Monday, December 8, 2008

Entry for December 08, 2008

Một trong những thông tin rất mù mờ của Việt Nam là vấn đề lương bổng. Hiện nay tôi không rõ chế độ lương ở VIệt Nam như thế nào. Nhưng nếu căn cứ vào bản tin từ đầu năm 2005 thì lương Chủ tịch nước và Tổng bí thư là 3,8 triệu, Thủ tướng khoảng 3,6 triệu...Cứ giả sử trong 4 năm qua, lương của các vị này tăng gấp đôi (tức là còn tăng hơn đáng kể so với lạm phát) thì tới giờ lương Chủ tịch nước và Tổng bí thư cũng chưa đến 500 USD.

Tất cả chúng ta đều không tin rằng thu nhập của các vị ấy chỉ chưa đến 500 USD/tháng, thấp hơn lương đi làm công tại công ty nước ngoài của một cử nhân mới ra trường loại giỏi tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tất cả các cơ quan nhà nước, chế độ lương đã trở thành một thứ hình thức, không phản ánh mức thu nhập thực sự của cán bộ, công nhân viên. Lương cơ bản, lẽ ra phải là căn cứ chính xác định ít nhất 70% thu nhập thông thường, lại trở thành một cái gì đó mang tính hình thức. Hậu quả là sự lùng nhùng, là sự thiếu minh bạch về thu nhập trong các cơ quan Nhà nước. Và đó cũng là môi trường khiến tham nhũng dễ có điều kiện sinh sôi.

Chế độ lương thấp đó còn làm vô hiệu hóa việc chống tham nhũng. Bởi lẽ hầu như không mấy ai chỉ sống bằng đồng lương. Hậu quả là ai chống chống ai, chẳng có mấy ai trong các cơ quan Nhà nước không có tì vết gì để có thể thực sự yên tâm "chống tiêu cực" cả. Và đó cũng là nguyên nhân khiến chương trình công khai hóa tài sản các quan chức Nhà nước gặp trở ngại, ì ạch bao năm. Mãi tới cuối năm 2007, Chính phủ mới thông qua được Nghị định về việc kê khai tài sản của cán bộ Nhà nước. Nhưng thay vì "công khai tài sản" thì giờ chỉ còn là "kê khai tài sản" và công chúng (và báo chí) không có quyền biết về tài sản của các quan chức. Thêm nữa, việc kê khai này vẫn chưa tính tới các viên chức Nhà nước tại các Tập đoàn Nhà nước, nơi nắm những nguồn tài chính khổng lồ.

Nói chung, tôi rất tò mò với các kết quả kê khai này. Lấy ví dụ, một quan chức bậc trung (cỡ ông Sỹ?) có lương 3 triệu sẽ kê khai thế nào cho giá trị căn biệt thự 3 tỷ và chiếc xe 1 tỷ của mình. Chỉ tính riêng 4 tỷ tiền nhà và xe này và chưa kể các tài sản khác thì quan chức đó cũng sẽ phải làm việc liên tục trong 111 năm và không được ăn uống hay tiêu pha gì trong thời gian này, tạm bỏ qua việc trượt giá trong 111 năm này và giả sử ông này được vợ con nuôi ăn, mặc, ở trong 111 năm đó. Thế nhưng tất cả chúng ta đều biết chẳng có quan chức bậc trung nào sống với mức lương 3 triệu cả. Một viên chức Nhà nước mới được tuyển vào thì có thể sẽ phải sống ở mức lương này hay thậm chí chỉ 1- 2 triệu, và rất có thể anh ta sẽ phải tìm cách xà xẻo gì đấy khi có cơ hội để bổ sung thêm thu nhập (cá nhỏ bắt mồi nhỏ).

Bao nhiêu vốn ODA được đổ vào cho cải cách hành chính công, cải tổ khu vực kinh tế Nhà nước....Nhưng trong chừng 12-13 năm qua, có thể nói những cải cách này rất chậm chạp, nhất là ở khu vực hành chính-sự nghiệp. Khu vực Nhà nước không bị thuyên giảm về lao động mà còn có phần phình ra về vốn.

Để chống tham nhũng, hẳn cần phải cải tổ triệt để khu vực này, công khai hóa tài sản viên chức, thuyên giảm số lượng những viên chức kém hiệu quả, giảm vai trò Nhà nước trong các tập đoàn, đồng thời tăng lương cho các viên chức có hiệu quả. Một hệ thống mà lương (chính thức) Chủ tịch nước chỉ bằng ba lần lương một anh gác cổng là một hệ thống giả dối, trá hình trong tấm mặt nạ bình quân thu nhập.

Lấy ví dụ, lương Tổng thống Mỹ hiện nay là 400.000 USD/năm, bằng khoảng 10 lần lương một cử nhân mới ra trường. Ngoài lương này, Tổng thống Mỹ còn nhận được một số bổng lộc (benefit) và ưu đãi khác và những bổng lộc, ưu đãi này đều được công khai rõ ràng. Thế nhưng Tổng thống Mỹ có nghĩa vụ phải kê khai tất cả những món quà mà người ta biếu ông ở trong và ngoài nước, và chỉ được giữ lại những món quà có trị giá chừng vài chục USD, còn lại phải nộp vào ngân sách. Hệ thống đó không phải là hoàn hảo và vẫn có tham nhũng (ví dụ như vừa rồi, một người Việt đã lần đầu đắc cử Hạ nghị sĩ ở Mỹ vì đối thủ của ông bị cáo buộc nhận hối lộ nửa triệu USD) nhưng dù sao nó cũng đảm bảo được tính minh bạch và khả năng giám sát, kiểm sát của các nhánh quyền lực khác, của báo chí và công luận.

Giả dụ áp dụng thang bậc này thì ở Việt Nam, nếu một cử nhân ra trường có lương 3 triệu thì lương Chủ tịch nước ít nhất cũng phải 30 triệu. Hay thậm chí số tiền này cũng còn là ít và ít nhất ông phải có lương tương đương với CEO của một công ty lớn trong nước. Vậy hãy trả cho ông chừng 100 triệu/tháng. Lương của các Bộ trưởng và các quan chức khác thì cũng căn cứ vào đấy- ví dụ lương Bộ trưởng 60 triệu, Thứ trưởng 50 triệu chẳng hạn. Tất nhiên, lương cao cũng phải gắn với trách nhiệm, và một trách nhiệm quan trọng nhất là không tham nhũng hay nhận những khoản tiền mờ ám. Trong khi đó nếu cả Bộ trưởng và Thứ trưởng đều nhận lương 3-4 triệu, và tất cả đều biết rằng thu nhập thực của họ không phải là số tiền này thì liệu còn ai bảo được ai mà không phải ngượng ngùng không? Hay họ sẽ phải bao che cho nhau cho khỏi xấu chàng thì hổ ai như ông Nguyễn Thành Tài chỉ trích phía Nhật không chịu đưa bằng chứng về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ tham nhũng?

Riêng đối với hệ thống Đảng, việc trả lương bằng vốn Ngân sách cho các cán bộ Đảng là một điều hài hước bởi vì ngân sách là từ tiền thuế cho hệ thống Nhà nước, còn Đảng chỉ là một tổ chức, có thu nhập từ Đảng phí và các hình thức khác. Trong hệ thống Nhà nước, tất cả công chức đều được trả lương cho công việc công chức của mình. Nếu giả sử như vai trò của Đảng cũng tương tự vai trò Nhà nước và cũng cần được trả lương thì tại sao trong hệ thống Đảng, chỉ có những cán bộ cấp cao mới có lương, còn Đảng viên thông thường thì không những không có mà còn phải đóng Đảng phí? Cần minh bạch việc thu chi của Đảng với Nhà nước và không nên dùng vốn Ngân sách để trả lương cho các cán bộ Đảng. Tất nhiên việc này là khó khả thi trên thực tế khi không đời nào
Đảng lại chịu để mất phần kinh tế (theo nguyên lý chủ nghĩa Marx: ai nắm được kinh tế, người đó kiểm soát chính trị).

