Tuesday, March 20, 2007

Tào Tháo

Nói tới Tào Tháo, người đọc Tam Quốc diễn nghĩa hẳn nhớ hình ảnh của ông như một kẻ tài giỏi nhưng gian trá, đa nghi. Những điều đó có thể có thực vì suy cho cùng, Tào Tháo là một nhà chính trị ở một quốc gia mà trong việc tranh bá đồ vương, người ăn thịt người là chuyện bình thường. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì Tào Tháo là nhân vật tài giỏi nhất thời Tam Quốc, văn võ toàn tài, trị dân giỏi. Nếu so sánh với các vị vua sáng nghiệp khác của Trung Quốc thì Hán Cao Tổ cũng trí trá nhưng kiểu bịp bợm và lưu manh, Tống Thái Tổ thì mờ nhạt, may nhờ thời vận, Minh Thái Tổ thì cũng không khác với Hán Cao Tổ là mấy, đến bọn cùng thời Lưu Bị, Tôn Quyền thì lại càng kém xa vậy. Xem ra chỉ còn có Đường Thái Tông, có lẽ là vị vua tài giỏi nhất trong toàn bộ lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, là có thể so sánh được với Tào Tháo (tất nhiên công nghiệp của Đường Thái Tông vượt xa Tào Tháo, nhưng đó là chuyện khác).

Về võ nghiệp thì Tào Tháo không những thống nhất phương Bắc mà còn đánh tan người Khương, người Hung Nô, và dùng chính sác ngoại giao mềm dẻo để ổn định biên giới. Nhưng cũng có người cho rằng chính vì họ Tào không cương quyết trong cuộc tranh đấu với các tộc Hồ thành ra dị họa sau này, tới thời Tây Tấn, mới xảy ra hiện tượng Ngũ Hồ loạn Hoa.

Về văn học thì Tào Tháo cũng rất xuất sắc. Cùng với hai con là Tào Thực và Tào Phi tạo thành Tam Tào, ba nhà thơ xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Thơ Tào Tháo hào sảng, đầy khí phách của một kẻ hùng tài, đảm lược, các bài thơ thường làm theo lối “hành”. Nhặt lấy 3 bài thơ của Tào Tháo trên trang annonymous.fr.

img

(hình trên wikipedia)

Đoản ca hành kỳ 1 (bài này có được nhắc tới trong Tam Quốc, đoạn trong trận Xích Bích)

Đối tửu đương ca,
Nhân sinh kỷ hà:
Thí như triêu lộ,
Khứ nhật khổ đa.
Khái đương dĩ khảng,
Ưu tư nạn vong.
Hà dĩ giải ưu:
Duy hữu Đỗ Khang.
Thanh thanh tử câm,
Du du ngã tâm.
Đãn vi quân cố,
Trầm ngâm chí kim.
U u lộc minh,
Thực dã chi tần.
Ngã hữu gia tân,
Cổ sắt xuy sinh.
Hạo hạo như nguyệt,
Hà thời khả chuyết ?
Ưu thung trung lai,
Bất khả đoạn tuyệt.
Việt mạch độ thiên,
Uổng dụng tương tồn.
Khế khoát đàm yến,
Tâm niệm cựu ân.
Nguyệt minh tinh hy,
Ô thước nam phi,
Nhiễu thụ tam tạp,
Vô chi khả y.
Sơn bất yếm cao,
Thuỷ bất yếm thâm.
Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ quy tâm.

Bài hát ngắn kỳ 1 (Người dịch: Lệ Chi Sơn). Bản dịch này tớ không thích bằng bản dịch của Phan Kế Bính trong Tam Quốc, không hiểu sao các bản Tam Quốc trên Internet bây giờ đều tóm tắt, bỏ hết thơ phú trong đó).

Trước ly rượu ta nên ca hát
Một đời người thấm thoát là bao ?
Khác chi mấy hạt sương mai,
Ngày qua sầu tủi hỏi ai không buồn ?
Vụt đứng dậy, lòng thêm khảng khái
Nhưng cái buồn đeo mãi không tha
Giải sầu chỉ một chăng là
Mượn đôi ba chén cửa nhà Đỗ Khang
Tuổi đi học, áo xanh cổ cứng
Mà lòng ta bịn rịn hôm mai
Nhưng thôi nhắc mãi làm chi
Tuổi xanh quá vãng vì mi ta buồn
Con hươu lạc kêu trên đồng vắng
Chân ngẩn ngơ mồn gặm cỏ non
Nhà ta khách quý rộn ràng
Đàn ca sáo phách bập bùng thâu đêm
Mảnh trăng nọ treo trên trời rộng
Biết bao giờ hết sáng ngàn cây ?
Nỗi buồn ập đến ai hay
Lòng ta vương vấn khi đầy khi vơi
Xông pha mãi một đời gió bụi
Uổng công ta lui tới đeo đai
Bi hoan ly hợp một đời
Mong người tri kỷ đứng ngồi chẳng an
Trăng vằng vặc sao ngàn thưa thớt
Quạ về nam thảng thốt kêu thương
Liệng quanh cây những mấy vòng
Mà không tìm được một cành nương thân
Chẳng quản ngại ta tìm tri kỷ
Dù núi cao, biển cả sâu nông
Một đời nghiền ngẫm Chu công
Làm sao thiên hạ dốc lòng về ta.

.

Hao lý hành



Quan Đông hữu nghĩa sĩ,
Hưng binh thảo quần hung;
Sơ kỳ hội Mạnh Tânimg,
Nãi tâm tại Hàm Dươngimg;
Quân hợp lực bất tề,
Trù trừ nhi nhạn hành;
Thế lợi sử nhân tranh,
Tự hoàn tự tương tường;
Hoài Namimg đệ xưng hiệu,
Khắc tỷ ư bắc phương;
Khải giáp sinh kỷ sắt,
Vạn tính dĩ tử vong;
Bạch cốt lộ ư dã,
Thiên lý vô kê minh;
Sinh dân bách di nhất,
Niệm chi nhân đoạn trường.

Bài ca về làng Hao (Người dịch: Nguyễn Bích Ngô)


Quan Đông có nghĩa sĩ,
Dấy binh dẹp nhiễu nhương.
Bắt đầu họp Mạnh Tân
Lòng vẫn ở Hàm Dương.
Quân hợp sức không đều
Ngần ngừ rồi chia đường.
Thế lợi bắt người tranh
Giết nhau co như thường.
Hoài Nam em xưng đế
Khắc ấn ở Bắc phương.
Giáp trụ sinh chấy rận,
Muôn dân bị tử thương!
Xương trắng phơi ngoài nội
Tiếng gà vắng dặm trường
Trăm người còn sống một,
Ai nghĩ chẳng đoạn trường.

Khổ hàn hành

Bắc thượng Thái Hàng sơnimg,
Nam tai hà nguy nguy!
Dương trường bang khúc chuyết.
Xa luân vị chi tồi,
Thụ một hà tiêu sắt!
Bắc phong thanh chính bi.
Hùng bi đối ngã tôn.
Hổ báo hiệp lộ đề.
Khê cốc thiểu nhân dân,
Tuyết lạc hà phi phi,
Diêu canh trường thán tức
Viễn hành đa sơ hoài
Ngũ tâm hà phẫn uất ?
Tá dục nhất đông quy.
Thủy thâm cảo lương tuyệt.
Trường lộ chính bồi hồi.
Mê hoặc thất cố lộ,
Mạc mộ vô túc lâu.
Hành nhật dĩ viễn chí.
Nhân mã đồng thời cơ.
Đảm nang thành thủ tân,
Phụ băng trì tác mễ.
Bi bi "Đông Sơn" thị,
Du du linh ngã ai!

Khổ hàn hành

Phía Bắc Thái Hàng sơn,
Vòi vọi lên gian nan.
Đường ruột dê uống khúc,
Làm bánh xe vỡ tan.
Cây cối sao hiu hắt.
Gió bắt rít trên ngàn.
Gấu ngồi xổm ngó khách;
Hổ bên đường gầm vang.
Tuyết rơi sao phơi phới,
Hang hốc ít nhân dân,
Đi xa dạ ngùi ngùi.
LÒng ta sao buồn bực
Về đông mong tới ngày.
Nước sâu cầu lại gãy.
Giữa đường dạ bồi hồi.
Mê hoặc quên đường cũ
Tối mịt trọ nhà ai ?
Đi ngoài bao ngày tháng,
Đói cả ngựa lẫn người.
Quảy gói đi kiếm củi,
Lấy gia để thổi cơm.
Dằng dặc một nỗi buồn...

