Monday, June 16, 2008

Về lễ Quốc tang

Trên báo Tuổi Trẻ có bài của nhà báo Kim Hạnh, trong đó có đoạn bà Kim Hạnh thuật lại lời bà Hiếu Dân, con gái ông Võ Văn Kiệt.

"
Hiếu Dân lại nói: "Ba còn ước rằng hãy thiêu ba và mang tro của ba đến đúng khúc sông mà hồi xưa má và hai người em của em bị nạn chết, rải xuống đó để cuối đời ba được về sum họp với má. Ba nói em rằng có thể mấy chú ở Quân khu 7 giúp con...".

Bài viết không nói rõ tại sao ước mong của ông Kiệt không thành hiện thực, là vì gia đình không muốn thực hiện hay vì quy định của Đảng, theo đó ông Kiệt trước hết là người của Đảng, nên lễ tang của ông cũng như cách thức an táng phải theo chỉ đạo của Đảng.

Tôi thử kiểm lại có luật nào về tổ chức Quốc tang không. Rất tiếc không tìm thấy quy định nào về việc tổ chức Quốc tang ngoài điều được nêu trong chương II, Nghị định 62/2001/NĐ-CP quy định về tang lễ cho cán bộ, viên chức Nhà nước. Như vậy, có lẽ theo pháp luật hiện hành thì Quốc tang chỉ được dành cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước? Không rõ với các trường hợp đặc biệt khác (như thiên tai, thảm họa) thì có quy định nào về tổ chức Quốc tang không? Và ai là người có quyền quyết định việc này?

Theo điều 3 Nghị định nói trên thì các đối tượng sau được hưởng quy chế Quốc tang:

"
Điều 3. Các đồng chí đang giữ chức hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang

1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

2. Chủ tịch nước;

3. Thủ tướng Chính phủ;

4. Chủ tịch Quốc hội."

Để so sánh, ở Mỹ thì Tổng thống Mỹ (và chỉ mình Tổng thống) được tổ chức Quốc tang (kể cả khi đã về hưu). Ở ta thì là 4 người đứng đầu Đảng và Nhà nước (đương nhiệm hay nghỉ hưu).

Về việc tổ chức an táng thì khoản 3, điều 9 nêu rõ:

"3. Trong trường hợp gia đình có nguyện vọng hoả táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức lễ tang có trách nhiệm tổ chức chu đáo theo quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Chương II của Quy chế này."

Như vậy, nguyện vọng của ông Kiệt (nếu đúng như lời nhà báo Kim Hạnh thuật lại lời bà Hiếu Dân) hoàn toàn không mâu thuẫn với Nghị định này, và nếu gia đình ông Kiệt có yêu cầu hỏa táng, tôi nghĩ Ban Tổ chức Lễ tang cũng không có lý do gì để từ chối yêu cầu hoàn toàn chính đáng đó. Vậy cũng không rõ việc không thực hiện nguyện vọng đó của ông Kiệt là do gia đình hay do Ban Tổ chức Lễ tang?

Cũng trong ngày 14/6, nếu như ở Việt Nam tổ chức lễ Quốc tang với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì ở Kirghizia (hay
Kyrgyzstan), quốc gia Trung Á đất rộng dân thưa này cũng tổ chức lễ Quốc tang cho một người con của họ. Nhưng người đó không phải nguyên thủ hay cựu nguyên thủ, mà là một nhà văn- Chinghiz Aitmatov, nhà văn nổi tiếng thế giới của nước này mà độc giả Việt Nam hẳn cũng ít nhiều được biết qua những truyện ngắn và truyện vừa Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên (nếu tôi nhớ không nhầm do hai dịch giả tiếng Nga hàng đầu là Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch). Việc này làm tôi nghĩ, liệu có ngày nào Việt nam có thể tổ chức lễ quốc tang cho một nhà hoạt động, một nhà trí thức, một văn nghệ sĩ...có những đóng góp lớn lao nhất đối với dân tộc, với đất nước, chứ không nhất thiết chỉ dành cho các nhà lãnh đạo. Năm 2001, đám tang của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng là một sự kiện rất lớn, theo Wikipedia thì số người đi đưa tang ông chỉ ít hơn số người đưa tang Hồ Chí Minh năm 1969.

Và chúng ta cũng có thể có (và nên có) lễ Quốc tang cho những thảm họa không may có thể xảy ra với đất nước, như là một ngày để những người sống tưởng niệm người qua đời. Một ví dụ, năm 2006, một vụ sập mái nhà ở Ba Lan xảy ra khiến gần 70 người chết và Chính phủ nước này đã tuyên bố tổ chức Quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân. Còn ở Việt Nam, những thảm họa như cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Sài Gòn, sập cầu ở Cần Thơ ...cũng gây ra những tổn thất nặng nề về con người, nhưng như những gì tôi biết thì chưa bao giờ chúng ta tổ chức Quốc tang cho cái chết của những người dân thường cả.

