1. Nhân ngày chiến tranh biên giới, Tuần Việt Nam có một bài báo hay về các bài hát có chủ đề "biên giới". Nhưng không thấy tác giả Đoan Trang nhắc tới bài hát "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông, có lẽ là bài về biên giới được nhiều người biết nhất?.
Những bài ca biên giới không thể nào quên
Chiều Mưa Biên Giới
Nguyễn Văn Đông
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ
Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ
Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm
Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
2. Trên Viet-studies.info có một bài báo tiếng Anh đăng trên NY Times về sự lãng quên chiến tranh biên giới tại Trung Quốc. Cũng như ở Việt Nam, ký ức về chiến tranh Việt-Trung bị chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa nhòa, cắt bỏ khỏi lịch sử, cho dù các ký ức này chưa bị xóa quyết liệt như ở Việt Nam. Cụ thể, các tiểu thuyết, hồi ức của cựu chiến binh Trung Quốc về cuộc chiến này vẫn được xuất bản tuy không được khuyến khích (một số đã được dịch ra tiếng Việt), còn ở Việt Nam thì các ca khúc chống Trung bị loại khỏi các tuyển tập âm nhạc hay bị yêu cầu sửa lại lời và đến lời dạy của cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng bị kiểm duyệt, tẩy xóa cho phù hợp với "nhiệm vụ cách mạng" giai đoạn mới.
Điểm khác biệt có lẽ là ở tâm lý các cựu chiến binh. Các cựu chiến binh Trung Quốc, như mô tả của NY Times, dường như vỡ mộng và bối rối khi có người hỏi tại sao họ tham chiến. Họ không tìm ra được lý do hợp lý nào cho việc Trung Quốc đưa hàng chục vạn quân sang Việt Nam. Có một số lý do được đưa ra như để Đặng hiện đại hóa quân đội, để Đặng củng cố lực lượng, thanh toán nốt tả phái trong đảng, để "vây Ngụy cứu Triệu", ủng hộ đồng minh khát máu Pol Pot, để trừng phạt người Việt tệ bạc với đồng minh cũ...nhưng dường như tất cả các lý do đó đều giả trá, hay ít nhất chỉ là các tính toán chính trị lạnh lùng, không thực sự có giá trị gì trong mắt người cựu chiến binh bình thường.
Như lời của một người được xưng tụng là anh hùng của cuộc chiến này của Trung Quốc nói: "Tuyên truyền nằm trong tay chính quyền. Một người dân thường vô dụng thì biết được gì chứ? Nếu họ muốn làm gì, họ có thể tìm ra cả ngàn lý do, nhưng tất cả chỉ là các biện bạch. Chúng không phải những nguyên nhân thực thụ"
So với các cựu chiến binh Trung Quốc, bỏ xác hàng ngàn người trên đất Việt mà không biết vì sao họ lại chết, thì các cựu chiến binh Việt Nam vẫn có phần may mắn hơn. Ít nhất họ cũng biết rằng họ cầm súng là để bảo vệ Tổ quốc trước cuộc tấn công, lấn chiếm, tàn phá và hủy diệt của kẻ địch mạnh hơn hàng chục lần.
blog counter
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cam on ban rat nhieu vi da chep lai loi bai hat Chiều Mưa Biên Giới cua Nguyễn Văn Đông. Minh khong cam duoc nuoc mat.
ReplyDeleteOh em tưởng bọn Trung cộng tự hào lắm chứ
ReplyDeleteEm cũng sắp lên biên giới Việt - Trung để khảo sát "giao lưu ngôn ngữ", không biết có đủ can đảm để đi lên những miếng đất mà chiến sĩ ta đã hi sinh vì nó, nay được bán một cách trắng trợn cho bọn tàu
Biên giới thì còn nhiều bài nữa chứ, ví dụ "Biên giới trong tim ta", nhưng nhắc đến thì phạm húy quá :((. Còn bài Linh nhắc đến thì là nhạc vàng, "ngụy", dù có yêu biên giới cũng ko được nhắc ;)
ReplyDeleteMà Linh bảo bài viết là "nhân ngày chiến tranh biên giới", thì kẹt cho BBT quá :)
Bài “Chiều mưa biên giới” đúng là “nhạc vàng” làm sao được nhắc đến trong ngày này:P
ReplyDeleteTrong chiến tranh biên giới Tây Nam thì ca khúc “Chiều biên giới” (Lời thơ: Lò Ngân Sủn, nhạc của Trần Chung) mình được nghe nhiều, đến giờ vẫn nhớ giai điệu nhẹ nhàng, nhưng da diết của nó:
“Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta...