49 comments:

  1. Tu truoc den h em van thich Tao Thao mhat :P. Oi, lau roi khong doc Tam Quoc, *_*, ma muon doc thi phai doc lai ban dich cu moi da.

    ReplyDelete
  2. Về "Tam quốc", mình nghe bảo Việt Nam đã in lại bản dịch của của hai cụ Phan Kế Bính & Bùi Kỷ, hệt như của Nhà xuất bản Phổ Thông (in 13 tập, cuối thập niên 50). Bản dịch ấy thật hay, về sau bị mấy bác "chỉnh lý" lại, kém nhiều. Thời nhỏ, mình xem bản dịch cũ, thường là mất đầu mất đuôi, mà cũng ko có trọn bộ. Bây giờ ai mà giữ được 13 tập thời xưa, thì quý lắm!

    ReplyDelete
  3. Dường như trong dân gian có người coi Tào Tháo là đầu thai của Hàn Tín. Về võ nghiệp thì rõ ràng Tào Tháo là nhân vật nổi trội nhất thời Tam Quốc rồi. Dù gì thì cuối cùng con cháu họ Tào cũng lên làm Hoàng Đế.
    Mặt thơ văn thì em ko biết nhiều lắm, cám ơn anh ^^ !!!

    ReplyDelete
  4. Ôi, Minh Thi, anh chỉ copy and paste thôi mà.
    @Minh Diệu: hồi bé anh không thích Tào Tháo, đến giờ thật ra cũng không thích, chỉ phục thôi. Nếu thích thì có lẽ vẫn thích Triệu Vân với Gia Cát Lượng, ở hai người này là tiêu biểu nhất cho cả đức và tài của võ tướng/văn tướng.
    @Hoàng Linh: Bản tớ đọc hồi xưa là bản của Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính do Nhà XB Giáo dục in hồi đầu những năm 90, thành 8 tập, hình như in lại theo bản của NXB Phổ thông hồi những năm 60. Không biết bản này giờ còn in lại không, nhưng tớ xem qua một bản 3 tập gần đây (cũng ghi Phan Kế Bính nhưng không thấy có Bùi Kỷ) và bản trên Net (không ghi dịch giả) thì đều thấy dịch tắt, bỏ hết các đoạn thơ phú, bản trên Net còn dịch theo tiếng miền Nam, ví dụ gọi Châu Du chứ không phải Chu Du, và hình như là dịch tóm tắt. Trong khi đó chính các đoạn thơ phú trong Tam Quốc trong các bản in ngày xưa là dịch rất hay.

    ReplyDelete
  5. Nhưng giờ mà đọc lại thì tớ thích đọc lại Đông Chu hơn Tam Quốc, Tam Quốc là một cái fascination thời trẻ thôi, hồi xưa mình đọc chắc cũng phải hơn 10 lần. Nhưng Đông Chu thì chắc càng đọc mới càng thấm thía, mỗi lần là như mới, với lại ĐÔng Chu thì hồi xưa mình mới đọc chắc 2-3 lần thôi.

    Trung Quốc hình như có câu là "người trẻ tuổi chớ đọc Thủy Hử, người già chớ đọc Tam Quốc" chắc vì Thủy Hử nhiều chất giang hồ, còn Tam Quốc thì nhiều mưu mô, thủ đoạn.

    ReplyDelete
  6. Vì nhà văn là người của nước Thục hoặc bản thân ông thích Thục và không thích Ngụy. Cho nên khi đọc ta có cảm giác nhà Thục là "phe ta", còn nước Ngụy là "phe địch". Mặc dù thực chất thời hỗn loạn cả 3 nước đều như nhau ai cũng kêu mình đúng. Nếu khách quan mà xét thì trong 3 người đứng đầu thì Tào Tháo giỏi giang hơn cả. Tạo nên tâm lý ghét Tào Tháo và thích các nhân vật bên nước Thục cũng là sự tài giỏi của nhà văn.

    ReplyDelete
  7. May bai tho hay qua nhi. Linh co thich Ta`o Lao khong LOL :)

    ReplyDelete
  8. Tao` Thao' lam tho that la hay, du ko hieu duoc ban Han Viet, chi doc ban dich ra tieng Viet thoi cung thich roi ^^

    ReplyDelete
  9. @ Linh: Bản của NXB Giáo dục có thêm 2 vị là Lê Huy Tiêu và Lê Đức Niệm sửa chữa bản "kinh diển" của Phan Kế Bính & Bùi Kỷ (từ đầu thế kỷ), về nguyên tắc thì rất khoa học, vì họ bảo là có so với các bản gốc để hiệu chỉnh, sửa những đoạn dịch sai (?), rồi bổ sung những đoạn dịch sót, v.v... Nhưng dọc lại có cảm giác ko sướng như hồi xưa (có thể một phần vì hoài niệm thời nhỏ). cảm giác này mình cũng có khi đọc các bản dịch Kinh Dung hoàn chỉnh hiện nay (so với các bản sủa Sài Gòn xưa...)

    Trong Nam trước 1975 cũng có các bản dịch "Thủy Hử", "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Đông Châu Liệt Quốc"... khác với các bản ngoài Bắc (nhiều bản do Mộng Bình Sơn dịch).Miền Nam hay gọi Châu thay vì Chu ngoài Bắc, tuy nhiên, trường hợp Phan Châu Trinh thì gọi Châu như trong Nam mới là đúng. (Còn Phan Bội Châu thì dĩ nhiên ko được gọi là Phan Bội Chu rồi :))

    ReplyDelete
  10. Anh Linh, :)), khong ngo anh em minh trung hop voi. Hoi em be, em me man Tam Quoc, dam duoi voi Khong Minh (em chi thich Khong Minh, ko thich Luu Bi vi qua yeu hen, Van Truong vi qua trong dao thanh cung nhac, Truong Phi thi chi co dung va tinh...)

    Lon len, em cang ngay cang thich Tao Thao (:P, chac la do lon len bi nhiem su doi nen muon "gian hung" chang?). Em van quy trong Tam Quoc nhung su dam me cua em danh cho TQ da giam di rat nhieu. Lon roi moi thay nhieu cai hung ma khong that, my ma khong chan. Hoi nho em doc Dong Chu khong thich lam, cho la no roi rac va nham chan, nhan vat khong nhat quan ro rang, tinh huong khong hoi hop kich tinh nhu Tam Quoc. The nhung suy di ngam lai, nhung con nguoi trong do that hon, tinh huong trong do khai quat sau xa hon. Nguoi viet khong chi to ve ma con danh gia, duc ket triet ly tu cau chuyen. Vi vay, bay h em cang co xu huong nghieng ve Dong Chu, doc Co Hoc Tinh Hoa, thinh thoang nhin lai Tam Quoc de nho den mot thoi tre con nhiet huyet.

    @ anh Hoang Linh: :P, hoi nho la em duoc doc ban 13 tap. Bay h khong biet o VN con co ban ban day khong?

    ReplyDelete
  11. Bình Tam Quốc thì phải hỏi và đáp mới thú vị. Có hai vấn đề này khá hay.

    Chuyện thứ nhất: vì sao Lưu Bị không cho Quan Công chém Tào Tháo trong cuộc săn với Hiến Đế?

    Chuyện thứ hai: Tào Tháo một đêm đang nằm ngủ bị tuột chăn. Có tên cận vệ vội tới kéo chăn cho thừa tướng. Tào Tháo ú ớ quơ tay rút gươm đâm tên lính chết ngắc. Sáng ra tỉnh dậy vô cùng ân hận, bảo rằng mình ngủ mê lỡ tay. Trương Tu dự tủm tỉm chép miệng: "thừa tướng nào có ngủ mê, chính mày (tức tên lính đã chết) mới đúng là ngủ mê." Theo các bác thì thực hư chuyện này ra sao? Ai là người ngủ mê ở đây?

