Moon Palace của Paul Auster (Cao Việt Dũng dịch) là những chuyến du hành kỳ lạ, nơi những khối cô đơn chạm vào nhau trên con đường hành trình của chúng để rồi lại tách ra. Paul Auster là nhà văn có biệt tài kể chuyện và năng khiếu đó của ông được thể hiện rất thành công trong Moon Palace. Người đọc bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của một chàng trai trẻ có cái tên kỳ quặc M.S. Fogg, cử nhân Đại học Columbia, người quyết định tách rời thế giới và sống vật vờ giữa một ngàn bốn trăm chín mươi hai cuốn sách cho tới chết, và anh ta chắc hẳn đã chết nếu như không được một cô gái dịu dàng khả ái cứu sống. Cuốn hút không kém những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Fogg, nếu không nói là còn kỳ lạ và cuốn hút hơn, là cuộc phiêu lưu giữa hoang mạc Utah của Thomas Effing, một người đã chết và tái sinh vào một cuộc đời khác. Paul Auster không chỉ thể hiện tài năng trong việc dựng lên khung cảnh và cảm giác của thành phố New York những năm 68 biến động, ông còn tỏ ra dễ dàng khi dựng lên một câu chuyện kỳ thú như trong những bộ phim cao bồi: những kỵ sĩ trên lưng ngựa vượt qua sa mạc, cảnh đấu súng trong hang đá, lòng tham và những túi tiền...
Đọng lại từ Moon Palace còn là những cảm giác buồn bã, như một ngày kia trên đường du hành, bạn nhìn ánh trăng trải rộng trên đồng trống và cảm thấy hơn lúc nào hết, sự ngắn ngủi của cuộc đời, sự vô nghĩa của những khát khao và nỗi cô đơn của mỗi con người. Như ánh trăng có thể chạm vào cánh đồng, ve vuốt nó, tạo ra cho nó màu trinh bạch và sự bí ẩn nhưng chúng không thuộc về nhau, dẫu có đến với nhau hàng đêm.
Hẳn có không ít người so sánh Paul Auster với Haruki Murakami. Ở hai tác giả này có không ít tương đồng: nghệ thuật kể chuyện, không khí siêu thực, kỹ thuật truyện trong truyện, những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của các nhân vật, các nhân vật thường xưng tôi và có dấu ấn của tác giả, ảnh hưởng của các tác phẩm noir...Nếu như Murakami tạo ra một nước Nhật kỳ lạ, vừa quen vừa không quen với các độc giả phương Tây và cả Nhật Bản thì Paul Auster tạo ra một khung cảnh New York lạ lùng, nơi màn đêm luôn hứa hẹn những gì kỳ quặc nhất và mỗi con người trong khung cảnh đó đều có thể là cả một kho chuyện hấp dẫn, cuốn hút, ám ảnh hay buồn bã tới kinh người. Không có ai tẻ nhạt ở trên đời, như thi sĩ người Nga Yevtushenko nói.
Nhưng hình như Paul Auster có phần buồn bã và nhiều ám ảnh hơn Murakami.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em đang định viết về cuốn này thì bác lại viết mất :))
ReplyDeleteCuốn này có quá nhiều điều đáng nói, và rất đặc biệt :)
Em thích Murakami! Nếu Đúng như lời anh nói, em se tìm Paul Auster thử đọc xem. Hi vong mình không thất vọng!
ReplyDeleteRất tâm đắc với câu này “Không có ai tẻ nhạt ở trên đời,” bởi “mỗi cuộc đời là một câu chuyện, câu chuyện đó có thể nhàm chán với người này nhưng lại là nguồn suy nghĩ cho người khác” (quote trên của thi sĩ người Nga, quote dưới của tớ :p)
ReplyDeletebài điểm sách này rất hay, thích câu này:"bạn nhìn ánh trăng trải rộng trên đồng trống và cảm thấy hơn lúc nào hết, sự ngắn ngủi của cuộc đời, sự vô nghĩa của những khát khao và nỗi cô đơn của mỗi con người.Như ánh trăng có thể chạm vào cánh đồng, ve vuốt nó, tạo ra cho nó màu trinh bạch và sự bí ẩn nhưng chúng không thuộc về nhau, dẫu có đến với nhau hàng đêm"
ReplyDeleteĐoạn thứ hai hay quá, như một bài thơ ấy :P!
ReplyDeleteBạn Life goes on nhìn dễ thương nhỉ, nhưng ảnh bạn hơi bé nên cứ phải là trợn mắt ra mà chiêm ngưỡng.
ReplyDeleteBài review của anh Linh hay và chính xác cảm giác nhận được sau khi đọc Moon Palace quá! Em đọc cuốn này đúng lúc trễ nải chán nản nhất và nhận ra vấn đề cơ bản của chính mình. Rồi lại muốn sống cho tích cực hơn, vì mình chưa đến nỗi tẻ nhạt lắm :D
ReplyDeleteDu học sinh ở Úc: một ngày nghỉ của họ như thế nào? Hư hỏng: Tin đồn hay tin xịn (sự thật?)
ReplyDeletetôi không cảm thấy ấn tượng nhiều với P.Auster. cũng giống như "nhạc đời may rủi" Moon Palace đầu truyện rất hay nhưng càng vào sâu cuốn hút càng giảm dần
ReplyDeleteMoon Palace không cô đơn, buồn bã, mãnh liệt và cả tinh tế nữa bằng Chim văn dây cót của Murakami. Auster vẫn phảng phất của Holywood bom tấn
Theo cảm nhận cá nhân bản dịch của CVD vài chỗ chưa thực sự thoả đáng: Bác Hồ thay vì phải là Hồ Chí Minh (không biết là do nguyên tác hay do D); Fogg chỉ dịch tài liệu có một lần mà Dũng sử dụng nào là "dịch thuật" hay "bản dịch"... thì có phần hơi bệnh nghề nghiệp!
èo, làm gì có cái chuyện "phải là Hồ Chí Minh" :)
ReplyDelete