Mức lương thấp và tình trạng tham nhũng tràn lan trong hệ thống chính quyền hiện nay còn có tác dụng khiến nhiều người giỏi và có lòng tự trọng không muốn tham gia bộ máy Nhà nước khi họ phải đứng trước hai lựa chọn khi tham gia bộ máy này: hoặc nhận đồng lương rẻ mạt và không tham nhũng, hoặc chấp nhận tham nhũng (tất nhiên còn có những khoang màu xám ở giữa hai cực này, những khoản thu nhập nửa chính nửa tà...nhưng nhìn chung đó là bản chất của hệ thống). Và như thế, hệ thống chính quyền dần dần thành một thị trường "chanh", thu hút những người kém năng lực và cả tư cách, và đào thải những người giỏi và có tư cách. Tại sao ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản...hệ thống công chức vẫn thu hút được những người giỏi giang và nghề công chức trở thành một trong những nghề danh giá nhất, cho dù rất nhiều công chức có thể nhận được mức lương cao hơn nhiều lần nếu họ làm việc ở khu vực tư nhân? Đó là vì hệ thống chính quyền các nước này vẫn giữ được "phẩm giá", và một công chức có thể hãnh diện, bù đắp cho sự hao hụt về thu nhập bằng một niềm tin rằng mình đang đóng góp cho đất nước, cho xã hội, cho cộng đồng, và những việc mình làm sẽ tạo ra một tác dụng mạnh mẽ hơn cho xã hội so với việc đi làm công ở một ngân hàng hay một công ty chứng khoán. Còn ở Việt Nam, trong mắt người dân thì gần như viên chức Nhà nước nào cũng có chữ "tham nhũng" trên trán, cho dù không phải ai cũng tham nhũng hay có thể tham nhũng (70% hay 80%, hay 90%- làm sao mà biết?). Đó chẳng phải điều đáng buồn sao?

53 comments:

  1. A Linh phân tích hay quá. Chỉ cần VN làm được như TQ cũng là tốt rồi.Lương CB của TQ rất cao, lại còn được bao cấp nhà ở, đồ dùng gia đình..., nếu tham nhũng xử lý rất nặng.Cơ chế ở nước mình làm cho CB mất cả nhiệt tình cống hiến.

    ReplyDelete
  2. Tem! Rất đồng cảm. Mình đã nghĩ vấn đề này từ lâu mỗi tội không viết được ra. Nước có mấy ông Chủ tịch, trả 150 triệu một tháng có làm nghèo đất nước đi không? Một cơ chế tạo ra buộc người ta phải nói dối(khuyến khích nói dối). Linh đã bao giờ phải hòan ứng một khỏan tiền nào đó trong cơ quan nhà nước chưa? Với mình đó là sự xấu hổ, xót xa... Mình không muốn thế!!!

    ReplyDelete
  3. Những điều bác nói hoàn toàn đúng. Tôi chỉ băn khoăn, với những Đảng viên cao cấp, làm sao chúng ta biết họ có nhận một khoản lương trả cho việc họ là Đảng viên? Bởi lẽ, tất cả những Đảng viên cao cấp đồng thời cũng là những viên chức đứng đầu bộ máy Nhà nước.
    Quả là ở Việt Nam, trở thành công chức nhà nước đồng thời cũng phải nhận luôn cái mác "tham nhũng". Cũng như đa số người trẻ khi nghe nói đến vào Đảng đều phì cười hoặc thậm chí coi đây chỉ như tấm visa nhằm leo lên một nấc thang cao hơn. Đáng buồn.

    ReplyDelete
  4. Do nhiều lý do mà tôi không được, và cũng không chịu làm công chức...nếu không thì bây giờ cũng nằm trong số "tham" ấy...Vì nếu anh không tham thì anh sẽ bị tổ hợp tham nhũng nó loại ra, còn nếu ở lại và muốn trụ thì tất anh phải tham gia làm thành viên cái tổ hợp tham nhũng ấy. Cái vòng kim cô khép kín ấy, ai vào ai ra nhìn là ta có thể đánh giá chí ít cũng 90% cách sống của họ. Có chăng 1% tôi thông cảm chuyện cơm áo gạo tiền, vợ con, cha mẹ...nhưng "miếng ăn là miếng tồi tàn" thì nó vẫn cứ phải xót... Hơn hết dân tình vẫn phải gồng lưng gánh cái bộ máy cồng kềnh và là cái thùng không đáy ấy thì đổ bao nhiêu thì vừa đây?

    Thích đoạn bác nhận định về ngân sách, đảng phí và lương cán bộ đảng cao cấp... Chuyện vô lý nhưng bình thường ở VN ta là vậy vì Đảng đứng trên cả nhà nước, nhân dân mà lỵ

    ReplyDelete
  5. Mình tự hào mình đã từng sống bằng lương công chức (không phân biệt là lương cứng, lương mềm, chỉ biết đó là ‘cục tiền’ mỗi tháng mình k‎í nhận từ thủ quỹ trả cho công việc mình làm), sống đầy đủ và thoải mái, không tham nhũng, không nhận hối lộ, không tìm cách kiếm thêm…
    Nhưng mình hay vẫn tự hỏi, nếu như “hoàn cảnh” của chức vụ, của công việc cho phép mình có thể kiếm được nhiều hơn cái khoản mình có thì liệu mình có can đảm từ chối? Mình ở trong một guồng máy mà tham nhũng và hối lộ đã như thấm vào máu của đa số thì liệu mình thoát ra bằng cách nào?
    Đọc câu Linh viết: “Còn ở Việt Nam, trong mắt người dân thì gần như viên chức Nhà nước nào cũng có chữ ‘tham nhũng’ trên trán, cho dù không phải ai cũng tham nhũng hay có thể tham nhũng” nghe sao mà đau…

    ReplyDelete
  6. Chuyện rối tinh rối mù, bản chất ai nhìn cũng thấy nhưng với nguồn ngân sách hiện nay, phân chia lại thế nào để bộ máy nhà nước tinh gọn, lương cao, hiệu quả lại đầy danh dự chắc phải đấu thầu quốc tế với chọn được giải pháp. mà có khi chọn được lại k thực hiện được vì cách làm việc theo tập quán, phong tục, thói quen ở mình hơi bị mạnh.
    Xã hội thì hay trọng người giàu, làm nhà nước bao lâu vẫn nghèo là người ta khinh cho. Cơ khổ. Mà giầu một cái là xung quanh kính trọng, chả biết ông tham nhũng ở đâu, cứ giàu là được vì nể lắm lắm. Chả ai muốn bị khinh nên có cơ hội chắc phải tham nhũng cho nhanh, nhỉ?

    ReplyDelete
  7. Ngoài ra, chả cần tham nhũng, anh lương thấp làm việc được chăng hay chớ, bôi bải ra cũng đủ chết xã hội rồi. Lương thấp nên không thu hút được người tài, toàn anh dốt ngồi vẽ hươu vẽ vượn mãi cũng chả ra hình gì, chính sách thay đổi liên xoành xoạch cũng đủ chết doanh nghiệp rồi. ôi ôi.
    trong trường hợp này, nếu chưa ra cao kế, đề nghị bạn L áp dụng phép thắng lợi tinh thần giống bác Bút bi trên TT: đấy là không than thở vì vòng luẩn quẩn ở ta nữa mà phải vỗ tay mà rằng: may ta chưa bị đánh bom hay biểu tình làm đảo lộn cuộc sống. Đảm bảo bạn Linh từ Mỹ về, xuống Nội Bài hay TSN vô tư. Không đến nỗi phải hạ cánh xuống Campuchia hay Lào rồi tăng bo về Hà lội

    ReplyDelete
  8. Nhưng làm thế nào để cải tổ triệt để vấn đề tham nhũng trong hệ thống chính trị hiện tại?

    Em nghĩ nguyên nhân sâu xa không nằm ở việc công khai/kê khai tài sản như thế nào, hay lương dành cho công chức cao hay thấp, mà là nằm ở một cơ chế kiểm soát hiệu quả việc công khai/kê khai tài sản và cách trừng phạt những người không trung thực.

    Một tổ chức thực hiện việc kiểm soát việc công khai/kê khai tài sản của công chức (Đảng viên nắm những vị trí chủ chốt) phải nằm ngoài hệ thống Đảng thì mới có thể đảm bảo tính độc lập, khách quan. Mà sự tồn tại của một tổ chức như thế là không thể trong hệ thống chính trị hiện tại.