Em ơi có nơi nào đẹp hơn chiều biên giới
khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây mù tỏa ngát hương bay...”
Hồi tháng 3 năm 1979 có cuốn sách Quan Hệ Viet Trung và Ve van de bien gioi Viet Trung được NXB Sự Thật phát hành, trong đó chửi thậm tệ TQ đó.
ReplyDeleteNhưng sau năm 1991 khi 2 nước trở thành đồng chí tốt, chắc do vậy VN xóa nợ rồi. Nhưng quan hệ của 2 nước chưa chắc đang "tốt" dâu. Chỉ là không hiểu sao VN mình lại quá nhún nhường và bưng bít tình trạng quan hệ giữa 2 nước đến mức đọ ghê như thế này.
Khó hiểu quá.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090215_reuters_viet_china.shtml
Ngay cả trong EU cũng phải nhún nhường TQ một chút, nhưng không đến nỗi, bịt kín thông tin như VN mình.
Em có lời tạ lỗi với NS Nguyễn Văn Đông và Châu Kỳ ở đây anh ạ:
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-ABv7t307bqLKd3e8pzU8?p=1363#comments
Lần này chỉ “Bên cầu biên giới” lọt được thôi, “Chiều mưa biên giới” chúng em đành để sau này sẽ nhắc tới. Với cá nhân em thì đó là ca khúc phản chiến bằng tiếng Việt hay nhất từ trước đến giờ. Anh không tin hôm nào em “thể hiện” bài đó cho mà nghe :-D
“Muốn dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng sự thật là máu người Trung Cộng đã đổ không ít ở cuộc chiến này. Bọn chúng tìm cách che giấu lịch sử, giống như tìm cách bôi xóa tất cả dấu vết máu của hàng vạn sinh viên ngã xuống ở Quảng trường Thiên An Môn.
ReplyDeleteXóa có sạch thì mùi hôi tanh ngàn năm vẫn còn mãi. Lịch sử vẫn ghi, và người ta vẫn nhớ. Chỉ có 1 số ít người cố tình quên.
Bài báo đã được lách rất khéo.
ReplyDeleteBài đó là một chiêu lách, chủ đề nói chung hay nhưng có những ý rất tào lao. Chẳng hạn như ý sau: "Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em đang khóc than nơi biên giới".
ReplyDeleteNhững đôi mắt mang hình viên đạn mà lại khóc than ư?
Bài đó là một chiêu lách, chủ đề nói chung hay nhưng có những ý rất tào lao. Chẳng hạn như ý sau: "Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em đang khóc than nơi biên giới".
ReplyDeleteNhững đôi mắt mang hình viên đạn mà lại khóc than ư?
Bài đó là một chiêu lách, chủ đề nói chung hay nhưng có những ý rất tào lao. Chẳng hạn như ý sau: "Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em đang khóc than nơi biên giới".
ReplyDeleteNhững đôi mắt mang hình viên đạn mà lại khóc than ư?
@ Bác Mr Đỗ: Bài ấy lách đến như thế nhưng chắc khi đăng BBT cũng vẫn run ấy chứ :)
ReplyDeleteTuy nhiên, mắt mang hình viên đạn tạm hiểu là căm thù thằng Tàu tự nhiên đến sát sinh thui, chứ với đoàn người lính thì những đôi mắt ấy vẫn khóc than, cầu khẩn mà bác? ;)
Đó là những đôi mắt hờn căm, rực cháy, như muốn trút đạn bom lên đầu quân thù. Những đôi mắt mang hình viên đạn không phải của những người khóc than, mà của những người uất hận, giận dữ, căm hờn.
ReplyDelete@Mr. Do: do em cứ tán mình công khai trên mạng nên dạo này em hay gặp đôi mắt hình viên đạn trong thang máy lắm í! (viên đạn ở lầu 4 mà em ở lầu 2 thế mà sao cứ mở thang máy ra là em thấy viên đạn!)
ReplyDeleteMình take care nhé!
Nói về một cuộc chiến vệ quốc mà phải luồn lách. Thời này, người làm báo là khổ nhất, giống đi trên dây.
