Theo tôi nghĩ, Võ Văn Kiệt là một nhà lãnh đạo lớn, với tầm nhìn xa hơn hẳn những người cùng thời. Nhưng chắc hẳn ông cũng không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Giá mà báo chí có thể khách quan hơn, viết về ông một cách toàn diện cả những mặt được và chưa được. Nhưng rất khó có được điều đó trong nền báo chí XHCN hiện nay.
Ngày xưa khi các vua mất, các quan lại sẽ họp nhau đặt tên thụy cho vua căn cứ vào công trạng và đức độ của vua. Vua lập nghiệp thường là Thái Tổ, Thái Tông, vua hiền đức thì là Nhân Tông, vua lập nhiều công trạng thì Thánh Tông, cho tới các vua không công trạng hoặc làm điều xấu thì tên thụy hiệu cũng tầm thường như Uy Mục, Tương Dực, hay không có thụy hiệu như Lê Ngọa Triều. Khi chép sử thì các sử quan sẽ đánh giá cả công trạng và tội trạng của các vị vua. Bên Tây thì không có tục này, nhưng cũng có một số vị vua được tôn xưng là Đại đế như Catherine, Peter I ở Nga, Frederick II ở Phổ, Henry IV ở Pháp, và cũng có những vua bị gọi theo những biệt danh xấu như Ivan the Terrible. Có thể nói, thời phong kiến tuy hẹp hòi, nhiều tệ trạng nhưng nhà vua xét ra cũng chỉ là một thể chế, không có hiện tượng sùng bái cá nhân. Hiện tượng sùng bái cá nhân là đặc tính của các thể chế toàn trị.
Quay lại chuyện ông Kiệt, ông Kiệt đã làm được nhiều việc lớn nhưng có nhiều việc ông làm cho tới nay cũng chưa biết hiệu quả như thế nào: ví dụ các công trình đường dây 500kv, nhà máy lọc dầu Dung Quất được ông Kiệt khởi xướng, đường Hồ Chí Minh là ý tưởng của ông Kiệt (nhưng sau này do ông Khải thực hiện). Hay chương trình thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Giá có lúc nào đó có những đánh giá thật khách quan, đầy đủ về những công trình này, cả về những lợi ích và những tổn hại của nó thì sẽ tốt biết mấy. Và giá có ngày nào đó, người dân Việt Nam được đọc trên báo những bài viết về những sai lầm nào đó (cho dù có thể nhỏ hơn nhiều những công trạng) của không chỉ ông Kiệt mà cả các nhà lãnh đạo khác như ông Linh, ông Mười, ông Duẩn, cụ Hồ? Nhưng hình như các vị ấy không bao giờ phạm sai lầm, ngay cả khi ý kiến của các vị đi ngược hẳn nhau thì cũng không có ai sai lầm cả. Lần duy nhất, người ta nghe thấy Đảng tự nhận sai lầm là hơn 50 năm trước sau khi tiến hành cải cách ruộng đất với những tổn hại nặng nề (nhưng dẫu vậy cũng chỉ nhận là sai khi thực hiện còn vẫn đúng về chủ trương!).
BBC hiện lập một chuyên trang về ông Kiệt, với những đánh giá khác nhau về ông, nhưng cũng chưa có gì nhiều nhặn trên đó. Dù sao cũng có thể tham khảo thêm.
Nhìn vào sự nghiệp của ông Võ Văn Kiệt (tổng quát về sự nghiệp của ông)
Di sản phải vượt qua (đánh giá của nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân).
Một đánh giá về ông Võ Văn Kiệt (của một nhà báo Pháp)
Bài phỏng vấn nhà lịch sử kinh tế Đặng Phong về vai trò ông Kiệt trong thời Đổi mới trên PLTP
Võ Văn Kiệt – Một trong những nhà lãnh đạo của đổi mới
Trên blog cũng có một số bài đáng chú ý.
"Anh Sáu Dân" trên blog Osin (Huy Đức).
Người chết không thích bị khen - blog Măng
Vô sỉ- blog Dong A.
Triết gia người Mỹ thế kỷ 19 Ralph Waldo Emerson từng đưa ra định nghĩa về "thành công" trong bài thơ Thành công của mình
Thành công
Cười nhiều và thường xuyên
Được những người thông minh tôn trọng
Và thiện cảm của trẻ em;
Được sự quan tâm bởi những người phê bình trung thực
Và vượt qua sự phản bội của những kẻ giả hiệu bạn bè;
Biết quý giá cái đẹp;
Và nhận ra điều tốt trong người khác;
Làm cho thế giới này tốt đẹp hơn đôi chút, đó có thể là
Một đứa trẻ mạnh khỏe, một mảnh vườn
Hay một trạng thái xã hội tốt hơn;
Để biết được rằng có ít nhất một cuộc đời
Trở nên dễ dàng hơn bởi những gì bạn sống;
Và đó là thành công.