    ReplyDelete
  9. Mong bài này được nhiều người đọc. Tôi cũng suy nghĩ thế, và như đoạn gần cuối ("Riêng đối với hệ thống..."), hiểu rằng không thể giải quyết gốc rễ vấn đề

    ReplyDelete
  10. híc! Bài viết của Bác hay lắm, nhưng nói nhưng ngưofi mới ra trường 1-2 triệu xà xèo thêm thì tội quá! chính xác ra trường thì tất tần tật như nhiều đứa em 1,5 triệu thôi bác ạ! tụi em đang chết khổ chết sở đây.

    ReplyDelete
  11. Mình không biết bạn Linh có đang ở đâu, có ở VN không và làm nghề gì để sống. Nếu bạn ở hải ngoại mà suy nghĩ vậy thì kém quá. Vì bạn viết lại những điều mà đã là đã nhận thức hiển nhiên của nhiều người( biết tư duy động não về xã hội đôi chút). Chính xác của vấn đề thì chuyện lương lậu không đủ sống tại Vn là luận đề cơ bản được nhắc đi nhắc lại mấy trang web hải ngoại " phản động" như bbc, RFI, danchimviet... Với mỗi vấn đề thì tùy mức độ tính chất từ đơn giản, nhỏ nhặt tới quan trọng của nó phải có thái độ và giải pháp tương ứng. Chắc chắn bạn là bí thư tỉnh Đắc NÔng để khi bạn phát biểu điều này thì nó sẽ là một điều hết sức can đảm, còn nếu bạn không làm việc trong hệ thống nhà nước VN, chỉ là một cá nhân bình thường mà phát biểu ý kiến hộ chủ tịch nước với tổng bí thư thánh tướng kiểu tại sao Việt nam không giống Hàn Quốc Trung Quốc với Mỹ thì điều này là hết sức ngây ngô xuẩn ngốc. Vì sao ? vì bạn là người ngoài cuộc, có thể, bạn nói ra những vấn đề đau đỏ của người khác bạn rất dễ.( Nói dễ như kiểu trẻ con mè nheo ăn vạ người lớn que kem cái kẹo vậy, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý đây là một vấn đề then chốt cho sự vận hành của cả một hệ thống bế tắc phân liệt trơ lỳ trong xã hội. Nếu như tôi cho rằng chi tiết "lương cơ bản thấp" như vậy là một tình trạng cơ bản, hợp lý và cần thiết cho sự vận hành của xã hội Vn hiện giờ thì bạn có ngạc nhiên không ? .

    Báo chí Vn cũng đã có một vài chi tiết nhắc sơ, động chạm tới vấn đề này, tuy nhiên không có chi tiết và tới nơi tới chốn một cách tổng thể vấn đề như bạn.(http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/09/801817/) Tuy nhiên cần phải lưu ý là nhiều vấn đề báo chí cũng đã rốt ráo tới tận vấn đề then chốt, phơi bày rõ tình trạng phân liệt, bất khả kháng một cách vô lý của xã hội nhưng cũng chả ảnh hửong gì tới " chính phủ cả". Chắc hẳn bạn cũng hay đọc talawas, một số cuốn sách mô tả đặc điểm của xã hội toàn trị nêu rất rõ điều này. Và đó phải là một thực tế bạn buộc phải thừa nhận khi tư duy hiện tượng. Nếu không mình đảm bảo nếu vẫn giữ mãi kiểu suy nghĩ này bạn tới một số vấn đề khác trong xã hội VN trong nước thì thấy còn bế tắc với chày cối hơn, giải pháp thì kiểu " trẻ con ăn vạ" kiểu thực tế đáng buồn, than thở luẩn quẩn, thắng lợi tinh thần, xấu hổ xót xa mà vẫn phải... nếu dám đi xa hơn sẽ dẫn tới những hành động dân chủ lưu manh quá khích kiểu mấy người bên danchimviet, rồi 8046, dân chủ nhân quyền đầy rẫy trên mạng hải ngoại. Nếu vậy thì cũng không giải quyết được gì.Tuy nhiên, thái độ mấy ngừơi làm dân chủ ở VN chọn phép thắng lợi tinh thần kiểu Chí phèo cào mặt ăn vạ bá Kiến còn hợp lý và tinh thần dân tộc hơn học mấy bạn Trung Quốc AQ, a kiếc.

    thân mến.

    ^^.

    ReplyDelete
  12. Mình không biết bạn Linh có đang ở đâu, có ở VN không và làm nghề gì để sống. Nếu bạn ở hải ngoại mà suy nghĩ vậy thì kém quá. Vì bạn viết lại những điều mà đã là đã nhận thức hiển nhiên của nhiều người( biết tư duy động não về xã hội đôi chút). Chính xác của vấn đề thì chuyện lương lậu không đủ sống tại Vn là luận đề cơ bản được nhắc đi nhắc lại mấy trang web hải ngoại " phản động" như bbc, RFI, danchimviet... Với mỗi vấn đề thì tùy mức độ tính chất từ đơn giản, nhỏ nhặt tới quan trọng của nó phải có thái độ và giải pháp tương ứng. Chắc chắn bạn là bí thư tỉnh Đắc NÔng để khi bạn phát biểu điều này thì nó sẽ là một điều hết sức can đảm, còn nếu bạn không làm việc trong hệ thống nhà nước VN, chỉ là một cá nhân bình thường mà phát biểu ý kiến hộ chủ tịch nước với tổng bí thư thánh tướng kiểu tại sao Việt nam không giống Hàn Quốc Trung Quốc với Mỹ thì điều này là hết sức ngây ngô xuẩn ngốc. Vì sao ? vì bạn là người ngoài cuộc, có thể, bạn nói ra những vấn đề đau đỏ của người khác bạn rất dễ.( Nói dễ như kiểu trẻ con mè nheo ăn vạ người lớn que kem cái kẹo vậy, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý đây là một vấn đề then chốt cho sự vận hành của cả một hệ thống bế tắc phân liệt trơ lỳ trong xã hội. Nếu như tôi cho rằng chi tiết "lương cơ bản thấp" như vậy là một tình trạng cơ bản, hợp lý và cần thiết cho sự vận hành của xã hội Vn hiện giờ thì bạn có ngạc nhiên không ? .

    Báo chí Vn cũng đã có một vài chi tiết nhắc sơ, động chạm tới vấn đề này, tuy nhiên không có chi tiết và tới nơi tới chốn một cách tổng thể vấn đề như bạn.(http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/09/801817/) Tuy nhiên cần phải lưu ý là nhiều vấn đề báo chí cũng đã rốt ráo tới tận vấn đề then chốt, phơi bày rõ tình trạng phân liệt, bất khả kháng một cách vô lý của xã hội nhưng cũng chả ảnh hửong gì tới " chính phủ cả". Chắc hẳn bạn cũng hay đọc talawas, một số cuốn sách mô tả đặc điểm của xã hội toàn trị nêu rất rõ điều này. Và đó phải là một thực tế bạn buộc phải thừa nhận khi tư duy hiện tượng. Nếu không mình đảm bảo nếu vẫn giữ mãi kiểu suy nghĩ này bạn tới một số vấn đề khác trong xã hội VN trong nước thì thấy còn bế tắc với chày cối hơn, giải pháp thì kiểu " trẻ con ăn vạ" kiểu thực tế đáng buồn, than thở luẩn quẩn, thắng lợi tinh thần, xấu hổ xót xa mà vẫn phải... nếu dám đi xa hơn sẽ dẫn tới những hành động dân chủ lưu manh quá khích kiểu mấy người bên danchimviet, rồi 8046, dân chủ nhân quyền đầy rẫy trên mạng hải ngoại. Nếu vậy thì cũng không giải quyết được gì.Tuy nhiên, thái độ mấy ngừơi làm dân chủ ở VN chọn phép thắng lợi tinh thần kiểu Chí phèo cào mặt ăn vạ bá Kiến còn hợp lý và tinh thần dân tộc hơn học mấy bạn Trung Quốc AQ, a kiếc.

    thân mến.

    ^^.

    ReplyDelete
  13. Bài viết hay lắm. Thanks anh Linh :)

    ReplyDelete
  14. Bài viết hay quá anh Linh ạ !
    Cám ơn anh nhiều nha. Nice day anh nha.

