Đúng là truyền thông VN tránh né hai chữ Trung Quốc, bởi họ bị nằm trong vòng cương tỏa của chính quyền. Nhưng bài này của phóng viên BBC Vietnamese chủ quan và thiếu chính xác về mặt sự kiện đến mức người ta hồ nghi là có sự cố tình bỏ qua sự kiện của phóng viên BBC Vietnamese trong trường hợp này, nhằm gọt chân cho vừa giầy. Lấy ví dụ, Nguyễn Hùng nhắc tới "Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam" nhưng lại bỏ qua chi tiết rằng bài "Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)" của blogger nổi tiếng Osin cũng được đồng thời đăng trên báo chính thống (Sài Gòn Tiếp Thị) vào ngày 9/2/2009 (trong khi bài của Nguyễn Hùng là ngày 13/2).
Truyền thông VN sợ hai chữ 'Trung Quốc'
"Ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung, 17/2/2009 đang tới gần và đây là phép thử đối với sự can đảm của truyền thông Việt Nam.
Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam.
Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.
Lấy một ví dụ nhỏ.
Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.
Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.
Trong khi đó trong cùng bài viết, tên của một đại sứ Israel bị ném giầy và dĩ nhiên tên của Tổng thống George W. Bush được tác giả bài viết đề cập tới.
Trước đó cũng đã có nhiều cơ sở để tin rằng truyền thông Việt Nam có sự sợ hãi khi nhắc tới hai chữ Trung Quốc trong những tình huống mà họ sợ rằng Bắc Kinh có thể phật lòng..."
Những chi tiết không chính xác nhằm mục đích đánh tráo dư luận trên một số bài báo của BBC, không những gây khó chịu với người đọc mà còn mang tính chất phản cảm.
ReplyDeleteLời "kết án" rằng "... phóng viên BBC Vietnamese chủ quan và thiếu chính xác về mặt sự kiện đến mức người ta hồ nghi là có sự cố tình bỏ qua sự kiện của phóng viên BBC Vietnamese trong trường hợp này, nhằm gọt chân cho vừa giầy..." có lẽ hơi nặng vì chưa hẳn là phóng viên BBC đã "cố tình bỏ qua" mà có thể anh chỉ vô tình sai sót khi chưa đọc hết báo chí VN. Mặt khác, anh cũng không võ đoán là "báo Việt Nam không đưa tin..." như Linh dẫn chứng mà anh viết khiêm tốn hơn là "hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin".
ReplyDeleteCái chữ "hầu như" ấy quan trọng lắm, là "tình tiết giảm nhẹ" so với lời "kết án" của Linh. Chỉ có 2 tờ báo là TTSG với bài của Huy Đức (sau bị gỡ xuống ở báo online) và Thanh Niên (nêu tên ông Ôn bị ném giày) trong số hơn 600 tờ báo ở VN thì chữ dùng của phóng viên "hầu như không tờ báo nào... đưa tin" là có thể hiểu được.
Đọc bài này mình nhớ mình cũng treo blast từ hôm 2/2 nêu vấn đề giống như phóng viên BBC Nguyễn Hùng. Sang ngày 3/2 thì đọc được bài trên Thanh Niên nên lại gỡ cái câu blast ấy xuống.
Bác Hien H: Ở đây có chi tiết sau: "Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.".
ReplyDeleteAnh Nguyễn Hùng có vẻ theo dõi khá chặt các blog, nên anh có viết "Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam" và tôi nghĩ hẳn anh không bỏ qua blog Osin, vẫn là một trong những blog chính luận có tiếng nhất Việt Nam. Thế nên hơi lạ lùng nếu anh đọc bài tôi nói tới trên blog Osin nhưng lại không biết hay bỏ qua việc SGTT cũng đăng bài này.
Cái ý thứ hai thì đúng là có chữ "hầu như". Nhưng nếu đọc hai câu liền nhau sau: "
Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.
Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.
Thì người đọc dễ hiểu rằng cái ngoại lệ, ngoài cái hầu như đó, chính là bài về "văn hóa quái dị" mà anh Nguyễn Hùng dẫn lại.
Tất nhiên anh Hùng cũng như bất cứ phóng viên nào không thể đọc tất cả các bài viết của tất cả các báo. Nhưng khi anh viết một bài phê bình truyền thông Việt Nam, dựa trên cơ sở những quan sát của anh về truyền thông trong nước mà lại không có ý thức tìm hiểu cho đầy đủ, cặn kẽ hơn khi viết, để dẫn tới sai lầm sự kiện và ảnh hưởng tới nhận thức bạn đọc như thế thì đó là những sai lầm khó chấp nhận. Có thể những sai lầm đó là vô tình, nhưng việc mắc hai lỗi quan trọng như thế trong một bài ngắn làm cho tôi hồ nghi có sự cố tình. Tất nhiên, đó chỉ là phỏng đoán của tôi, còn có thể quả thực là anh Nguyễn Hùng vô tình không đọc hay không biết đến hai bài trên.
tôi đồng ý với Linh, tờ Thanh Niên không phải là tờ lá cải nên nếu có đăng tin phải được truy cập hoặc xem xét ngay trong phạm vi "các báo có thông tin đều đặn và nhiều số phát hành" nên xếp nó vào loại "hầu như " là giảm nó thành lá cải !
