Thursday, June 5, 2008

Entry for June 05, 2008

Kinh khủng.
Quân đội Nam Hàn tàn sát ít nhất 100.000 người bị tình nghi thân cộng sản trong mùa hè năm 1950, sau khi quân Mỹ đuổi được quân Bắc Hàn chạy lên phương Bắc. Số liệu ước tính của ủy ban Sự thật và Hòa giải chính phủ Nam Hàn. Việc thảm sát này bị che giấu hơn 50 năm, với sự biết đến và làm ngơ của quân đội Mỹ và bản thân quân đội Mỹ cũng tham gia một số vụ tàn sát dân thường Nam Hàn khác như ở đây.

Nói chung, có cảm giác người Hàn Quốc và người Nhật Bản là những dân tộc có thể trở nên rất man rợ trong chiến tranh, mặc dù tất cả các dân tộc đều có thể man rợ trong chiến tranh, nhưng mức độ tàn sát của người Nhật Bản (như ở Nam Kinh) và người Hàn Quốc (với nhau) thật đáng sợ.

Bài trên ABC News.
Bài trên talawas của Đỗ Kh.

Đỗ Kh.
Chuyện nhỏ của chiến tranh Triều Tiên
58 năm về trước, khi chiến tranh Triều Tiên mới bắt đầu vào mùa hè 1950, chính quyền Nam Hàn ở mức cao nhất (Tổng thống Lý Thừa Vãng, Syngman Rhee) đã ra lệnh thủ tiêu tất cả các thành phần dân sự bị tình nghi là thân cộng sản.

Con số này, theo Ủy ban Sự thật và Hòa giải (Truth and Reconciliation Commision) của Nam Hàn vượt qua 100.000 nạn nhân và có thể lên đến gấp đôi. Đây là chuyện cũ rồi và do một chính quyền hữu khuynh thân Hoa Kỳ gây ra, cho nên khi một thông tấn lớn như AP đưa tin này ra vào giữa tháng 5-2008, cuộc thảm sát tập thể, chủ ý và có hệ thống này được các phương tiện đại chúng lơ là, mặc dù 100 hay 200 ngàn nạn nhân là một con số rất lớn, kể cả về mặt tỉ số, khi dân số Nam Hàn vào thời gian chiến tranh là 20 triệu.

img
img
img
img
img
img

Trước đây, thỉnh thoảng đã có những thầm thì về việc hành quyết thường dân vĩ đại này, như vào năm 2002, khi bão số 15 Rusa vô tình khai quật một mồ chôn tập thể ở Yuhyang-ri. Ngoài ra, dư luận phương Tây cũng đã từng để ý đến các vụ thảm sát thường dân do chính quân lực Hoa Kỳ gây ra tại bán đảo này.

Điển hình, nhắc lại, là tại Nogun-ri, Sư đoàn 1 Mỹ đã dồn người tị nạn vào một khu vực và gọi phi pháo đến để thanh toán. Số sống sót sau trận phi pháo này bị dồn vào dưới một cầu hỏa xa để bộ binh nổ súng, sát hại 200 - 400 dân làng, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già.

Ngày 3.8.1950, quân lực Mỹ thừa lệnh của một tướng lãnh, đã giật sập hai cây cầu trên sông Naktong tại Waegwan và Tuksong-dong trong khi trên các cầu này đầy người tỵ nạn.

Những hành động này được tiết lộ vào năm 2006 là "chính sách" của quân lực Mỹ.