    ReplyDelete
  15. Bài viết hay quá anh Linh ạ !
    Cám ơn anh nhiều nha. Nice day anh nha.

    ReplyDelete
  16. Tuy em chưa đi làm bao h nhưng theo em được biết không fải ai cũng có khả năng tham nhũng, ví dụ nhiều người chỉ làm công ăn lương, không làm quản lý, không nắm sổ sách thì làm sao tham nhũng. Tham nhũng chủ yếu có lẽ là những người chức quyền cao, powerful thôi à.

    Nhưng đúng là tình trạng tham nhũng ở VN hiện nay thật quá đáng buồn. Bao nhiêu năm nay chẳng hề có tiến bộ nào đáng kể cả, chỉ có một số cá nhân bị tố cáo, còn lại nhiều ông vẫn sống sung sướng trong sự bao che của các ông (cũng tham nhũng) khác. Hic, nói đến mấy vấn đề này chán hết cả người. Từ lâu rồi em đã chẳng còn "lòng tin" nào nữa (thực ra đã bao giờ có lòng tin đâu =)) ).


    Mà cái bác Sất gì đấy buồn cười thế, nói chung blog anh Linh thi thoảng lại "mọc" lên một vài thành phần rất chi là kì quặc. :)) Ai thích biết gì thì viết, phản ánh bức xúc chính đáng của mình thì có gì là xấu mà bác này bảo người ta "trẻ con ăn vạ". :))

    ReplyDelete
  17. @Linh: tôi không tin là việc trả lương thích đáng cho công chức sẽ giúp họ bớt tham nhũng. Hệ thống này đã băng hoại đến mức một đồng lương đủ sống cũng không thể hạn chế được lòng tham và sự nhũng nhiễu.
    @Sất: Em đọc mãi mà vẫn không hiểu được comment của bác muốn nói gì? Lạy thánh mớ bái, nhận thức được bế tắc là bước đầu để đi đến giải pháp, em nói ngu thế đấy. Còn hơn là cứ AQ theo kiểu "chúng ta là đỉnh cao của trí tuệ loài người", phải không bác?

    ReplyDelete
  18. @Linh: tôi không tin là việc trả lương thích đáng cho công chức sẽ giúp họ bớt tham nhũng. Hệ thống này đã băng hoại đến mức một đồng lương đủ sống cũng không thể hạn chế được lòng tham và sự nhũng nhiễu.
    @Sất: Em đọc mãi mà vẫn không hiểu được comment của bác muốn nói gì? Lạy thánh mớ bái, nhận thức được bế tắc là bước đầu để đi đến giải pháp, em nói ngu thế đấy. Còn hơn là cứ AQ theo kiểu "chúng ta là đỉnh cao của trí tuệ loài người", phải không bác?

    ReplyDelete
  19. Bạn @Minh, mình thi thoảng hay viết ở một góc độ khác thôi. Còn nói chung so với tình hình nhận thức chung của giới trẻ VN trong nước thì bạn bạn Linh rất hay, can đảm và đáng học tập.

    Nikon. Mình đồng ý với bạn " nhận thức bế tắc là bước đầu đi đến giải pháp". Tuy nhiên khi nhìn ra vấn đề thì việc nhìn ra vấn đề đó là đen tối, sáng sủa hay mù mịt, bế tắc cũng là một bước quan trọng. Đừng có vừa thấy vấn đề đã vội vàng hấp tấp tìm giải pháp sớm quá mà phải cân nhắc, lượng giá, suy nghĩ thật kỹ càng thôi.

    Với những vấn đề lớn, mình nghĩ nếu nhìn được ở góc độ tổng thể, khách quan thì cơ hội lạc quan sẽ nhiều hơn. Mình rất sợ những ai mà hay rút gọn, đơn giản hóa vấn đề.

    ReplyDelete
  20. @ lonelystar: ban cho rang :Luong cao => giam tham nhung o VN a? Khong kha thi..To thi lai nghi rang 1 khi luong cao, dam bao duoc cuoc song thiet yeu cho CNVC, thi se giam duoc phan nao tham nhung. Chu nhu hien nay, luong con ko du muc song toi thieu, hoi lam sao nguoi ta ko co gang xa xeo tham nhung co chu?Du rang chi la meo nho bet chuot nho.

    ReplyDelete
  21. @ lonelystar: ban cho rang :Luong cao => giam tham nhung o VN a? Khong kha thi..To thi lai nghi rang 1 khi luong cao, dam bao duoc cuoc song thiet yeu cho CNVC, thi se giam duoc phan nao tham nhung. Chu nhu hien nay, luong con ko du muc song toi thieu, hoi lam sao nguoi ta ko co gang xa xeo tham nhung co chu?Du rang chi la meo nho bet chuot nho.

    ReplyDelete
  22. Trên blog Osin thấy anh ấy có ý kiến cần phải điều tra tài sản công chức nhà nước, và ai không muốn bị điều tra chuyện này thì xin cứ việc làm dân, đừng làm công chức.

    Để làm điều đó và làm được điều đó cho hiệu quả chắc là cần phải có thêm thời gian nữa.

    Nhưng ít nhất bây giờ, không cần 100% cán bộ phải công khai tài sản, chỉ cần chú nào đang là nghi can trong các cáo buộc về tham nhũng, hối lộ bị điều tra về tài sản cá nhân thì cũng đỡ hơn rất nhiều. Tất nhiên việc điều tra phải trung thực, kịp thời và chẳng có gì khó nếu người ta thực sự muốn làm điều này cho ra nhẽ (dân thường cũng có thể thấy sự giàu có bất thường của cán bộ tham nhũng).Nếu không thể giải trình được những khoản thu nhập bất thường thì đấy là bằng chứng của tham nhũng thôi. Như vậy thì sẽ có nguyên tắc: "Muốn không bị điều tra tài sản thì đừng có ý đồ phạm tội". Và nếu theo luật chơi ấy thì anh không thể nói rằng "điều tra kiểu đó thì chú nào cũng chết nhưng tại sao lại chỉ điều tra riêng tôi thôi". Đã là luật chơi như vậy thì miễn thắc mắc. Luật chơi này cũng dễ đạt được đồng thuận hơn trong hoàn cảnh gần như 100 công chức đều có những nguồn thu nhập ngoài lương để hoặc là chỉ đủ sống, hoặc là để làm giàu.

    Khi nào có điều kiện cải cách hơn nữa thì sẽ mở rộng đối tượng của luật chơi hơn.

    Nhưng nói gì thì nói, luật gì thì luật, cái gốc của vấn đề là người ta có thực lòng muốn chống tham nhũng không. Nếu muốn thì thiếu gì cách. Còn nếu không muốn thì có bao nhiêu luật thì cũng chỉ để...chơi ăn gian thôi!

    ReplyDelete
  23. Trên blog Osin thấy anh ấy có ý kiến cần phải điều tra tài sản công chức nhà nước, và ai không muốn bị điều tra chuyện này thì xin cứ việc làm dân, đừng làm công chức.

    Để làm điều đó và làm được điều đó cho hiệu quả chắc là cần phải có thêm thời gian nữa.

    Nhưng ít nhất bây giờ, không cần 100% cán bộ phải công khai tài sản, chỉ cần chú nào đang là nghi can trong các cáo buộc về tham nhũng, hối lộ bị điều tra về tài sản cá nhân thì cũng đỡ hơn rất nhiều. Tất nhiên việc điều tra phải trung thực, kịp thời và chẳng có gì khó nếu người ta thực sự muốn làm điều này cho ra nhẽ (dân thường cũng có thể thấy sự giàu có bất thường của cán bộ tham nhũng).Nếu không thể giải trình được những khoản thu nhập bất thường thì đấy là bằng chứng của tham nhũng thôi. Như vậy thì sẽ có nguyên tắc: "Muốn không bị điều tra tài sản thì đừng có ý đồ phạm tội". Và nếu theo luật chơi ấy thì anh không thể nói rằng "điều tra kiểu đó thì chú nào cũng chết nhưng tại sao lại chỉ điều tra riêng tôi thôi". Đã là luật chơi như vậy thì miễn thắc mắc. Luật chơi này cũng dễ đạt được đồng thuận hơn trong hoàn cảnh gần như 100 công chức đều có những nguồn thu nhập ngoài lương để hoặc là chỉ đủ sống, hoặc là để làm giàu.

