Friday, June 6, 2008

Entry for June 06, 2008

Tại sao vào thời điểm này, NHNN lại yêu cầu cấm các đại lý đổi ngoại tệ bán ngoại tệ cho nhân dân. Những việc làm như thế chỉ khiến thị trường ngoại tệ trở nên hỗn loạn và giá USD chợ đen tăng cao hơn nữa.

Trong khi tất cả các công ty tài chính đều dự đoán đồng VN sẽ mất giá ít nhất 30% thì NHNN vẫn khăng khăng giữ biên độ 1% và sử dụng biện pháp hành chính cấm bán ngoại tệ. Lẽ ra NHNN nên mở rộng biên độ để đồng VND xuống giá từ từ, thay vì việc nhất quyết bám lấy tỷ giá chính thức đó.

Tình hình này nếu tiếp diễn sẽ dẫn tới việc có hai tỷ giá ngày càng cách xa nhau: tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức, cho tới thời điểm NHNN không thể chịu đựng được nữa và phải thả nổi đồng VND. Thay vào việc cố gắng níu giữ điều không thể, NHNN nên chủ động và linh hoạt trong chính sách tỷ giá.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì việc cấm bán ngoại tệ cho nhân dân như thế chưa từng xảy ra từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, nghĩa là từ chừng 20 năm qua. Một động thái cực đoan, tiêu cực như thế lại được đưa ra như một gì đó đơn giản, không đáng kể, và khi thị trường mới chỉ nhen nhóm có dấu hiệu lo lắng, chứ chưa tới mức hoảng loạn, theo tôi là một sai lầm không thể chấp nhận được. Người ta không thể kiểm soát đầu cơ ngoại tệ theo cách như đầu cơ gạo, bởi với đầu cơ gạo, có thể biết rõ người đầu cơ chủ chốt là ai (là các tổng công ty độc quyền xuất khẩu của Nhà nước) trong khi với đầu cơ ngoại tệ, đó có thể là bất kỳ ai. Vì thế, có thể sử dụng biện pháp hành chính trong chống đầu cơ gạo nhưng không thể áp dụng như thế trong bối cảnh thị trường tiền tệ như hiện nay. Hơn nữa, việc người dân mua ngoại tệ khi dự đoán đồng VN sẽ xuống giá hầu hết là một phản ứng hợp lý nhằm tự bảo vệ mình, chứ không phải là việc đầu cơ để hưởng lãi. Động thái trên của Chính phủ là một việc làm tối kỵ, và sẽ càng làm nhân dân mất lòng tin vào Chính phủ, mà trong những giai đoạn chấp chới như hiện nay thì lòng tin là yếu tố rất quan trọng, có thể giúp Việt Nam không sa vào khủng hoảng hay sẽ sa vào (trong kinh tế học có một khái niệm là self-fullfiling crisis, chỉ các khủng hoảng xảy ra vì người ta dự đoán rằng nó sẽ xảy ra).

Nhân đây cũng nói về năng lực điều hành của Chính phủ, theo tôi là rất có vấn đề. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng không thiếu những người giỏi, nhưng có cảm giác vai trò của những chuyên gia, những nhà kỹ trị trong Chính phủ đang ngày càng mờ nhạt, tiếng nói của họ không được đếm xỉa và mọi quyết định quan trọng đều do các vị lãnh đạo đưa ra. Việc mở rộng Hà Nội vừa qua là một ví dụ của sự tùy tiện và cách quản lý hoàn toàn từ trên xuống bất chấp ý kiến của giới chuyên môn. Việc điều hành kinh tế thời gian qua cũng có những dấu hiệu như vậy: vai trò của một số chuyên gia kinh tế như Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế học), Lê Xuân Nghĩa, Nguyễn Đại Lai (NHNN)... có vẻ như chỉ là chạy theo, giải thích thay vì việc tích cực tham gia định hình chính sách (ít ra đó là những gì tôi cảm nhận). Chắc chúng ta cũng biết, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên cầm quyền, một trong những việc làm đầu tiên của ông là giải tán Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ gồm các tên tuổi như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Đình Cung, Võ Trí Thành, Võ Đại Lược...trong khi những nhà kinh tế này từng đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành chính sách kinh tế dưới thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải- đặc biệt là vai trò của ông Lê Đăng Doanh, người có thể coi là kiến trúc sư chính sách kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (ông Doanh giờ tham gia mở một viện nghiên cứu phát triển cùng với các ông Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc...). Trong khi Thủ tướng Dũng chưa bao giờ là người điều hành kinh tế xuất sắc (ông từng làm quyền Thống đốc NHNN một thời gian ngắn trước ông Lê Đức Thúy) thì việc ông giải tán Ban nghiên cứu là dấu hiệu hoặc ông quá tự tin vào khả năng của chính mình, hoặc ông muốn gạt đi khả năng các cố vấn sẽ có ý kiến thận trọng trước các dự án to lớn của ông, như xây dựng tập đoàn nhà nước theo mô hình Chaebol (từng được cựu Tổng bí thư Đỗ Mười đề xướng) hay các chương trình đầu tư quy mô lớn. Dự đoán này của tôi có lẽ không phải không có cơ sở khi mới hôm qua trên VNE có bài này của một cựu vụ trưởng ở NHNN và lời bình của ông Trần Hữu Dũng "
Nhưng quan trọng hơn, cần những lãnh đạo biết nghe những nhà kinh tế chuyên nghiệp."

Việt Nam cần những nhà kinh tế kỹ trị chuyên nghiệp


Và hậu quả của sự quá tự tin, sự chậm ứng biến trước các tín hiệu lạm phát (đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư và một số nhà kinh tế cảnh báo từ giữa năm 2007) đã khiến Chính phủ trở nên hết sức bị động và chỉ mới thực sự chống lạm phát tích cực trong vài tháng gần đây. Và bây giờ, trước các báo cáo u ám dồn dập của các tổ chức tài chính (cả công lẫn tư) thế giới về triển vọng kinh tế và khả năng lạm phát thì Chính phủ vẫn cố bám vào tỷ giá cố định và chống sức ép tỷ giá bằng cách cấm bán ngoại tệ cho nhân dân với lý do "đầu cơ"! Nếu sau việc này mà đồng VN ngày càng mất giá trên thị trường chợ đen và người dân xao xác tháo bỏ đồng VN để mua vàng, mua đô-la với giá chợ đen thì tôi cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.