ReplyDeleteNgoài Thanh Niên đăng sự kiện ném giày, Tuổi Trẻ, VNExpress... cũng đều có đăng, có thể chỉ chậm hơn Thanh Niên một vài giờ.
ReplyDeleteThưa các anh chị, nếu tin bài trên TN online không có chữ (TNO) ở đầu bài viết thì có nghĩa đó là bài đương nhiên đã được in trên báo giấy.
ReplyDeleteVà còn một điều nữa là anh Nguyễn Hùng luôn là một trường hợp khó hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của một nhà báo.
Cái này đã nói một lần trên blog của anh Linh, không nhắc lại làm gì! :) Chỉ biết sau đó bạn vịt luôn có ác cảm rằng hình như anh Nguyễn Hùng kia rất căm ghét VN :)
Nhưng nói gì thì nói, phản ứng của báo chí VN về vụ Đào bị ném giày là quá nhỏ nhẹ, thậm thụt; so sánh với những hân hoan tưng bừng khi Bush bị ném giày thì quá ư là chênh lệch. Chú nào đó ném cũng quá kém, trật tới cả chục mét. Sau mấy quả này, Mạnh nhà mình cũng nên cẩn thận, sang Cambodia lơ mơ là ăn dép bẹp mũi ngay.
ReplyDeleteNguyen Hung va Nguyen Giang cua BBC trinh do rat han che, phong van hoi hot va ...hoi vo dzien ! Di nhien day la nhan xet chu quan.
ReplyDeletehehe đúng rồi, Hoa chơi diễn đàn Zing, đăng bài có in những cụm từ Hoàng Sa Trường Sa Trung Quốc lúc hiển thị nó ra cái này: ***** ** híc thế đó.
ReplyDeleteCòn vụ ông Ôn bị ném già, chậc 180 độ, nên không hay nữa. :)
BBC càng đọc, càng thấy phóng viên của họ mang tiếng làm cho thông tấn BBC mà sao kinh nghiệm chán kinh.
uh, nói gì thì nói . BBC là trang duy nhất đáng đọc của người việt trong nước chúng tôi đấy.
ReplyDeleteBBC không chính xác.Báo giấy TN có đăng bài về vụ ném giày.Tác giả đó cũng là một blogger có tiếng.Tuy thế,BBC vẫn là tờ báo điện tử mà nhiều người Việt muốn đọc nhất.
ReplyDeleteBáo giấy của Thanh Niên có đăng tin mà bác Linh dẫn lên. NGoài ra, Thanh Niên còn không dưới một lần đề cập tới chuyện này, với ghi chú đầy đủ là Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Bằng chứng.
ReplyDeletehttp://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200906/20090208002804.aspx
BBC là báo chí của thế giới tự do báo chí. BBC Việt ngữ cũng rất đáng đọc. Tuy nhiên, nhiều lúc, chính bản thân của những người ở BBC Việt ngữ lại không được tự do với chính họ cho lắm. Họ luôn tự giam hãm mình trong cái mà blogger Dong A gọi là "thiên kiến khẳng định".
Có một lần BBC đã đưa ra giả định: Nếu con của lãnh đạo cấp cao VN thi hoa hậu như em Thùy Dung thì báo chí có làm ầm lên như vậy hay không? Giả định như vậy là quá sai với thực tế, vì các vị lãnh đạo bây giờ không hâm như vậy :D
ReplyDeleteThêm vào với Mr.Do : các bạn BBC rất hay bài bác đồng nghiệp trong nước nhưng để ý một tý thì thấy ,các bạn ấy không tự có nguồn thông tin ,toàn nhặt từ báo chí trong nước ,thêm thắt lời bình ,nhặt và thêm thắt theo "thiên kiến khẳng định " và rồi tự kết luận : nhà báo trong nước vừa hèn vừa thiếu tự do .
ReplyDeleteBBC rất hay có cách viết lập lờ nước đôi, hoặc hay lấy cá biệt làm điển hình, nhiều khi khiến người không tinh ý (mà đa phần là thế) sẽ hiểu sai về cả một quốc gia, một tập thể.
ReplyDeleteGiờ TV và báo mình thấy kênh Al Jazeera http://english.aljazeera.net/ là một trong những news source được nhất, phản ánh cách nhìn của thế giới thứ ba khác hẳn với BBC và CNN.