Thêm lý do để uống cafe mùa đông nhé:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200850/20081211000150.aspx
Cà phê chống trầm cảm
"Uống cà phê đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ bị trầm cảm ở người thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng. Không những thế, chất caffeine còn có khả năng giảm tình trạng mất trí nhớ.
Các chuyên gia của Đại học Cardiff (Vương quốc Anh) đã rút ra kết luận trên sau khi so sánh thói quen uống và mức độ trầm cảm ở 3.000 người tham gia cuộc nghiên cứu.
Theo kết quả do báo Daily Mail dẫn lại, nguy cơ trầm cảm đã giảm phân nửa ở những người uống khoảng 1 ly rưỡi cà phê pha theo kiểu espresso (tương đương 140 mg caffeine) mỗi ngày so với người không uống. Đối với nhóm người có thói quen uống 2,5 ly cà phê/ngày (tương đương 260 mg caffeine), nguy cơ này giảm xuống gần 4 lần."
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
E cũng chả biết uống cà phê. Bây giờ còn trẻ chưa sao, thêm ít tuổi nữa, biết mùi đời, chắc cũng trầm cảm nặng. Hu hu...Lo lắng cho tương lai quá!
ReplyDeleteNhưng người uống đều đặn hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày thì nguy cơ vô sinh cũng cao hơn người không uống bác ạ :-D
ReplyDeleteChiệp.. em bị say cafe, đang bi quan thì đọc được cmt của bác V+, xem ra là trầm cảm dù sao vưỡn còn hơn là vô (sinh) sản :-j
ReplyDeleteBữa nọ em còn đọc thấy uống caphe có tác dụng ngăn ngừa tác hại của nicotine. Hèn chi sáng làm điếu thuốc thì phải có ly caphe đi kèm.
ReplyDeletechẹp, tôi uống là uống, chả vì cái gì sất :))
ReplyDeletehaha , entry đơn giản mà có nhiều comment hay phết. Bạn Đen thâm ghê. Còn commnet bạn V+, dùng tam đọan luận : trầm cảm ------> uống cà phê -----> vô sinh -------> trầm cảm nặng . Suy ra uống cà phê -----> trầm cảm nặng
ReplyDeleteKết luận là chỉ cần uống 9 lít cafe mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ trầm cảm và mất trí nhớ giảm khoảng 100 lần :))
ReplyDeletethực ra cafe làm hưng phấn chứ, em buổi sáng ngủ dậy, thấy lòng buồn thao thiết, ôm gối nhìn ra cửa sổ cô đơn sầu não không bàn phím nào tả xiết.
ReplyDeleteRời khỏi giường, làm cho mình 1 cốc cafe đặc (em hay uống ở nhà là Davidoff cafe) vừa uống vừa đọc blog anh Linh!
Sau 10 phút, thấy đầu óc minh mẫn, trí nhớ bớt phục hồi (nghĩa là lung linh ảo tưởng vui sướng) hihi!
Công nhận bạn CK toàn chơi hàng nặng không à! Uống cà phê đặc đọc blog bão óc của zai khủng - thật con người hầm hố, :-) Về vụ tác dụng và tác hại của cà phê, e là mỗi nghiên cứu cho một phách nhỉ. Ở VN muốn chống trầm cảm, sẽ có nhiều người cho rằng hàng tối xem VTV1 Bỗng dưng muốn khóc thì tốt hơn.
ReplyDeleteTrầm cảm là cái chi chi ạ ?
ReplyDeleteVì em đang muốn trở thành bà mẹ tuyệt vời nên tuyệt đối nói Không với cafe, dẫu thơm ngon tới cỡ nào.
ReplyDeleteEm khong quan tam toi khia canh chat lieu tich cuc trong cafe. Cai ma em thay tac dung ro rang la cafe giup minh co it phut thu gian that su, khong bi cuon vao vong xoay cuoc song 100%. Nen hieu qua chong tram cam chinh la o day.
ReplyDeleteVậy bác Mãi Mãi dùng thử ma túy đi :-D
ReplyDelete@meo: Blog em không quick comment hay gửi msg được nên gửi tạm ở đây. Cảm ơn em nhé :)
ReplyDeletecái entry thế này mà cũng câu được ngần này cmt là sao? Phi lý!
ReplyDelete@myselfvn: Entry hay thế, kêu ca cái giề nữa.
ReplyDeleteĐọc tới còm của myself, ăc ăc, rung cả rốn
ReplyDeleteMột nghiên cứu mới đây của trung tâm Intersociety của Hoa Kỳ cho biết tất cả các cuộc nghiên cứu sự ảnh hưởng của food đến sức khoẻ con người từ trước đến nay đều có sai số rất lớn!
ReplyDeleteNguyên nhân là do nhóm người được chọn làm mẫu khi thử sử dụng những đồ ăn theo chế độ mà các nhà nghiên cứu yêu cầu đều có tâm lý căng thẳng so với thường ngày, não bộ tiết ra 1 chất gọi là hsiloof, chất này làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể nhóm mẫu. Kết quả là những cuộc thử nghiệm này thường cho thấy tính tích cực của loại thực phẩm nhưng không phải do tác dụng của thực phẩm đó mà chủ yếu do chất hsiloof gây ra.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
em bịa ra đấy!
Thực ra bạn nào uống 7-8 lít nước 1 ngày là sẽ nghẻo vì loãng máu, truỵ tim và mất điện tích do lượng nước thải ra nhiều. Uống 9l ca phê thì móm chắc :D, sang thế giới bên kia không nhắm mắt nổi :P
ReplyDelete