Chính phủ Việt Nam cần có sự thay đổi trong tư duy quản lý, lắng nghe các nhà kỹ trị nhiều hơn, để họ có một vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách, phải tránh bệnh kiêu ngạo của các nhà lãnh đạo (mà trong sách giáo khoa Mác-Lenin gọi là bệnh kiêu ngạo cộng sản). Khi người ta nói Lý Quang Diệu làm ra thần kỳ Singapore, hay Đặng Tiểu Bình mang lại thần kỳ Trung Quốc thì không phải ông Lý, ông Đặng xoay xoay cái đũa như Harry Potter (và Harry Potter cũng còn phải đi học ở trường phù thủy) mà là họ biết sử dụng các nhà kỹ trị theo đúng cách để đưa lại sự thần kỳ kinh tế. Nếu nhìn nụ cười sảng khoái của Thủ tướng Dũng trong những bức ảnh trong kỳ họp
Quốc hội, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hết sức khó khăn và chính bản thân Thủ tướng lên tiếng kêu gọi nhân dân "chia sẻ" khó khăn với Chính phủ thì người ta dễ có cảm giác rằng ông Dũng đang tin rằng mình có đũa thần.

Chúng ta chờ xem Thủ tướng sẽ sử dụng cây đũa thần của mình ra sao.

Các đại lý thu đổi không được bán ngoại tệ cho cá nhân

"Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm các đại lý vi phạm quy định hiện hành liên quan tới hoạt động thu đổi ngoại tệ. Toàn bộ số ngoại tệ tiền mặt thu được, các đơn vị này phải bán lại cho ngân hàng thương mại, không được bán cho cá nhân.

Theo quy định hiện hành, đại lý đổi ngoại tệ của các ngân hàng chỉ được mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, chứ không được phép bán. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các bàn đại lý phải bán toàn bộ số ngoại tệ tiền mặt đổi được cho tổ chức tín dụng đã ủy quyền.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tỷ giá hối đoái tiếp tục được điều hành theo hướng linh hoạt dựa trên cung cầu trên thị trường trong biên độ 2% đã được Thủ tướng chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế."

Update:
+ Quy định mà NHNN nêu ra là từ 2003, quyết định mới của NHNN chỉ nhằm chấn chỉnh hiện tượng các đại lý vẫn bán ngoại tệ cho cá nhân. Như vậy, nhận định ở trên của tôi quy trách nhiệm quy định này cho Thống đốc NHNN ở thời điểm hiện nay là không có cơ sở.

Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng quyết định mới công bố của NHNN trong thời điểm hiện nay sẽ càng làm thị trường thêm nhiễu loạn và gây mất lòng tin của nhân dân, trong khi không có tác dụng gì trong việc làm giảm nhu cầu ngoại tệ của nhân dân (thậm chí còn ngược lại) hay giảm yếu tố đầu cơ. Trong điều hành kinh tế, có những việc bình thường không sao, nhưng nếu không đúng thời điểm thì có thể đưa tới những tín hiệu sai.

+ Ý kiến của IMF với Chính phủ:

Ý kiến này quá ngắn và quá chung chung để có thể thực sự thiết thực. Sự trợ giúp kỹ thuật của IMF với Chính phủ Việt Nam xem ra khá hạn chế.

+ Trao đổi giữa Thủ tướng và JPMorgan.
Thủ tướng Dũng hứa sẽ công bố rộng rãi hơn cho nhân dân các thông tin từ trước vẫn bị coi là bí mật như mức dự trữ ngoại tệ.

Chính phủ sẽ sớm công bố cụ thể mức dự trữ ngoại tệ bằng USD. Từ trước tới nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cung cấp thông tin này với các tổ chức quốc tế như WB và IMF. Để củng cố lòng tin của dân chúng, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu công bố rộng rãi mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam thường xuyên và cụ thể.

+ Kinh tế VN và ba yêu cầu cải cách cấp bách


Jonathan Pincus rất mạnh miệng, muốn Chính phủ Việt Nam phải cải tổ mạnh mẽ, cắt giảm đầu tư công thẳng thừng

"Vừa rồi, CP đã đưa ra thông báo số tiền hơn 200 triệu USD đầu tư công sẽ bị cắt giảm. Đó là việc tốt, nhưng VN cần giảm 10 lần số tiền đó.

CP nên lập danh sách 100 dự án đầu tư lớn nhất. Nhìn vào danh sách đó, CP sẽ xác định ra đâu là dự án kém hiệu quả, đâu là dự án chưa thật cần thiết vào thời điểm này. Từ danh sách 100 dự án đó, CP có thể tìm ra 10 dự án có thể tạm ngưng, từ đó, có khoảng 2 tỷ USD.

Phóng viên Phương Loan của tuanvietnam có những phóng vấn thẳng thắn và đi vào vấn đề. Xem thêm bài phỏng vấn Martin Rama của World Bank, và Ayumi Konishi của ADB.




+ Interesting! VNEconomy đăng tường thuật trao đổi giữa Thủ tướng Dũng và kinh tế trưởng của JPMorgan. Một việc làm tích cực trong thời điểm hiện nay để tăng cường thông tin cho người dân và tăng niềm tin của người dân.

“Chúng tôi đủ khả năng giữ ổn định VND”



"Thủ tướng: Năm 2007, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, năm 2006 chúng tôi dự trữ có 10 tỷ USD, năm 2007 dự trữ của chúng tôi đã tăng lên 20 tỷ USD.

Năm tháng đầu năm 2008, cán cân thương mại tuy có thâm hụt nhưng cán cân thanh toán đã thặng dư 700 triệu USD, gần 1 tỷ USD.

Mục tiêu của Việt Nam năm 2008 là giữ tỷ lệ nhập siêu ở mức 30%, như vậy, cán cân thanh toán sẽ ở mức thặng dư 2 đến 3 tỷ USD. "
Thủ tướng khẳng định cán cân thanh toán năm nay sẽ thặng dư 2-3 tỷ USD, trong khi bọn Barclays Capital dự đoán cán cân thanh toán năm nay sẽ thâm hụt 9 tỷ USD!





50 comments:

  1. "Tại sao vào thời điểm này, NHNN lại yêu cầu cấm các đại lý đổi ngoại tệ bán ngoại tệ cho nhân dân. Những việc làm như thế chỉ khiến thị trường ngoại tệ trở nên hỗn loạn và giá USD chợ đen tăng cao hơn nữa."

    Nghe rat keu :)
    Gui Linh bai nay
    http://blog.360.yahoo.com/blog-9hIPHNAlc6d3QoYURIU-?cq=1&p=1585

    ReplyDelete
  2. Năm ngoái, ông Giàu với lệnh của ông Dũng đã cuống quýt tung VND ra mua 9 tỷ USD để trữ, cho nên bây giờ khả năng các anh ấy lại tung USD với lượng lớn ra để giữ tỷ giá là rất thấp. Biện pháp cơ học nói trên của ông Dũng đã góp phần trực tiếp gây ra lạm phát vì trong một thời gian ngắn một lượng quá lớn VND đổ ra thị trường. Cho nên xu hướng vẫn là VND tiếp tục mất giá so với USD. Ông Dũng cũng tung ra cả chục nghìn tỷ ra cứu TTCK nhưng cuối cùng chứng khoán vẫn giảm và số tiền đấy bị bọn tây hốt trọn.