    Khi nào có điều kiện cải cách hơn nữa thì sẽ mở rộng đối tượng của luật chơi hơn.

    Nhưng nói gì thì nói, luật gì thì luật, cái gốc của vấn đề là người ta có thực lòng muốn chống tham nhũng không. Nếu muốn thì thiếu gì cách. Còn nếu không muốn thì có bao nhiêu luật thì cũng chỉ để...chơi ăn gian thôi!

    ReplyDelete
  24. "...trong hoàn cảnh gần như 100% công chức..." (xin bổ sung chỉ số % do gõ thiếu)

    ReplyDelete
  25. đọc blog của anh ko những nhiều bài hay, mà nghe nhiều nhân vật comment cũng hay ko kém =)) =))

    ReplyDelete
  26. Môi trường ở VN có nhiều người nghèo khổ, không kiếm đâu ra tiền mà sống. Nhưng đối với những ai kiếm ra tiền thì đây là mảnh đất màu mỡ dễ làm giàu, với tình hình là các khoản thuế má, thu nhập không minh bạch, và có thể lũng đoạn được nhờ các mánh khóe hối lộ. Chứ các nước tư bản chẳng hạn, lương tuy cao nhưng các bạn đánh thuế cao cũng, muốn mua cái gì cũng phải chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập (lại liên quan tới đóng thuế).

    Tình hình đất nước tuy bi đát nhưng nhiều bạn U30, U40 - những người thành đạt và có tiếng nói trong xã hội - lại không muốn thay đổi. Vì các bạn ấy kiếm được tiền, sống thoải mái và không bị bắt nạt quá mức.

    ReplyDelete
  27. Môi trường ở VN có nhiều người nghèo khổ, không kiếm đâu ra tiền mà sống. Nhưng đối với những ai kiếm ra tiền thì đây là mảnh đất màu mỡ dễ làm giàu, với tình hình là các khoản thuế má, thu nhập không minh bạch, và có thể lũng đoạn được nhờ các mánh khóe hối lộ. Chứ các nước tư bản chẳng hạn, lương tuy cao nhưng các bạn đánh thuế cao cũng, muốn mua cái gì cũng phải chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập (lại liên quan tới đóng thuế).

    Tình hình đất nước tuy bi đát nhưng nhiều bạn U30, U40 - những người thành đạt và có tiếng nói trong xã hội - lại không muốn thay đổi. Vì các bạn ấy kiếm được tiền, sống thoải mái và không bị bắt nạt quá mức.

    ReplyDelete
  28. ba.n Sa^'t vie^'t va(n lu?ng cu?ng...to^i cha(?ng hie^?u gi` sa^'t

    ReplyDelete
  29. ba.n Sa^'t vie^'t va(n lu?ng cu?ng...to^i cha(?ng hie^?u gi` sa^'t

    ReplyDelete
  30. Chuyện này không mới, những ý này cũng hoàn toàn không mới. Vấn đề là có cách nào để giải quyết không?

    Nếu bạn là công chức thì bạn sẽ làm gì? Xin hãy đừng giả định với Mỹ hay Tây Tàu, việc này cũng giống như không thực tế chút nào. Hãy ví rằng "sông Tương nước đục phù sa" thì bạn rửa chân hay giặt cái mũ đây? Hãy chia nhỏ vấn đề lớn cho từng cá nhân thử xem có cải thiện đc chi ko?

    Ah, còn một khía cạnh cũng hay hay mà anh Linh ko thấy đề cập, đó là cái hay của việc mà ai cũng có tì vết. Thật vậy, hay lắm, lúc thường nhật thì vui vẻ cả làng nhưng khi nhiễu sự thì tôi muốn "hy sinh" anh nào là anh đó "dựa cột" ngay, với đầy đủ chứng cứ thuyết phục!

    ReplyDelete
  31. Chuyện này không mới, những ý này cũng hoàn toàn không mới. Vấn đề là có cách nào để giải quyết không?

    Nếu bạn là công chức thì bạn sẽ làm gì? Xin hãy đừng giả định với Mỹ hay Tây Tàu, việc này cũng giống như không thực tế chút nào. Hãy ví rằng "sông Tương nước đục phù sa" thì bạn rửa chân hay giặt cái mũ đây? Hãy chia nhỏ vấn đề lớn cho từng cá nhân thử xem có cải thiện đc chi ko?

    Ah, còn một khía cạnh cũng hay hay mà anh Linh ko thấy đề cập, đó là cái hay của việc mà ai cũng có tì vết. Thật vậy, hay lắm, lúc thường nhật thì vui vẻ cả làng nhưng khi nhiễu sự thì tôi muốn "hy sinh" anh nào là anh đó "dựa cột" ngay, với đầy đủ chứng cứ thuyết phục!

    ReplyDelete
  32. Bạn Minh Minh nói chí phải! Cái vấn đề lớn của người Việt là ai cũng đủ lanh lợi để xoay sở mà sống nên chả ai nghĩ đến chuyện thay đổi.

    Nhớ một câ nói nổi tiếng của Alber Einstein:"The world is a dangerous place, not because of those who do evil, but because of those who look on and do nothing."

    ReplyDelete
  33. tham nhũng ở VN như là người ung thư maú, đã lan ra toàn thân, điều này ai cũng biết nhưng chũa trị thế nào cho dứt căn.

    tham nhũng VN là do 1 thể chế chính trị độc tài và thiếu kiểm soát ( HDNG và MTTQ cũng là phe ta, và ko có quyền hạn ngoài việc chất vấn cho vui), lại thếm thiếu cơ chế thay đổi nhân sự khi làm việc khnôg hiệu quả .

    Cho nên, tăng lương cho công chức như Linh nói là điều cần nhưng không đủ .

    Muốn trị dứt căn tham nhũng cần có cơ chế chính trị ko đọc đoán và cơ chế giám sát nhằm đưa ra sự thây đổi thích đáng : "đa đảng và bầu cử tự do "
    Nếu không, mọi giải pháp đưa ra chỉ là thay bông băng cho ng bị ung thư máu ...

    ReplyDelete
  34. tham nhũng ở VN như là người ung thư maú, đã lan ra toàn thân, điều này ai cũng biết nhưng chũa trị thế nào cho dứt căn.

    tham nhũng VN là do 1 thể chế chính trị độc tài và thiếu kiểm soát ( HDNG và MTTQ cũng là phe ta, và ko có quyền hạn ngoài việc chất vấn cho vui), lại thếm thiếu cơ chế thay đổi nhân sự khi làm việc khnôg hiệu quả .

    Cho nên, tăng lương cho công chức như Linh nói là điều cần nhưng không đủ .

    Muốn trị dứt căn tham nhũng cần có cơ chế chính trị ko đọc đoán và cơ chế giám sát nhằm đưa ra sự thây đổi thích đáng : "đa đảng và bầu cử tự do "
    Nếu không, mọi giải pháp đưa ra chỉ là thay bông băng cho ng bị ung thư máu ...

    ReplyDelete
  35. Cái này thật ra là một vòng luẩn quẩn có từ thuế : doanh nghiệp trốn thuế -> ngân sách NN không đủ -> chi trả lương cán bộ thấp -> cán bộ không đủ tiền tiêu nên tham nhũng -> doanh nghiệp muốn trốn thuế thì hối lộ cho quan chức + bộ máy NN nhiều bộ ban ngành cồng kềnh, nhiều bộ phận dư thừa toàn ngồi chơi xơi nước.

    Minh bạch tài sản của cán bộ NN bây giờ nói thật không dễ tí nào. Vì tất nhiên một khi người ta đã cố tình giấu thì đố mà tìm cho ra. Cái bây giờ cần làm là phải thay đổi luật (hiến pháp), từng bước điều chỉnh cơ chế lương như bác Linh nêu (dựa trên ngân sách thu được), siết chặt việc thu thuế, thay đổi dần cơ cấu nhân lực (cái này cực khó do tâm lý, văn hóa VN quá quen với kiểu cũ)

    ReplyDelete
  36. Tham nhũng lấy tiền của chung bỏ vô tư, ai có chức cao - không nhất thiết phải làm đảng viên - cũng có thể tham nhũng.

