Tuesday, March 17, 2009

Entry for March 17, 2009

Như vậy là bất chấp ý kiến phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, của các nhà trí thức và nhà chuyên môn, việc biến Tây Nguyên thành công trường khai thác khoáng sản của nước ngoài tiếp tục được Đảng và Chính phủ triển khai.

Đầu xuân 2009, Thủ tướng Dũng lên tiếng cho biết sẽ tiếp tục triển khai dự án bauxite Tây Nguyên vì đây là "chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ". Để trấn an dư luận, ông cũng sẽ hứa hẹn tổ chức một "hội thảo" do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì để bàn về việc khai thác như thế nào để không gây tổn hại về môi trường.

Đến ngày 17.3 vừa qua thì ngay cả lời hứa hẹn một cuộc "hội thảo" hình như cũng bị Chính phủ bỏ quên. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu TKV tiếp tục chỉ đạo đầu tư các dự án bauxite để đảm bảo tiến độ. Không thấy ông Hải nhắc tới cuộc hội thảo nào. Không rõ lý do vì ông không thể tìm được đủ số các nhà khoa học ủng hộ ông tại hội thảo nên chưa tổ chức, hay vì ông cảm thấy sốt ruột trong việc bán tài nguyên cho nước ngoài nhằm thu được chút tiền còm trong thời kinh tế suy thoái. Hay vì sức ép hoặc đe dọa gì của nước "bạn" đang hung hăng khẳng định chủ quyền của họ ngoài biển Đông.

Biển Đông sắp thành cái ao của riêng người Trung Quốc. Còn Tây Nguyên, liệu có thành một xứ "hoàng triều cương thổ" của người Trung Quốc trong tương lai? Thử nghĩ về một kịch bản, có thể là xấu nhất nhưng không phải không khả thi, khi các phong trào của người Chàm, người Thượng sẽ bùng nổ trong tương lai và nhận được sự ủng hộ (công khai hoặc ngấm ngầm) của Trung Quốc. Cách đây không lâu, người Nga từng tấn công Georgia, tàn phá nước này với lý do bảo vệ những người ly khai Ossetia là đồng minh của họ. Cách đây 30 năm, người Trung Quốc từng tấn công Việt Nam để trừng phạt việc Việt Nam tấn công đồng minh Cambodia của họ và "ngược đãi" người Hoa. Lấy gì để có thể khẳng định là 10-20 năm nữa, họ không tấn công và tiến chiếm một phần lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam khi có căng thẳng xảy ra ở Tây Nguyên với những lý do như chính quyền Việt Nam ngược đãi người Thượng và ...người Hoa kiều sinh sống ở Tây Nguyên? Nhất là khi đó, rất có thể họ đã có được những thỏa thuận chính trị-kinh tế-quân sự với các nước Lào, Cambodia, và đã hoàn toàn làm bá chủ biển Đông. Ngay cả giờ đây, tàu tuần dương của họ đã nghênh ngang khắp biển Đông, sẵn sàng bắn chết ngư dân trên tàu đánh cá Việt Nam, gây hấn với tàu do thám Mỹ...mà không phải nể nang gì người láng giềng, người đồng chí phương Nam cùng chung vận mệnh 16 chữ vàng với họ.

Rước hổ vào nhà liệu có dễ đuổi ra?

Chính phủ yêu cầu tiếp tục dự án bô-xít Tây Nguyên


18 comments:

  1. Thời kỳ độc lập dân tộc ngắn ngủi sắp chấm dứt :(

    ReplyDelete
  2. Chào mừng Linh tiếp tục viết bài bình luận về các vấn đề nóng hổi của đất nước!

    ReplyDelete
  3. Ông cha đã dạy: "TQ là kẻ thù". Chỉ thế là đủ rồi. Căm ghét Trung Quốc đến xương tủy. Chỉ tiếc CP Vn nhược tiểu! Nhục nhất là vấn đề Biển Đông, chẳng có khí phách 1 quốc gia có chủ quyền nào!

    ReplyDelete
  4. Ông cha đã dạy: "TQ là kẻ thù". Chỉ thế là đủ rồi. Căm ghét Trung Quốc đến xương tủy. Chỉ tiếc CP Vn nhược tiểu! Nhục nhất là vấn đề Biển Đông, chẳng có khí phách 1 quốc gia có chủ quyền nào!

    ReplyDelete
  5. Tư bản Mỹ cũng nhúng tay ăn phần trong vụ bauxite, sao các bài phản đối đều chỉ nói về yếu tố TQ nhỉ. Cứ như bản tin của VNN thì công ty Mỹ có lượng cổ phần cao hơn công ty TQ, giải thích thế nào?

    ReplyDelete
  6. Cái hội thảo khoa học kia nghe nói dự định còn tổ chức tới 10 kỳ nữa, Linh thử theo dõi xem.

    Nghe nói bữa đầu này cũng nhiều nước mắt lắm, khóc sụt sùi hù hụ khù khụ... Không biết khóc xong rồi có nhậu không.

