Bác kể 9 câu chuyện xưa và liên hệ với chuyện giáo dục ngày nay. Cả 9 câu chuyện đều ý nhị và thâm thúy.
9 câu chuyện nhỏ và những bức xúc lớn của ngành giáo dục
Đây là chuyện thứ 9:
"Có câu chuyện cổ tích: Người hầu già của một ông vua già xin vua trao vàng cho mình để cất công dạy cho một con khỉ lớn tập nói và cả quyết rằng sẽ dạy được khỉ biết nói. Vua hỏi bao lâu thì khỉ nói được, người hầu nói phải mươi năm. Vua trao vàng cho y, để đài thọ y dạy khỉ. Câu chuyện không kết luận, nhưng người nghe chuyện, tất nhiên hiểu khỉ sẽ không bao giờ biết nói, và người khờ không phải là người hầu, y hẳn ước đoán rằng mươi năm thì khỉ và người đều đã chết. Lẽ ra nhà vua phải biết mục tiêu có khả thi hay không.
Kết luận có thể rút ra là những tác giả các đề án hoành tráng ngày nay, định mốc "đến năm 2020, đến năm hai nghìn bao nhiêu đó thì sẽ có thế này thế nọ", và những vị hạ bút ký chấp nhận và cho giải ngân, liệu đến thời gian đó còn ngồi đó để nhận trách nhiệm của mình không, hay các vị cùng thân nhân sẽ đang phơi phới ngao du nơi Bồng Lai tiên đảo nào đó, kệ cho nhóm hậu sinh "sống chết mặc bay"?"
ôi, liệu các nhà cải cách giáo dục có biết đến các tích bác Liễu kể ra ko nhỉ? biết và hiểu, và áp dụng dường như là ko có liên quan gì đến nhau trong tư duy của các vị ấy thì phải, thế nên giáo dục vẫn là câu chuyện muôn thuở thôi
ReplyDeleteBài báo này hay quá ạ . Đúng là rất thâm thúy .
ReplyDeleteDon gian thoi. Vua nghi se "truong sinh bat tu" :)).
ReplyDeleteHe he, Linh, bài đăng trên Tuần Việt Nam có 9 chuyện. Nguyên gốc nó là 10 chuyện cơ. Chuyện thứ mười vui đáo để.
ReplyDeleteMười chuyện minh hoạ cho những băn khoăn về giáo dục đào tạo
(...)
10. Hiện nay, trong Giáo dục Đào tạo có nhiều bất cập, một số giải pháp đưa ra lại cũng bất cập –có người nghiêm khắc gọi là giải pháp « ngớ ngẩn», (từ này không phải của tôi) – càng gây ra sự hoang mang. Vậy mà trong giới quan chức hay trong quần chúng, vẫn có người chấp nhận, bảo vệ. Chấp nhận vì ngây thơ không biết, hay là biết nhưng giả bộ ngây thơ ?
Để minh họa rõ ý, tôi xin kể câu chuyện kèm đây – với lời xin lỗi trước độc giả vì nội dung tiếu lâm của nó – (chuyện này, có lẽ được sáng chế vào đầu thế kỉ 20, vì có « niên hiệu », tôi nghe thấy mấy bác lớn tuổi ở quê kể hồi tôi còn nhỏ). Đó là câu chuyện « Tí anh, tí em »:
Có anh thợ cày có tính dê, anh thèm cô em vợ đang tuổi mởn mơn. Gặp dịp vợ anh mới đẻ, ở nhà cho con bú, anh lại cày ở ruộng xa, vợ phải nhờ cô em mang cơm ra cho chồng. Anh nghĩ ra một kế : anh cắt bông lau, cắm một dãy ở bờ ruộng. Cô em vợ mang cơm ra, thấy lạ hỏi anh đó là cái gì. Anh trả lời : « Đây là Cờ vua Thành Thái, cấm đái [cấm ỉa] ; khổ anh mót quá, chạy về nhà thì mất buổi cày ; vậy anh muốn nhờ em hộ được không ? ». Cô cũng tiếc buổi cày, nên cô chịu cho anh nhờ ; cô hỏi anh nhờ như thế nào. Anh bảo : « Anh đái vào trong em, rồi em về nhà đái hộ anh ». Cô nằm xuống, anh vốn đã lên gân, bèn tra vòi vào, [trên nguyên tắc] để « chuyển giao » nước tè. Hồi lâu, cô hỏi xong chưa, anh bảo : « Xong rồi ». Cô ngồi dậy, vuốt lại váy áo – thời đó ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, phụ nữ còn mặc váy, còn gọi là cái quần không đũng – ra về. Tới nhà, cô ra vườn, ngồi xổm, vừa tè vừa nói : « Tí anh, tí em ; tí anh, tí em, … ». Chị đang nằm võng ru con, hỏi em nói gì. Cô em bảo : « Anh nhờ em tè hộ, nên phần nào của anh thì em bảo tí anh, phần nào của em thì em bảo tí em ». Câu chuyện không có kết luận : không biết cô em vợ ngây thơ thật, hay là « tình trong tuy đã, mặt ngoài còn e », giả ngây thơ cả tin.
