Bỏ qua chuyện những danh hiệu của Viện tiểu sử Hoa Kỳ mà đối tượng nhằm vào chủ yếu là các nhà khoa học ở các nước đang phát triển có nhu cầu mua danh đã được nhiều người nhắc tới thì việc nêu công ông Toàn với toán học thế giới là không thỏa đáng. Báo CAND viết "Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn được thế giới biết đến như một danh nhân khoa học thế giới qua phát minh nổi tiếng của ông mang tên: "Hình học siêu phi Euclid"."
Không phải là người học Toán nên tôi không biết ông Toàn có "phát minh" (?) "hình học siêu phi Euclid" hay không. Không biết chính xác tên tiếng Anh của từ này là gì nhưng trên Wikipedia tiếng Việt có ghi công trình của ông Toàn là "Ultra non euclidian geometry” (“Hình học siêu phi Ơclit”; 1999), viết bằng tiếng Pháp". Thử tìm với từ khóa này "Ultra non euclidian" trên Google thì có 10 kết quả (!) và gần như tất cả đều từ các website của Việt Nam. Vậy là phát minh của ông Toàn cho thế giới chỉ được biết đến ở Việt Nam.
Theo báo CAND thì ông Toàn rất năng suất, ở tuổi hơn 80, mỗi tuần ông viết một bài báo khoa học. Nhưng theo Wikipedia tiếng Việt thì dựa trên kết quả tìm kiếm trên MatSciNet trong cả đời nghiên cứu, ông chỉ có 8 bài báo khoa học được liệt kê, trong đó có 4 bài đăng ở tạp chí Việt Nam (nhưng là những tờ được công nhận có tính quốc tế và do đó được liệt kê trên MatSciNet). Tôi có kiểm chứng thì bài về hình học siêu phi Euclid của ông cũng là đăng trên tạp chí Acta Mathematica Vietnamica. Bốn bài còn lại đăng ở tạp chí của Hungary (tại sao lại không phải tạp chí Liên Xô nhỉ vì ông Toàn bảo vệ luận án TSKH ở Liên Xô). (Tìm theo từ khóa Toan Nguyen hay Canh Toan Nguyen không có kết quả nào).
Đáng chú ý hơn, bài đăng gần nhất của ông Toàn trên tạp chí Toán Hungary là từ năm 1963, tức là 45 năm trước. Bài đăng gần nhất của ông trên tạp chí Acta Mathematica Vietnamica là từ năm 1989, tức là 20 năm trước. Vậy không hiểu với năng suất 1 tuần một bài báo khoa học của ông thì các bài báo khoa học đó sẽ được đăng ở đâu. Toán học và Tuổi trẻ?
Có thể ông Toàn là một tấm gương tự học đáng nể. Có thể ông là một nhà sư phạm có nhiều đóng góp cho nền toán học Việt Nam, qua việc đào tạo nhiều nhà khoa học trẻ, cũng như việc truyền cảm hứng học Toán cho nhiều thế hệ từ tờ Toán học và Tuổi trẻ mà ông làm TBT hơn 40 năm. Nhưng nếu xét trên phương diện đóng góp cho khoa học thế giới thì đóng góp của ông rất nhỏ, hoàn toàn không xứng đáng với những gì mà tờ CAND (và nhiều bài báo, tờ báo khác ca tụng ông). Để so sánh với những người cùng thời hay gần thời với ông, tìm kiếm từ "Hoang Tuy" có 150 kết quả, "Phan Dinh Dieu" 30 kết quả. Thế hệ trẻ khoảng 40 tuổi hiện sống ở nước ngoài có Lê Tự Quốc Thắng 37 bài, Ngô Bảo Châu 13 bài
Một điều đáng nói hơn, xét về phương diện sư phạm, ông Toàn thường được nhắc tới như một tấm gương với thế hệ trẻ và như một nhà giáo dục quan trọng. Nhưng những gì ông làm như mua mấy cái chứng chỉ dở hơi của bọn bán chứng chỉ bên Mỹ rồi để báo chí bơm vá mình thì hoàn toàn là những việc làm phản giáo dục. Tuy rằng nó gần gũi với truyền thống coi trọng "học giả" hơn "học thật", bằng cấp hơn kiến thức ở nước ta nhưng thật là mỉa mai khi tấm gương nhà giáo dục lớn, người từng dạy dỗ, hướng dẫn không biết bao nhiêu nhà khoa học lại là một người chạy đua với những chứng chỉ giả dối như thế. Một người lãnh đạo khoa học, lãnh đạo giáo dục của Việt Nam như thế (ông Toàn là Nhà giáo nhân dân, phó Chủ tịch hội Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục) thì trách gì nền giáo dục Việt Nam ngày càng trọng hình thức và những chuyện mua bán bằng cấp trở nên phổ biến, thường ngày.