Nếu theo định nghĩa của Emerson thì xem ra cuộc đời ông Kiệt có thể gọi là rất thành công, khi mà, như lời chia buồn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông đã góp phần làm cải thiện cuộc sống của hàng chục triệu người dân Việt Nam trong thời gian tại nhiệm. Nhưng nếu như ông không nhận được " sự quan tâm bởi những người phê bình trung thực" thì hẳn chưa thể gọi ông là người thành công. Tôi nghĩ ông cũng không phải là người sợ những lời phê bình trung thực, như thái độ của ông trước những lời phê bình của giới trí thức miền Nam
sau giải phóng (trong đó có câu của Nguyễn Trọng Văn: "nếu ba năm nữa không tốt hơn thì người ra đi sẽ là các anh chứ không phải là chúng tôi"). Chính vì vậy, những lời ca ngợi sáo rỗng một chiều hẳn sẽ không thể khiến ông vui.
Dù sao, tôi vẫn nghĩ có một cuộc đời như ông thì đã là thành công hết mực rồi. Ông còn nhận được sự kính trọng của giới trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân, của các chính khách nước ngoài, và lòng quý mến, thiện cảm của rất nhiều người dân bình thường, như những gì được thể hiện nếu đọc trên các blog, forum..trong thời gian qua. Trên phương diện đó thì nói như trên blast hiện tại của Osin "Ông Kiệt là một người hạnh phúc." Có lẽ hiện giờ, ngoài ông Kiệt thì chỉ còn tướng Giáp là còn có thể gây được sự xúc động rộng rãi trong nhân dân nếu chẳng may qua đời.
Sự nghiệp chính trị thì ông quá thành công rồi, nhưng đời riêng không hạnh phúc lắm, vợ đầu tiên và 3 con chết trong chiến tranh, mất mát quá lớn, buồn nhỉ :(
ReplyDeleteCó gì hay ho đâu, cấm buôn bán rồi thành được buôn bán, tự trói mình rồi lại tự cởi cho mình, một vòng luẩn quẩn. Những điều bình thường của nhân loại đối với VN bao giờ cũng là phi thường, bởi thế ông Kiệt mới được tung hô tầm vóc với lại trí tuệ tư duy này kia. Chẳng qua bầu trời VN quá bé nên một số vị lại trở nên hoành tráng.
ReplyDeleteMà vợ con ông Kiệt hình như chết trên chiếc tàu do chính quân ta đặt bom với mục đích giết Mỹ?
Theo quy định thì chỉ có những người hoặc đang hoặc đã từng là TBT, CTN, TT hay chủ tịch quốc hội khi chết mới được quốc tang, còn lại thì nghi lễ thấp hơn là cấp nhà nước. Vậy khi ông Giáp chết thì không biết đám tang ông sẽ theo diện gì, các bác to to nên cãi nhau từ giờ, thay vì lúc đấy mới cãi.
ReplyDeleteCác lãnh tụ nhà mình phiền thật, chết xong thì quốc tang, làm hoạt động vui vẻ giải trí làm ăn của nhân dân phải kìm lại, gây thiệt hại cho xã hội. Tang xong thì lại đặt tên đường. Bác nào khi sống khi chết cũng xôi thịt đầy mình. Cựu lãnh tụ thì nhiều, cứ hè nhau chết vậy chắc lạm phát còn tăng cao.
Bác Linh này, nền móng..nền móng cho sự phát triển bền vững..đã đặt được cục gạch nào cho nền móng đó mà ca ngợi ghê vậy...sao không nhìn Lý Quang Diệu, Mahathir, Park Chung Hee.
ReplyDelete@Minh Minh: Tớ nghĩ cái chính là đánh giá những gì người ta đã làm được trong hoàn cảnh đó, chứ không phải là nói rằng cái này có gì mới đâu, ai cũng làm được. Trên thế giới có mấy thứ là mới, chưa ai từng nghĩ, từng làm nhỉ?
ReplyDeleteChuyện vợ con ông Kiệt chết, tớ chưa nghe thấy tài liệu nào nói là do quân ta đặt bom để giết Mỹ. Bạn Minh Minh cho dẫn chứng xem nguồn tin ở đâu, có đáng tin cậy không?
@Tay Nguyen: So sánh VVK với các nhân vật kia chưa thỏa đáng. Ba ông kia đều là các nhà độc tài, ở Việt Nam chưa có vị lãnh đạo nào có vai trò độc tài như thế cả, người tiến gần nhất tới vị trí tương tự có lẽ là ông Lê Duẩn thôi.