    Tớ thấy chiến hữu của ông Dũng không có bác nào có khả năng, và ông Dũng cũng thế. Lại nữa, ông Dũng là người khá độc đoán. Với tình hình hiện nay thì một êkíp giỏi cũng khó xoay xở, nói gì ông Dũng bất tài cùng với bộ sậu cũng bất tài của ông ấy.

    Vai trò của thủ tướng ở VN vẫn nhấn mạnh ở mảng kinh tế. Ông Dũng có thể nói là chẳng biết gì về kinh tế, nhất là kinh tế vĩ mô, lại độc đoán không nghe lời tư vấn của những người khác. Tóm lại dân dốt thì lãnh đạo dễ cai trị nhưng mà lãnh đạo dốt thì dân treo mồm thôi.

    ReplyDelete
  3. Anh ơi, buôn đô về cho em nhá :((

    ReplyDelete
  4. huhu, rồi bây giờ phụ huynh muốn gửi tiền cho tui ăn học thì phải làm sao :(

    ReplyDelete
  5. Phải ra ngân hàng làm 1000 loại giấy tờ để gửi cho con 1,000 đô chứ sao :(

    ReplyDelete
  6. May quá em cũng kịp mua 1000 USD để nộp xiền học cho 2 cái course tiếp theo hic hic. Bây giờ làm giấy chả vờ đi công tác nước ngoài nhể để được phép mua tí USD trong ngân hàng với giá rẻ :D

    ReplyDelete
  7. Đúng là có bức xúc.Nhưng mà các bác phải bình tĩnh tý.Nếu theo ý bác "có hai tỷ giá ngày càng cách xa nhau: tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức, cho tới thời điểm NHNN không thể chịu đựng được nữa và phải thả nổi đồng VND".Tôi thấy hơi buồn cười.Bác có thể ước lượng lượng ngoại tệ giao dịch trên 2 thị trường chợ đen và chính thức chênh lệch như thế nào ko?Thị trường chợ đen nó có tác động đến chính sách khi mà "sức mạnh thị trường' đủ lớn thôi.Mà theo tôi thì điều này chưa thể xét đoán hồ đồ được.

    "Trong khi tất cả các công ty tài chính đều dự đoán đồng VN sẽ mất giá ít nhất 30% thì NHNN vẫn khăng khăng giữ biên độ 2% và sử dụng biện pháp hành chính cấm bán ngoại tệ." VÀ "Thay vào việc cố gắng níu giữ điều không thể, NHNN nên chủ động và linh hoạt trong chính sách tỷ giá.".Bác viết vậy là ko thỏa đáng.Nếu đã kỳ vọng rớt giá 30%,liệu nới rộng biên độ lúc này có hợp lý ko?(Tôi chắc nó sẽ rớt thảm hại và kỳ vọng càng xấu hơn nữa).
    "Nên linh hoạt và chủ động".Hì,ở VN hiện nay ai cũng thấy là chính sách chạy theo sau tình hình mà.Bác đừng mong điều ko thể^^.Vậy theo bác như thế nào là "linh hoạt"????

    Về lâu dài,việc dùng biện pháp hành chính là ko tốt.Tuy vậy trong bối cảnh Kinh tế vĩ mô của VN đang gặp nhiều bất ổn,thêm nữa là đây chỉ là 1 trong các biện pháp tạm thời (tại sao mọi người chỉ thấy bề nổi?) chính sách này cũng mang lại hiệu quả nhất định.

    Vài lời.Mong các nhà báo ko chuyên kinh tế đừng góp phần làm dân ta cuống thêm như thế!

    ReplyDelete
  8. bài của bác này có vẻ như được bổ sung liên tục.

    ReplyDelete
  9. Xin lỗi, tôi không phải là nhà báo.

    ReplyDelete
  10. ý tôi là mấy cái bài báo bác trích dẫn ấy.Mà sao bác ko đi thẳng vào vấn đề nhỉ?

    ReplyDelete
  11. Là sao? Vì tôi cảm thấy không nhất thiết cần trả lời các ý nêu trong comment của bạn. Nói chung tôi viết suy nghĩ của tôi, bạn có suy nghĩ của bạn, và tôi không thích phải thuyết phục bạn thay đổi suy nghĩ của bạn.

    ReplyDelete
  12. @Ma Trọc: bác có ở VN ko mà ko biết thị trường chợ đen VN rất phát triển vậy? và bác hãy thử nêu ra những "hiệu quả nhất định" của cái chính sách tạm thời kia xem. Mất lòng tin của người dân thì là tạm thời hay lâu dài?

    ReplyDelete
  13. Xem hôm trả lời chất vấn của ông Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu thật là ngao ngán, chả hiểu ông ta lên làm thống đốc để làm cái j =.=

    ReplyDelete
  14. Em chia quan điểm của Mr Trọc về việc sử dụng biện pháp hành chính ở thời điểm hiện tại. Nhưng cũng thật khó hiểu khi NHNN ko cầu cứu sự hỗ trợ của IMF khi gặp khó khăn về tiền tệ?!. Thị trường tiền tệ vn đang rơi vào hoàn cảnh "nó sưng nó tấy, đi phải chống gậy", sao ko nhờ người đỡ nhỉ?

    ReplyDelete
  15. hì hì ai bắt bạn thế đâu.Nhưng àm ít ra bạn cũng phải cho mọi người biết rõ các luận điểm để minh chứng cho cái mà bạn nói ra chứ???

    Nói như bạn thì thấy trên báo nào cũng viết rồi.Nào là "cần linh hoạt",nào là "cần chủ động",nào là "cần lắng nghe những nhà kinh tế chuyên nghiệp".
    Thế nhưng thử hỏi ngay cả ông Đăng Doanh khi vừa vào được WTO ông có viết ra được cái bài nào (đăng báo) nói những nguy cơ như thâm hụt cán cân thanh toán,lạm phát tăng cao hay nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế khi quá nóng vội vì tăng trưởng ko?Hay những ông như ông Doanh lúc đó chỉ biết"WTO-Dương buồm ra biển lớn"???!!!

    Không phủ nhận những đóng góp của các nhà kinh tế mà bác này trích ra ở trên.Nhưng gọi họ là "kiến trúc sư trưởng" thì có vẻ quá lời.KTS thì cái đồ án của họ cho tổng thể nền kinh tế ở đâu?Hay cũng chỉ là những "lời phán" vào từng thời điểm hay cho những dự án quốc gia nhất định???

    Điểm yếu cố hữu của người Việt là cái nhìn tổng thể và khái quát.Có thể sẽ có 1 vài thành công nhưng sẽ ko bền.Trừ khi...

