về văn chương hậu hiện đại.

    ReplyDelete
  3. Hì hì, nhờ anh Linh mà Bi đã phát hiện ra ông Hoàng Ngọc Tuấn này chính là 1 trong những ông cậu nổi tiếng của Bi. Ngộ ghê, cháu chắt gì mà k0 biết gì về sự nghiệp và sự nổi tiếng của cậu mình. Bó tay =))

    ReplyDelete
  4. Nhung su vu nhu the nay cho thay VH VN con lau moi la nen van hoc truong thanh. Noi chung la dang buon.

    ReplyDelete
  5. Here's sone info on Hoang Ngoc Tuan, with some links:
    http://www.vietnamlit.org/wiki/index.php?title=Hoang_Ngoc-Tuan
    His page on TienVe (is TienVe blocked in VN too?)
    http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1

    ReplyDelete
  6. Linh, sorry for being off topic, but do you know if any Y360 page is blocked in VN? It seems to me that some Y360 pages would be considered "phan dong" by the government; do they block *some* Y360 pages only, maybe? Man, why go thru all that trouble, huh? BTW, how do you and your friends here feel about censorship the government? To me, you and your friends who hang out at your blog seem like a bunch of intelligent and open-minded young people; why not just let them read whatever they want and make up their own mind, right? As you quoted The Wall before, "we don't need no thought control ..."

    ReplyDelete
  7. No, I don't think that the goverment block some Y360 pages. It's useless, anyway since the blocked page owners can always open as many pages as they like. Regarding censorship, of course it's rubbish. But you know the reasons already.

    ReplyDelete
  8. Tiền Vệ dường như vẫn xem được ở Việt Nam, còn Talawas thì phập phù, lúc được lúc ko và... chỗ được chỗ ko :)

    Hoàng Ngọc-Tuấn (có dấu gạch để phân biệt với ông nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn viết văn trước 1975, và giờ vẫn ở Việt Nam), ngoài tài viết phê bình, còn chơi nhạc cừ. Nhưng khó nghe :))

    ReplyDelete
  9. Sao anh Linh co ve anti-government the nhi?

    ReplyDelete
  10. Trời, em nói thế thì blog anh lại thành "blog đen" mất. Anh không anti-goverment, mà anh anti-censorship và anti một số động thái không được hay ho thôi. Chứ cái từ anti-government mà dịch ra tiếng Việt thì thành phản động, chống nhà nước, đi tù như bỡn em ơi, em nói thế thì chết anh.

    ReplyDelete
  11. blog này là blog đen chứ còn gì nữa, hahahaha
    j/k

    Đúng là ở nhà mình cái vụ 'đạo' nó ăn sâu lắm rùi. Nhìn đâu cũng thấy hết, chạm vô cái gì cũng thế. Mà trách sao được,cái đó là nhà trường dạy mà!!!! Học sinh mà tự sáng tác văn thì chỉ có điểm kém, phải viết theo văn mẫu thì mới được điểm cao, được khuyến khích động viên ăn cắp từ nhỏ, lớn lên không ăn cắp thì phải thuộc hàng kiên cường!

    ReplyDelete
  12. Hoàng Ngọc - Tuấn, nếu mình ko nhầm, hiện đang dạy tại trường ĐH New South Wales của Australia. Ông được coi là một trong những nhà khảo cứu sâu sắc các vấn đề thuộc về mỹ thuật, văn hóa, âm nhạc, văn chương,... của người Việt do có một kho tư liệu đồ sộ. Ông này trước bị CP mình nghi ngờ và theo dõi, nhưng sau khi lấy một cô vợ là con của Phó chủ tịch tỉnh Quy Nhơn (hình như thế) thì mọi chuyện nghi ngờ có vẻ như đã hết. Hiện là chủ của trang web tienve.org (phù, hi vọng mình nhớ đúng :P)

    ReplyDelete
  13. hí hí vậy cho em sửa lại từ đó :D cơ mà, anh Linh này, có vẻ như yahoo 360 ra đời là mở đường cho freedom of speech ở VN nhỉ (hị hị em lại dùng từ đao to búa lớn òi) :D

    ReplyDelete
  14. Không dám lạm bàn nhiều về Phan Huyền Thư, vì mình không đọc cây thơ của PHT, cũng như chưa kịp kiểm chứng những đoạn trích dẫn. Chỉ có điều, gặp PHT trên TV và đời thực, quả là PHT có một cách nói chuyện rất gọt giũa, tròn trịa, khôn ngoan.