http://www.diendan.org/giot-muc-giot-doi/muoi-chuyen-minh-hoa-cho-nhung-ban-khoan-ve-giao-duc-111ao-tao
He he, Linh, bài đăng trên Tuần Việt Nam có 9 chuyện. Nguyên gốc nó là 10 chuyện cơ. Chuyện thứ mười vui đáo để.
ReplyDeleteMười chuyện minh hoạ cho những băn khoăn về giáo dục đào tạo
(...)
10. Hiện nay, trong Giáo dục Đào tạo có nhiều bất cập, một số giải pháp đưa ra lại cũng bất cập –có người nghiêm khắc gọi là giải pháp « ngớ ngẩn», (từ này không phải của tôi) – càng gây ra sự hoang mang. Vậy mà trong giới quan chức hay trong quần chúng, vẫn có người chấp nhận, bảo vệ. Chấp nhận vì ngây thơ không biết, hay là biết nhưng giả bộ ngây thơ ?
Để minh họa rõ ý, tôi xin kể câu chuyện kèm đây – với lời xin lỗi trước độc giả vì nội dung tiếu lâm của nó – (chuyện này, có lẽ được sáng chế vào đầu thế kỉ 20, vì có « niên hiệu », tôi nghe thấy mấy bác lớn tuổi ở quê kể hồi tôi còn nhỏ). Đó là câu chuyện « Tí anh, tí em »:
Có anh thợ cày có tính dê, anh thèm cô em vợ đang tuổi mởn mơn. Gặp dịp vợ anh mới đẻ, ở nhà cho con bú, anh lại cày ở ruộng xa, vợ phải nhờ cô em mang cơm ra cho chồng. Anh nghĩ ra một kế : anh cắt bông lau, cắm một dãy ở bờ ruộng. Cô em vợ mang cơm ra, thấy lạ hỏi anh đó là cái gì. Anh trả lời : « Đây là Cờ vua Thành Thái, cấm đái [cấm ỉa] ; khổ anh mót quá, chạy về nhà thì mất buổi cày ; vậy anh muốn nhờ em hộ được không ? ». Cô cũng tiếc buổi cày, nên cô chịu cho anh nhờ ; cô hỏi anh nhờ như thế nào. Anh bảo : « Anh đái vào trong em, rồi em về nhà đái hộ anh ». Cô nằm xuống, anh vốn đã lên gân, bèn tra vòi vào, [trên nguyên tắc] để « chuyển giao » nước tè. Hồi lâu, cô hỏi xong chưa, anh bảo : « Xong rồi ». Cô ngồi dậy, vuốt lại váy áo – thời đó ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, phụ nữ còn mặc váy, còn gọi là cái quần không đũng – ra về. Tới nhà, cô ra vườn, ngồi xổm, vừa tè vừa nói : « Tí anh, tí em ; tí anh, tí em, … ». Chị đang nằm võng ru con, hỏi em nói gì. Cô em bảo : « Anh nhờ em tè hộ, nên phần nào của anh thì em bảo tí anh, phần nào của em thì em bảo tí em ». Câu chuyện không có kết luận : không biết cô em vợ ngây thơ thật, hay là « tình trong tuy đã, mặt ngoài còn e », giả ngây thơ cả tin 11.
http://www.diendan.org/giot-muc-giot-doi/muoi-chuyen-minh-hoa-cho-nhung-ban-khoan-ve-giao-duc-111ao-tao