    ReplyDelete
  16. Bạn Mr. Trọc: thế tóm lại ý bạn là gì? Theo bạn NHNN và Chính phủ Thủ tướng Dũng xử lý khủng hoảng và lạm phát như thời gian qua là đúng đắn?
    Bạn có thể tập trung trình bày quan điểm của mình để cùng chia sẻ với người đọc và tôi welcome điều đó. Nhưng đọc bài của bạn, ngoài các bắt bẻ ra tôi chưa thấy quan điểm của bạn là gì. Còn nếu tranh cãi về các bắt bẻ của bạn thì tối thấy chỉ tốn thời gian của tôi, hơn nữa trừ các trường hợp hãn hữu (và với một số người nhất định), tôi không có thói quen tranh luận để bảo vệ ý kiến trên blog mình.
    Vì thế nếu có thể, bạn nên làm rõ luận điểm của bạn rằng chính sách của Chính phủ thời gian qua như thế là ổn hay không, và các phân tích khác nếu có, thay vào việc bắt bẻ như ông Doanh có làm được cái gì đâu...

    ReplyDelete
  17. Trừ khi CP có những cái đầu thật sự giỏi chứ ko chỉ vì những khả năng khác.

    ReplyDelete
  18. Thôi em ngủ đây, bác Trọc cứ trình bày quan điểm của mình mai em đọc tiếp^^. Mong bác phân tích chỉ rõ chứ đừng chỉ chọc ngoáy không

    ReplyDelete
  19. @BLADE:tôi ko phủ nhận rằng ở VN thị trường chợ đen phát triển.Nhưng bạn ạ,đó chỉ là cảm nhận thôi.Tôi chưa thấy một con số đáng tin cậy từ bất kỳ 1 tổ chức hay đề tài nào về "thị trường chợ đen" cả.Và nên nhớ rằng cái mức giá trên "thị trường chợ đen" chưa nói lên gì nhiều.ở đó những quy định và bảo đảm cho sự mua bán ngoại tệ là hoàn toàn khác biệt(theo cảm nhận của tôi là nó quá rủi ro so với thị trường chính thức).Trên hết những người làm chính sách ko dùng "giá chợ đen" để đưa ra quyết định.Vậy đó!

    Lòng tin thì chưa chính xác lắm.Nhưng cứ thử đặt vào tâm lý của một nhà đầu tư hay kinh doanh nhỏ lẻ bạn sẽ thấy.Với 1 số tiền nhỏ,nếu mà "thả nổi",giá xuống quá nhiều,người dân VN sẽ có tâm lý rút vốn ào ạt để chuyển qua lĩnh vực khác.Điều này đã từng xảy ra như với nhà đất hay vàng rồi.Dùng biện pháp hành chính là một biện pháp có ý nghĩa về "niềm tin" trong ngắn hạn.Bạn hiểu chứ?

    Và bạn nên nhìn tổng thể hơn một chút.Dù cho có mất "lòng tin" vào lúc này thì biện pháp hành chính nêu trên vẫn là tối ưu hơn cả.Nếu ko kiểm soát chặt chẽ ngoại hối,kinh tế VN có thể khủng hoảng dây chuyền.Rất nhiều nguy cơ lúc này,và nếu quan sát kỹ thì VN 2008 có nhiều điểm chung với Thái Lan 1997 đấy!

    Đó là kịch bản xấu nhất.Riêng tôi,vẫn thấy có những tia sáng,những điểm tích cực.Cảm nhận của bạn về tương lai kinh tế VN thế nào?

    ReplyDelete
  20. Theo dõi kinh tế châu Á gần đây,thấy rằng hầu hết các nền kinh tế đang phá triển đều loay hoay giữa 2 mục tiêu lạm phát và tăng trưởng.Có khác là ở áp lực ở mỗi nước thôi.VN cũng ko phải là ngoại lệ.Chính sách trong năm 2007 và 3 tháng đầu 2008 phản ánh điều này.(Lúc thì thắt chặt tiền tệ vì lạm phát cao,lúc lại bung tiền ra vì sợ ko đạt mục tiêu tăng trưởng...)VN kinh tế thj trường mới đi được chưa đầy 20 năm.Còn rất nhiều vấn đề nội tại mà không thể ngày 1 ngày 2 hay 1 ông Thống đốc giải quyết đươck.Các bác có trách hay có chửi CP thì cũng vừa vừa thôi^^

    Theo cảm nhận của riêng tôi VN đang hướng vấn đề theo đúng hướng giải quyết.Điều quan trọng bây giờ là dùng công cụ nào cho thích hợp và phối hợp cho nhuyễn thôi!

    Một điều nữa tuy nhỏ nhưng theo tôi có tác dụng rất lớn đến niềm tin người dân.Đó là báo chí.Nhiều khi đọc báo mà cảm thấy rất bực mình.Chỉ 1 mẩu tin trên VNtimes mà được các báo khác xào lại nghe rất hoành tráng.Giống y như đợt sốt gạo.VN nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới mà đọc 10 tin thì đến 7 tin nói đại ý rằng VN thiếu gạo???!!!

    @Linh:Tiện type lun.mụn rùi phải đi ngủ thôi.Sorry các bác vì hơi lạc đề.



    ReplyDelete
  21. Hình như có sự nhầm lẫn ở đây. Các cơ sở đại lý mua bán ngoại tệ của NN từ xưa đâu có được phép bán ngoại tệ? Tất cả những người có nhu cầu đều mua ở thị trường tự do cả mà thôi. Còn nếu muốn mua được ngoại tệ thì phải xin giấy tờ, hoặc nếu từ các đại lý đó thì phải có quan hệ. Nói cách khác là cái quy định mới của chính phủ không có tác dụng gì hết ngoài việc khẳng định lại chức năng các đại lý quy đổi ngoại tệ của NN. Đồng thời thêm một tác dụng phụ là làm nhiễu sóng thị trường vốn đã lọan các dải băng tần.

    ReplyDelete
  22. oh oh, i'm so wrong :((
    Chiều nay, tại các điểm thu đổi ngoại tệ lớn ở Hà Nội như Hà Trung, Đinh Lễ... vẫn rất đông khách. Song các cửa hàng đều phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không bán ngoại tệ cho cá nhân. Tỷ giá mua vào cũng được niêm yết theo mức của ngân hàng thương mại, 16.285 đồng ăn 1 USD.

    What the hell :((

    ReplyDelete
  23. Em ơi, báo Thanh Niên lại đưa tin ngược lại: Các đại lý vẫn tiếp tục bán USD với giá thị trường tự do cho nhân dân.

    Trên thực tế mặc dù quy định trên đúng là từ năm 2003, nhưng không ai quan tâm tới nó cả vì trong mấy năm gần đây, tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do gần nhau. Nhưng vào thời điểm hiện nay khoáng cách giữa hai tỷ giá này mới gây ra các biến động lớn như thế, và đưa tới quyết định của Thống đốc ngày hôm qua (hay hôm nay?).

    "Giá bán USD tại các điểm thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung và phố Trần Nhân Tông dao động từ 18.250 - 18.300 đ/USD. Lượng khách đến mua, bán USD tăng đột biến. Các đại lý thu đổi ngoại tệ vẫn bán USD cho người dân. Tuy nhiên, đến trưa, giá bán USD giảm còn 18.200 đ/USD. Lượng khách đến giao dịch USD vẫn rất tấp nập, nhưng chủ yếu đến bán. Đến 15 giờ chiều, giá USD tiếp tục giảm còn 18.000 đ/USD, hầu hết các đại lý đều thông báo tạm ngưng bán USD. "

    ReplyDelete
  24. Tóm lại là từ giờ trở đi, bà con đi mua đô sẽ phải dấm dúi, cả người mua người bán sẽ đều như người phạm pháp.