    Tiện cũng kể cho Linh hôm đi nghe đêm "Nhiệt độ thơ", P mất điểm trước PHT nhiều đấy. Nhưng mình lại thích P như vậy, vì thế mới là một "bầu máu nóng". P nhiệt thành với thơ và cuộc sống lắm, còn PHT thì tỉnh táo đến độ làm người ta giật mình tự hỏi có phải đang nghe một nhà thơ nói không.

    ReplyDelete
  15. Mà bạn vẫn giữ câu nói lần trước. Linh có tố chất của một nhà phê bình đấy. Không phải vì chuyện trình độ đâu.

    ReplyDelete
  16. Ừ, tớ cũng có cảm giác PHT tỉnh táo và khôn ngoan, đọc các bài phỏng vấn của cô này là biết, cô ấy còn kêu mẹ cô ấy như trẻ con cơ mà.

    ReplyDelete
  17. Phan Huyền Thư

    Lời xin lỗi

    Hà Nội, ngày 25-3-2007

    Thưa báo Nhân Dân,
    Thưa báo Quân Đội Nhân Dân,
    Thưa anh Thái Ngọc San,
    Thưa anh Trần Trọng Hoàng Bách,
    Thưa các anh chị trong ban biên tập talawas,
    Thưa các bạn yêu thơ và những người kính trọng nhà thơ Ngô Kha,

    Tôi là Phan Huyền Thư,

    Tôi xin phép được nhờ các anh chị trong ban biên tập talawas cho tôi chính thức gửi lời xin lỗi đến báo Quân đội Nhân dân, anh Thái Ngọc San và tất cả những độc giả yêu thơ và kính trọng nhà thơ Ngô Kha. Tất cả những chi tiết mà anh Trần Trọng Hoàng Bách phát hiện ra (tôi tin rằng không chỉ riêng anh Trần Trọng Hoàng Bách mà tất cả những ai đã từng yêu mến và kính trọng tài năng của nhà thơ Ngô Kha cũng sẽ nhận ra những điều tương tự) khi anh đọc nội dung hai tấm poster của tôi giới thiệu về tuổi trẻ của nhà thơ Ngô Kha trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ V tại Sân Nhà Thái học - Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa qua đều rất chính xác. Thậm chí, chính xác từng câu từng chữ, như quí vị đã thấy.

    Việc làm của tôi thật đáng xấu hổ... (xin xem tiếp thư kia [link]

    ReplyDelete
  18. em thich tho cua Thanh Tam Tuyen, nhung ko biet ve chuyen Phan Huyen Thu. thanks anh nhe', 1 entry thu vi day.

    ReplyDelete
  19. Đây là blog của tác giả bài báo trên QĐND bị Phan Huyền Thư "đạo"

    http://blog.360.yahoo.com/blog-D74gtBE5dKff99E.6iZphkgzGGFs3yJU?p=836#comments

    ReplyDelete
  20. có lẽ mình quá mặc cảm với một khu vực mà tiến "xin lỗi" rất ít được dùng trong mọi hành xử ,nhất là từ phía các quý cấp khi xảy ra những hậu qủa đáng tiếc (như vụ tai nạn tàu hỏa ở Lăng cô chằng hạn)nên mình hơi mủi lòng và cảm thông rất nhanh với Phan huyền thư, mong cho bạn trẻ này sớm trưởng thành và vươn lên bằng thực tài, thực lực của mình.
    Ở đây, chuyện trộm(mình rất không muốn thay bằng chữ "Đạo" )xảy ra nhiều, nặng nề hơn chuyện PHt nói trên.

    ReplyDelete