Thực ra vụ Viện sĩ Viện Hàn lâm New York là ở vào thời điểm Việt Nam mới mở cửa và nhiều người không biết, khi nhận được thư mời tham gia cứ tưởng là mình tài năng nên được mời và họ nghĩ rằng lệ phí 100 hay 200 USD gì đấy chỉ là lệ phí hội viên bình thường [ngày xưa tôi có đọc 1 bài báo ở Nga nói rằng có một nhà khoa học Liên Xô cũng nổi tiếng, được mời làm thành viên của Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh (hay là viện Hàn lâm Pháp, tôi không nhớ lắm, nhưng là viện Hàn lâm xịn) và phải đóng lệ phí đại loại khoảng 6 bảng, một thứ lệ phí hình thức vì phong tục truyền thống như vậy, ông này lo sốt vó vì ở Liên Xô lúc đấy không ai có ngoại tệ cả, mà thú thực với Viện Hàn lâm mời mình là không có tiền thì ngượng. Cuối cùng ông này thổ lộ với một ông quen biết thân mật ở Anh và được miễn đóng lệ phí vì là thành viên nước ngoài]. Bây giờ ở VN không ai xưng danh viện sĩ Viện Hàn lâm New York nữa. Nói chung những người ở trong lĩnh vực khoa học đều biết ai là ai, và chẳng ai bận tâm tới những chuyện viện sĩ hay danh nhân gì cả. Ai có danh, đấy là chuyện của họ. Họ đi khoe danh, đấy cũng là chuyện của họ. Làm sao có thể cấm người ta khoe khoang hay huyễn hoặc về bản thân mình? Ai tin họ thì đấy là chuyện của người tin họ. Đọc báo mà không biết báo nào là lá cải thì đọc báo làm gì.
ReplyDeleteVề GS. Toàn-cựu thứ trưởng bộ GD- này, 1 dạo cách đây lâu lâu trên Diễn đàn toán học cũng đã khá lùm xùm rồi anh ạ. Cơ bản cũng vì mấy cái danh hiệu của các viện này nọ và các bài báo. Bác này tháng nào cũng xuất hiện trên toán học tuổi trẻ dặn các cháu phải học toán chăm ngoan, sáng tạo để chóng thành tài như bác:)
ReplyDeleteViệt Nam cũng là thế giới rồi. Không lẽ xưa nay bạn không biết những thành ngữ như: thế giới tiến bộ, loài người tiến bộ ... truy ra thì toàn Việt Nam, Cuba, và Lào đó sao?
ReplyDeleteCung that dang tiec, ong ay cung khong phai la khong co dau oc, cung co mot so quality nhat dinh, khong hieu tai sao ong ay co ve obssesive qua the :(
ReplyDeleteThực ra, tính tới thời điểm năm 1965 thì việc ông Toàn có 6 công trình được công bố quốc tế trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh là một thành tích không nhỏ, và cũng có thể coi ông thuộc nhóm dẫn đầu trong các nhà toán học Việt Nam vào thời điểm đó. Nhưng kể từ đó tới nay, thành tích khoa học của ông gần như con số không, khi chỉ cho ra hai bài báo (trong đó có một bài đồng tác giả) trong 40 năm sau.
ReplyDeleteChuyện đó thực ra cũng bình thường và có thể hiểu được vì ông Toàn sau đó chuyển sang làm công tác quản lý giáo dục nên không có nhiều thời gian nghiên cứu và cập nhật kiến thức. Nhưng buồn cười là ở chỗ ông không cam phận làm một nhà khoa học chuyển sang làm quản lý giáo dục mà vẫn cứ muốn mình phải sáng chói trong khoa học dù lực bất tòng tâm. Kết quả là phải khoa trương đủ mọi cách, kể cả những cách lố bịch nhất để trở thành "một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20" "viện sĩ nổi tiếng"...Có phải bởi trong tâm thức ông, vẫn có gì đó thẹn thùng vì mình không thực sự theo đuổi được (do hoàn cảnh hoặc do khả năng) con đường khoa học?