    ReplyDelete
  12. 1. Lý do Lưu Bị đưa ra là "Ném chuột sợ vỡ đồ quý", nhưng nên hiểu "đồ quý" ở đây là Lưu Bị. Dù Quan Vũ có giết được Tào hay không thì Lưu Bị chắc cũng sẽ bị giết cùng sau đó, huống chi để giết được Tào Tháo cũng là việc không dễ dàng vì Tào Tháo vẫn có ý ngầm đề phòng Lưu Bị.
    2. Người ngủ mê thực ở đây là Dương Tu. Sau này bị Tào Tháo giết chẳng khác gì giết tên lính canh.

    ReplyDelete
  13. Bác Linh nhật xét cả hai việc đều đúng. Nhưng việc thứ nhất thì chưa đủ. Sót một điều rất quan trọng.

    ReplyDelete
  14. Khoái quá, khoái quá! Từ khi đọc Tam quốc đến giờ em vẫn thích nhất Tào Tháo. Phải nói là đáng mặt anh hùng trong Tam Quốc thì không ai hơn Tào Tháo. Đó giờ bị nhiều người "dèm pha" vì sự ngưỡng mộ này, nay mới gặp những người cùng chí hướng.

    Cái hay nhất của Tào Tháo, một cái hay đủ làm nên vương nghiệp, là đức trọng hiền tài. Cứ xem cách Tào Tháo đối xử với Quan Vũ sẽ thấy. Và biết bao tướng tài khác dưới trướng sẵn sàng chết vì Tào Tháo.

    Cái trở ngại lớn nhất của Tào Thào không nằn trong con người ông mà nằm trong tư tưởng quân-thần ăn sâu vào tâm can người dân bấy giờ. Họ không chấp nhận Tào Tháo chỉ vì ông họ Tào mà không phải họ Lưu. Tiếc thay!

    @Le: về câu hỏi thứ nhất thì em cảm giác rằng trong thâm tâm Lưu Bị vẫn sợ Tào Tháo và tin rằng con người này mạnh mẽ hơn mình nhiều. Nên thực sự mà nói là "ko dám" chém chứ ko phải là ko muốn.

    ReplyDelete
  15. Hai chữ gian hùng có lẽ đúng với Tào Tháo hơn cả, nhưng không thể phủ nhận đây là một con người tài giỏi .Nhưng em vẫn chẳng thích được nhân vật này, có lẽ vì bị ảnh hưởng bởi chất anh hùng kiểu Quan Vũ, Triệu Vân ? Hoặc vì đã hết lòng yêu mến Gia Cát nên chẳng thể san sẻ được .
    Chuyện thứ nhất: vì sao Lưu Bị không cho Quan Công chém Tào Tháo trong cuộc săn với Hiến Đế?
    @ Le : Em ko nhớ chính xác nhưng mà có thể vì Lưu Bị cho rằng Tào Tháo lúc bấy giờ đang có một vị trí khá quan trọng ,nếu chết đi có thể khiến thiên hạ đại loạn ,chứ ko hẳn chỉ vì để giữ an toàn tính mạng cho riêng mình đâu
    Nói về Đông Chu ấy, rộng và sâu quá , em phải đọc đến 3 lần mới thấm được, nó có lẽ không dành cho con gái, khì khì
    Còn Thuỷ Hử thì khác, chất hào sảng trong đấy thì dù già hay trẻ đọc vẫn thích thôi, khí khái anh hùng rất khác với Tam Quốc nhưng mà em thích hơn vì nó mang ít ý nghĩa chính trị hơn

    ReplyDelete
  16. Lạ thật, Angelic hình như không thích chính trị nhưng lại có một cái nhìn tòan cảnh khá sắc ^^

    Đúng vậy, thiên hạ mà không có Tào Tháo thì với tài cán và hòan cảnh của Lưu Bị đến già đời vẫn còn bị bọn ngan ngỗng như Viên Thiệu, Lưu Biểu gõ đầu.

    Nhưng tất nhiên Lưu Bị không phải kẻ vô tài. Chẳng thế mà dù nhạt nhòa chìm lấp trong đám vô danh song vẫn bị Tào Tháo soi ra được.

    ReplyDelete
  17. Đọc Tam Quốc thì thấy cái hào sảng thì ít nhưng mưu mô thì nhiều, dẩu biết là trong thời đại loạn, nhưng đem những mưu sĩ đó ra thần tượng thì cũng hơi sai lầm 1 chút. Tam Quốc Diễn Nghỉa trong 1 chừng mực nào đó cũng giống Nietzsche ha. Tào Tháo là hiện thân của một dạng Master Morality?

    ReplyDelete
  18. Nói chen với các bác tý. Nhìn chung đa phần mọi người khi bình là bình truyện "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Nó được viết vào thời kỳ cuối Nguyên đầu Minh (vì vậy mà có tinh thần "ủng Lưu phản Tào" đáp ứng vào nhu cầu sâu xa của quần chúng mà lưu truyền rộng rãi) và theo phong cách điển hình hoá. Các nhân vật cũng là các biểu tượng. Vì vậy thường lẫn lộn những điểm này:
    - Biết là tiểu thuyết hoá nhưng các nhân vật, sự kiện bị coi là như thực và được bình bằng những chiêm nghiệm từ chiều kích cuộc đời thực.
    - Bị hút vào 1 quan niệm về lịch sử tuyến tính của tiểu thuyết truyền thống. Các nhân vật luôn mạnh mẽ quả cảm đi một mạch từ quá khứ đến tương lai.
    - Cái phông nền, bối cảnh của văn hoá, tư tưởng mỗi thời. Cũng như các cá biệt ở mỗi thời.

    Xét từ một nhân vật tiểu thuyết, cộng thêm những trang sức từ các dữ liệu lịch sử để lại. Em cũng khâm phục Tào Tháo. Khâm phục chứ không ngưỡng mộ. Ecb không ngưỡng mộ ai :)

    Gia Cát Lượng có thể nhìn ra tam phân thiên hạ và chỗ cho Lưu Bị đã tài. Nhưng có lẽ ông cũng biết rằng đó là cái thế của một thời thôi. Quá đi thì nước Thục sẽ diệt vong đầu tiên (quả vậy) bởi ai lại đem thủ đô lên Xuân Hoà, lấy đâu nhân tài, vật lực mà bồi đắp nguyên khí quốc gia :) Hẳn vì vậy mà Thục là nước sốt sắng đánh Nguỵ nhất. Sốt sắng đến vô vọng. Nhắc chuyện này lại liên tưởng đến việc Nguyễn Chích khuyên Lê Lợi chiếm Nghệ An trong sử Việt. Hay Lưu Bá Ôn khuyên Chu Nguyên Chương cát cứ.

    Đông Chu khác hẳn Tam Quốc còn bởi vì trong Đông Chu không có kiểu đánh nhau 2 tướng phi ra đánh thay cho mấy vạn binh sỹ :D

    Hồi trước có lần đọc bình truyện Kim Dung thấy có tác giả đề cập đến vai trò của biểu tượng và triết lý Ngũ Hành trong tiểu thuyết Tàu, em đã nghĩ đến Tam Quốc và thấy quả thế thật. Bài trước bác Linh nói đến ngũ hổ tướng-có lẽ đấy là sự bàn bạc của hậu thế chứ đương thời chắc chả ai phong thêm cái bộ 5 ngoài quan chế như thế làm gì. Các bộ 5 đấy được chế hoá thành ngũ hành có thể thấy rất rõ qua cách mô tả diện mạo tính khí các nhân vật. Ví dụ như Triệu Vân chắc là thuộc hành Kim vì trắng toát. Ai thích Triệu Vân chắc thích ăn cay ;) Em lười các bác thử xem lại xem Trương Cáp là hành gì mà không đuổi được Tử Long trong trận Trường Bản nhỉ?