ReplyDeleteCũng nói thêm, quan điểm đánh giá của tôi về một nhân vật nào đó là đánh giá những gì họ đã làm được trong điều kiện họ sống, chứ không phải những gì họ có thể làm được (nhưng vì lý do gì đó không làm), hoặc người khác cũng có thể làm được nếu đặt vào vị trí như họ.
ReplyDeleteVí dụ tôi không đánh giá cao Kennedy lắm vì thực sự chẳng thấy ông này làm được gì, ngoài việc chấm dứt khủng hoảng vịnh Con Lợn. Trong khi ở nội bộ nước Mỹ thì tôi đánh giá cao Johnson, ông này thực hiện Great Society, xóa bỏ tình trạng segregation, khiến cho phong trào civil right toàn thắng. Hay lấy ví dụ Việt Nam, ông Lê Duẩn chẳng hạn cũng là người rất quyết đoán, và rất giỏi về chính trị. Nhưng những gì ông này làm với kinh tế-xã hội đất nước thì thật là thảm hại. Hay ông Trần Xuân Bách, một người có tư tưởng cấp tiến hơn nhiều ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Văn Linh. Nhưng cuối cùng thì ông Bách đã chẳng làm được gì cả.
Người ta có câu "Luận anh hùng không luận thành bại". Câu đó rất đúng. Có những người anh hùng thất bại do không đúng thời, lại có những người làm được rất nhiều việc cho dù tài cán không có gì nổi bật, chỉ là right person at the right time thôi. Nhưng nếu luận công trạng thì khác với luận anh hùng, người ta cần biết tới thắng lợi/thất bại. Một người bình thường nhưng là right person at the right time có thể lập được công trạng đáng kể hơn nhiều những anh hùng bất phùng thời.
Động cơ nào thúc đẩy đổi mới, cải cách???????? Vì câu nói "nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền" đấy bác ạh.
ReplyDeleteCảm ơn những lời góp ý của bác, tôi thấy kiến thức mình còn hạn hẹp quá..nhưng vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Tôi không chỉ nói thành tựu tôi còn muốn nói đến tầm nhìn và tài năng của người lãnh đạo...Tại sao LQD gây dựng được một Singapore như hôm nay vì ông ta có tầm nhìn rộng và sâu - xây dựng một nhà nước pháp quyền, phát triển giáo dục, nắm bắt những thời cơ vàng, đưa ra những chiến lược kinh tế đúng đắn để Singapore trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới, cảng trung chuyển quan trọng ở Châu Á, trung tâm nghiên cứu khoa học.v.v..
Thank Linh, good post.
ReplyDeleteNgay xwa cac vua chet thi dat ten Thuy neu co cong trang- Thi nay ong Kiet chet di thi cung chi la Sau Dan hay Vo van Kiet ma thoi. Luc duong nhiem ong Kiet cong trang cua ong cung mo nhat lam. Bao chi dang tai ram ro luc nay chi la mang tinh chat tuyen chon va so sanh cac vi quan lanh dao ma thoi.
ReplyDeleteViệc báo chí không được khách quan như bác mong muốn em thấy cũng phải thôi, nó thuộc về vấn đề con người và văn hóa Việt Nam rồi bác ạ, xưa nay viết điếu văn có ai đi viết điều xấu về người chết bao giờ đâu.
ReplyDeleteCòn vấn đề so sánh với việc đánh giá công trạng vua chúa như bác so sánh thường thì do người chép sử đánh giá sau khi vua băng hà một thời gian (có thể sau đó hàng trăm năm). Em nghĩ sau đây một thời gian bác Kiệt cũng sẽ được đánh giá một cách khách quan như bác mong muốn. Nhưng chắc chắn không phải lúc này
Tay Nguyen so sánh khập khiễng quá.VN có quá ít điểm tương đồng với Singapore.Không ai phủ nhận ông LQD có tài nhưng mà một đất nước thành công còn do Thiên thời Địa lợi Nhân hoà.Một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân được!
ReplyDeleteÝ chính của tôi là ông VVK đã đặt được nền móng gì cho sự phát triển của VN..nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, giáo dục, chiến lược kinh tế????? Tôi có nói là VN chưa giàu bằng Sing nên ông Kiệt không đáng ca ngợi đâu?? Người VN mình đúng là hiền hoà, dễ cảm, dễ thương.
ReplyDeleteHe he bác Linh ạ, miếu hiệu và thụy hiệu khác nhau xa lắm đấy.