    Nhưng VN càng trong bộ chính trị, càng giữ chức cao thì ăn lại càng tợn và dễ, nen trên trán ông bà nào cũng dính chữ "tham ô, tham nhũng, móc ngoặc". Mà cũng tại vì người dân làm hư mấy ổng bà ấy, mang trong đầu "không hối thì không qua", giao tiếp thì cần tới "phong bì". Đi bác sĩ thời nay "không chịu chi, thì không được chữa" , thư ký phụ tá thày cô giáo cũng ăn hối lộ theo đường dây.

    Sâu ruồi thế này, khó mà chống. Có thể chống chỉ khi nào bộ máy pháp quyền VN đc độc lập không phụ thuộc vào "cấp trên", đảm bảo an toàn an ninh cho người tố cáo tham nhũng, tạo niềm tin "nhà nước pháp quyền" trong lòng người dân.

    Mới đây kiến nghĩ của Đà Nẵng, giáo sư Nguyễn Sĩ Dũng trên Vietnamnet cũng đã để cập tới cần phải đổi mới "quản trị quốc gia" đang theo thời Xô Viết hiện nay, may ra VN mới có bước tiến.

    ReplyDelete
  37. Tham nhũng lấy tiền của chung bỏ vô tư, ai có chức cao - không nhất thiết phải làm đảng viên - cũng có thể tham nhũng.

    Nhưng VN càng trong bộ chính trị, càng giữ chức cao thì ăn lại càng tợn và dễ, nen trên trán ông bà nào cũng dính chữ "tham ô, tham nhũng, móc ngoặc". Mà cũng tại vì người dân làm hư mấy ổng bà ấy, mang trong đầu "không hối thì không qua", giao tiếp thì cần tới "phong bì". Đi bác sĩ thời nay "không chịu chi, thì không được chữa" , thư ký phụ tá thày cô giáo cũng ăn hối lộ theo đường dây.

    Sâu ruồi thế này, khó mà chống. Có thể chống chỉ khi nào bộ máy pháp quyền VN đc độc lập không phụ thuộc vào "cấp trên", đảm bảo an toàn an ninh cho người tố cáo tham nhũng, tạo niềm tin "nhà nước pháp quyền" trong lòng người dân.

    Mới đây kiến nghĩ của Đà Nẵng, giáo sư Nguyễn Sĩ Dũng trên Vietnamnet cũng đã để cập tới cần phải đổi mới "quản trị quốc gia" đang theo thời Xô Viết hiện nay, may ra VN mới có bước tiến.

    ReplyDelete
  38. Không biết comment gì nữa vì thấy quá đúng.

    Số tiền ông Huỳnh Văn Sĩ ăn chặn, hay các đồng chí khác tham nhũng, tính tổng cộng ra chắc gấp mấy lần số tiền chúng ta cần để chi trả những đồng lương tương xứng cho các đồng chí ấy. Mà lại còn giữ được thể diện. Mà lại còn thu hút được nhân tài. Mà lại còn làm dân tin tưởng vào Nhà nước. Mà lại còn ko bị cắt ODA ấy chứ! :)

    ReplyDelete
  39. Không biết comment gì nữa vì thấy quá đúng.

    Số tiền ông Huỳnh Văn Sĩ ăn chặn, hay các đồng chí khác tham nhũng, tính tổng cộng ra chắc gấp mấy lần số tiền chúng ta cần để chi trả những đồng lương tương xứng cho các đồng chí ấy. Mà lại còn giữ được thể diện. Mà lại còn thu hút được nhân tài. Mà lại còn làm dân tin tưởng vào Nhà nước. Mà lại còn ko bị cắt ODA ấy chứ! :)

    ReplyDelete
  40. From Sất: Nikon. ..."Tuy nhiên khi nhìn ra vấn đề thì việc nhìn ra vấn đề đó là đen tối, sáng sủa hay mù mịt, bế tắc cũng là một bước quan trọng. Đừng có vừa thấy vấn đề đã vội vàng hấp tấp tìm giải pháp sớm quá mà phải cân nhắc, lượng giá, suy nghĩ thật kỹ càng thôi.

    Với những vấn đề lớn, mình nghĩ nếu nhìn được ở góc độ tổng thể, khách quan thì cơ hội lạc quan sẽ nhiều hơn. Mình rất sợ những ai mà hay rút gọn, đơn giản hóa vấn đề".

    Xin phép Bác chủ nhà cho em nói ngu cái nữa: Em vốn dân dã, thấy tham nhũng tràn lan, xã hội băng hoại thì chỉ biết thở dài, bức xúc quá thì chưởi đổng cái cho nhẹ người. Vì em là dân đen trên răng dưới dế, chẳng có quyền trị quốc bình thiên hạ như người ta.
    Hồi bé, em nuôi lợn cải thiện, bu em có dạy: "nồi cám lợn mà hỏng thì thêm cái gì vào cũng vẫn là cám lợn. Chỉ có đổ tất tần tật, nấu nồi khác thì họa may mới có "cơ hội lạc quan" thôi, con ạ!" Phải chăng, bu em thuộc trường phái cám lợn bi quan, bế tắc, cần được cải tạo triệt để về tư tưởng?

    ReplyDelete
  41. Ở đây tôi thấy 2 vấn đề mà anh Linh đưa ra: vấn đề thu nhập và tham nhũng. Anh Linh đưa ra hiện tượng + thông tin kê khai tài sản và anh (theo quan điểm của anh ấy) làm một phép liên hệ giữa thu nhập và tham nhũng. Điều đó đúng, tôi cũng đồng ý nhưng (tôi nghĩ)chưa chính xác. Cái vấn đề thu nhập, nó sẽ đụng đến vấn đề cơ bản, cái construction (cơ cấu?) Chính điều này mới tạo ra nhiều vấn đề để bàn.
    Anh nghĩ nếu lương cao thì sẽ không tham nhũng ư? Đúng, lương thấp, thêm sự thiếu minh bạch lùng nhùng là môi trường thuận lợi nhưng đó chỉ là MỘT TRONG NHỮNG các yếu tố.
    Con người bản năng là thõa mãn "cái tôi" mình trước tiên. Trong một bộ máy mà (cho dù vô tình?) tạo điều kiện thuận lợi cho cái con ham muốn thì những tệ nạn sẽ xảy ra thôi. Cái cần là sự cải tổ trong hệ thống. Mà điều này là một điều cực cực kì khổng lồ
    Chuyện anh Linh nhắc đến nước ngoài, tôi không nghĩ anh ấu trĩ đến mức so sánh như Sa^t nói. Đó chỉ là đưa ra một dẫn dụ khác. Nhân chuyện này nói thêm, ở nước ngoài, người ta muốn làm ở nhà nước bởi vì chế độ hậu đãi chứ chưa chắc vì "lòng yêu nước, đóng góp cho đất nước" (lol). Nên nhớ kinh tế là bắt nguồn cho mọi thứ, nhất là chính trị. Người ta làm cho nhà nước vì người ta nhận được gần như chắc chắn một sự bảo đảm cho cuộc sống. Đó là những điều tôi muốn nói về entry này. Tất cả chỉ là hiện tượng chứ chưa phải bản chất
    @Sa^'t: bạn có vẻ dễ là cội nguồn của sự tranh cãi nhỉ :) Tôi nghĩ, bạn (và cũng như các bạn khác) nên bình tĩnh và tỉnh táo đọc. Thứ nhất, những điều anh Linh đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân của anh ấy. Chưa hẳn đúng, chưa hẳn sai, điều đó cần phải được nhìn theo góc độ nào đã. Cho nên khen hay phê phán (như bạn Sa^'t) tôi nghĩ là một điề vội vàng (đồng ý hay không đồng ý thì được hìhì)
    thứ hai: tại sao lại không thử bàn đến giải pháp? chưa nói đến chuyện đây là ý kiến cá nhân, tôi vẫn ủng hộ mọi ý kiến có tính xây dựng (cho dù nó có sai) còn hơn là im lặng và không ai biết ai có ý kiến ntn. Chính cái mâu thuẫn mới thúc đẩy sự phát triển chứ
    và một điều cuối cùng tôi muốn nói là, bạn nghĩ không ảnh hưởng nên đành tốt hơn im lặng ư? giọng của bạn coi chừng sẽ giống như các quan chức VN nhé "tuyên truyền chống phá"...hành động lưu manh quá khích...rồi phản động ....hahaha. Với tôi thì không có chuyện xấu , sai ở đây. Anh đứng ở phía bên này, anh nhìn người khác đi không đúng con đường của anh thì anh cho là sai, là "phản động, là chống phá" (lol). Ok , cho dù không u tối nghĩ như vậy mà chỉ nghĩ không nên blah blah thì cũng ko đúng. Phát triển là phải mâu thuẫn. Nếu mọi chuyện đều là sự đồng thuận rồi thì làm sao có cách mạng. Và hơn nữa, ai là người dám đầu tiên nói ra những mâu thuẫn ấy?