    Ngày trước đọc Tam Quốc em rất thắc mắc tại sao Lưu Bị được mô tả hàn vi như thế mà lại là bạn học với cả Công Tôn Sách (có phải ko nhỉ, nhân vật chủ trước của Tử Long ấy) và 1 số nhân vật thời danh thế??? Sau này nghiệm lại mới thấy những tập đoàn cát cứ ấy đều có cái nền rất "duy vật biện chứng" là những thế lực lâu đời của các dòng họ như họ Hạ Hầu của Tào Tháo, họ Tư Mã của nhà Tấn sau này, ngay cả việc Gia Cát Lượng lấy con gái nhà họ Hoàng cũng là 1 trong mấy thế gia vọng tộc của vùng đấy. Không thế làm sao mà có được cái hân hạnh làm 1 người trong mấy triệu người cón sót lại của đế quốc 54 triệu dân? Bây giờ đọc lại sử Tàu sử Ấn nói chung (nhất là sử Ấn-dân tộc 2000 năm cúi mặt) em đều có cái cảm khái này: nếu người ta ko được chọn vào chỗ tốt thế thì họ làm được gì? Được lựa chọn gì? Có phải vì thế mà Ấn Độ là đất của tôn giáo không. Nhưng có lẽ câu Phật nói "chúng sinh bình đẳng" không đơn thuần là 1 hứa hẹn. Sự thật tuyệt đối đấy ít người thực sự kiểm nghiệm được. Bình đẳng trước Khổ Đế hay bình đẳng trước khả năng tự quy phản tỉnh thay vì vọng tưởng?

    Tam quốc bây giờ với em đọng lại duy nhất 1 ký ức. Có lần lẩm nhẩm tính tuổi các nhân vật, thấy họ đều nổi lên lúc 26-27 cả. (Kịch trần như cụ Tất Đạt Đa cũng đến 29 là có lựa chọn rồi). Mình bây giờ không ham công danh đấy nhưng chờ cái gì nhỉ?

    ReplyDelete
  19. Bản 13 tập là của Nhà xuất bản Phổ Thông, in năm 1959. Nghe đâu nhà mình mới in lại bản này. Nếu còn được bản cũ ngày xưa thì có "giá trị lịch sử" lắm.

    Còn chuyện trước thích "Tam Quốc" giờ thích "Đông Chu" cũng dễ hiểu. Các sự kiện và nhân vật của "Đông Chu" có tầm kích lớn lắm, "Tam Quốc" ko địch lại được. Phùng Mộng Long viêt về sự tranh chấp, giằng xé của mấy chục nước như thế, là rất tài! Cho dù, đọc "Đông Chu" nói chung là khó...

    Có lẽ trở về thích "Sử Ký Tư Mã Thiên" là vừa, nhỉ? ;)

    ReplyDelete
  20. Em xin giơ tay có vài ý kiến:
    1. Tào Tháo cần phải hòa hoãn chứ không chinh phạt các tộc nhỏ vì không có sức để làm thế. Ngô với Thục ngay cạnh còn đang nhăm nhe mà đi đánh mấy tộc nhỏ phía biên cương thì khác gì tham bát bỏ mâm. Chiến lược của Tào Tháo nói chung là đã thuộc loại kinh điển rồi, khi đang trong thế giằng co với các nước khác thì ai cũng làm thế cả.
    2. "Trung Quốc hình như có câu là "người trẻ tuổi chớ đọc Thủy Hử, người già chớ đọc Tam Quốc" chắc vì Thủy Hử nhiều chất giang hồ, còn Tam Quốc thì nhiều mưu mô, thủ đoạn" <--- câu này rất đúng (với em), vì hồi nhỏ em đọc đi đọc lại Thủy Hử đến nỗi thuộc cả tên lẫn ngoại hiệu của gần hết 108 anh hùng Lương Sơn nên giờ lớn lên rất giang hồ :">
    3. Lưu Bị không nên giết Tào Tháo là đúng, vì thời thế bấy giờ không thể thiếu vai trò của Tào Tháo. Cho đến mãi về sau này trong trận Xích Bích Khổng Minh cũng không muốn giết Tháo (cử Quan Vũ chặn đường Hoa Dung mà biết với tính cách Quan Vũ là sẽ tha Tào Tháo) vì như thế sẽ bị Ngô nuốt ngay.
    4. Dương Tu đúng là ngủ mê vì cứ tưởng mình đi guốc vào bụng Tào Tháo mà lại toàn làm điều Tháo ghét,trong khi là bề tôi của Tháo: đặt cái tôi của mình lên trên cái tôi của Tào Tháo, phách hết vị của Tào Tháo ra trước mặt mọi người..
    5. Em không thích so sánh Tam Quốc với Đông Chu vì mục đích và nội dung có nhiều điểm dị biệt.
    Và cuối cùng, em cũng văn mê Khổng Minh võ mê Triệu Vân vì vừa có tài vừa có đức ^^

    ReplyDelete
  21. Ngày xưa tôi cũng có lúc hâm mộ đồng chí Khổng Minh. Về sau nghĩ lại thì thấy chất người của Khổng Minh rất chi là ngứa mắt. Tính cách ông ta có nét cực đoan thái quá, không dung dưỡng được đại cục lâu dài. Người dưới quyền tuân theo ông ta đơn thuần vì nể sợ, và kính trọng xa xa (không phải ngẫu nhiên mà rất giống với cách dân chúng tôn thờ các lãnh tụ độc tài trong lịch sử từ cổ chí kim). Người làm chính trị giỏi thì cần tạo ra được một hệ thống ổn định, mà để làm thế thì cần ràng buộc con người qua cái lợi. Nhưng với con người một mực "tiểu" nghĩa khí như Khổng Minh thì không thể nào được vậy. Một mình ông ta có tài xốc vác nước Thục lên hùng cường, nhưng lại không đủ tài khiến nó tiếp tục phát triển ổn định sau khi vắng bóng mình). Ai thấy Khổng Minh tài giỏi lật trời chứ với tôi Khổng Minh chỉ tài giỏi một nửa. Đức của ông ta như vậy trong con mắt của Lão thì cũng chỉ mới nhân đức một nửa. Cái gì sáng quá tới chói mắt cũng là phản tự nhiên vậy.

    Bác giai Triệu Vân thì ngày xưa mình cũng thích lắm, múa giáo giỏi, không tham nhũng gì, thỉnh thỏang ra trận cũng liều phết. Nhưng sau này ngẫm lại mình nhận ra gã này quá là bình bình, không có cá tính gì đáng kể làm bản sắc.

    Nhưng nhân vật mình thích trong Tam Quốc thì nhiều lắm. Có những nhân vật ngày xưa ko thích, bây giờ lại có hứng thú. Chẳng hạn ngày xưa khinh Lã Bố ngu dốt, chỉ có sức khỏe. Sau này ngẫm lại thấy anh hùng trận mạc mấy ai được sảng khóai như gã, đi đến đâu thiên hạ co rúm dạt ra đến đấy. Chết vì nghe vợ không nghe tướng thì quả có ngu thật, nhưng ít ra gã còn chọn được một con đường có tính "người" cho mình. Con đường ấy phản ánh sâu sắc con đường đa số chúng sinh lầm than khổ ải đã và đang cùng nhau lựa chọn >_<

    ReplyDelete
  22. Tung H nói thế nước Thục chỉ là thế của một thời là vừa đúng vừa chưa đúng. Vì nước Tần cũng từ phương Tây mà chinh phục 6 nước, Hán Cao Tổ cũng từ Ba Thục mà thống nhất thiên hạ. Nước Thục ở cái thế dễ phòng thủ mà cũng dễ tấn công. Nhưng về lâu dài thì đó không phải là nơi sinh ra anh tài, do ở vị trí cô lập, thiếu tiếp cận giao lưu và không có truyền thống mạnh mẽ về văn hóa. Chính vì thế mà Gia Cát Lượng mới dốc sức trong đời mình đánh Ngụy vì biết rằng hết đời mình thì thế hệ mình cùng các chí sĩ Trung Nguyên theo Lưu Bị sang Thục cũng cạn kiệt cả, nước Thục không còn nguyên khí nữa (ngay học trò của Gia Cát Lượng là Khương Duy cũng vốn là tướng Ngụy).
    Lưu Bị với Công Tôn Sách hình như là học trò của Trịnh Huyền, là một đại danh nho thời ấy, các sách về Nho giáo đều có nhắc tới ông này. Ngày xưa đi học trường chuyên lớp chọn, thầy giỏi không phải vì nhà giàu (thương là hạng thấp nhất trong 4 thứ dân), cũng không hẳn vì thông minh, đĩnh ngộ mà chủ yếu vì dòng tộc gia thế. Thế nên Lưu Bị dẫu thân từng dệt chiếu đóng dép thì cũng vẫn là dòng dõi hoàng tộc. Nhưng thực ra trong thời loạn thì việc anh sinh ra ở đâu ko quá quan trọng. Ví dụ Lưu Bang, Chu Nguyên Chương đều xuất thân rất tầm thường, nhất là Chu Nguyên Chương. Trong các tướng thì hầu hết đều xuất thân không có tên tuổi, như Quan Vũ là trẻ lang thang, Triệu Vân thì gia thế chẳng có gì.
    @Hoang Linh: Sử ký Tư Mã Thiên thì kinh điển rồi, ban đầu đọc thấy khó đọc, em nhớ hồi đọc mấy truyện về Hạng Vũ với Lưu Bang mà ong hết cả đầu vì đủ mọi thứ chư hầu đánh nhau loạn xạ mà mỗi sự kiện chỉ có 1 câu thuật lại. Nhưng đọc rồi thì thấy rất ngấm, nhiều đoạn văn quá hay, nhân vật có khi chỉ cần điểm xuyết vài câu là đã thành hình.