    ReplyDelete
  25. Việc mua đô tại VN xưa nay đều là không chính thức đối với người dân. Chủ yếu dân phải mua tại chợ đen. Hiện tại USD đổ vào VN rất nhiều qua các ngả đường và nó được giữ tại thị trường không nhỏ. Việc cấm bán đô của NHNN chỉ là biện pháp tạm thời kiểu vặt mũi đút miệng. Họ đang muốn giữ giá VND/USD theo ý muốn để xuất nhập khẩu có lợi cho họ. Đồng thời cũng là để kìm giá đồng USD bởi họ thừa biết kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Lí do ẩn ở đằng sau là nhằm ngăn cản làn sóng mua USD để cất trữ trong dân bởi sự mất giá đồng VN. Nếu bán đồng VN mua đô cũng có nghĩa là lạm phát sẽ tăng nhanh chóng vì đồng VN sẽ tràn ngập thị trường. Có thể suy nghĩ của tôi còn hẹp chưa có tầm bao quát. Nhưng có lẽ còn nhiều lý do ẩn giấu khác nữa, để NHNN cấm bán đô. Ai cũng biết các nhà lãnh đạo VN hiện nay đang thực hiện chính sách KT theo bài bản TQ không hoàn toàn... Hãy để ý nghiên của KTế TQ, sẽ thấy kinh tế VN rõ như lòng bàn tay...

    ReplyDelete
  26. @bác trọc: thị trg chợ đen tồn tại và phát triển là điều không phải bàn cãi, chỉ là người ta chưa khảo sát xem mức độ của nó lớn đến đâu thôi, vi người Vn từ xưa vẫn có tâm lý tự tích trữ, chưa kể các đại gia thì khó biết tài sản của họ ở đâu.
    Em không phải dân kinh tế nên không đi sâu được, mọi người cũng đã có ý kiến ^^

    ReplyDelete
  27. mà cái chuyện người dân vẫn tiếp tục mua bán đô la thì cũng ko có j lạ, cái lệnh của chính phủ vẫn chỉ là cái lệnh, đã có bao nhiêu ví dụ về những lần nhà nước cấm đoán, nhưng người dân vẫn làm, lực lượng thanh tra kiểm tra thị trg có nhiều đâu.
    Chuyện VN theo sát học tập các chính sách kinh tế của TQ thì không có j là lạ, mà không chỉ có chính sách kinh tế- đó mới là nền tảng cơ bản hơn gây mất lòng tin

    ReplyDelete
  28. Bạn nào nói thị trường tự do (nói chung không nên dùng từ chợ đen, sản phẩm từ ngữ của thời bao cấp) về ngoại tệ không lớn thì hơi lạ. Trên thực tế, chưa có thống kê nào rõ ràng nhưng tôi nghĩ một tỷ trọng lớn các nhu cầu ngoại tệ thông thường của người dân được thực hiện trên thị trường tự do, bởi vì nếu muốn mua ngoại tệ ở ngân hàng, bạn sẽ phải chứng minh lý do mua của bạn (đóng tiền học cho con, đầu tư ra nước ngoài...).
    Ngay cả các công ty kinh doanh, tôi nghĩ một tỷ trọng không nhỏ các giao dịch mua bán ngoại tệ của họ cũng ở trên thị trường tự do.

    ReplyDelete
  29. http://tailieu.tapchithoidai.org/Fighting_inflation_in_dollarized_economy_JCE.pdf
    Đọc lướt paper này thì họ ước tính năm 2000, tiền mặt ngoại tệ đang lưu hành chừng 16% cung tiền, tài khoản tiền gửi ngoại tệ là 26%. Như vậy riêng lượng ngoại tệ đang trôi nổi trong nhân dân. Giả sử tỷ lệ này không đổi cho tới năm 2007. Tới tháng 6/2007 (theo http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2007/cr07386.pdf), tài khoản tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 14 tỷ USD, với tỷ lệ tương tự thì lượng tiền mặt ngoại tệ lưu hành trong nhân dân cũng phải chừng 7-9 tỷ USD, tức là không kém gì tổng đầu tư gián tiếp hiện nay của nước ngoài vào Việt Nam (8 tỷ USD).
    Con số này thực tế còn có thể cao hơn nếu chúng ta tính tới con số 10 tỷ USD tiền kiều hối năm vừa rồi, trong đó chỉ có 5 tỷ là qua con đường chính thức (theo báo Nhân dân).
    Như vậy, có thể có tới 8-10 tỷ USD ngoại tệ trong nhân dân.

    ReplyDelete
  30. Thực ra việc ông Giàu mua 9 tỷ USD cuối năm ngoái tuy làm tăng cung tiền và gây ra áp lực lạm phát, nhưng cũng nhờ thế mà NHNN giờ có được 20 tỷ dự trữ để bảo vệ VND, chứ nếu chỉ có 10 tỷ như năm ngoái thì chắc chẳng mấy chốc là phải nhờ IMF hay vay Trung Quốc, hay vay ASEAN thật.

    ReplyDelete
  31. @Minh:Có sự nhầm lẫn ở đây đó bạn."Ông Dũng cũng tung ra cả chục nghìn tỷ ra cứu TTCK nhưng cuối cùng chứng khoán vẫn giảm và số tiền đấy bị bọn tây hốt trọn."Đây là 1 nhận xét theo cảm tính của bạn thôi.Mọi người hô hào cứu chứng khoán khi thị trường xuống nhưng nếu theo dõi cụ thể hơn thì cty kinh doanh vốn nhà nước đâu có tung tiền ra mua ck vào để cứu đâu???!!!!Có chăng là vài biện pháp để ổn định lòng tin thôi.Bạn có thể lên trang vneco sẽ thấy dẫn chứng cụ thể hơn.
    "Vai trò của thủ tướng ở VN vẫn nhấn mạnh ở mảng kinh tế. Ông Dũng có thể nói là chẳng biết gì về kinh tế, nhất là kinh tế vĩ mô, lại độc đoán không nghe lời tư vấn của những người khác".Lại một ý kiến quá đà!Haizzz...

    @Linh:con số ước tính của bạn có lẽ chỉ để tham khảo.Nguyên tắc áp dụng cách ước lượng của bạn chỉ có thể đúng trong nền kinh tế đóng.Dòng chảy lưu thông tiền tệ ko bao giờ là "không đổi" theo thời gian.Đó là một sai lầm cơ bản!