    ReplyDelete
  7. Hiện các bạn Tàu đang xây nhà máy sản xuất Al2O3 và nhôm, cái này mình cũng có đoán trước. Thành phần chính của bauxite chủ yếu là Al2O3 và Fe2O3, hiện sản xuất Al2O3 từ bauxite chủ yếu là theo phương pháp Bayer (97%), chắc các bạn Tàu cũng sẽ dùng phương pháp này (được phát minh hồi thế kỷ 19). Thoạt đầu người ra sẽ nghiền nhỏ quặng bauxite, sau đó sẽ loại bỏ thành phần H2SiO3 trong quặng, rồi sau đó sẽ tách Al2O3 ra khỏi Fe2O3 bởi dung dịch NaOH (do Al2O3). Tiếp theo thì pha loãng, loại bỏ phần cặn lắng chủ yếu là các hợp chất sắt, đem nung hợp chất chì thu được ở khoảng 900 độ C thì thu được Al2O3. Muốn thu được Al thì đem điện phân Al2O3.

    Nói chung phương pháp Bayer có hiệu suất tách không cao lắm, 60-70%, khả năng là bạn Tàu không có xu hướng cải tiến lắp đặt hệ thống xử lý chất cặn (cái này hơi tốn tiền) mà chôn lấp là chủ yếu, nên mức độ ô nhiễm sẽ không bé.

    Các nhà khoa học VN thì thực ra không làm được gì nhiều vì trình độ có hạn, giỏi lắm thì cũng ra đo đo đạc đạc mấy thứ nồng độ, còn hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về công nghệ thì hầu như không có.

    ReplyDelete
  8. Cái gọi là "lòng dân - ý Đảng" chính là đây B-)

    ReplyDelete
  9. Chưa nói đến khía cạnh chính trị, chủ quyền, chỉ tính riêng vấn đề khai thác tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường đã thấy rất đáng lo ngại.
    Cách đây không lâu, tôi xem một phóng sự trên truyền hình Pháp về việc TQ khai thác lục địa châu Phi. Các tàu đánh cá TQ sang đó đánh cá ngày đêm, cá nhỏ cá to vớt sạch bách (có sự cho phép của chính quyền sở tại). Người dân địa phương kêu trời. Tôi hỏi lại những người Phi đang sống tại Pháp, họ nói chuyện đó có thật. Tài nguyên của họ đã và đang bị Tàu khai thác cạn kiệt.

    ReplyDelete
  10. Vị trí chiến lược quan trọng của tây nguyên thì ai cũng biết quá rõ, với vị trí này có thể cắt Việt Nam ra làm 3 phần rất dễ. Còn muốn ứng cứu bằng đường biển? Xem ra gần như không thể được, trừ khi VN có vài cái tàu sân bay :D

    ReplyDelete
  11. Báo chí đưa tin về việc châu Phi đang oằn mình gánh chịu hậu quả đầu tư của TQ, sao ko ngẫm mà rút ra bài học cho VN nhỉ?

    ReplyDelete
  12. Báo chí đưa tin về việc châu Phi đang oằn mình gánh chịu hậu quả đầu tư của TQ, sao ko ngẫm mà rút ra bài học cho VN nhỉ?

    ReplyDelete
  13. Em bổ xung hộ bác Minh Minh ;))

    Theo em biết thì cứ khoảng 5 tấn Bauxite ăn được 1 tấn nhôm (pure Aluminium), thì mất khoảng 0.7m2 đất với độ sâu 7m.

    Để lấy thành phần Al ra khỏi quặng bauxite, người ta dung dịch NaOH hòa chung với bauxite, dưới nhiệt độ 250C. Do Al (3+) và OH (-) khó hòa tan cùng nhau trong nước, nên khi 2 elements này gặp nhau tự sẽ chuyển sang phase solid (hình như gọi là đọng), rất dễ tách, chỉ cần cho thoát nước. Sau đó là chuyển từ Al(OH)3 sang Al2O3.
    (Quá trình này gọi là Bayer)

    Al2O3 tiếp tục được đem đổ vào một cái bể nước, có chứa dung dịch Na3AlF6 (Kryolyt), dưới nhiệt độ 658C (melting point của Al), Al2O3 hòa tan rồi người ta dùng điện (Elektrolysis) tách Al ra khỏi hỗn hợp chung.
    Thế là có Al (pure)
    (quá trình này là Hall-Herault)

    Để chế biến nhôm, cần một lượng điện khổng lồ, trong khi đó VN mình lại đang thiếu điện. EVN nó lại độc quyền, rất dễ lại cũng support cho thằng anh TQ hết mình, thì dân VN mình coi như toi, nhưng em chỉ predict vậy thôi.