    ReplyDelete
  23. KhLê: Khổng Minh có cái đức của nhà Nho, lấy việc cẩn thận, hết mình làm việc, thu phục người làm phương châm, chứ không tham cái lợi nhỏ. Như việc ông không nghe lời Ngụy Diên đánh tắt vào Trường An vì việc đó với ông là mạo hiểm quá, có thể tổn thương tới tính mạng vài ngàn quân sĩ và nguyên khí quân đội, việc này có thể là một việc đáng tiếc nếu xét về đại cục nhưng lại hợp với cách dùng binh của Khổng Minh. Nói gọn, Khổng Minh là một con người nguyên tắc theo kiểu ứng bất biến, dĩ vạn biến, đúng phong thái của một nhà chính trị-quân sự thầm nhuần tư tưởng Nho giáo. Mà đã Nho thì không thể ràng buộc người ta bằng lợi được mà phải thu phục bằng tâm (ví dụ chuyện thu phục Mạnh Hoạch, Khương Duy). Nói là “tiểu nghĩa khí” e rằng hơi quá khe khắt. Nhưng với địa vị một nhà cầm quyền thực sự thì nên kết hợp cả Nho và Pháp. Ở đây phải là vai trò của người đứng đầu (vua) thì lại không có được. Đọc truyện cũng nhiều lúc trách Khổng Minh, sao không vận dụng Pháp mà trừng trị bọn gian thần bên ngôi Hậu chủ, nhưng nếu ông làm vậy thì có lẽ lại thành một quyền thần kiểu Triệu Thuẫn nước Tấn thời Xuân Thu, không còn hình ảnh một vị đại thần hết mực trung chính, tận tụy tới chết như thế. Hình ảnh đó cũng có những cái đẹp đáng ngưỡng mộ chứ.

    Lã Bố thì có gì đáng thích chứ, ngoài việc thiên hạ vô địch? Chẳng nhẽ thích hắn vì hắn cũng làm những gì “bình thường” như đa số chúng sinh làm (tức là dại gái :D) ?

    ReplyDelete
  24. Khổng Minh vì cái đạo đức của cá nhân mà khiến muôn người khác phải đạo đức giả, thế là phạm lỗi lớn. Bản chất con người có phần tham lợi mà cứ ép nhau giả vờ lấy lễ nghĩa làm đầu, như vậy là quá ác (ác theo nghĩa phản tự nhiên). Triều chính mà có người như Khổng Minh làm chủ, sang đời sau không lọan mới là lạ. Bài học này trong Tam Quốc có thể ứng dụng rất sinh động vào thực tế lịch sử từ xa tới gần.

    Cái tàn nhẫn của Tào Tháo có thể khiến vài ngàn người mất mạng nhưng trăm họ được phồn thịnh yên vui. Tòan cảnh xã hội dù có mặt hay vắng mặt ông ta vẫn thịnh vượng yên ấm như thường. Vậy là vỏ tuy ác nhưng thực chất lại là thiện.

    Nói về thấm nhuần tinh thần Nho gia chắc không ai hơn được ông tổ là Khổng Tử. Khi học trò của ông ta thắc mắc rằng hành vi đổ rác ra đường mà bị tội chặt tay thì nặng quá, Khổng Tử bảo rằng hình phạt như vậy không nặng chút nào, hòan tòan xác đáng. Vậy thì Khổng Tử thiện hay ác? Điều ấy không thể dựa vào cái vỏ hiện tượng mà bàn được.

    ReplyDelete
  25. Khà, Lã Bố dại gái có gì mà không tốt?? Các bác chỉ dựa vào mấy sự thành bại, được mất, khôn dại, ... nhìn trong khỏang nghìn năm thì nhỏ tí, nhỏ mất hút, để bảo là thích hay không thích một nhân vật hay sao?

    Cuộc đời Lã Bố khi ra trận có lúc được đánh nhau chí tử với một lúc hai gã nông dân tầm cỡ như Quan, Trương. Lúc về nhà được bầu bạn, ôm ấp với một trong tứ đại mỹ nhân trong 5000 năm lịch sử Trung Hoa. Rồi cuối cùng vì cái miệng thỏ thẻ oanh vàng của nàng mà chết. Con người bằng xương bằng thịt ấy không xếp vừa trong cái fantasy nhỏ bé và đầy những điều kiện định kiến của các bác ở chỗ nào vậy??? Sợ là các bác giai trong bụng muốn quá mà không được ấy chứ ^^

    ReplyDelete
  26. Nói về Khổng Minh thì cũng vô cùng lắm, công nhận rằng đây là một người tài giỏi nhưng cũng vì Lưu Bị mà làm không ít điều tàn bạo.Nhưng có lẽ vì là thời loạn nên La Quan Trung cũng đã ưu ái nhiều cho nhân vật này, không chỉ tính toán như thần mà còn hô phong hoán vũ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý... nhưng ở nhân vật này đúng là ít chất " người" thật, so với Chu Du và Bàng Thống thì cứ thấy Khổng Minh tồn tại mà chẳng gắn bó với ai cả,cũng không có niềm yêu thích cái gì đấy đặc biệt.
    Có một ý kiến rằng Khổng Minh đã " mượn gió bẻ măng" để trừ khử Bàng Thống tại gò Lạc Phượng
    Nhớ lại khi Thống mang quân vào Thục. Khổng Minh đã cử cho Thống tướng mới về, ngay trung chưa rõ, kinh nghiệm không nào là Lưu Phong, nào là Ngụy Diên, tướng già Hoàng Trung. Toàn . Còn bản thân thì ở nhà với Quan, Vân, Trương
    Thống nào phải người hẹp hòi nhưng thấy hành động quý hóa của ông bạn, thứ nhất là không tiện nhắc, thứ hai là tin ở mình nên vui vẻ lên đường nhưng không quên than Khổng Minh sợ ta cướp công. Một người như Bàng Thống đâu dễ dàng mà than ra một câu mất lòng bạn như thế vậy.

    Và Thống quả có tài thật. Kế sách của ông đều có các phương án cho Lưu Bị lựa chọn nhưng tiếc thay Bị là kẻ tầm thường nên công chưa thành

    Sau khi Thống mất. Minh vào ngay, mang theo nào Trương, nào Triệu theo đúng sách lược của Thống mà đồ được Ích châu. Đời sau người ta chỉ nhớ đến Minh mà quên Thống.

    ReplyDelete
  27. @ Le : em thích cách bác nhận xét về Lã Bố, suy cho cùng anh hùng trong thiên hạ mấy người qua được ải mỹ nhân. Và thực sự Lã Bố chết vì một câu nói hiểm của Lưu Bị chứ có phải vì mỹ nhân kia đâu

    ReplyDelete
  28. Hêhê, tôi cũng rất thích triết lý "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta" của Tào Aman. Theo thiển ý của tôi, dù La Quán Trung có ghét Tào Tháo (chủ yếu là do tư tưởng chính thống) thì qua ngòi bút của ông, nhân vật này cũng được xây dựng sống động nhất. Lưu Bị thì giả dối (ném A Đẩu để lấy lòng Triệu Vân), Vân Trường kiêu ngạo chết là đáng, Khổng Minh thì như phù thủy, phi thực tế, Trương Phi thì cũng tạm vì là con người chính trực. Các nhân vật về sau này đều nhàn nhạt, có thể dô bút lực của tác giả đã cạn.