    ReplyDelete
  42. Ở đây tôi thấy 2 vấn đề mà anh Linh đưa ra: vấn đề thu nhập và tham nhũng. Anh Linh đưa ra hiện tượng + thông tin kê khai tài sản và anh (theo quan điểm của anh ấy) làm một phép liên hệ giữa thu nhập và tham nhũng. Điều đó đúng, tôi cũng đồng ý nhưng (tôi nghĩ)chưa chính xác. Cái vấn đề thu nhập, nó sẽ đụng đến vấn đề cơ bản, cái construction (cơ cấu?) Chính điều này mới tạo ra nhiều vấn đề để bàn.
    Anh nghĩ nếu lương cao thì sẽ không tham nhũng ư? Đúng, lương thấp, thêm sự thiếu minh bạch lùng nhùng là môi trường thuận lợi nhưng đó chỉ là MỘT TRONG NHỮNG các yếu tố.
    Con người bản năng là thõa mãn "cái tôi" mình trước tiên. Trong một bộ máy mà (cho dù vô tình?) tạo điều kiện thuận lợi cho cái con ham muốn thì những tệ nạn sẽ xảy ra thôi. Cái cần là sự cải tổ trong hệ thống. Mà điều này là một điều cực cực kì khổng lồ
    Chuyện anh Linh nhắc đến nước ngoài, tôi không nghĩ anh ấu trĩ đến mức so sánh như Sa^t nói. Đó chỉ là đưa ra một dẫn dụ khác. Nhân chuyện này nói thêm, ở nước ngoài, người ta muốn làm ở nhà nước bởi vì chế độ hậu đãi chứ chưa chắc vì "lòng yêu nước, đóng góp cho đất nước" (lol). Nên nhớ kinh tế là bắt nguồn cho mọi thứ, nhất là chính trị. Người ta làm cho nhà nước vì người ta nhận được gần như chắc chắn một sự bảo đảm cho cuộc sống. Đó là những điều tôi muốn nói về entry này. Tất cả chỉ là hiện tượng chứ chưa phải bản chất
    @Sa^'t: bạn có vẻ dễ là cội nguồn của sự tranh cãi nhỉ :) Tôi nghĩ, bạn (và cũng như các bạn khác) nên bình tĩnh và tỉnh táo đọc. Thứ nhất, những điều anh Linh đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân của anh ấy. Chưa hẳn đúng, chưa hẳn sai, điều đó cần phải được nhìn theo góc độ nào đã. Cho nên khen hay phê phán (như bạn Sa^'t) tôi nghĩ là một điề vội vàng (đồng ý hay không đồng ý thì được hìhì)
    thứ hai: tại sao lại không thử bàn đến giải pháp? chưa nói đến chuyện đây là ý kiến cá nhân, tôi vẫn ủng hộ mọi ý kiến có tính xây dựng (cho dù nó có sai) còn hơn là im lặng và không ai biết ai có ý kiến ntn. Chính cái mâu thuẫn mới thúc đẩy sự phát triển chứ
    và một điều cuối cùng tôi muốn nói là, bạn nghĩ không ảnh hưởng nên đành tốt hơn im lặng ư? giọng của bạn coi chừng sẽ giống như các quan chức VN nhé "tuyên truyền chống phá"...hành động lưu manh quá khích...rồi phản động ....hahaha. Với tôi thì không có chuyện xấu , sai ở đây. Anh đứng ở phía bên này, anh nhìn người khác đi không đúng con đường của anh thì anh cho là sai, là "phản động, là chống phá" (lol). Ok , cho dù không u tối nghĩ như vậy mà chỉ nghĩ không nên blah blah thì cũng ko đúng. Phát triển là phải mâu thuẫn. Nếu mọi chuyện đều là sự đồng thuận rồi thì làm sao có cách mạng. Và hơn nữa, ai là người dám đầu tiên nói ra những mâu thuẫn ấy?

    ReplyDelete
  43. Luong cao => giam tham nhung o VN a? Khong kha thi. Don gian vi can benh "tham nhung" no da an vao mau mu nguoi Viet nam roi. Cho nen muon co mot co che co the giam duoc tham nhung thi truoc het "luat phap" hien hanh phai duoc cung co mot cach chat che hon. Nhung phai lam the nao? Day la mot bai toan khong co loi giai dap boi he thong da bang hoai den muc khong the nao cuu van duoc nua. Dieu duy nhat co the thay doi duoc chinh la #su thay doi chinh quyen". Trong khi Viet nam chua co dang Da?ng thi te nan tham nhung van tiep tuc banh truong hon them.

    Luong cao cho cnvc khong giai quyet duoc van de mot khi ca he thong tham nhung da bang hoai den muc khong the con cuu van duoc nua. Than oi, chi co nguoi dan can lao phai chiu nhung thong kho nay :(

    ReplyDelete
  44. Luong cao => giam tham nhung o VN a? Khong kha thi. Don gian vi can benh "tham nhung" no da an vao mau mu nguoi Viet nam roi. Cho nen muon co mot co che co the giam duoc tham nhung thi truoc het "luat phap" hien hanh phai duoc cung co mot cach chat che hon. Nhung phai lam the nao? Day la mot bai toan khong co loi giai dap boi he thong da bang hoai den muc khong the nao cuu van duoc nua. Dieu duy nhat co the thay doi duoc chinh la #su thay doi chinh quyen". Trong khi Viet nam chua co dang Da?ng thi te nan tham nhung van tiep tuc banh truong hon them.

    Luong cao cho cnvc khong giai quyet duoc van de mot khi ca he thong tham nhung da bang hoai den muc khong the con cuu van duoc nua. Than oi, chi co nguoi dan can lao phai chiu nhung thong kho nay :(

    ReplyDelete
  45. Mình thì cho rằng trước tiên là làm sao phải đặt mọi thứ trong vòng pháp luật. Không tổ chức nào được ưu tiên nằm ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật, lũng đoạn pháp luật. Pháp luật sẽ qui định chỉ có Quốc hội (dưới sự giám sát công khai của toàn dân) được xây dựng chính nó. Phải có được điều đó mới làm được những cái khác. Thực tế bây giờ có quá nhiều người đang đứng ngoài pháp luật, trên pháp luật, lũng đoạn nó, trong khi Quốc hội chỉ là bù nhìn.

    PS: Bác Linh và các bác chắc có ý định dành giải thưởng 15.000 USD cho cuộc thi "Thực hiện ý tưởng giảm tham nhũng" - "Ngày Sáng tạo VN 2009"
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/817774/
    Theo các bài báo online thì:
    "Thông tin chi tiết về chương trình Ngày Sáng tạo VN 2009 được đăng tải trên trang web của Ngân hàng Thế giới http://www.worldbank.org.vn hoặc trang web của ngành Thanh tra http://www.thanhtra.gov.vn và trên báo Thanh tra"

    Nhưng vào 2 cái link trên thì
    http://www.worldbank.org.vn --> http://data.fpt.vn/newscontent.aspx
    http://www.thanhtra.gov.vn --> chưa tìm thấy 1 thông tin nào. (hay là đã gỡ xuống rồi):-)





    ReplyDelete
  46. Vấn đề mà Nikon nói là ẩn dụ, nhưng mình suy luận thì lại ra giải pháp như bạn tautang, vận động đa đảng với bầu cử tự do hoặc làm cách mạng gì đó... Về đa đảng thì mình chưa nói, nhưng bầu cử tự do thì VN đã làm từ hồi lập quốc là năm 45, 46. Tuy nhiên mình đồng ý với một số bạn giải pháp tăng lương là ko khả thì, nhưng kèm theo đó cả việc nói rằng cần phải thay đổi hiến pháp với quốc hội với thực hiện việc thắt chặt, tuân thủ luật pháp cũng là giải pháp kiểu vậy. Nghĩa là mình nói vậy thì sẽ chỉ như nước đổ đầu vịt thôi, ko có tác dụng gì.