Hiện tượng tương tự, ở góc độ nào đó, cũng có thể thấy ở tướng Nguyễn Ước. Ông Ước là một TBT có tài, và một nhà kinh doanh rất giỏi, một mình ông đưa tờ CAND và ANTG từ những tờ báo chẳng ai thèm đọc thành những tờ lá cải hot nhất Việt Nam, từ anh xích lô cho tới các ông giáo sư tiến sĩ trong và ngoài nước đều đọc. Nhưng như thế với ông vẫn chưa đủ, ông không muốn mình chỉ là tướng công an, là nhà kinh doanh giỏi, nhà hảo tâm...mà còn muốn nổi danh với tư cách một nghệ sĩ. Và thế là bắt đầu màn kịch Hữu Ước múa bút, cướp của người giàu chia cho người nghèo, bán tranh 9 tỷ có chữ ký Thủ tướng với 7 đêm nhạc họa Hữu Ước, 7 ông nghệ sĩ lớn hát hò trên sàn Nhà hát Lớn thành phố. Có lẽ ông Ước cũng có cái mặc cảm của kẻ làm quan không theo đuổi được con đường nghệ thuật mà mình từng muốn, nên giờ mới sử dụng quyền lực của mình để mua danh bằng mọi giá.
Nhưng thực ra hiện tượng mua danh không chỉ ở những ông quan khoa học hay quan văn nghệ mà còn ở một số nhà khoa học thực sự có năng lực. Ví dụ ông GS-TS-VS Trần Ngọc Thêm là nhà nghiên cứu xã hội, văn hóa nhưng lại có tên trong Viện hàn lâm khoa học Tự nhiên Nga (tại sao lại là Tự nhiên?). Bạn nào biết thử kiểm tra xem tiêu chuẩn gia nhập Viện này có khó không, hay cũng tương tự Viện hàn lâm khoa học New York? Viện này mới được thành lập hơn 10 năm, và không liên quan gì tới Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (mà ông Nguyễn Văn Hiệu là thành viên).
Hay theo bài này http://math.berkeley.edu/~ddhanh/files/chetaoviensi.pdf (thông tin không kiểm chứng) thì ông Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, cũng là Viện sĩ Viện hàn hâm khoa học New York.
Hehe...
ReplyDeleteHết thuốc !!
ReplyDeleteKhà khà, T.S Trần Ngọc Thêm là thầy tớ đấy (lúc tớ học cao học). Nhớ title của thầy để “Tiến sĩ khoa học”, mình hỏi “TS và TSKH khác nhau như thế nào?”, thầy giảng cho 1 bài, nhưng tớ quên rồi :p
ReplyDeleteDe biet ro hon ve VIEN SI NGUYEN CANH TOAN co the vao DIEN DAN UY TIN 1 CUA CONG DONG PhD VIETNAMESE O NUOC NGOAI: VIETPHD.ORG. Trong do co DAY DU moi thong tin ve ong vien si troi oi dat hoi nay.
ReplyDeleteViện Sĩ Trần Ngọc Thêm hình như dạo trước có viết mấy cuốn Cơ sở văn hóa VN, Tìm về bản sắc văn hóa VN khá hoành tráng và bổ ích, nhưng sau đọc đâu đó thấy ông Lê Thành Khôi bụp cho 1 trận tơi bời và Trần viện sỹ...im re.
ReplyDeleteCuốn "Cơ sở văn hoá Việt nam" của TNT theo một bài viết của Trần Mạnh Hảo thì TNT đã đạo văn của một ông linh mục đã xuất bản tại SG trước 1975, vậy mà cũng theo TMH thì sau này GS Trần Quốc Vượng lại mượn tiếp TNT cho vào một giáo trình của ĐHQGHN.Bác TNT này vừa khoe nhà đẹp, tóc nhuộm trên "Sức sống mới" của VTV1
ReplyDeleteôi cái tờ báo CAND, tờ báo "chém gió pro" nhất của VN, hehehe
ReplyDelete"Theo báo CAND thì ông Toàn rất năng suất, ở tuổi hơn 80, mỗi tuần ông viết một bài báo khoa học"--> chac la ong viet blog do he..he... Bao CAND --> bao troi oi dat hoi, dai ngon vo cung
ReplyDeleteSiêu phi Euclide là một vụ siêu lừa trong toán học VN, tiếc vì thời đó chưa có Internet. Ngày xưa được nghe là ông ấy "phát minh" ra đường cong chó, đường cong mèo gì đó tự hào về VN có NCT lắm, mặc dù chẳng biết nó là cái gì. Sau này mới biết nó là một mớ dở hơi chẳng dùng để làm gì.