    ReplyDelete
  29. Tôi cũng thích Đông Chu hơn với rất nhiều điển tích thú vị, hồi nhỏ thích Quản Trọng, Tấn Văn Công, Ngũ Viên... sau lại thích Tần Vương Chính với lại Thương Ưởng. Hehe, mình toàn thích những nhân vật gian hùng.

    ReplyDelete
  30. à quên, bản ngày xưa còn có cả lời bình của Mao Tôn Cương, lão này cũng theo quan niệm nhà Hán là chính thống nên bình tào lao hết mức. Chính tà sau này lịch sử phân định lại hết

    ReplyDelete
  31. Nói thích một nhân vật tiểu thuyết nào cũng đâu có nghĩa đấy là một hình ảnh để hâm mộ học tập đâu bác Linh. Như em là em chỉ ghét cái thằng đấy bạ ai cũng gọi là bố, đúng là Lã...Bố. Nhưng viết để mình ghét thế là nhân vật hay đấy chứ nhỉ? Nói về Khổng Minh kiểu bác Le có vẻ cũng là tâm trạng thất tình thôi :) Chuyện thiên hạ ngày trước mình bàn đây thì có lẽ chỉ nên nói "nếu tớ là ổng thì tớ làm cái lọ...cái chai.." Chứ định danh dán mác thì có phần đại ngôn ;)

    Suy diễn 1 tý. Lã Bố chết vì bản thân Lã Bố chứ có phải tại Lưu Bị đâu. Lưu Bị biết xui chả lẽ đa nghi như Tào Tháo lại không biết. Họ Tào hỏi câu đấy được 2 việc: biết bụng dạ Lưu Hoàng Thúc, thằng kia chỉ mải chửi Lưu hiền đệ đỡ phải nghe nó chửi mình :D

    ReplyDelete
  32. À, nếu loại trừ các chi tiết mưu việc như thần, hô phong hoán vũ thì con người Khổng Minh có gì xa lạ với con người đâu nhỉ, thậm chí có khi còn gần hơn rất nhiều nhân vật khác.

    Em Angelic nói Khổng Minh tồn tại không gắn bó với ai có vẻ không đúng lắm, ông ta gắn bó với 1 người và 1 việc: người là vị minh chủ Lưu Bị đã biệt nhãn với ông, và việc là sự nghiệp của nhà Thục Hán. Khổng Minh lao tâm khổ lực về việc đó, người đó cho tới chết, sao lại bảo không có gắn bó. Còn niềm yêu thích thì Khổng Minh mặc dù được mô tả nhuốm màu đạo sĩ trong Tam quốc, nhưng là một nho sĩ hành đạo (quan điểm về Nho gia của ông được khắc họa rất sinh động trong đoạn tranh luận với quần nho Giang Đông). Người theo đạo Nho, ngoài những nguyên tắc phải được tuân thủ nghiêm ngặt thì cách hành xử lại phải theo đạo Trung dung, lấy sự khoan thai, trung hòa làm phương châm. Trong Tam quốc, nhân vật thể hiện cái đạo đức cao nhất của Nho giáo có lẽ chỉ có Khổng Minh.

    Lã Bố có thể sướng như Lê nói, vì sức khỏe vô địch và có mỹ nữ tuyệt vời nhưng tất cả những cái đó đều do số phận, do bẩm sinh của anh ta, anh ta chẳng có một cố gắng nào để vượt lên cái tôi tầm thường của mình, tức là không có gì đáng khâm phục hay ngưỡng mộ cả. Còn việc yêu thích thì tất nhiên là do cảm tình của mỗi người rồi, không nói được.

    Câu Khổng tử mà Lê nói thì tớ chưa nghe bao giờ, câu đó có vẻ mang tính Pháp quá, mặc dù Nho gia vẫn có thể nói như vậy tùy theo tình huống. Thực ra việc áp dụng hình pháp nặng hay nhẹ bản thân nó không phụ thuộc vào người thực hiện là Nho hay Pháp mà nó phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ví dụ Khổng tử khi trị nước Lỗ dùng hình phạt nặng với bọn gian trá, ngụy biện. Khổng Minh lúc mới bình định Thục cũng dùng hình pháp nặng, với lý do Lưu Chương trước kia quá nhu nhược nên Thục mất kỷ cương. Người được coi là đại nho số 1 ở VN là Chu Văn An cũng từng dâng sớ Thất trảm đòi chém đầu một lúc bảy vị trọng thần trong triều. Nho gia không tránh việc sử dụng hình pháp nặng nhưng không coi hình pháp là cách để yên thiên hạ, mà vẫn lấy mục tiêu là dùng đức trị. Lê phê phán Khổng Minh không biết dùng lợi để làm cho thiên hạ ổn định thì cũng chỉ là đứng trên quan điểm của Pháp gia, để phê phán cả một hệ thống chính trị học Nho gia, chứ không phải là phê bình một nhân vật là Khổng Minh.

    Anyway, nói thêm là nhân vật lịch sử Khổng Minh rất trọng Pháp gia, ông từng dâng Hàn Phi tử cho Thục hậu chủ đọc và tán tụng cuốn sách này không tiếc lời như một kỳ thư hiếm có cho việc trị nước.

    ReplyDelete
  33. Lã Bố có thể sướng như Lê nói, vì sức khỏe vô địch và có mỹ nữ tuyệt vời nhưng tất cả những cái đó đều do số phận, do bẩm sinh của anh ta, anh ta chẳng có một cố gắng nào để vượt lên cái tôi tầm thường của mình, tức là không có gì đáng khâm phục hay ngưỡng mộ cả. Còn việc yêu thích thì tất nhiên là do cảm tình của mỗi người rồi, không nói được.

    Câu trên của anh Linh nói đúng luôn, khỏi phải bàn. Thích nhân vật nào là cảm tình riêng của mỗi người, còn để tranh cãi thì vô cùng lắm.
    @Lê: Em xin có đôi câu với riêng bác về khoản cái "khoái" của thằng đàn ông thôi nhé ^^ Khỏe mạnh là đủ, không cần khỏe vô địch. Xinh đẹp cũng tốt, nằm hẳn trong tứ đại mỹ nhân càng hay, vấn đề là người phụ nữ hấp dẫn không phải hình thức là quan trọng nhất đâu, mí cả cũng đâu có được lâu (mà lại bị thằng khác chén trước nữa chứ). Chết vì gái thì là cái chết thoải mái, nhưng là với mình thôi, còn bao nhiêu người phải chết oan vì cái ngu của nó thì sao??? Anh có khoái khi anh phải thiệt thòi vì cái ngu của thằng sếp anh không???

    ReplyDelete
  34. Giữa hiện tượng và thực chất có thể khác nhau nhiều lắm. Nhìn vào hiện tượng thì dễ nhầm lẫn.

    Một nhà chính trị sở dĩ thi hành được đức là vì có thế. Muốn có thế thì phải có tài năng. Cho nên khen Khổng Minh có đức thực ra là khen ông ta có đủ tài để hành đức. Một kẻ bất tài không thể nào vỗ ngực tự khen mình có đức được, người ta sẽ cho là nhảm. Tương tự như vậy, khi Khổng Minh thất bại, chớ có khen ông ta vì tham đức mà bỏ công. Công và đức là một mà thôi.

    Ngụy Diên vừa lập công mà Khổng Minh sai lôi ra chém phải chăng là thất đức? Lưu Bị can ngăn phải chăng là có đức? Không phải vậy. Khổng Minh xét cái thế lớn mà thấy phải chém Ngụy Diên. Cũng như Tào Tháo xét trên thế lớn mà phải phạm cái ác nhỏ. Những tầm vóc đó, thứ nhân nghĩa mang tính khẩu hiệu trong Nho gia không đem ra để xét nét đo đếm được.

    Lưu Bị được tiếng là có đức không hẳn vì Lưu Bị có đức thật, mà là vì cái thế của Lưu Bị cho phép như vậy. Cái thế ấy không hẳn vì Lưu Bị tự thân có tài, mà là vì được Khổng Minh hỗ trợ. Nhưng được Khổng Minh hỗ trợ thì Lưu Bị cũng phải có gì đó đáng kể chứ?