    Kinh tế vĩ mô của VN có quá nhiều thứ cần giải quyết.Tuy vậy nếu lúc nào cũng muốn đạt được mọi thứ đều tốt ,e là không tưởng.Cần tập trung vào những mục tiêu nhất định và hy sinh một vài điều trước mắt.Có một điều khi theo dõi tình hình hiện nay khiến tôi hơi buồn.Mỗi nhận định thị trường mà các công ty nước ngoài đưa ra công chúng về VN đều theo con mắt chủ quan của họ.Có thể dùng nó để tham khảo nhưng mọi người lại quá tin vào nó.Thử hỏi những số liệu của VN không công bố,họ ước lượng,bao nhiêu phần trăm trong số đó là chính xác?

    Học hỏi nước ngòai nhưng hãy tự tin và tin tưởng vào chính mình!

    ReplyDelete
  32. Vâng, tất nhiên là để tham khảo, hehe. Với lại chả có bất kỳ số liệu nào là "không đổi" theo thời gian chứ không chỉ là dòng chảy lưu thông tiền tệ (may ra có vận tốc ánh sáng).
    Bạn nói chung chung quá, chẳng có bất kỳ điều gì cụ thể.
    Cũng nói thêm về câu này "Thử hỏi những số liệu của VN không công bố,họ ước lượng,bao nhiêu phần trăm trong số đó là chính xác?"
    Ở đây phải đặt vấn đề tại sao người VN lại tin vào các số liệu họ ước tính (và chính phủ VN không công bố) đấy? Đó là vì nếu không thì họ chẳng biết tin vào đâu khi chính phủ không công bố. Chính vì sự thiếu minh bạch thông tin mới dẫn tới việc đó.
    Câu kết của bạn cũng có tính khẩu hiệu quá. Thế nào là "hãy tự tin và tin tưởng vào chính mình" trong trường hợp này. "Mình" ở đây là ai? Là chính phủ hay là thị trường? Bởi vì trong kinh tế học thì hai phạm trù "chính phủ" và "thị trường" này rất khác nhau.

    ReplyDelete
  33. À mà tôi không hiểu bạn Trọc lấy ở đâu ra việc "cty kinh doanh vốn nhà nước đâu có tung tiền ra mua ck vào để cứu đâu". You're misinformed!
    SCIC đã mua chứng khoán vào thời gian qua.
    Bạn đọc ở đây:
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=926f785c68f216
    Ông Vũ Văn Ninh cho rằng việc mua chứng khoán phù hợp với chức năng của SCIC nhưng từ chối công bố cụ thể SCIC mua cổ phiếu nào, lượng mua bao nhiêu.

    Đây nữa
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=0c82a6dd2943bb
    "Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, SCIC đã triển khai việc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để góp phần ổn định thị trường. Tuy nhiên, con số cụ thể về hoạt động này cho đến nay vẫn chưa được công bố."

    ReplyDelete
  34. hì hì.Nếu mà nguyên cả một kinh tế vĩ mô của VN (hoặc nhỏ hơn là cái tỷ giá hối đoái mà bạn đang đề cập) mà tóm gọn trong 1 entry hay qua 1 cm hoặc điểm tên vài con số như vậy thì quả thực là chắc mình nên bỏ học về kinh tế quá!

    Có thể cách mình đưa ra ý tưởng chỉ thuần túy là bình luận "chung chung chẳng có gì cụ thể".Nhưng cái mình muốn chia sẻ đó là cách các bạn tiếp nhận và phân tích 1 vấn đề kinh tế thôi.

    Hì đâu nhất thiết phải bắt bẻ mình như thế.Nếu "mình" là "thị trường" thì mình hô hào khẩu hiệu làm sao được.Nó tuân theo các quy luật kinh tế chứ đâu tuân theo khẩu hiệu???

    Vài lời.Chúc các bạn vui!

    ReplyDelete
  35. à mới thấy cái cm kế tiếp.Tính đi xem bóng đá rồi nhưng vẫn phải cm.

    1.Cả 2 điều bạn trích dẫn trong phân tích kỹ thuật người ta ko dùng để kết luận cả.Anh (CP) có thể tuyên bố này kia nhưng tác động chỉ nhắm vào tâm lý.Nếu ko có con số cụ thể hay tác động trực tiếp thì nó ko có ý nghĩa gì.Để ý cả 2 điều trên,nếu anh mua để bình ổn thi trường,hà cớ gì mua xong anh lại ko công bố con số,mà ngay việc công bố con số cũng khiến nhà đầu tư có kỳ vọng trở lại với thị trường rồi???!!!

    2.Gỉa sử SCIC mua đi chăng nữa thì chưa chắc cũng phải là cứu thị trường.Khi giao đồng vốn cho SCIC thì SCIC cũng có những danh mục đầu tư thông thường như bao quỹ đầu tư khác.Và trên thực tế lượng tiền mặt họ còn nắm giữ ko lớn(số liệu thì ko nhớ rõ,các bạn tự kím^^).Khi thị trường có những diễn biến bất lợi,việc họ tái cơ cấu lại "rổ hàng hóa" là một điều hết sức bình thường.Và đường nhiên là phải mua hoặc bán...

    Thui đi xem bóng đá đã.^^

    ReplyDelete
  36. Tôi đoán bạn Mr. Trọc có thể là sinh viên đang học Kinh tế (nếu sai thì xin lỗi). Tôi nghĩ trong kinh tế học, người ta rất quan trọng con số. Không biết bạn có đọc Minh Biện không, ở đó có chủ đề này đang được bàn luận rất sôi nổi (tới giờ là 250 comments rồi).
    http://www.minhbien.org/?p=390#comments

    Btw,tôi dự đoán thời gian tới tỷ giá kiểu gì cũng tăng ít nhất là tới 18.000 trong thời gian tới (có thể là chừng vài ba tuần). Nếu NHNN áp dụng biên độ 2% thì có lẽ chỉ trong 2 tuần sẽ lên tới 18.000 (với tốc độ mất giá trung bình 1% mỗi ngày giao dịch). Còn NHNN có để cho trượt tới 20.000 hay không thì chưa biết, có thể họ sẽ để trượt tới chừng 18k rồi neo lại một thời gian.

    ReplyDelete
  37. có lẽ bạn đang hơi...mất bình tĩnh.Tôi đâu có nói con số ko quan trọng đâu mà bạn phải nói thế!hì hì.Chỉ là đưa ra vài ý tưởng khác với bạn một chút thôi!

    Tôi đang học ngành Kế hoạch-Đầu tư nên cách nhìn 1 vấn đề luôn theo 2 hướng:thị trường và chính sách.Và tôi hiểu cái khó của người làm chính sách và cũng thông cảm với phản ứng của dân ta (vì tôi cũng là 1 trong số đó mà).

    Còn bạn?Tôi mới biết blog của bạn.Chúng ta có thể là bạn mà?