ReplyDeleteVẫn còn tranh cãi về tổn thất binh lĩnh giữa hai bên. Nhưng trong cuộc chiến thì VN vẫn là phía bị thiệt hại nặng hơn, nói cách khác, VN vẫn là phía cảm thấy tổn thất nặng hơn, vì cuộc chiến diễn ra chủ yếu trên đất VN, dân thường VN bị giết nhiều và TQ phá huỷ gần như 100% nhà cửa cơ sở hạ tầng những nơi mà họ tấn công. TQ có thể giết hàng ngàn sinh viên, tầng lớp ưu tú mà họ còn không thấy ghê tay, huống hồ chết hàng ngàn lính địa phương.
ReplyDeleteHoá ra bạn Trang tên là Đoan Trang à. Tên hay phết.
Non sông nghìn thuở vỡ âu vàng :-D :-D
ReplyDeleteNgười VN ở Đông Âu bây giờ thay vì đánh hàng từ VN sang thì là đánh hàng từ TQ. Bản thân các xưởng (làm hàng quần áo) chui của người Việt tại Đông Âu nếu có làm hàng thì cũng chỉ với quy mô nhỏ, nếu không muốn chết với hàng TQ. Lý do là hàng từ TQ, sau khi tính cả giá vận chuyển và thuế, vẫn rẻ hơn nhiều. Ở Đông Âu mà còn thế thì ở VN còn thảm hơn nhiều, vì VN nằm sát ngay TQ. Hiện nay có hiện tượng nhiều doanh nghiệp có nhãn mác thương hiệu của VN, vì cạnh tranh không nổi với hàng TQ, cũng sang TQ nhập nguyên vật liệu về làm hàng, hiện tượng này gọi là tự làm giả hàng mình. VN chỉ chủ yếu xuất khẩu sang Tàu được một số loại rau quả, thịt, than ; còn lại thì nhập từ Tàu tất tật từ quần áo tới phân bón vân vân vì các thứ này đều rẻ hơn hàng ở VN sau khi đã trừ đi các loại chi phí. Lười tra số liệu nhưng VN xuất sang Tàu được 1 thì nhập lại cũng 10-11, nhập siêu nặng nề. Nếu giờ mà Tàu đánh VN, ắt hẳn Tàu thiệt hại nặng về kinh tế vì mất thị trường xuất khẩu hàng chục tỷ đôla xuất hàng mỗi năm, chưa tính các thể loại đầu tư và khai thác khoáng sản.
ReplyDeleteVới Tàu thì đã có thuyết vùng đệm, theo đó, những quốc gia có diện tích nhỏ nằm sát Tàu không bao giờ phát triển được nếu không có vùng đệm (biển như với trường hợp Nhật Bản hay Đài Loan, Bắc Hàn như với trường hợp Nam Hàn). Còn lại các thể loại như VN, Miến Điện, Mông Cổ thì toè loe nặng, đã thế, VN lại còn theo mô hình chính trị của Tàu thì càng móm nữa.
Cơ hội để VN, hoặc chí ít cũng là một bộ phận dân tộc VN thoát khỏi Tàu là thời kỳ 55-75, khi trên lãnh thổ VN có hai quốc gia, tuy miền Nam hồi đó nhiều Hoa kiều nhưng họ không có liên hệ, thậm chí không dám liên hệ với trung ương cộng sản Tàu khi chưa bị đe dọa. Giờ thống nhất rồi, thì toàn thể dân tộc phải lãnh đủ với các bạn Tàu thôi.
Người VN tuy có can đảm nhưng kém tài so với Tàu, cũng hời hợt nông cạn nhiều hơn so với Tàu, lại đi theo mô hình của chúng nó ( nhưng với hiệu suất kém hơn nhiều), thì coi như hết thuốc rồi, nên chấp nhận kiếp lẹt đẹt mà tiếp tục sống cho lạc quan.
Đúng vậy, báo chí TQ cũng im re, hehe.
ReplyDeleteCàng ngày niềm hâm mộ của mình với tdna lại càng tăng, ngang với niềm hâm mộ thơ bậy của tdna ngày xưa. Không hiểu dạo này tdna đọc ở đâu được nhiều chuyện hay thế, nhận xét sắc sảo, trưởng thành hơn hẳn năm xưa lên talawas cãi cọ với mọi người.
ReplyDelete