24 comments:

  1. vì cái giá của nhân dân vẫn còn quá rẻ anh ạ!

    ReplyDelete
  2. Đồng ý và chia sẻ với mọi người: "Còn ở Việt Nam, những thảm họa như cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Sài Gòn, sập cầu ở Cần Thơ ...cũng gây ra những tổn thất nặng nề về con người, nhưng như những gì tôi biết thì chưa bao giờ chúng ta tổ chức Quốc tang cho cái chết của những người dân thường cả."

    ReplyDelete
  3. Như đạo diễn Song Chi đã từng đặt câu hỏi? Đất nước này là của ai? Có còn thực sự là của tầng lớp nhân dân nữa không?

    ReplyDelete
  4. Em cũng nghe mọi người ở chỗ em nói nhiều về điều này. Cụ Hồ cũng muốn được rải tro khắp ba miền đất nước, mà có được thực hiện đâu ạ. Đám tang của bác Kiệt tuy đông người, nhưng lộn xộn...em chẳng thấy chuyên nghiệp, trang trọng như em nghĩ.

    ReplyDelete
  5. nhiều điều đáng suy nghĩ từ những sự kiện tang lễ Bác Sáu...

    Người Việt vốn có truyền thống trọng nhày tử hơn ngày sinh.Có lẽ cần có những sự thành kính cho những ngừơi dân chết trong thảm họa hay thiên tai như các vị nguyên thủ vậy...

    ReplyDelete
  6. Tôi vote 1 phiếu quốc tang cho Linh. Blog rất hay.

    ReplyDelete
  7. Chia sẻ ý kiến của bạn. Tôi đang muốn xin bạn bài này về gởi cho trang Bạn đọc Tuổi Trẻ, nhưng không biết có đăng được không, hic!

    ReplyDelete
  8. Dĩ nhiên trước hết phải được bạn đồng ý gởi

    ReplyDelete
  9. @Thủy Tiên: Chị cứ lấy, nhưng tôi nghĩ là Tuổi Trẻ sẽ không đăng.

    ReplyDelete
  10. anh trao doi voi ban Oshin di, se ro hon!

    ReplyDelete
  11. Nếu bài của Vũ Hoàng Linh mà đăng lên TT thì ít phút sau sẽ bị....rút xuống. hà....hà....hà

    ReplyDelete
  12. Hôm đám tang bác Trịnh, sau khi báo chí tiếc thương rầm rộ (theo nhu cầu và cảm xúc dâng trào trong người hâm mộ & giới thưởng ngoạn) mấy ngày thì đã có lệnh ở trên ban xuống là nên STOP cái chuyện khóc than Trịnh Công Sơn ầm ĩ trên mặt báo vì ông ta cũng chỉ là 1 nhạc sĩ, chả lẽ lại rình rang hơn lãnh đạo hay sao?

    Người tài như thế khi ra đi, có tiếc thương rầm rộ hơn người thường 1 tí (vì nhu cầu khóc than tiếc thương rộng rãi là có thực, vì đó là tài năng thực, và hàng triệu người VN dễ dàng liên tưởng kết nối các ca khúc của Trịnh với kỷ niệm cá nhân của họ) cũng đã làm không ít người nóng mặt. Thì ra, chỉ có 1 số người nào đó, là được quyền trở thành nhân vật quan trọng, là "ông lớn" trong tang lễ của mình.

    Huống chi là dân thường. Trịnh Công Sơn với tiếng tăm như thế, còn bị "cướp" mất quyền được high profile - high light trên báo chí (và cả đường phố, đám tang hàng chục ngàn người đưa tang của ông chắc chắc cũng là không ít người khó chịu) thì nhân dân là cái thá gì. Một con số không tròn trĩnh.

    Mấy ngày hôm nay kênh NBC và các kênh truyền hình lớn ở Mỹ như CNN, Fox, CBS, ABC đều đưa tin về cái chết của một người chuyên phụ trách mảng bình luận chính trị (Meet The Press) của NBC vừa qua đời ở tuổi 58. NBC suốt mấy ngày nay liên tục có chưong trình tưởng niệm ông này, có cả phát biểu của các chính khách như Bush, John McCain hay Obama. Trong khi đó, media ở VN chỉ là sân chơi của You Know Who, có muốn thương tiếc ai cũng phải được cho phép, được quyết định giùm :P

    ReplyDelete
  13. Mọi người cứ nêu lên các hiện tượng, rồi trách móc, giận hờn, hỉ nộ ái ố, mà không đưa ra một biện pháp gì, hay cho biết mình sẽ làm gì để cải thiện các hiện tượng đó, làm cho nó tốt đẹp hơn, nói thật nhé điều đó chẳng có lợi ích gì, điều đó chỉ làm cho các đối tượng mà các bạn muốn nhắm tới sẽ giật mình, nhưng với sự bất lực của chúng ta, rồi họ sẽ bật cười, việc họ họ cứ làm, còn chúng ta chỉ biết cảm thán mà thôi. Phải suy nghĩ, phải hành động, phải đấu tranh để trả lại những giá trị đích thực cho những con người chân chính.