    ReplyDelete
  38. Khổ quá, có gì khiến tôi mất bình tĩnh đâu!. Chuyện trao đổi về các vấn đề là bình thường, tôi đã nói tôi luôn welcome các ý kiến khác biệt mà. Cái chính là phải làm rõ các luận điểm thôi. Tôi hỏi bạn có phải sinh viên kinh tế không vì câu ở trên của bạn "chắc mình nên bỏ học về kinh tế quá"
    Cũng nói thêm, tôi đề cập các vấn đề trên phương diện người làm chính sách chứ không phải nhân dân.

    ReplyDelete
  39. Về comment về SCIC của bạn

    1. Nếu như bạn nói, SCIC không thực sự mua nghĩa là TTXVN đưa tin láo và Bộ trưởng Bộ Tài chính nói dối Quốc hội (không mua mà nói là mua). Ông Vũ Văn Ninh có gan lắm cũng chẳng làm thế được.

    2. Có thể như vậy, nhưng SCIC đã tuyên bố rằng mình sẽ mua để cứu thị trường. Nếu coi SCIC là nói thật thì có nghĩa SCIC có mua để cứu thị trường (bên cạnh việc đầu tư thông thường khác). Còn nếu SCIC mua không phải để cứu thị trường nhưng lại tuyên bố mua để cứu thị trường thì cả SCIC và người chủ quản của nó là Bộ Tài chính đều nói dối, cố tình gây các tín hiệu sai lạc trên thị trường. Hơn nữa nói như bạn thì sẽ chẳng có gì để nói vì tất cả các tuyên bố của cơ quan chính phủ đều không đáng tin cậy thì lấy gì để phân tích?



    ReplyDelete
  40. hỏi hơi ngaòi lề chút.Bạn đi làm rồi hay cũng đang ngâm cứu kinh tế vậy?Để còn bít mà cm típ!

    ReplyDelete
  41. Tôi đang học Ph.D về kinh tế, nhưng không chuyên về kinh tế vĩ mô.

    ReplyDelete
  42. rõ hơn rồi.thôi xem Euro đã.Cách tiếp cận của tôi và bạn ngay từ xuất phát điểm là khác nhau.Chúng ta tạm ngừng ở đây đã...

    sẽ cm lại sau.

    ReplyDelete
  43. Cung cấp cho bạn Linh giá mua USD thị trường tự do ở Sài gòn (tiệm vàng chợ Tân định): 5/6: 18,000; 6/6:18,000; 7/6:16,220 (bằng giá NHNN)- ngày 7/6 chỉ mua vào không bán ra
    giá này chính đương sự bán :(

    ReplyDelete
  44. Hom nay luc tren tram nghi rang fai check blog cua anh Linh vi thi cu xong roi thi co tam tri ban tan nhg chuyen nay. Luc dau em cung nghi la co khi chinh phu cam cung co cai dung cua no, vi tam ly cua chau A va VN van la tam ly bay dan. Cu the la contrarian investor em cho la ko co dat de song o VN hay TQ. The nen viec cam se han che nguoi dan do xo di mua USD. Nhung ma day chi la suy nghi rat immature vi thi truong nen duoc tu do. Co le khi bi han che thi viec act unreasonably co le cao hon. Nhung cung fai thay la bon Tay no act rationally ca may tram nam nay roi, vi no incline to a free economy. Neu bay gio thuc su muon co open economy nguoi dan cung co le mat mot thoi gian moi co the rational with the market hay make the market more rational.

    Them mot dieu ma em thay nen suy nghi o nguoi dan la viec tang gia xang, cat subsidy. Neu thuc su muon co nen kinh te mo thi ko nen blame chinh phu vi viec cat subsidy. Nhung ro rang voi thu nhap cua VN thi day la dieu ko the. Em co le bi anh huong boi cai semi-strong form of mkt efficienty theory doi voi market. The nen em nghi thi truong VN, strongly regulated hay chinh xac hon la prohibited by the govt nen la semi-free.

    Tren FT tren tuan nay co bai question BoE can fai co nhieu regulations hon voi financial market. Em thay rat buon cuoi vi nhg gi no viet rat giong giong dieu cua cac ban TQ hay cac ban VN ma minh se cho la narrow-minded. Cac chu Tau cung co mot bai tren FT tuan truoc phe phan bon Tay, noi rang TQ ko co credit crisis vi duoc quan ly chat che, nhieu luat le hon. Co dieu luat le nen duoc dat ra boi nhung chuyen gia chu ko fai nhg nguoi chi 'cam thay' hay make mot cai own assumption (ma cu the la nhg nha lanh dao hien nay.)
    A`, the anh Linh co dinh som ve giup dat nuoc ko a? :) The Vietnamese culture is somehow going with the flow, so it seems that we can make change. But change is necessary to be exist. Em nghi la con rat nhieu nguoi co own/ individual initiative de co the make the different.

    Em rat dong y va rat ung ho anh viet entry the nay (ma da so cai entry cua anh Linh informative va critical.:))

    ReplyDelete
  45. Troi a, em type mot mach ma sao cung dai the. :D (voi lai anh sua cai difference ho em nhe.) Phat bieu lung tung, language thi bilingual.

    ReplyDelete
  46. Ăn chơi 5-5 đã roài.Return>>>

    Để tớ khảo sát sơ sơ vài cái con số mà bạn Linh tính xem có khác nhau ko nhé!^^

    1.Con số cuối cùng.CÁN CÂN THANH TOÁN thâm hụt 9tỷ USD hay thặng dư 2-3 tỷ?

    Dự trữ ngoại hối của VN hiện dao động từ 20-25tỷ USD.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp cam kết đến tháng 5 là 15,3 tỉ USD(nên nhớ là cam kết^^).Nhập siêu khoảng hơn 14tỷ USD.Trong đó các doanh nghiệp nước ngòai dùng khoảng 30% để nhập khẩu máy móc thiết bị.
    Cán cân thanh toán "được thông báo" là thặng dư khoảng 2,5tỷ USD.
    Thêm nữa,do lãi suất huy động USD của các ngân hàng trong nước ở mức 7% - 8%/năm trong khi lãi suất cho vay USD ở nước ngoài chỉ khoảng 6%/năm nguồn vốn USD từ nước ngoài gửi vào các ngân hàng Việt Nam quả là không nhỏ.
    Trong suốt quá trình từ đầu năm,TTCK VN sụt giảm,các nhà đầu tư nước ngòai vẫn âm thầm mua vào với khối lượng ko nhỏ(số liệu thì tôi chưa tổng hợp được chính xác).Mà ko lẽ họ dùng USD để mua ck?
    Nguồn cung USD đâu có thiếu như tụi nước ngoài phán?

    Theo bạn có đến mức phải hốt hoảng như vậy vê` khả năng thanh tóan bằng USD cũng như con số thặng dư của bọn "Barclays Capital dự đoán" ko? :((

    2.SCIC mua hay bán?bán hay mua?