ReplyDeleteVề ông Trần Ngọc Thêm, không phải người trong ngành nên thật tình tôi không biết trình độ ông thế nào. Nhưng tôi có đọc cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của ông thấy trình bày rất sáng sủa, rõ ràng, rành mạch, xét về mặt sư phạm và tổng quan thì tôi cho rằng đó là một cuốn sách có giá trị.
ReplyDeleteVề việc ông Thêm mượn lý thuyết của linh mục Kim Định thì nhiều người nói rồi, thật ra ông Thêm có mượn nhưng tôi thấy ông cũng credit khá rõ ràng linh mục Kim Định trong sách, gọi là đạo văn thì cũng không thỏa đáng. Nói chung, ông Trần Mạnh Hảo nói 10 câu thì cũng có thể có vài ba câu đúng nhưng ông Hảo cũng hay phát biểu linh tinh, đã tấn công ai thì bới bèo ra bọ, lôi hết tổ tiên gia phả, chân tơ kẽ tóc ra mà đả kích bất kể đúng sai. Đó cũng là điều tôi không ưa ở ông Hảo.
Khác với ông Hảo, Lê Thành Khôi là sử gia có tiếng và nghiêm túc (cuốn sử Việt Nam bằng tiếng Pháp của ông được coi là một cuốn sách tham khảo khá standard). Phê bình của ông Khôi với ông Thêm thì tôi có đọc nhưng giờ quên chả nhớ ông ấy nói gì rồi.
uhm, cuon Co so van hoa Viet Nam cua Tran Ngoc Them gio duoc dung lam giao trinh cho ca Ngoai thuong hoc nua roi. Hoi hoc mon do, thay thik ong nay lam , gio thi ... Than tuong sup do , hic
ReplyDeleteChú Linh quên rồi thì vào đây xem lại đi http://dongtac.net/spip.php?article235 sẵn đọc luôn bài của Cao Tự Thanh.
ReplyDeleteÔi có ai cấm đâu cơ chứ, mà cấm làm sao được, người ta chỉ buồn cười thôi.
ReplyDeleteVề ông Thêm, ông ấy cũng không đến nỗi tự đưa mình lên đỉnh cao muôn trượng, mình tự nâng người ta lên rồi sụp đổ là việc của mình.
Người làm nghề có hiểu biết về chuyên môn của mình phải biết mình đứng ở đâu chứ. Đúng là có thể bỏ qua vụ Viện sĩ viện hàn lâm này nọ, nhưng nhận được thư đăng ký những danh hiệu kiểu như bộ óc vĩ đại nhất với cả trí tuệ kiệt xuất nhất mà cũng dũng cảm nhận rồi lại còn ghi vào CV thì không phải là sự tình cờ rồi.
ReplyDeleteViện hàn lâm khoa học Tự nhiên Nga - thực ra đây không phải là viện hàn lâm mà đơn giản là một tổ chức xã hội, thành lập năm 1990, có hơn 4000 thành viên. Tất nhiên những người tổ chức, xây dựng đều là những nhà khoa học, nhiều người được giải Nobel. Link ở đây: www.raen.ru. Tiêu chuẩn gia nhập thì ghi rất chung chung, không có gì cụ thể. Ông Thêm thì có lẽ không phải đã mua danh mà là có đam mê và đóng góp nên được gia nhập thôi.
ReplyDeleteNgày xưa mình học toán, hú hoạ thế nào cũng có bài được đăng trên Toán học tuổi trẻ hẳn hoi (không phải đăng bài giải, mà là một bài viết lách lý luận, nhớ mang máng là "Trực quan trong giải toán" :D ). Giờ nghĩ lại thấy cũng buồn cười vì không hiểu sao một tờ báo trẻ con mà bao nhiêu giáo sư tiến sĩ toán đâm đầu vào thế. Trong tuyển tập 40 hay 50 năm gì đó của báo THTT có một đống bài của ông Toàn, nhưng nói chung chất lượng cũng xoàng, và không thể gọi đó là nghiên cứu nghiên kiếc gì, thuần tuý là các bài viết nói về kinh nghiệm giải toán, toàn những thứ mà những ai chuyên về toán đều biết. Tớ nghĩ dân theo toán học thật sự có thể biết cá nhân ông Toàn nhưng không biết ông ấy có công trình toán nào. Nói chung với giới toán thì ông Toàn là vô danh trong nghiên cứu, nhưng ông leo cũng khá cao.
ReplyDeleteỞ mình cũng có cha đẻ ATM là ông Cường. Hic!
