Không chốn nương thân là tên tiếng Việt của tiểu thuyết No Country for Old Men của nhà văn Mỹ Cormac McCarthy, người dịch Diệp Minh Tâm, sách do Vinabooks xuất bản. Tiểu thuyết này được anh em nhà Coel dựng thành phim và thành công vang dội trong giải Oscar năm 2007. Cormac McCarthy là một tác giả được đánh giá cực cao ở Mỹ. Ông đã giành được hết những giải thưởng danh giá nhất của văn học Mỹ như Pulitzer, National Book Awards, National Book Critics Circle Awards...Nhà phê bình Harold Bloom coi ông là một trong bốn nhà văn lớn nhất của Mỹ hiện còn sống (ba người kia là Don DeLillo, Philip Roth và Thomas Pinchon- trong số này hình như mới chỉ có Cormac McCarthy được chính thức xuất bản ở Việt Nam, với hai tiểu thuyết The Road (dịch ra tiếng Việt là Cha và con) và No Country for Old Men (Không chốn nương thân)).
Đáng tiếc là tiểu thuyết No Country for Old Men được dịch ra bằng một tiếng Việt không ai hiểu được, đọc hết sức khó chịu. Nghe nói cuốn The Road cũng chịu số phận tương tự (?). Thật sự là một điều đáng nản với cách người ta đối xử với tác phẩm của một nhà văn lớn.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
bác Tâm này có lẽ hợp với dịch sách lịch sử hơn.
ReplyDeleteChẹp, nghe anh quảng cáo, cụt cả hứng mua :D
ReplyDeletehic có rất nhiều các tác phẩm hay, nhưng sau khi dịch ra tiếng Việt, cách hành văn khiến người đọc vừa tức vừa buồn. Em rất thik đọc Herman Hess mà truyện của ông như "đôi bạn chân tình", "câu chuyện dòng sông", "hành trình sang phương đông" ... đọc muốn nổi cáu hic, hành văn hết sức thô thiển, phản văn học.
ReplyDeleteHoa thấy Việt Nam mình dịch không cần trùng với nghĩa tiếng Anh của nó, họ dịch xát với nội dung sách/phim.
ReplyDeleteFuN
may là em chưa mua :(
ReplyDeletePhilip Roth có quyển "Goodbye, Columbus" đã dịch ra tiếng Việt ở miền nam trước 1975 với cái nhan đề rất câu khách "Một ngày cho người yêu" ;-)
ReplyDeleteHừm...bộ phim hay thế mà cuốn sách lại phải chịu số phận ẩm ương qua tiếng Việt.
ReplyDelete