    Nếu ở dàn hệ thống cũ (1900) thì để sản xuất 1kg nhôm cần 55 kWh. Với hệ thống tân tiến (Alcoa đang dùng) chỉ mất 13 kWh/kg

    Cứ mỗi 300 bể Kryolyt thì mỗi năm có thể sản xuất được 125k - 400k tấn nhốm (pure), tức mất khoảng 2 tỉ - 6 tỉ kWh (trong trường hợp sử dụng 13 kWh/kg) hoặc 7 tỉ - 22 tỉ kWh (trong trường hợp TQ xài hệ thống cũ, 55 kWh/kg). Nhưng cứ ước là mất từ 2 tỉ đến 22 tỉ kWh

    Trong khi đó, nhà em bên Hà Lan CẢ NĂM xài 4000 kWh. ac ac (lò sưởi, máy giặt, tủ lạnh v.v.)

    Đó là về mặt khai thác và điện đóm thôi nha. Còn về tổn hại đến môi trường cũng như văn hóa Tây Nguyên nữa. Cái này em không nghiên cứu em không biết hì hì

    BH thấy tụi Suriname cũng khai thác tốc hành Bauxite. Năm 2007 nó cho sản xuất 6 megaton. Giá bán thị trường hiện nay là 1330 đô/tấn , ít không?
    http://www.metalmarkets.org.uk/2009/02/24/aluminium-gains-despite-record-inventories/

    ReplyDelete
  14. Về câu hỏi của Felix "tư bản Mỹ cũng nhúng tay ăn phần trong vụ bauxite, sao các bài phản đối đều chỉ nói về yếu tố TQ nhỉ. Cứ như bản tin của VNN thì công ty Mỹ có lượng cổ phần cao hơn công ty TQ, giải thích thế nào?".

    Nếu như vậy thì đa số ý kiến, ít nhất là trong cộng đồng mạng, đã "thành kiến" với Trung Quốc rồi.

    Nhưng sự thành kiến này có nguyên nhân khách quan và xác đáng của nó.

    Đó là đa số người ta không nhìn thấy nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ đến từ Mỹ trong khi nguy cơ này lại lù lù hiển hiện từ ông bạn láng giềng "núi liền núi sông liền sông".

    Lịch sử quan hệ Việt-Trung từ ngàn đời là lịch sử xâm lược VN của TQ và lịch sử chống xâm lược TQ của VN, tạo nên 1 vết hằn có tính di truyền trong não bộ của người VN, làm cho người VN luôn nhìn người TQ với mối e ngại và thiếu thiện cảm.

    Tất nhiên là cũng có một bộ phận người VN rất ghét Mỹ, nhưng số người VN vừa ngại vừa không ưa TQ chắc chắn lớn hơn rất nhiều.

    Trong lịch sử của quan hệ Việt - Mỹ cũng có chiến tranh, nhưng khách quan mà nói thì đó là cuộc chiến tranh giữa một bộ phận người VN với Mỹ và người Mỹ chỉ có tham vọng áp đặt ảnh hưởng chứ không thể hiện tham vọng chiếm đất của VN. Còn trong các cuộc chiến tranh Việt - Trung, người ta có thể thấy sự chống trả đến từ tất cả mọi người VN và khối đoàn kết dân tộc trong những trường hợp như vậy luôn luôn mạnh hơn bao giờ hết.

    Phải thừa nhận một sự thật khách quan rằng tham vọng về ảnh hưởng của Mỹ, cụ thể hơn là những chuyện có dính dáng đến những cụm từ "dân chủ" hay "nhân quyền" đang được một bộ phận người Việt Nam coi là nguy cơ hàng đầu. Nhưng cũng phải thừa nhận một sự thật khách quan khác là rất nhiều người, nếu không nói là chiếm số đông hơn so với bộ phận kia, coi tham vọng về lãnh thổ của TQ mới là nguy cơ hàng đầu.

    Đấy là do dân trí VN còn thấp nên không tài nào hiểu nổi con NGOÁO ỘP "dân chủ" hay "nhân quyền" đến từ Mỹ nó nguy hiểm đến cỡ nào, hay là do người VN thành kiến với TQ quá mà quên đi những nguy cơ đến từ nước Mỹ?

    Câu hỏi này thì có lẽ nên dành cho người Trung Quốc và những người làm công tác "văn hóa tư tưởng" ở VN.

    ReplyDelete
  15. Xin sửa và thêm vài chữ ở đoạn cuối cho nó khách quan, đa chiều: :))

    "...Đấy là do dân trí của đa số người VN vẫn còn thấp, hay đã đủ cao, để không biết sợ con NGOÁO ỘP có tên là "dân chủ" hay "nhân quyền" , hay là do người VN thành kiến với TQ quá mà quên đi những nguy cơ đến từ nước Mỹ?..."

    ReplyDelete
  16. có ai có report về khai thác ở Đăk Nông không ạ? Sao BH tìm mãi không ra cái nào cả. Chả biết họ sản xuất bao nhiêu tấn nhôm hàng năm, bán ra bao nhiêu và công trình luyện lọc đúc đóng vân vân như thế nào. :(

    Anh chị nào có, share cho Hoa đc kh ạ? Thanks so much.

    ReplyDelete
  17. http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm
    Trên website này có bài về Boxit Nhôm khá hay.

    ReplyDelete