ReplyDeleteỞ mình cũng có cha đẻ ATM là ông Cường. Hic!
ReplyDeleteEm gặp bác Toàn và trao đổi chuyện "giáo dục" nhiều lần. Đó là một trong số rất hiếm hoi những người em thấy nể phục. Bác ấy nói lần nào cũng có ý hay, và nói chung là trình độ hơn hẳn một loạt các bác tên tuổi khác. Báo chí Việt Nam quen viết lung tung, không phải tại bác ấy. Cách đây vài năm, khi biết bác ấy được cái chứng nhận "một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20" (một trong hàng nghìn), em không thấy nghi ngờ lắm. Cũng không chắc có phải bác ấy cố tình bỏ tiền ra mua hay không.
ReplyDeleteEm chưa đủ tầm để phán xét về nội dung Toán học thầy Toàn đã nghiên cứu . Chỉ nhận xét là thầy Toàn rất vững triết học duy vật biện chứng và ứng dụng tốt trong công tác giáo dục + thầy là một nhà sư phạm Toán tốt . Chỉ thấy một điều lạ là khi kể chuyện các tấm gương học Toán hay lấy ví dụ về phương pháp học Toán, thầy Toàn thường lấy hình ảnh một đứa bé và đứa bé này thường là thầy Toàn lúc nhỏ ^^ , thầy Toàn ít khi đề cập GS Hoàng Tụy mà thường xuyên đề cập mình,các danh nhân cổ xưa VN (như ông Lê Quý Đôn học Toán ^^ ), và các danh nhân Toán học cổ điển thế giới . Những quyển về phương pháp tự học thầy Toán,công bằng mà nói, thầy viết rất tốt , anh Linh tìm đọc sẽ thấy .
ReplyDeleteBạn Minh Minh ở trên nói cũng thiếu công bằng, những cái thầy Toàn viết trên báo THTT sau khi thầy viết ra thì ai cũng biết,điều này là đương nhiên rồi . Trong giai đoạn về sau 1975, em cảm thấy những nghiên cứu của thầy chủ yếu là nghiên cứu giáo dục Toán học . Những quyển sách thầy viết cũng là về giáo dục Toán học mang màu sắc biện chứng của Triết học .
Hungary và Rumani là hai nước Đông Âu mạnh về Toán mà người Mĩ phải nể , anh Linh có lẽ đánh giá hơi thấp vai trò tạp chí Toán ở hai nước này . Nguyên nhân thầy Toàn không/không được đăng bài ở tạp của Nga thì chắc chỉ có thầy Toàn biết rõ thôi, nếu em được chọn đăng bài ở một tạp chí bình/tầm thường của Nga và một tạp chí có tiếng ở Hungary thì em sẽ chọn Hungary, chuyện này em cũng chưa rõ chỉ suy nghĩ thế thôi .
Còn về cái "hình học siêu phi Euclide" thì em thấy nếu bảo rằng nó chẳng có giá trị gì cả như anh Hạnh, ở Berkeley và nhiều người khác bảo thì cũng đúng . Đúng ở chỗ là với giới Toán học và nhân loại, chưa có nhóm người cảm thấy hứng thú và ứng dụng, phát triển được cái nghiên cứu này . Khả năng không đúng dù rất nhỏ nhưng vẫn phải nêu là nghiên cứu về "hình học siêu phi Euclide" gặp vận rủi không được một trường phái Toán học nào nhảy vào mổ xẻ và tiếp tục phát triển như các nghiên cứu Toán học khác hoặc hướng nghiên cứu này là bế tắc không phát triển tiếp được - điều này là hoàn toàn có thể khi thầy Toàn bảo là "hình học siêu phi Euclide" này thâu tóm cả 3 môn hình học Euclide, Lobachevsky và hình học Riemann - một kết quả giống như đi vào cuối đường rồi,không đi tiếp được nữa nếu không có đột phá nào đó. Giờ thì trào lưu nghiên cứu hình học (từ năm 1975 ) với giới trẻ là sang hình học Mandelbrot tức hình học fractal mất rồi, môn này mới mẻ,thú vị và đầy triển vọng nghiên cứu và ứng dụng hơn cái hình học thầy Toàn tổng hợp từ các môn hình học khác trước đây lại nhiều .
Môn hình học fractal của ông Mandelbrot sinh sau môn hình học siêu phi Euclide của thầy Toàn 12 năm và thành công rực rỡ, lôi cuốn được các nhà nghiên cứu trên thế giới .
ReplyDelete