Wednesday, March 28, 2007

Entry for March 28, 2007

Hai bài tiểu luận rất quan trọng của Susan Sontag- một trong các gương mặt trí thức nổi tiếng nhất của Mỹ- về nghệ thuật:

Against Interpretation

On Style

Mới đọc được hết cái thứ nhất. Thấy quan điểm của bà này rất thú vị và hiện đại, dù được viết ra từ thập niên 1960s.

Trích 1 đoạn về cách các nhà phê bình "đọc" Kafka:

"The work of Kafka, for example, has been subjected to a mass ravishment by no less than three armies of interpreters. Those who read Kafka as a social allegory see case studies of the frustrations and insanity of modern bureaucracy and its ultimate issuance in the totalitarian state. Those who read Kafka as a psychoanalytic allegory see desperate revelations of Kafka's fear of his father, his castration anxieties, his sense of his own impotence, his thralldom to his dreams. Those who read Kafka as a religious allegory explain that K. in The Castle is trying to gain access to heaven, that Josepl K. in The Trial is being judged by the inexorable and mysterious justice of God. . . . Another oeuvre that has attracted interpreters like leeches is that of Samuel Beckett. Beckett's delicate dramas of the withdrawn consciousness - pared down to essentials, cut off, often represented as physically immobilized - are read as a statement about modern man's alienation from meaning or from God, or as an allegory of psychopathology. "

10 comments:

  1. Ko biet may cai mi thuat / van hoc / xa hoi hoc, nhung doc doan trich tren cua ba` nay` thay rat la lung cung va` ... super wordy. Giong nhu mot bai` tong ket van hoc vay, chi dung va`i ti'nh tu` la coi nhu da mieu ta het moi truong phai :-S

    Hoi truoc em HA gioi thieu cho 1 cuon Camera Lucida cua Roland Barthes ma` qua that minh ko tieu hoa noi. Tat nhien la ko dam che no' wordy qua', chi nhan la` minh ko du kha nang tieu hoa thoi, dac biet la nhung bai viet cua nhung nha` van hoa', phe binh no kia ...

    ReplyDelete
  2. Vì sao người ta lại có thể đầu tư quá nhiều chữ nghĩa để giải thích một vài điều rất giản dị?? Những điều mà nếu là mình thì sẽ dùng thẳng như một sự thật đương nhiên (nếu cần thì chỉ một đọan văn ngắn gọn, chính xác làm bệ đỡ là đủ) cho một bài viết về một mệnh đề nào khác ở mức tư duy cao hơn.

    Logic của cụ thì rất tèm nhèm mập mờ, gần với kiểu chứng minh 1 = 2 bằng cách cùng chia cho 0. Cho nên thỉnh thỏang lại phải thêm vào những câu thanh minh thanh nga củ chuối. Nào là tôi chỉ đang nói hiện trạng ở America, tôi không bàn rộng tới tầm cỡ Nietzsche, tôi cũng không cực đoan tới mức blah blah, ...

    Mà bàn về văn chương với điện ảnh thì cụ múa còn được. Chứ bàn sang sân mỹ thuật cụ múa được hai câu thì câu nào cũng sai! Đúng là bó tay tòan diện với cụ!

    ReplyDelete
  3. Tư duy phương Tây khác với phương Đông. Người ta không thể "phán" một hai câu kiểu "Tử nói" để lấy đó làm chân lý được. Mà phải biện giải, lý luận để dẫn tới các kết luận và khả năng phản biện.

    ReplyDelete
  4. Em tran trong thong bao la cuon Camera Lucida la cua prof em recommend cho em, em lai recommend cho anh Hieu vi ngay xua em ngay tho thay co noi gi cung tin chu em cung dau co tieu hoa noi, hihi.
    Susan Sontag nay hoi son tre? (tuc la hoi viet luan an) em cung co viet va con trich dan tu tung cho no du chuc nghin tu chu em cung khong nho gi ca, va tat nhien khong bao gio dung den trong cong viec. Ma Susan Sontags da an thua gi, Heidderger, Bergson la em trich dan het khong tha vi nao :D
    Cac loai ly thuyet phe binh naydoi voi em chu yeu la de loe nhau tu the he nay sang the he khac, doc cho vui, trich dan cho vui, chu da nghe si sang tao that thi phai tu tao ra ly thuyet cua minh chu ai can den cac nha ly luan phe binh soi duong cho ho.
    "Who can do, do. Who cannot do, teach. Who cannot teach, become a critic!"