ReplyDeleteMiếu hiệu là để phân định thứ bậc trong tông miếu, cho nên vua sáng nghiệp mới là Thái Tổ, vua thứ hai là Thái Tông, rồi thì Thánh, Dụ, Hiển, Chiêu v.v... Cái này có từ đời Đường. Có những vua chả ra gì nhưng vẫn có miếu hiệu vì được chết an lành.Uy Mục bị Tương Dực giết, còn Tương Dực lại bị quyền thần giết, không được thờ trong tông miếu nên không có miếu miệu. Vì thế hậu nhân mới gọi họ bằng thụy hiệu.
Thụy hiệu là tên đặt sau khi người chết và để tôn xưng. Có những thụy hiệu dài hàng chục chữ, như Lê Thánh Tông là Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế.
Mà nghĩa của Uy Mục và Tương Dực cũng không xấu đâu, Uy là uy vũ, mục là hòa mục. Tương trong tương trợ, dực trong tả phù hữu dực. Có điều so với các vị như Lê Thanh Tông thì không hách bằng thôi.
Hôm nay từ VTV trung ương cho đến HTV địa phương đều dành giờ vàng từ 8h đến 8h30 chiếu phim tư liệu ca ngợi bác Sáu Dân (đọc ngược lại là gì nhỉ). Từ báo trung ương cho đến điện tử đều đăng trang nhất các loại bài ca ngợi, từ ý kiến ông to như Chủ tịch nước cho đến ông nhỏ như ca sỹ nhạc sỹ. Ti nhau ca ngợi như một dàn đồng ca có nhạc trưởng điều khiển.
ReplyDeleteMình không đọc mấy, đọc một bài đầu thì sẽ biết các bài sau như thế nào, một mô típ cả. Không biết sắp tới nhà xuất bản kim đồng có ra "những chuyện kể về bác Sáu Dân" không để mua về đọc chuyện đêm khuy ru con ngủ.
ông bạn mình hỏi không rõ mục đích PR xây dựng hình ảnh bác SD lên thành một vỹ nhân trong thời kỳ đổi mới để làm gì, đem lợi cho ai, mang yếu tố chính trị gì, chắc chỉ có các bác trên mới biết. Thôi thì nào cùng lên xe buýt, ah không cùng học tập tấm gương bác Võ Văn Kiệt.
Có bác nhà báo, nhà văn nào đọc blog này sắp viết Nhật ký anh Sáu Dân chưa. Đây là thời điểm tốt để ghi danh, ai viết trước sẽ được huân huy trương. Hy vọng cung sớm được đọc các bài thơ ca ngơi bác, để con cháu sau này được học tập. Thơ lục bát hoặc thất ngôn bát cú dễ đi vào lòng người.
Thôi thì dù sao người cũng đã mất, dù gì thì cũng là điều thiệt thòi cho người ở lại. Con cháu bác cũng mất sự được nhờ. Chỉ tiếc là đưa tin bác tốt quá có khi người ta lại đặt câu hỏi: "ơ hóa ra bác không phải là người thường?". Thế chẳng phải tự tạo sự ngăn cách với quần chúng. Lịch sử sẽ phán xét vậy.
@Nghe Chửa: Ra tôi nhầm. Cảm ơn bác!
ReplyDelete@V+: Vấn đề là liệu người ta có thể công khai đánh giá bác Kiệt (cũng như bác Anh, bác Mười, bác Duẩn, bác Minh) một cách khách quan không? Tớ nghĩ là không.
ReplyDeleteNghĩ lại thì Việt Nam cũng đáng buồn. Ở Trung Quốc, Đảng Cộng Sản TQ cũng đã dám đánh giá lại Mao Trạch Đông rằng có cả công lẫn tội, nhưng công nhiều hơn tội. Ở Việt Nam, sự đánh giá tương tự với các nhà lãnh đạo cộng sản còn là điều không tưởng. Chưa ai dám nói trên báo chí rằng ông XYZ có công nhiều hơn tội cả.
một bài viết rất hay
ReplyDeleteBạn nhầm luôn câu này nữa này hi hi: "Ngày xưa khi các vua mất, các quan lại sẽ họp nhau đặt tên thụy cho vua căn cứ vào công trạng và đức độ của vua."
ReplyDelete@Nghe chửa: Cái dài dằng dặc mà bạn nêu ra là bao gồm cả tôn hiệu lẫn thụy hiệu đấy, không phải chỉ thụy hiệu không đâu hi hi.
ReplyDeletebài thơ "thành công", hay thật!
ReplyDeleteCuộc đời ông Kiệt đúng là thành công...Có lẽ ngoài ông Kiệt ra thì những ông cố vấn còn lại ra đi sẽ không ai được dân chúng thực lòng thương tiếc như vậy... Tuy nhiên, đời ông dính vào bà Phan Lương Cầm quả là một cái phốt đáng buồn...Nghe tám là sau vài tháng kết hôn ông đã muốn ly dị nhưng lại k kiên quyết..đâm ra cuối đời phải khổ.
ReplyDelete