    ReplyDelete
  14. anh L co biet tu mot chuyen nhu tren muon bien thanh Nghi dinh trong cuoc song o minh phai di qua nhung buoc nao ko a.?

    ReplyDelete
  15. Mấy bác mong tổ chức quốc tang cho những người dân xấu số chẳng may qua đời vì những tai nạn do con người (hoặc thiện nhiên) gây ra.
    Còn tớ chỉ mong những thảm họa ấy đừng có xảy ra.
    Chuyện quốc tang chẳng qua chỉ là hình thức, cái chính là mỗi người có chịu bỏ ra một hai phút để tưởng niệm cho các nạn nhân hay không?

    ReplyDelete
  16. Cảm ơn bạn Linh.

    @Don Kar: Ai mà "mong" thảm họa bác ơi, nhưng nếu chẳng may có thảm họa xảy ra, một lời tuyên bố quốc tang của nhà nước sẽ có nhiều ý nghĩa , nhất là an ủi được gia đình những người xấu số

    ReplyDelete
  17. rất tán thành ý cuả bạn Linh. (Chỉ hiềm là mạng dân đen ở VN còn rẻ quá)
    1 bài hay như thế mà không được đăng vì tự do ngôn luận ở VN quá cao, quả là đáng tiếc (nhưng nếu cắt lại và bỏ bớt những chỗ nhạy cảm với ^%@#@%#@, có lẽ có khả năng được đăng hơn)

    @"the l" : đúng là cảm thán như bạn Linh hay những bạn khác không thay đổi được gì ..nhưng trong hoàn cảnh đảng độc tôn cai trị thi ...làm gì được ..chỉ có thể hy vộng thay đổI cái thối nát từ trong , ngoại trừ 1 cuộc cách mạng ?

    ReplyDelete
  18. bạn L ơi, làm sao mà có Quốc Tang khi thảm hoạ xảy ra khi mà 'You Know Who' cò tìm mọi cách dấu nhẹm, bịt miệng, ngăn không cho công bố con số thiệt hại thật sự? Bạn cứ hay đùa!

    ReplyDelete
  19. Tôi ủng hộ ý tưởng tổ chức Quốc tang không chỉ cho các nguyên thủ và đề nghị lễ Quốc tang đầu tiên theo thể thức mới này được tổ chức vào ngày 21/06 tới đây cho nền tự do báo chí đã mất.

    ReplyDelete
  20. @GL: Tôi nghĩ chưa bao giờ có để có thể coi là mất.

    ReplyDelete
  21. Tôi thấy quốc tang vừa rồi của Bác Kiệt tốn kém phết. Chi phí đi lại của cả ban bệ mấy trăm người, bao nhiêu đoàn từ các tỉnh thành phố, quần áo, ăn uống, ... trong điều kiện khó khăn kinh tế như hiện nay, khi mà hàng triệu người còn sống trong khổ cực, ăn chưa quá 10nghìn một ngày, thì là một sự lãng phí và không công bằng (cho người sống và cho cả người chết).
    Nó cũng tạo ra tiền lệ là người chết sau phải làm hoành tráng hơn người chết trước. Tôi làm tang cho bố ông to như thế thì khi tôi chết chẳng nhẽ không to bằng. Cựu thủ tướng chết làm quốc tang thì cựu chủ tich quốc hội chẳng nhẽ không làm quốc tang. Cứ như vậy sẽ càng lãng phí cho xã hội.
    Nếu như cứ thủ tướng mà quốc tang thì nhìn các nước trên thế giới, hay các quốc gia trong khu vực, có lẽ tháng nào cũng sẽ có quốc tang. Người ta thay thủ tướng nnhiều, thủ tướng nào không làm được cho xuống thủ tướng kia lên. Chúng ta cũng nên bình dân hóa vai trò của thủ tướng trong xã hội, không phải là người không thể động chạm.

    ReplyDelete
  22. @Long: một khi được như bạn nói thì Mít không còn là Mít nữa.

    ReplyDelete
  23. Phản biện bác linh 1 ý là: Thông thường, đối với trường hợp các nghệ sỹ lớn thì giá trị của họ mới được công nhận sau khi họ chết!!!! Mặt khác, nếu tổ chức quốc tang cho nghệ sỹ chẳng hạn, thì cơ quan nào có đủ thẩm quyền và đủ khả năng đánh giá ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng????

    ReplyDelete