    ReplyDelete
  5. Cái này không phải do người viết là Đông hay Tây. Những người có cảm quan khoa học thật sự khi trình bày luôn chính xác và sáng sủa. Còn những người làm công việc sáng tạo nghệ thuật thì lại càng lấy sự gợi tả làm trọng, sợ nhất những cái thừa thãi. Chỉ có các pseudo-khoa học gia, pseudo-nghệ sĩ gia mới hay tự dễ dãi, rườm rà dềnh dang những lời lẽ nhỏ nhặt.

    Cái chính là bài viết được nhắm vào đối tượng đại chúng ở một nước phương Tây. Mà gốc gác triết học Siêu Hình đã corrupt văn hóa đại chúng của phương Tây từ quá lâu rồi. Tới tận bây giờ vẫn ám ảnh bởi ấn tượng lấy cái ta làm trung tâm để bắt bẻ và thuyết phục phần còn lại của thế giới (nhưng lại cứ nghĩ rằng mình rất khách quan!!) Nếu truy tận gốc, bẻ tận ngọn thì những lý luận lăng nhăng sẽ nát bấy. Nhưng không mấy người nghe làm như vậy, đa số vẫn cứ gật gù với người nói, là vì họ cùng sống chung một vùng văn hóa. So với người phương Đông không rườm lời, lấy sự gợi tả mang tính quy ước làm chuẩn, thì hai sự ấy cũng không khác gì nhau.

    Bỏ qua văn hóa đại chúng sang một bên thì thấy rằng ngay từ đầu thế kỷ 20 đã có những chuyển biến tích cực trong triết học phương Tây (nửa thế kỷ thế nay phương Tây đứng im không dám ho he lớn tiếng lập thuyết nữa là vì vậy). Còn tư duy của nghệ thuật phương Tây thì thậm chí còn đi trước đó một bước. Những người nghệ sĩ tiên phong vẫn luôn cặm cụi làm việc theo linh cảm nhạy bén như vậy, không giải thích, thiên hạ hiểu được tới đâu thì hiểu.

    ReplyDelete
  6. Va(n phong cu?a các nga`nh humanities khác voi social science. Bên social science có quy di.nh cha(.t che~ ho*n ve cách viet, mà tham chí nhieu nguoi còn cho là quá kha('t khe, vd MLA khong cho dùng "I" trong academic writing.

    Nhu*ng nói gì thì nói, khong phai viet cha(.t che~ là da~ gioi. Bên anthropology chang ha.n, da có rat nhieu discussions ve viec why anthropological writing cannot engage the reader, có phai là vì viet quá te? hay khong, boi vì suy cho cùng viet lách thì phai có nguoi do.c chu khong phai chi? cho may ong râu dài ngo^`i tu*. tha^?m du vo*í nhau. Nhu*ñg cái này nói chung khong có truong lop nào da.y duoc, tu*. luye^.n là chính thoi.

    ReplyDelete
  7. Các nhà phê bình tất nhiên bao giờ cũng đi sau các nghệ sĩ sáng tạo, chuyện đó là bình thường và hợp quy luật. Vai trò của họ chỉ đứng ở việc biến tập hợp lại, đặt tên cho các sáng tác của các nghệ sĩ thành các trường phái.
    Các bài viết trên của Susan Sontag quan trọng vì đó là một trong những bài viết đầu tiên đưa ra một cái nhìn mới về nghệ thuật hậu hiện đại.
    Còn văn phê bình trong các ngành xã hội thì bao giờ cũng rườm rà và khó đọc, tớ chưa thấy một nhà phê bình nào viết ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích cả. Nhưng đôi khi đọc trong cái mớ rườm rà ấy lại phát hiện ra được nhiều ý hay, hay các nhận xét sắc sảo, hoặc những câu quote thú vị.

    ReplyDelete
  8. Lê viết: [trích] "Tới tận bây giờ vẫn ám ảnh bởi ấn tượng lấy cái ta làm trung tâm để bắt bẻ và thuyết phục phần còn lại của thế giới (nhưng lại cứ nghĩ rằng mình rất khách quan!!) Nếu truy tận gốc, bẻ tận ngọn thì những lý luận lăng nhăng sẽ nát bấy." [/trích]

    Triết học và khoa học Tây phương vẫn khách quan nhất. Thời khai sáng rồi lãng mạn (Rousseau, Schiller), người ta lấy cá nhân con người (Lê gọi là cái ta) làm trung tâm tức lấy trách nhiệm suy tư và cả cảm xúc từ vua chúa, giáo hội, giáo điều và các thứ quyền lực khác đặt vào tay con người. Đơn vị tuyệt đối nhất của nhân loại là con người như một cá nhân, chứ không phải cộng đồng.