Việc thủ tiêu các tù nhân chính trị (30.000 đang bị giam giữ vào lúc đó) cùng với thường phạm lẫn lộn và các thành viên Liên minh Hướng dẫn Quốc gia (National Guidance League, đây là một tổ chức chính phủ Nam Hàn thành lập để "cải tạo" các thành phần nông dân bị coi là thiếu lập trường quốc gia), việc tàn sát tỉ mỉ và tổ chức này đã được giữ kín trong hơn nửa thế kỷ mặc dù được các viên chức quân sự và ngoại giao Mỹ chứng kiến tại chỗ và chụp hình. Trước giờ, những thông tin về chuyện này, xảy ra cùng lúc tại khắp nơi ở Nam Hàn, đều được coi là tuyên truyền của cộng sản, hoặc là do Bắc Hàn gây ra, nơi đây 1.800 người, nơi kia 4.000. Riêng tại thành phố Busan, con số bị hành quyết lên đến 10.000, tại tỉnh Gyongsang có thể là 25.000 nạn nhân.

Ủy ban Sự thật và Hòa giải hiện đang gặp khó khăn về tài chính từ phía chính quyền hiện tại, với quỹ thường niên là 19 triệu USD, Ủy ban sẽ hoạt động ít nhất là cho đến năm 2010.

Ngày nay, Nam Hàn là một quốc gia dân chủ và giàu mạnh, có dư luận cho rằng là nhờ việc ngăn chặn vô cùng hữu hiệu và kịp thời các phần tử mang tiềm năng phá hoại tự do này chăng? Một trăm hay là hai trăm ngàn mạng đáng đời và đền tội chưa kịp gây ra. Nhưng, dân chủ đến với Nam Hàn hẳn không phải là do chính quyền quân phiệt ban phát vào một lúc vui vẻ mà phải trải qua đấu tranh, như cuộc thảm sát Gwangju bởi các "thiên thần mũ đỏ" (lực lượng nhảy dù) vào năm 1980.

Các ảnh trong bài là do chính quyền Mỹ giữ kín cho đến khi được "giải mật" gần đây.

© 2008 talawas

9 comments:

  1. Nói chung, có cảm giác người Hàn Quốc và người Nhật Bản là những dân tộc có thể trở nên rất man rợ trong chiến tranh, mặc dù tất cả các dân tộc đều có thể man rợ trong chiến tranh, nhưng mức độ tàn sát của người Nhật Bản (như ở Nam Kinh) và người Hàn Quốc (với nhau) thật đáng sợ.
    ->Em thì thấy Việt Nam cũng chả khác gì. Hình như là thằng nằm gần TQ thì đều thế cả, nếu không thì có lẽ khó sống với nó. Nó là "chọn lọc tự nhiên"? :D

    ReplyDelete
  2. Phat-xit Duc voi Hitler, Khome Do voi Pon-pot, Pinoche o Chile, roi gan day la Milosevic o Bosnia, Saddam Hussein o Iraq, tham sat o Rwanda...

    Tu dien Bach khoa ve Diet chung (Encyclopedia of Genocide) co doan: "Genocide appears to be a regular and widespread event in the history of civilization. The phrase "never again" often used in relation to genocide has been contradicted up to the present day."

    Diet chung co ve nhu la mot su kien xay ra deu dan va lan rong trong suot lich su van minh nhan loai. Cum tu "khong bao gio xay ra nua" thuong duoc nhac den voi [moi] cuoc diet chung da bi mau thuan cho toi tan ngay nay.

    Nguon: http://www.experiencefestival.com/a/Genocide_-_Genocide_in_history/id/5078649

    Hy vong cau tren se giup chung ta ko bias.

    ReplyDelete
  3. trong giai đoạn chiến tranh lạnh nước Mỹ ủng hộ kiểu ám sát này rất nhiều bất kỳ khi có một mối đe dọa nào từ cộng sản, ví dụ như Nicaragua, Guatemala, Congo (search Patrice Lumumba), Chile, Afghanistan, Iran... cũng khó lòng hình dung ra được nếu các nước này tiếp tục đi theo con đường CS thì sẽ ra sao, nhưng mà người ta phải tặc lưỡi lắc đầu tự hỏi: at what human cost? và phần lớn những chính phủ mà nước Mỹ dựng lên cũng tòan là độc tài. cho nên chẳng có gì lạ khi người ta phải nghi ngờ cái rhetoric về tự do, dân chủ của nước Mỹ. gần dây John Pilger có làm một phim tên là The War on Democracy có available trên youtube nếu anh/chị có thời gian thì tìm trên youtube.