    Cứ như thế mà xét thì thấy rằng không có gì trên đời là trời tự dưng cho cả. Số phận và bản chất con người không tách rời nhau. Lã Bố không phải tự dưng mà có duyên với Điêu Thuyền. Sức khỏe vô địch là trời cho thật. Cũng như khả năng tính tóan siêu việt của Khổng Minh là thiên bẩm. Nhưng nếu không có nỗ lực rèn luyện, không có niềm đam mê và ý chí rèn luyện đặc biệt thì không thành được. Nỗ lực và sự đam mê ấy một phần trời cho, phần còn lại do những duyên khác nữa. Nói tóm lại, một con người cũng chính là số phận của nó.

    Hì, nhìn vào vòng nhân quả tác động liên miên này, thấy rằng ảo diệu. Ảo diệu lại càng ảo diệu (nhại binh pháp Tôn Tử). Hỏi rằng thích hay không thích một cái tên nào đó? Nhưng con người đâu chỉ là hiện tượng. Đằng sau nó ... Chậc, biết lần đầu mối từ đâu để mà bàn? Mà mình đang nói quái gì ý nhỉ. Ừ thôi, sao cũng được, hehe ^^

    ReplyDelete
  35. Lâu không vào, comment nhiều quá. Anh Le hoá ra cũng... lắm chuyện thật he he (em đùa thôi ^^). Mà có vẻ như mọi người cũng bắt đầu bàn loạn rồi :D.
    Anh em bao giờ rỗi thử vào link này xem, có bàn về mấy nhân vật của TQ: http://blog.360.yahoo.com/blog-8VVIFUg1eq_M1U6heequz_9aVS5s?p=1138#comments (theo em thì bài viết hay).

    ReplyDelete
  36. Theo em thì
    trong một thời kì loạn lạc gần trăm năm
    trong hàng trăm triệu kẻ đổ máu vào cuộc chiến đấy
    trong hàng nghìn người coókhả năng làm bá chủ
    trong một thế giới lúc nào cũng phải nghĩ cách để đạp lên vũng máu người khác mà vươn lên
    nếu chỉ được lịch sử ghi lại tên moộtlần thì cũng dã là kì tài
    nếuta sống vào thời đó, liệu ta tồn tại được bao lâu?

    ReplyDelete
  37. Theo tớ nhớ thì Tào Phi và Tào Thực nổi tiếng thi đàn k phải vì quá giỏi thi ca, mà vì 2 anh em định giết nhau. 7 bước thành thơ, "nồi đậu nấu đậu". Có đọc qua rồi mà quên.

    ReplyDelete
  38. các anh chị đã bàn quá nhiều và chắc cũng đã đầy đủ về các nhân vật Tam Quốc
    cũng làm hay xin có vài lời riêng. :)
    Tôi là người lạ,dò theo google về "Linh sơn" rồi vào đọc blog của anh Linh.
    anh có cái nhìn về Tam Quốc rất khái quát
    anh Le thì xét theo cảm nhận rất riêng và tôi cũng có nhiều suy nghĩ như vậy.
    anh Tung h thì có vẻ không quan tâm lắm đến mọi chuyện nhỉ
    Angelic làm tôi khâm phục vì bạn là nữ nhưng lại am hiểu Tamquốc hơn tôi quá nhiều.
    tôi cũng qua blog Oshin.câu chuyện của Cy và Vy về các nhân vật rất hay trong các đoạn trao đổi lúc đầu,cái cách Cy thích nhân vật Hoàng Thừa Ngạn dù ông ta ít xuất hiện.Cy có lẽ cảm tình với Lão-Trang chăng?(và tôi cũng vậy).
    tôi đọc TQ lần đầu lúc cấp I,lần sau cấp II và lúc sinh viên có đọc lại vài chương đầu.
    nhưng trong những lúc nhậu nhẹt cũng đôi khi bàn bạc.
    thật sự tôi không xếp TQ vào những bộ sách đặc biệt yêu thích.nhưng cách tạo dựng nhân vật của tryện đã làm cho họ trở nên đặc biệt và khó quên.
    những Tháo,Bị,Kiên,Lượng,Thống,Du,Quan vân Trường,Long,Phi,Bố họ đếu có những đạc điểm làm cho ngời thường như tôi thích thú.ngay cả nhân vật Hoàng Thừa Ngạn của Cy mà tôi chỉ biết khi anh nhắc tới.
    lúc ăn nhậu rảnh rang tôi và 1 người bạn thâm giao hay tranh cãi ,có khi kịch liệt, về 2 nhân vật Bị và Tháo.
    Tháo nói "chỉ có Bị và tháo là anh Hùng".tôi thấy đúng."tự tri vi Anh,tự thắng vi hùng"
    họ là 2 nhân vật nổi lên trong thời loạn,dùng trò chơi chính trị để vui thú lưu danh.
    bạn tôi thích Tháo,tôi không thích Bị nhưng tính thích khác người nên theo Bị.
    bạn thích Tháo vì gian hùng,Tháo là thiên hạ đệ nhất gian hùng,tôi nói Bị cũng gian hùng.không gian và không hùng thì không thể mộng bá vương.
    cách gian hùng của Tháo và của Bị.của Tháo thì đẹp,của Bị thì hợp lòng người.nếu chọn thì tôi cũng sẽ chọn cách của Bị.thử nhìn lại thì Tháo là một người cô độc,một mình đứng trên muôn người nể sợ,vị trí của Tháo có vẻ đẹp của kẻ độc tài kiêu ngạo.còn xung quanh Bị là Khổng Minh,Quan Công,Phi,Long.theo tôi thì Lưu Bị có một cuộc sống hợp tình và hạnh phúc hơn :).ông ta ngoài việc đánh nhau thì còn dành thời gian quan tâm (hay tỏ ra) những người xung quanh.
    những nhận xét trên tôi hồ đồ dùng để tranh cãi làm vui trong cuộc nhậu.bản thân vẫn thấy Tháo nếu nói về đặc sắc thì có phần hơn.
    rồi Khổng Minh.lúc học lớp 6, thầy dạy giáo dục công dân lúc đó là 1 bác khoảng 60 hỏi bọn tôi thích nhân vật nào trong TamQUốc (có lẽ lúc đó đang chiếu phim TQ),tôi nói thích Khổng Minh.đó là lời nói theo suy nghĩ lúc đó,có lẽ một phần là muốn được lòng bác thầy :),một phần phục trí.
    bây giờ tôi nghĩ Lượng có lẽ là người theo Lão (dù anh Linh có đưa những dẫn chứng nói ông ta là nhà Nho)(ở đây tôi xét theo suy nghĩ riêng,có lẽ giống cách của anh Le).một người có Trí đủ để nhận biết thế sự 300 năm về trước và 300 năm về sau (phải không ta?)(câu này tôi nghe đâu đó) tất sẽ theo Lão-Trang.Ngọa Long tiên sinh.rồng đúng lý phải bay trên trời cao.tại sao lại đem thân ngồi xem thế sự.tôi thấy vị trí của Lượng như người cao cờ, lấy thú vui là ngồi vuốt râu xem đối thủ đi theo những nước mình đã tính.
    về nhân vật tôi thích thú nhất có lẽ là Lã Bố (anh Le nhỉ) :)
    sống trong thời loạn.chuyện quốc thái dân an đã có người lo.ban ngày đem cái dũng của mình để lưu danh.đêm về lại có đại mỹ nhân hầu hạ(nói tới đây lại nhớ Đào Chu Công-Phạm Lãi).chỉ tiếc là thiếu trí nên vui thú cũng chẳng được bao lâu.
    còn lại những nhân vật như Trường,Phi,Long tôi không chú ý lắm vì họ theo khuôn phép,không hợp.
    trong lúc lười nhác công việc,vài lời góp chuyện,mong các anh đừng cười.

    ReplyDelete
  39. Tặng Linh đường line này (để trả nợ cái ảnh cốc bia hơi anh xin) vì thấy mọi người mê Tam quốc chí, mà ảnh đẹp thì không (chưa?) có: http://forum.gamethu.net/showthread.php?t=63227&page=3. Chúc vui. Hùng.

    ReplyDelete
  40. Em có một câu hỏi: tai sao Tào Phi không nhân lúc Khổng Minh bình Nam mà đem quân đánh nước Thục; một mình Mã Siêu trấn giữ phương Bắc đâu đủ để chống lại những tướng Ngụy như Tư Mã Ý, Tào Chân, Từ Hỏang, Trương Cáp,...