    Khoa học phương Tây khách quan cũng nhờ triết học dọn đường cho, từ Plato, Rousseau (khai sáng) cho tới Hume (nghi vấn).

    Triết Đông (Trung quốc) xem thường cá thể, lấy xã hội và vũ trụ làm gốc. Nghịch lý nó mang là triết Đông rất thiếu khách quan, vì không cho phép suy nghĩ, chiêm nghiệm, thử nghiệm và cảm xúc của cá thể. Triết Đông không hề dọn đường cho khoa học. Tìm ra cái bánh xe và chế ra thuốc súng thì được vì những thứ đó phục vụ cho xã hội và quyền lực, nhưng khoa học thuần túy thì không vì con người không được dạy phải luôn luôn đặt lại câu hỏi về sự thật.

    Xin lỗi Linh vì hơi lạc đề, còn vào đề thì thực không muốn viết gì, vì đọc tất cả các comments bên trên chẳng hiểu mọi người muốn nói gì cả. Tại sao chê bai Susan Sontag và cả giới phê bình nói chung chỉ vì mình không thích đọc họ? Họ là những người vẽ bản đồ văn học, dĩ nhiên bản đồ của một thành phố hay một dãy núi thì không thể là thành phố hay dãy núi đó, nhưng nó giúp cho người ta tìm đường đi. Các nhà phê bình không bao giờ bảo người ta không cần đi vào thành phố hay các dãy núi để có những kinh nghiệm của chính mình.

    ReplyDelete
  9. Từ nửa thế kỷ trước thì Bùi Giáng đã viết về Hậu Hiện Đại ở một tầm văn hóa vô cùng uyên thâm và phóng khóang. Cùng là viết cho đại chúng nhưng so sánh thì thấy mức tư duy của bài viết trên kia không thể nào so với Bùi được. Chẳng khác nào trẻ con mới tập nói đi so với nhà hiền triết. Phê bình phải như Bùi mới đáng gọi là phê bình. Nói thật nếu ai đó có đủ tầm để dịch Bùi từ tiếng Việt sang tiếng Anh, Pháp, hoặc Đức, thì có thể gọi là đóng góp rất đáng kể cho văn hóa nhân lọai đấy. Mình dám nói như vậy mà tuyệt nhiên không vì sự thiên vị theo tình cảm dân tộc.

    @246: Triết học phương Tây mà chị nói tới thuộc về giai đọan Khai Sáng, tức là nằm trong một nếp gấp của một tấm khăn. Khi giở sang một nếp gấp khác, hoặc đơn giản là giở tung cả tấm khăn ra thì sẽ thấy tại sao nó không còn khách quan nữa. Tất nhiên triết học Khai Sáng có ý nghĩa của nó. Phương Tây chưa đi qua giai đọan ấy thì sẽ không thể tới được giai đọan sau này để có thể quay lại tự nghi vấn chính nó được.

    Phần triết học phương Đông mà chị nói là phần triết học nhập thế của cả Phật, Lão, và Nho. Nó là phần mang tính hiện tượng do đại chúng tự ứng dụng theo cách họ cho là phù hợp với từng thời đại. Còn bản chất thực sự thì có thể rất khác. Chẳng hạn như tính khách quan của Phật giáo so với các ngành khoa học lý thuyết của phương Tây thì không có sự hơn kém, cùng ở mức độ tuyệt đối. Chính cái gọi là các tư duy khoa học ứng dụng mà con người xã hội hay phải tiếp xúc mới rất dễ chủ quan phiến diện.

    ReplyDelete
  10. [Trích]Các nhà phê bình tất nhiên bao giờ cũng đi sau các nghệ sĩ sáng tạo, chuyện đó là bình thường và hợp quy luật. Vai trò của họ chỉ đứng ở việc biến tập hợp lại, đặt tên cho các sáng tác của các nghệ sĩ thành các trường phái[/Trích]

    Em căng mắt đọc hết 2 cái link trên của anh và phần nào đồng ý với nhận xét của comment đầu tiên. Có điều, đó là cách các nhà phê bình phải làm. Cũng không thể nói (đề cao) họ là những người "Vẻ bản đồ văn học" như một bạn ở trên nói. Đơn giản họ cũng là những người yêu thích và đồng cảm (hoặc ác cảm) với tác phẩm và khai triển ra những suy nghĩ của mình về một tác phẩm nào đó. Sự phân loại, theo em, là 1 dạng "sản phẩm phụ" trong một quá trình rational justification of one's interest(uninterest) of a work, more than a primary purpose of it.

    ReplyDelete