    ReplyDelete
  4. @nezit: Diệt chủng khác với thảm sát trong chiến tranh quy ước. Việc quân Nhật thảm sát Nam Kinh và Nam Hàn xử tử những người tình nghi thân cộng sản là trong khuôn khổ các cuộc chiến tranh quy ước. Người ta không gọi những hành động này là diệt chủng (genocide) mà là thảm sát (massacre) của quân đội. Nếu so sánh thì về quy mô có việc quân Liên Xô thảm sát 2 vạn quân nhân Ba Lan ở rừng Katyn.
    @huyen n: Ám sát khác với thảm sát. Mỹ ám sát Lumumba, Allende..., đổ quân vào Guatemala, Cộng hòa Dominique...nhưng trực tiếp thảm sát dân thường thì Mỹ mới thực hiện ở Triều Tiên và Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ Hai cũng có một số hành vi quân đội Mỹ bị coi là gần với thảm sát nhưng đối tượng là quân đội Đức đầu hàng hay nhân viên SS với quy mô chừng vài chục người.
    Cũng nói thêm là tất cả các nwocs mà bạn huyen n kể tên không có nước nào là cộng sản cả, mà chỉ là các chính quyền có đường lối xã hội chủ nghĩa, thân cộng sản như Allende ở Chile hay Lumumba ở Côngo.

    ReplyDelete
  5. Có thể bổ sung thêm 500 nghìn tới 1 triệu người bị chính quyền Suharto do Mỹ hậu thuẫn tàn sát vì bị tình nghi là "thân cộng".

    ReplyDelete
  6. Hom no xem mot phim tai dien tham sat o Somalia, thay nguoi ta cung giet nguoi tinh queo ay ma, cam riu chem den luc nao chet thi thoi, phu nu dang be con cung chem thang tay. So nguoi chet it hon vi cac phe toan la nhung nhom roi rac danh lan nhau va vu khi tho so hon, the thoi. Den cuoi phim co doan credit neu ten cac nhan vat trong doan lam phim co nhung nguoi mat 6 - 12 nguoi than trong vu tham sat nay.
    Giet choc nhau khong gioi han trong mot dan toc, cang primitive cang giet nhau de dang, co dieu giet khong duoc nhieu va khong duoc nhanh.

    ReplyDelete
  7. cám ơn bạn Linh đã post lại bài này.
    chuyện kém kinh khủng hơn nhưng cũng đáng lưu ý là chuyện này đã được dấu kín trong nửa thế kỷ
    đây là ý kiến ngắn trên talawas
    Kh.
    8.6.2008
    Đỗ Kh.

    Nhạt nhòa cùng năm tháng

    Tôi xin cám ơn ông Trần Hùng Nghĩa đã bỏ thì giờ bổ sung mấy dòng giới thiệu của tôi về một sự việc ít được biết đến và ít được nhắc đến trên mặt bằng của truyền thông thế giới, khác với những tội ác khác bắt mắt quần chúng hơn, kiểu tội ác Lindsay Lohan lái xe say rượu mà lại không mặc quần lót.

    Nếu có ai đó cất thêm công dịch toàn bộ bài viết trên thì quý hóa thay. Bạn đọc như thế được thông tin thêm chẳng hạn là khi phát hiện một mồ chôn của Nam Hàn thì Hoa Kỳ đổ vấy đây là “hành động man rợ của cộng sản”. Hay cường quốc tham gia thành lập tòa án Nuremberg, tham gia vào việc thảo các “Nguyên tắc Nuremberg” chưa kịp ráo mực (1950!) lại che đậy các hành động tội phạm mà họ lên án trước tòa. Tướng Mc Arthur vừa hút ống tẩu vừa khẳng định “Đây là vấn đề nội bộ của Nam Hàn” [1] . Theo các nguyên tắc vừa nói, thì ông là đồng lõa, nhưng tất nhiên người lính già này không ra tòa mà chỉ “biến dần đi” (fade away).