    Bạn Ếch, mình đồng ý với bạn việc mình cũng hơi nóng tính tẹo,^^, hihi. Tuy nhiên mình không nghĩ là vì mâu thuẫn lớn vậy thì im lặng là tốt hơn. Theo ý bạn nói, mình cho rằng chính những quan chức làm việc trong chính phủ, sẽ có rất nhiều người lên tới chức đó( với việc dính dáng liên quan sâu sắc chặt chẽ với bộ máy tham nhũng và trơ ì trong nước) nhưng họ cũng thực tâm muốn thay đổi và nhận thức lại về chuyện này. Như vậy, việc làm sao có một thái độ khách quan bình tĩnh phân tích lý giải dựa theo góc độ nhận thức của họ, hoặc ít ra là cần phải tôn trọng " tình trạng tham nhũng hoặc trơ ì của hệ thống". Chính điều này sẽ là việc đương đầu với mâu thuẫn và kiến cho hệ thống đó tự nhận thức và từ đó có những thay đổi tương ứng dẫn đến sự phân rã.

    Như bạn Buong đã đưa dẫn chứng, đôi khi việc mấy người trong chính phủ cũng cảm thấy tự ngượng hoặc tự thấy họ đang diễn kịch với chính mình khi họ hô hào hình thức một việc không thể thực hiện được. Nếu như bên vietnamnet đưa tin vậy mà mấy trang đó vẫn chưa đưa hoặc gỡ xuống.

    ^^.

    ReplyDelete
  47. Vấn đề mà Nikon nói là ẩn dụ, nhưng mình suy luận thì lại ra giải pháp như bạn tautang, vận động đa đảng với bầu cử tự do hoặc làm cách mạng gì đó... Về đa đảng thì mình chưa nói, nhưng bầu cử tự do thì VN đã làm từ hồi lập quốc là năm 45, 46. Tuy nhiên mình đồng ý với một số bạn giải pháp tăng lương là ko khả thì, nhưng kèm theo đó cả việc nói rằng cần phải thay đổi hiến pháp với quốc hội với thực hiện việc thắt chặt, tuân thủ luật pháp cũng là giải pháp kiểu vậy. Nghĩa là mình nói vậy thì sẽ chỉ như nước đổ đầu vịt thôi, ko có tác dụng gì.

    Bạn Ếch, mình đồng ý với bạn việc mình cũng hơi nóng tính tẹo,^^, hihi. Tuy nhiên mình không nghĩ là vì mâu thuẫn lớn vậy thì im lặng là tốt hơn. Theo ý bạn nói, mình cho rằng chính những quan chức làm việc trong chính phủ, sẽ có rất nhiều người lên tới chức đó( với việc dính dáng liên quan sâu sắc chặt chẽ với bộ máy tham nhũng và trơ ì trong nước) nhưng họ cũng thực tâm muốn thay đổi và nhận thức lại về chuyện này. Như vậy, việc làm sao có một thái độ khách quan bình tĩnh phân tích lý giải dựa theo góc độ nhận thức của họ, hoặc ít ra là cần phải tôn trọng " tình trạng tham nhũng hoặc trơ ì của hệ thống". Chính điều này sẽ là việc đương đầu với mâu thuẫn và kiến cho hệ thống đó tự nhận thức và từ đó có những thay đổi tương ứng dẫn đến sự phân rã.

    Như bạn Buong đã đưa dẫn chứng, đôi khi việc mấy người trong chính phủ cũng cảm thấy tự ngượng hoặc tự thấy họ đang diễn kịch với chính mình khi họ hô hào hình thức một việc không thể thực hiện được. Nếu như bên vietnamnet đưa tin vậy mà mấy trang đó vẫn chưa đưa hoặc gỡ xuống.

    ^^.

    ReplyDelete
  48. bạn Sa^'t, bạn nghĩ là không có tác dụng, đúng đó, nếu ai cũng nghĩ như vậy thì đúng là sẽ không có tác dụng. Bạn không thấy những ý kiến trên blog bây giờ ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ (đến nỗi "người ta" phải dùng biện pháp để control nó lại) và có tác dụng sao? Như tôi đã nói, ai sẽ là người đầu tiên nói lên mâu thuẫn đó, ai sẽ là người đầu tiên ném viên đá vào ao nước tĩnh lặng của sự "nghĩ là không tác dụng". Tất nhiên không phải chỉ cất tiếng nói mà còn phải làm, còn phải nghĩ....
    Về vấn đề thứ hai, (xin lỗi) bạn cố tình ngây thơ thì phải. Nghe như kiểu sống chung với lũ, sống chung với tham nhũng. Ok, nói nghiêm túc, bạn phải biết rằng cái nhu cầu thõa mãn bản thân của con người là nhu cầu lớn nhất. Tôi đồng ý với bạn trong bộ máy vẫn có những người có tâm, muốn thay đổi nhưng số đó CHẮC CHẮN là thiểu số. Vì sao? cũng như một cái tui bằng cao su vậy. Khi nó đã no đầy nhưng vẫn cảm thấy có thể "nạp" thêm nữa thì cái nhu cầu đó nó ngày càng phình to ra nhưng khác một điều là nó co dãn, không thu nhỏ lại. Chính cái cơ cấu là cái "độ cho phép dãn ra". Hay một hình ảnh khác dễ hiểu hơn, trẻ con khi phạm lỗi phải nghiêm khắc chỉnh nó, còn không thì chúng sẽ nghĩ việc đó "chẳng là gì cả" và lần sau tái phạm. Suy cho cùng, chúng ta cũng chỉ là trẻ con lớn tuổi thôi. Cái cơ chế chính là cái thái độ nuông chiều. Cho nên theo như bạn nói chuyện "tự nhận thức" thì đó là vấn đề không tưởng
    Vậy nhé, rất mong được học hỏi từ các bạn. Thân !

    ReplyDelete
  49. Có lẽ chính quyền sợ nếu đưa ra quyết định tăng lương gấp 10 - 100 lần cho các bộ công nhân viên chức nhà nước (tùy cấp độ) thì sẽ có 3 vấn đề lớn ngay lập tức:

    1. Ngân sách có sẵn sàng không, khi hệ thống thu thuế từ nhân dân coi như chưa tồn tại.
    2. Tiền trượt giá, giá cả hàng hóa tăng.
    3. Hình ảnh cán bộ cộng sản "là đầy tớ của nhân dân" mà lương cao hơn nhân dân là một hình ảnh khá nghịch lý mà chính quyền cộng sản- vốn vẫn đang tranh thủ mị dân thêm được ngày nào hay ngày ấy để tham nhũng - rất sợ.

    ReplyDelete
  50. Có lẽ chính quyền sợ nếu đưa ra quyết định tăng lương gấp 10 - 100 lần cho các bộ công nhân viên chức nhà nước (tùy cấp độ) thì sẽ có 3 vấn đề lớn ngay lập tức:

    1. Ngân sách có sẵn sàng không, khi hệ thống thu thuế từ nhân dân coi như chưa tồn tại.
    2. Tiền trượt giá, giá cả hàng hóa tăng.
    3. Hình ảnh cán bộ cộng sản "là đầy tớ của nhân dân" mà lương cao hơn nhân dân là một hình ảnh khá nghịch lý mà chính quyền cộng sản- vốn vẫn đang tranh thủ mị dân thêm được ngày nào hay ngày ấy để tham nhũng - rất sợ.

    ReplyDelete
  51. Mình nghĩ dần dần dư luận cũng sẽ hiểu thời buổi này CNVC cần có lương cao hơn. Có điều một khi tăng lương rồi, không những có thể không tìm được nhân tài mà còn thu hút nhiều người xin làm cho NN nên thói nhũng nhiễu, mua quan bán chức, dành chỗ làm cho họ hàng bà con hiện nay đã đầy rẫy sẽ còn nảy nở hơn nữa.

    ReplyDelete