Đọc danh sách nhân sự của VAFI thấy có những ông sau trong ban lãnh đạo VAFI nhưng đồng thời hiện cũng đang là nhân sự thuộc cơ quan quản lý Nhà nước.
- Ông Lê Hoàng Hải - Uỷ viên Thường vụ - Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh Nghiệp
- Ths. Nguyễn Đình Cung - Uỷ viên Thường vụ - Thư ký Tổ công tác Thi hành Luật Doanh Nghiệp.
- Ông Bùi Văn Mai - Uỷ viên Thường vụ - Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán - Bộ Tài Chính
"Tham gia góp ý, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách liên quan đến việc phát triển thị trường tài chính, các định chế tài chính góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam."
Liệu có sự mâu thuẫn quyền lợi không khi trong ban lãnh đạo của VAFI đồng thời có nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước. Làm sao các ông Hải, Mai vừa đại diện cho quyền lợi của VAFI lại vừa đại diện cho Bộ Tài Chính trên phương diện quản lý Nhà nước?. Làm sao ông Cung vừa đại diện cho VAFI lại vừa thay mặt cho Tổ Công tác trực thuộc Thủ tướng Chính phủ?
Theo điều 17 Pháp lệnh Công chức có đoạn:
"Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia".
Việc các công chức của Bộ Tài Chính (có thể kể thêm ông Quách Đức Pháp - Phó Chủ tịch VAFI - Phó giám đốc Học viện Tài chính) vừa làm ở Bộ Tài Chính vừa tham gia lãnh đạo một hiệp hội đầu tư tài chính liệu có vi phạm Pháp lệnh Công chức không? Nếu có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa VAFI và MOF thì các ông này sẽ đứng ở đâu?
Ví dụ liệu có thể xảy ra trường hợp ông Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp và ông Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán có thể có những thông tin không được công bố rộng rãi về tình hình tài chính của một số doanh nghiệp, và các ông dùng những thông tin này để tư vấn cho các nhà đầu tư tài chính trong Hiệp hội?
Chuyện lãnh đạo các hội đoàn (phi chính phủ)và toàn bộ nhân sự của nó là người của chính phủ / do chính phủ trả lương (nuôi) thì là chuyện đương nhiên ở Việt Nam. Ví dụ như Liên đoàn lao động, Hiệp hội dệt may, Hiệp hội da giày, Hội nhà văn, Hội nhà báo.... Bởi lẽ, về nguyên tắc Đảng CS VN không có đa nguyên, nên việc đặng chẳng đừng mới phải cho ra mấy cái Hội nọ Hội kia để trưng ra với thiên hạ là có tự do hội đoàn. Còn thực chất thì mấy cái hội này chẳng đại diện được gì cho ai cả. Chỉ tốn tiền ngân sách (do dân đóng thuế mà có) thôi. Khi cần phát ra một chính sách nào đó thì bắt các hội này tán dương khen ngợi cho ra vẻ ý kiến nhân dân. Ví như vụ mở rộng Hà Nội, thực chất là Đảng quyết rồi, đưa ra quốc hội chỉ là trò diễn kịch, bị phản đối ầm ầm nhưng rốt cuộc vẫn thông qua (?) tới 92% phiếu lận.
ReplyDelete