    Điều kinh ngạc là việc hành quyết đến 0,5% hay là 1% dân số của một quốc gia lại giữ được kín mít đến như vậy bởi các chính quyền Nam Hàn và các chính quyền Hoa Kỳ kế tiếp nhau trong 50, 60 năm. Tỉ lệ thủ tiêu này tương đương với 400.000 hay 800.000 người Việt Nam hiện nay, 50.000 hay 100.000 người Tây Tạng, một triệu rưỡi hay là ba triệu người Mỹ, hoặc nửa tá hay là một chục hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

    Chuyện bưng bít này lại xảy ra ở phương Tây tự do, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí v.v… Xin nhấn mạnh phương Tây tự do, còn cộng sản chuyên chế, Cheka, GPU, KGB, ta đều đã biết thế nào. Thảm sát Mậu Thân chẳng hạn, có hy vọng gì chăng được soi sáng vào năm 2018 hay là 2030? Và ở phương Tây tự do, năm 2050 hay 2070 con cháu ta sẽ phát hiện ra chuyện gì thêm ở Afghanistan, Iraq?

    Chuyện quân lực Mỹ tàn sát người tỵ nạn tại No Run Gi được thông tấn AP điều tra và tường thuật vào năm 1999 (nghĩa là chỉ có 49 năm chậm trễ thôi)! Tường thuật này đã được trao giải Pulitzer (chậm còn hơn không) và khi công bố, đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ mở một cuộc điều tra nội bộ dài 13 tháng, tức là vào năm 2000. Cuộc điều tra này, vì sâu rộng và “tài liệu ngập đầu” (theo Bộ trưởng Lục quân đương nhiệm năm 2001) nên đã “bỏ qua” mất chi tiết nhỏ là nổ súng vào người tỵ nạn lúc đó là chính sách (policy) của Hoa Kỳ. Đến năm 2006, chậm vẫn còn hơn không, “chi tiết” này mới được phát hiện.

    Phần tôi, không dám có ý đi vào ngành cân đo các tội ác bên này bên nọ, thời chiến và thời bình, hoặc dựng bảng tổng kết các tội ác đối với nhân loại tuy hẳn đây là một việc làm hữu ích và cần thiết, đã và đang có nhiều nơi gánh vác.

    Ủy ban Sự thật và Hòa giải Nam Hàn, như ông Trần Hùng Nghĩa cho biết thêm, là một ủy ban được thành lập dưới chính phủ trước vào năm 2005, được quốc hội cấp quỹ cho đến 2010 nhưng lo việc nghiên cứu này còn chưa xong, vì bị chính quyền mới giới hạn. Ủy ban đang cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế để tiếp tục công việc điều tra.

    Thôi thì, xét ra cũng có một điều không ngờ tới. Đó là nếu không có cuộc thủ tiêu tập thể này 60 năm trước thì ngày nay, số nông dân Nam Hàn độc thân sang nước ta bắt các cô gái Rồng Tiên mang về lao động ở ruộng nhà chắc sẽ còn nhiều hơn.

    Không phải là chỉ có tình yêu mới nhạt nhòa cùng năm tháng, mà các tội ác, nếu không nhắc nhở đến, thì cũng biến đi theo thời gian.
    [1]Vậy còn vấn đề nội bộ của Quốc xã Đức thì sao lại can thiệp vào? “Trả tự do cho Rudolf Hess!”

    ReplyDelete
  8. Bác do kh chắc cũng chính là bác Đỗ Kh? Nghe danh bác đã lâu giờ mới được biết đến!

    ReplyDelete
  9. vâng, đỗ kh.
    tôi cũng chỉ mới mạo hiểm gần đây vào các blog để xem, và đánh máy bằng 1 ngón như tôi thì cũng chỉ dám đứng nhìn!

    ReplyDelete