    Có 1 điều muốn nói trước khi nói đến con số.Ở VN nói là 1 chuyện.Làm hay ko lại là chuyện khác.Nếu bạn phân tích các thay đổi vĩ mô mà cứ quá tin vào lời nói của các bác CP thì ko ổn tý nào^^.(cũng ko phải là quy chụp tất cả như bạn đâu,họ nói nhưng mình biết cái nào họ nói thật,cái nào chỉ là...lời nói.Thử hỏi ông Ninh có gan trời cũng ko dám thú nhận rằng:họ chẳng làm gì trong khi bao nhiêu nhà đầu tư bị mất cả đống tiền,kêu trời kêu đất trước Quốc Hội đâu ^^)

    Anyway,SCIC.Bạn chỉ mới nêu ra lý do mua vào của SCIC là cứu thị trường.Mình sẽ nêu 4 lý do để SCIC ...ko mua như lời các Bô trưởng nói ^^:
    Thứ nhất,trong khoảng trước-trong-sau 03/08 khối lượng giao dịch vẫn chỉ dao động ở mức trung bình 500tỷ đồng/phiên.Cái này có thể nhìn thấy!
    Thứ hai,lạm phát.Tung khoảng mấy ngàn tỷ ra cứu cái thị trường chứng khoán nhỏ bé (chỉ có 50DNNN niêm yết so với con số 1307DN thời điểm cuối 2007)trong khi sức ép lạm phát cực kỳ lớn.Nếu bạn là ông Ninh bạn sẽ chọn cái nào?
    Thứ ba,nền kinh tế biến động xấu đi so với thời kỳ trước,tất lẽ ko ít thì nhiều TTCK sẽ bị tác động.Tuy vậy TTCK còn 1 yếu tố nữa là kỳ vọng của nhà đầu tư.Việc nói mua mà ko mua kỳ thực là 1 cái bull-trap để kích thích thị trường.Nhưng sàn vẫn đỏ,tại sao vậy?Vấn đề nằm ở cả cung và cầu.IPO bị hoãn vô thời hạn.Lãi suất ngân hàng hấp dẫn hơn trước rất nhiều.Bạn chọn cái nào để đầu tư?
    Thứ tư, bản chất của việc mua lại cổ phiếu của SCIC là chuyển dịch vốn từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Điều này đi ngược lại với xu thế cổ phần hóa chung của kinh tế Việt Nam hiện nay.Với cái nhìn dài hạn hơn cho kinh tế VN,việc cố gắng mua vào liệu có giúp VN trở tiến tới những "free-market" như bạn nói ko?
    Cuối cùng trích lời tý ^^
    "Theo bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên chủ tịch SCIC, tài sản của SCIC là rất lớn nhưng chủ yếu là cổ phiếu của các doanh nghiệp, còn lượng tiền mặt lại khá hạn chế. Cổ phiếu giải chấp và Repo có giá trị tới hàng chục nghìn tỷ, việc các nhà đầu tư đòi hỏi SCIC tung tiền ra mua hết là không khả thi. Giả sử, nếu SCIC được Chính phủ "bơm" tiền để thực hiện việc mua lại hết cổ phiếu giải chấp và Repo thì chắc chắn RỦI RO LỖ và MẤT VỐN Nhà nước rất lớn".

    3.Bạn Sotana nói mất rùi.

    phuzzz.Vài lời cm ;))

    ReplyDelete
  47. 1. Nếu bạn quan sát thì sẽ thấy trong tuần vừa qua các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán trái phiếu, có thể đọc lại post sau post này của tôi.
    Barley Capital dự đoán cán cân thanh toán sẽ thâm hụt chứ không phải thặng dư. Thặng dư là Ba Dũng dự đoán chứ không phải Barley. Cán cân thanh toán hiện nay vẫn thặng dư nhưng từ giờ tới cuối năm thì chưa biết.

    Chênh lệch lãi suất không có nghĩa là dòng tiền USD sẽ đổ về VN, ở đây còn có yếu tố rủi ro nếu khủng hoảng tài chính (ngân hàng không đáp ứng được), rủi ro tiền tệ, rủi ro về khả năng chuyển đổi, rủi ro đóng cửa tài khoản vốn....

    2. Tôi nghĩ bạn đánh giá quá cao khả năng « nói dối » của Chính phủ. Ông Ninh không bao giờ dám nói dối Quốc hội là SCIC mua vào chứng khoán trong khi không mua. Những việc như thế, nếu lộ ra, sẽ rất dễ khiến ông Ninh mất chức hoặc ít ra sẽ không bao giờ còn cơ hội thăng tiến, và uy tín của Chính phủ sẽ sụt giảm thê thảm (vì Quốc hội trên lý thuyết vẫn là cơ quan quyền lực cao nhất). Thêm nữa, việc ông nói dối như thế sẽ chẳng có lợi ích gì cho Chính phủ và cho Bộ Tài chính cũng như cho cá nhân ông Ninh. Tất cả các lý do bạn nêu là nhìn chung chỉ là các lý do để người ta phản đối việc SCIC mua (và rất dễ đọc được các lý do đó trên báo) chứ không lý giải rằng SCIC "trên thực tế" đã không mua như bạn phỏng đoán.

    3. Nếu bạn đọc kỹ lại lời chị Sonata sẽ thấy câu này: "ngày 7/6 chỉ mua vào không bán ra". Vì sợ bị phạt nên các đại lý ngoại tệ đã không bán ra ngoại tệ, nhưng như thế không có nghĩa là không còn thị trường tự do nữa. Giá cả trên thị trường tự do này là bao nhiêu thì ta vẫn chưa biết.

    Chưa nói tới các lý luận cụ thể nhưng trong các fact bạn nêu ra đã có nhiều thứ thiếu chính xác. Bạn lấy đâu thông tin là tới cuối 2007, chỉ có 50 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán (sic) và tôi không hiểu chữ DNNN bạn dùng có nghĩa là gì vì các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đều là các công ty cổ phần, chứ không có doanh nghiệp nhà nước nào cả.

    ReplyDelete
  48. @no9Blue: Thực chất anh vẫn ủng hộ sự quản lý trong hệ thống ngân hàng. Ví dụ tình hình năm nay nhiều nguy cơ một phần cũng chính vì năm ngoái và năm kia, NHNN đã hơi dễ dãi trong việc cho phép mở ra quá nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán trong khi khả năng điều tiết, kiểm soát của NHNN lại hạn chế. Chính vì thế mức tăng trưởng tín dụng cực cao và nền kinh tế quá nóng, hệ thống ngân hàng trở nên vulnerable. Nhưng nói chung từ thái cực này rất dễ chuyển sang thái cực kia. Năm trước cấp giấy phép ồ ạt cho các ngân hàng thì năm nay lại dùng các biện pháp hành chính như trần lãi suất (may mà mới được bỏ) với chính sách tiền tệ thắt chặt và không đoán trước (mày chết kệ mày) như hồi đầu năm. Anh thấy các thay đổi chính sách của NHNN và của Chính phủ trong chừng 1 tháng gần đây là tích cực và đúng hướng, nhưng việc cấm bán ngoại tệ cho nhân dân thì là một việc chỉ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, chứ không có tác dụng tích cực gì.

    ReplyDelete