    ReplyDelete
  41. vi sao khi bi dau bung lai noi bi tao thao ruot vay?

    ReplyDelete
  42. Hà ... Hà ... Đọc mấy lời bình loạn về TQ ở đây mà thấy khoái cứ như là đọc lại TQ ấy.

    ReplyDelete
  43. Trong bài này tác giả (HM) có nhắc tới mấy nhân vật trong TQ, cóp lại đây để mọi người tham khảo ....

    Hà Minh

    Trí thức Việt Nam: hèn hay không hèn?

    Người chê ta mà chê phải là thầy ta
    (Khổng Tử)

    Trong một lần định bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để dự một buổi họp mặt nho nhỏ, vì hãng sorry airline hoãn chuyến bất ngờ và “đì lây”... vô thời hạn nên tôi đã hủy chuyến bay và không đi nữa. Biết tin, giữa cuộc vui, anh bạn tôi từ Hà Nội đã điện vào và trách đùa: “Trí thức Việt Nam đúng là... hèn.” Tôi chỉ biết cười nhạt, không lẽ tôi phải đi bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội, hay “cướp” máy bay để bay ra Hà Nội mới không hèn?

    Trong mọi tình huống của đời sống thường nhật, câu hỏi hèn hay không hèn luôn luôn văng vẳng bên tai mỗi thân phận trí thức An Nam quốc, câu trả lời rất “lửng lơ” mang màu sắc triết học: trí thức An Nam vừa hèn vừa không hèn. Và sau đây là vài hiện tượng minh hoạ cho nhận định trên:

    Vụ Trần Dần – Thơ bị cấm “hụt”, trí thức đã không hèn nên mới lên tiếng bằng “Thư ngỏ” (những 134 chữ ký), và chính quyền đã “đằng sau quay”, nhưng từ hồi nào đến giờ, có biết bao vụ “cấm”, “thu hồi”, bằng lệnh “miệng”mà sao có thấy thư ngỏ thư kín gì đâu? Vậy trước kia hèn còn nay hết hèn? Câu trả lời vừa đúng lại vừa không đúng, vì sao? Vì trí thức Việt Nam rất giỏi tính toán, mọi cân nhắc thiệt hơn giữa hành động và không hành động được tính toán rất nhanh, chi li và chính xác, thậm chí giỏi hơn cả Âu Dương Tu: bằng chứng là Dương Tu cậy mình giỏi, đoán được ý nghĩ của Tào Tháo khi ra mật khẩu “kê cân”, nhưng lại quyên mất một điều rất cơ bản là “nói ra không có lợi” và Dương Tu quên mất rằng Tào Tháo là tên đại gian hùng sẵn sàng chém bay đầu kẻ nào tiết lộ chuyện cơ mật của hắn, nếu như Dương Tu giỏi thì đã tính trước được cái chết của mình, trước khi phát ngôn “bừa bãi”, nhưng khổ cái bệnh ngứa mồm, “bất bình tất minh” (bực mình thì phải nói), ngược lại trí thức Việt Nam “đi guốc trong bụng” nhà cầm quyền, nhưng lại không muốn “dại mồm dại miệng” như Dương Tu, nên họ thường “bất bình tắc ...im [lặng/re]”. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng... im. Trước khi hành động, trí thức An Nam thường “đo” phản ứng của kẻ có quyền thế, cân đong đo đếm những hậu quả có thể xảy đến nếu hành động một cách “dũng” (tức không hèn), chẳng hạn dũng thì được gì, mất gì, ngược lại “hèn” thì được gì mất gì? Thậm chí có người còn “cài” những suy nghĩ, phát ngôn của mình đến tận khi từ giã cõi đời mới công bố (Di cảo - Chế Lan Viên).

    Khi thời cơ đến, trí thức Việt Nam mới “quật khởi” xông ra với hào hùng tuyên ngôn và kiến nghị,... “đông như quân Nguyên”. Vậy ta phải gọi trí thức Việt Nam là đa mưu túc trí cỡ Khổng Minh, “biết người, biết mình đánh trăm trận trăm thắng”, trí thức Việt Nam luôn đề cao khẩu hiệu “vì thời thế, thế thời phải thế”, lấy điều “trung ngôn nghịch nhĩ” mà răn mình. Đến như các “mầm non” trí thức thời a còng (phần lớn khoa bảng tại các nước đế quốc đầu sỏ) tuy “ngứa mồm” nhưng rất “biết ăn biết nói”, họ tự đề ra chế độ “kiểm duyệt” kiểu “nhẹ thì cảnh cáo treo cột điện, nặng thì đương nhiên là tiệt” (Diễn đàn Thanh niên xa Mẹ).

    Khi thời vận đến, trí thức Việt Nam sẽ chứng tỏ với thế giới rằng họ không hèn chút nào, ngược lại rất trí dũng song toàn, biết tính toán thời cơ rất khéo.
    bản để in

    ReplyDelete
  44. công nhận là Tào Tháo có tài, nhưng em thích thì nhất vẫn là Chu Du :P

    ReplyDelete
  45. Thấy các bác bàn luận sôi nổi, tuy entry cũ nhưng cũng mạn phép viết vài dong. Em thuộc thêếhệ 3X rồi, đọc tam quốc từ nhỏ nhưng ko hiểu sao mê nhất là bác Tào, cứ như đoạn bác Lưu hay bác Tôn thắng là em ko them đọc lại. Có lẽ là do các bác Khổng, Lưu, Quan, Trương, Triệu ... dược thần thánh hoá quá. Lớn lên đọc thêm 1 vài tác phẩm nữa càng củng cố sở thích của mình về nân vật bác Tào
    - Trong tam quốc: Xuất phát điểm của bác Tào là thấp nhất, chẳng con dòng cháu giống như bác Lưu ( chỉ là cháu nuôi của 1 bác hoạn quan), không cát cứ, giàu có cả 1 vùng như bác Tôn. Bác Tào bằng bàn tay, nghị lực, quyền mưu ( em ko muốn dùng từ gian hùng vì ngữ nghĩa hơi khác chút) xây dựng neê 1 đội quaâ và chiếm giữ toàn bộ Trung Nguyên, phần đất trù phú và mầu mỡ nhất của Trung Hoa hồi bấy giờ. QUa con mắt của La QUán Trung, nhân vật tào tháo được cho vào phản diện, chẳng trách được bác La vì bác là cha đẻ của Tam QUốc nên có quyền yêu ghét. Nhưng thực sự ngòi bút của bác không làm nổi bật vai trò LÃNH TỤ của bác Tôn và bác Lưu, mặc dù đây là yếu tố tiên quyết mà đến giờ phương Tây cũng phải nghiên cứu yếu tố này của Trung Hoa. Cho nên khi bàn với các cụ về tam quốc, không hiểu La QUán Trung yêu hay không yêu nhân vật lưu bị mà là chúng ta lầm tưởng.
    -Trong tác phầm TÀO THÁO : Mới thấy rõ sự vượt khó vươn lên cũng như hoài bão thơ phú của bác Tào, ngày càng khâm phục bác hơn. Chuyện về già ác hơn, giở quẻ về tính đa nghi cũng dễ hiểu. Giầu thế, xây dựng cơ đồ khó thế ( không phải con nhà dòng quyền quý) thì cũng dễ hiểu.
    -Trong tác phẩm

    ReplyDelete
  46. - Trong tác phẩm PHONG THUỶ ĐẠI SƯ GIA CÁT LƯỢNG:Mệnh của bác Tào dựa trên long mạch vững chãi nhất trong 3 bác, nhưng dotính khí hiếu sát ( cái này chẳng biết xuất phát từ đâu) cho nên về kết cục bác thất bại. Cái thất bại ở đây là không thể thống nhất thiên hạ chứ sự nghiệp bác Tào thì 2 bác kia chạy dài không theo kịp. Em cũng không khoái quyển này vì thái quá trong mô tả bác Lượng một cách thái quá.
    Kết luận của bản thân: Em yêu nhân vật Tào Tháo vì xét cho cùng nhân cách ấy, tính cách ấy là của 1 con người có thật, biết vươn lên trong cuộc sống. Còn các nhân vật khác thì hư cầu và thần thánh hoá quá nhiều.

    ReplyDelete
  47. tào tháo sẽ sống mãi , xã hội này cần tào tháo

    ReplyDelete